Sunday, January 25, 2015

*Ngẫm Cười!


*Thơ Đồ Ngông. (tt)


*Ngẫm Cười!

Ngẫm cười thiên hạ đảo điên
Ra tài khôn vặt, mọi miền lừa nhau
Gieo cho những nỗi niềm đau
Tranh nhau những cái mưu cầu mà nên
Lương tâm đâu kẻ ngồi trên
Thiện đâu cho bóng người bên dưới cùng!
Thế gian nếp sống mông lung
Thiên đàng, địa ngục biết đâu mà mò!

Đồ Ngông,
26/01/2015.



*Thế Gian Có Còn!

Có còn chi nữa đâu
Người thường mang nỗi sầu
Hi vọng chồng cao ngất
Tìm mãi chẳng thấy đâu?

Đi tìm một người cho
Đi suốt chẳng có bờ
Đi đi, rồi đi nữa
Bóng người mãi xa mờ!

Không biết đến khi nào
Nhìn trời chỉ thấy sao
Mênh mông là sa mạc
Cát phủ khắp lối vào!

Đồ Ngông,
26/01/2015.

*Giả, Thiệt!


*Tào lao Thế Sự 2 (tt)


Trong thế giới con người bằng xương bằng thịt cần có những nhu cầu ăn uống để tăng trưởng, bảo tồn sự sống; cần những nhu cầu hưởng thụ, làm đẹp để hãnh diện với đời; hay đáp ứng các mong muốn, thỏa mãn những ham thích…thì chuyện liên hệ đến con người có nhiều phức tạp và mưu mẹo thâm sâu không thể nào tránh khỏi. Cũng để từ đó những lường lận, những lừa đảo, gạt gẫm…phụ lực với những dịch bệnh, thiên tai càng làm cho con người thêm nhiều khốn đốn trong một cuộc đời vốn đã đầy đau khổ nầy!
Chung qui lại cũng vì do vật chất cung phụng cho bản thân của mình đã khiến cho người ta tìm đủ mọi cách để thỏa mãn những nhu cầu và họ cũng không màng đến phương cách thiện hay không thiện mà họ đã hành động để tìm kiếm vật chất ấy!
Vật chất là những món đồ được chế tạo ra nhằm cung phụng cho con người được đầy đủ, sung sướng hay đẹp đẽ hơn; hoặc thay thế cho sức người làm những công việc mà con người phải tốn thêm nhiều thời gian. Thế gian càng chuộng vật chất thì con người càng bị thúc đẩy sâu vào những ham muốn và thỏa mãn các yêu cầu, và nhiều người lại tìm đủ mọi cách để đạt được điều mà họ mong ước, cụ thể nhất là qua hình thức trao đổi trung gian, đó là “Tiền”!
Để kiếm được nhiều tiền người ta cần đến có khả năng làm ra tiền, hoặc vất vả hơn bằng những công sức lao động mà họ phải bỏ ra tương xứng với đồng tiền thu được vào. Ngoài ra trong cuộc sống vật chất đầy thử thách gian lao giữa thiện và ác, con người phải cố gắng vượt qua những thử thách để hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên không mấy ai dễ dàng thoát khỏi cửa ải đó, cho nên “Giả, thiệt” để tìm đến nguồn lợi nó lại là một hình thức khá phổ biến trong cuộc đời nầy!
Ngày xưa, khi kỹ thuật chưa tiến bộ mấy thì giả và những mưu mẹo ít vốn mà lời nhiều làm người ta chưa tận dụng được mấy; ngày nay trong khi khoa học, kỹ thuật tiến để cống hiến thành quả cho đời sống, thì cũng khiến cho kỹ nghệ làm đồ giả càng tinh vi, tăng tiến thêm mà lường gạt lẫn nhau. Kẻ lường được người khác thì phè phỡn, vui vẻ, hỉ hả trong gia đình và để lại cho bao người phải đau khổ vì vương phải mưu mẹo, trúng kế của mình! Tiền đã mất mà ưu phiền phải mang theo!
Người ta làm đồ giả để bán, hoặc làm tiền giả để lừa mua đồ đạt người khác mà mình không phải tốn tiền. Nước nầy làm tiền giả mua hàng hóa nhằm phá hoại nền kinh tế nước khác để được hưởng lợi đồng thời dìm, kiềm hãm nước đó chịu yếu kém phải lệ thuộc vào nước mình, đó là thủ đoạn của nước lớn đối với nước nhỏ! Giả lan tràn từ những món nhỏ nhoi như đồ trang sức cho đến những thứ trang bị cho cơ thể con người, kể cả một phần thân thể nào đó cũng là giả tuốt để làm đẹp hay thay thế những gì bị khiếm khuyết mà chủ nhân nó không ưng ý; ngoài những gì khoa học chế để thay thế những bộ phận mà người ta bị mất đi. Thế rồi ngày nay người ta lại còn chế ra những thức ăn giả khác như gạo, trứng gà, khô mực giả…Ôi! Quả thực là tiến bộ thật! Rồi người ta lại còn tiến bộ hơn nữa, là trở thành người học “giả” nhưng có “bằng” thiệt? Điều ấy chắc quý vị không tin, nhưng trên đời nầy đã có thật vì trên cương vị chức vụ nào đó đòi hỏi có bằng tiến sĩ chẳng hạn, người kia muốn giữ được chức vụ thì phải kiếm bằng mà khả năng “học” thì không tới nỗi, nên phải mua bằng một cách hợp pháp cho nên có bằng thiệt mà khả năng học thì chỉ là giả thôi! Nên “Tiến sĩ” quá chừng mà việc làm thì chẳng ra gì! Cho nên “Giả” mà Thiệt”, “Thiệt” lại là “Giả” thôi!
Thiên hạ đành “choáng váng” với thời cuộc, và không cần biết những gì đang diễn ra, mặc cho “Giả” hay là “Thiệt”, hoặc “Thiệt” hay “Giả” và đất nước mãi “Trôi” về đâu? Vì người ta cũng chẳng “Thay Đổi” được gì! Dù là có muốn hay không?

