Wednesday, June 6, 2012

*Chuyện Tào Lao! (tt)


*Điều Đáng Sợ!



Nếu bây giờ có ai hỏi trong cuộc đời có gì đáng sợ nhất, thì tôi sẽ không ngần ngại mà bảo rằng: Con người đạo đức là con người đáng sợ nhất! Có lẽ bạn sẽ cho điều ấy là một điều nghịch lý vô cùng! Nhưng quả thực là như vậy! Lúc đầu tôi nghĩ là mình nhầm lẫn to tát, nhưng sau khi suy đi tính lại thì nó cũng chẳng sai. Và cuối cùng tôi phải ghi lại một vài điều để giải tỏa cho những nghịch lý ấy.

Nói đến con người đạo đức thường ta nghĩ đến con người đạo hạnh, lời lẽ nhẹ nhàng, hành động ung dung từ tốn, biết người biết ta, và đầy đủ thiện lành. Muốn xây dựng tư cách của một con người đạo đức không phải dễ dàng gì, có khi mất cả một đời người với bản chất có thiện căn. Nhưng trong ngôn từ Việt Nam của chúng ta có câu: “Bảy mươi chưa gọi rằng lành”, thì khi chưa dứt thân mạng thì người ta vẫn có thể bị sa ngã dễ dàng trong một lúc nào đó. Người đạo đức có thể được thành hình trong một gia đình có nề nếp từ thế hệ trước, hoặc họ tự xây dựng cho mình nền tảng cùng căn bản đạo đức có thừa. Ai cũng thích, quý mến người đạo đức cả và trong giao tiếp với người đạo đức người ta không phải sợ sệt, e dè vì bản chất đạo đức của họ. Người giao tiếp cảm thấy rất là an tâm.

Chính vì thế mà trong không ít trường hợp mà người ta phải điêu đứng hay bị nhiều “vố” đau điếng vì sự phản trắc hoặc “trở mặt” của những con người được xem là gương mẫu của đạo đức đó. Họ không phải là những con người đạo đức giả, giả nhân giả nghĩa để che đậy âm mưu thâm độc dưới nét đạo đức ấy; mà họ bị vật chất hay lợi lộc cám dỗ để phải sử dụng đến những thủ đoạn hay phương cách để tranh phần hơn, lợi lộc mà họ muốn chiếm đoạt, cho nên đó là một “phương cách” khó lường!

Đối với một con người “có đạo đức” từ đầu chí cuối khiến cho người tiếp xúc, giao tiếp trở nên cẩn trọng hơn nhiều vì họ phải nghiêm trang, thay đổi cung cách hoặc có thái độ, lời ăn tiếng nói thế nào để đáp ứng lại cho những tốt lành mà người đạo đức mang lại cho họ. Người giao tiếp chỉ sợ mình không đáp ứng xứng đáng với những gì mình được nhận từ người đạo đức đem đến, cho nên đối với “người đạo đức thực sự” khiến cho người khác có “nỗi sợ không đáp ứng được những gì mà mình đã nhận”!

Nhưng trên đời có những trường hợp ngoại lệ: Đôi khi người đạo đức cũng có lòng tham lam, thủ lợi, nhìn đến lợi lộc từ người khác hay của người khác, hoặc họ cũng muốn lấn lướt chiếm đoạt phần lợi về mình thì dù người đạo đức cách mấy cũng sẽ dễ trở thành người “đạo đức giả”! Họ sẽ nghĩ đến những phương cách tinh vi để lường lận, chiếm đoạt. Họ sẽ dùng đến những thủ đoạn mà người giao tiếp không thể ngờ là “người đạo đức” ấy đã có. Do đó, chính vì lòng tin tưởng vào sự đạo đức của người đạo đức trước kia mà người giao tiếp hay đồng sự, người hùn hạp sẽ bị những “vố” bất ngờ do người có đạo đức mang lại. Cho nên kẻ đáng để sợ nhất lại là “kẻ có đạo đức”!

Chúng ta cứ thử nghĩ ngẫm, nghiệm mà xem và để “thấm thía” được cuộc đời!



Đồ Ngông,

29/05/2012.

*Thơ Đồ Ngông. (tt)




* Đời!



Cuộc đời lắm kẻ lọc lừa

Gian manh, điêu trá thế nhân khó ngờ

Kẻ thì núp bóng ngây thơ

Người thì đội lốt lòng nhân có thừa

Giết nhau vì cái mưu cầu

Hại nhau vì cái “Lấy người lợi ta”!



Đồ Ngông,

28/04/11.







* Thế Nhân.



Thế gian có lắm sự buồn

Ngồi nghe tiếng vọng ru hồn lê thê

Không gian có một lối về

Cứ loanh quanh mãi, chán chê mệt nhoài

Thói đời ngụp lặn loay hoay

Chìm trong khát vọng, mà quên nẽo về!



Đồ Ngông,

31/05/11.









* Tặng Ông Đạo Đức Giả!



Đạo đức gì ông, một kẻ tồi

Bạc tình, bạc nghĩa giống như vôi

Đã nhờ ơn nghĩa không hề đáp

Lại kiếm mưu sâu để đãi bôi

Cứ tính cách lường cho túi bạc

Ưa tìm phương thế để câu mồi

Một mai ông chết đem theo cả

Nhớ nhé! Nhe ông chẳng phí đời!



Đồ Ngông,

15/04/12.


*Thơ Đó, Thơ Đây! (tt)




* Nhớ...!    (Sóc Trăng)



Có ai về với Sóc Trăng

Nhớ mua bánh bía, thăm vùng Chùa Dơi

Đi đâu cũng nhớ dành hơi

Thăm chùa Đất Sét, đèn cầy thật to!



Đồ Ngông,

26/08/10.







* Bánh Bía.      (Sóc Trăng)



Cái bánh tròn tròn lại có nhưn

Nhưn ngon, nhưn ngọt lại thơm lừng

Võ ngoài ta lột ra từng lớp

Ngậm để mà nghe vị với hương!



Đồ Ngông,

26/08/10.







* Chùa Dơi.      (Sóc Trăng)



Dơi quạ, dơi đen, dơi thật nhiều

Dơi treo lủng lẳng biết bao nhiêu

Chưa chi đã phải nghe hôi thối

Dơi quá là dơi, treo thật nhiều!



Vườn chùa có cả một bầy dơi

Ngày ngủ, đêm ra ngợp cả trời

Dơi kêu chí choé, dơi tu hỉ?

Không lẻ ở chùa, chỉ để chơi?



Đồ Ngông,

26/08/10.




**Thơ Về Bình Dương! (tt)




* Lò Chén.     (Tân Khánh)



Từ xóm đầu trên, tới xóm cùng

Đâu đâu lò chén cũng lung tung

Dọc theo bờ suối lò ngang dọc

Chạy suốt bãi dài củi tứ tung

Khói bốc lên cao lò đang chụm

Nước xáo lao xao thợ quậy hồ

Đất sét làm nên hình dáng cả

Chậu, bình, chén, dĩa, tộ cùng tô!



Đồ Ngông,

07/04/12.







* Lò Nùng!     (Tân Khánh)



Lò Nùng lại lấy đất cao-lanh

Lại đúc thành khuôn, lại đổ bình

Bình tích kiểu nầy hay kiểu khác

Chén men dáng đẹp hoặc dáng xinh

Khởi đầu chén kiểu vùng Tân Khánh

Chén đá chào thua ở xứ Bình

Sao lại “lò Nùng” kêu lạ nhỉ?

Chẳng qua ông chủ gốc dân Nùng!



Đồ Ngông,

07/04/12.







* Minh Long.      (Tân Khánh)



“Cáo lớn” (Minh), “thằng Long” (Long) hùn với nhau

Ra lò mỹ nghệ ở nơi đây

Phen nầy làm khác hơn lò chén

Nhất quyết ra tay thử cái tài

Phải thế gặp thời nên nghiệp lớn

Vang danh có tiếng lại vô tiền

Bây giờ doanh nghiệp ra ngoài nước

Sành s “Minh Long” có kém ai!



Đồ Ngông,

07/04/12.







* Miểng hộp!     (Tân Khánh)



Xứ người có lắm trái cây

Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm dẫy đầy

Lại thêm tố nữ trao tay

Bòn bon ngọt lịm, trái dâu nức lòng

Xứ mình sao cứ mãi trông

Thay bằng các miểng mênh mông khắp làng

Miểng sành, miểng chén, miểng lu

Lại thêm miểng hộp cho khu hầm lò

Nhưng mà tuổi nhỏ chẳng lo

Có ngay miểng hộp mở trò tạt chơi

Chôm chôm (con vật sống trên mặt nước) mặt nước rã rời

Tính bao nhiêu cái định phần hơn thua!



Đồ Ngông,

07/04/12.