Đồ Ngông,
26/01/2015.

Sunday, January 18, 2015

*Quê Ngoại.


(Thân Tặng: Gia đình Lê Văn Chánh- CHS k.4)



Tôi về quê ngoại từ lúc còn thật nhỏ nên những kỷ niệm chỉ còn là mang máng, không liên tục; nhưng đối với thuở tuổi thơ của tôi như vậy cũng là quý lắm rồi! Chúng là những hành trang mà tôi đã đem theo cho đến bây giờ để lâu lâu ngồi nhớ lại một vùng quê trước kia có tên gọi là Vĩnh Trường. Và nay nó được mang tên chung là Tân Vĩnh Hiệp cho các xã Tân Hóa Khánh, Vĩnh Tờng cùng Tân Hiệp Xã. Có thể trong tương lai nó sẽ còn thay đổi rất nhiều theo thời gian cùng với sự phát triển liên tục cận kề của một thành phố mới.

Quả thật, chiến tranh đã làm cho con người không thể sống được yên ổn chút nào. Bọn Tây đi b thường xuyên, chúng trấn áp lực lượng kháng chiến chống lại chúng để giành độc lập cho đt nước. Chúng bắt ngưi, đt nhà, cướp của, hãm hiếp … khiến người dân phải bỏ dần làng mạc đi tản cư đến nơi khác sinh sống. Ở ấp Phưc Lương, nơi quê nội tôi cũng không thể tránh khỏi tình trạng ấy, khiến một đêm cả nhà chất lên xe trâu mà tản cư. Vừa ra khỏi nhà không bao xa, có một bóng trắng giống như con heo t bên nây đưng băng qua bên kia làm cho bà út tôi phải van vái đ đi êm xuôi. Sau giây phút ấy tôi đi vào cơn ngủ nên không biết gì nữa. Thế là hôm sau tôi được sống và lớn lên trên quê ngoại trong vài năm để rồi lại tiếp tục tản cư thêm một lần nữa và chọn xứ chợ làm nơi cư trú tc là Tân Phưc Khánh hay thường gọi là Tân Khánh về sau nầy!

Tôi theo ba má về quê ngoại Vĩnh Trường có lẽ lúc ba bốn tuổi gì đó mà tôi không nh được. Tôi chỉ nhớ lúc đầu ba má tôi tá túc vào nhà của bà Ngoại. Rồi sau đó, ba má tôi cất nhà tranh vách đất khoảng giữa đường từ nhà Cậu Hai đi vào nhà bà Ngoại. Và từ đó, ba má tôi bt đầu làm gò với phần đất mà ông bà ngoại chia phần cho má tôi cùng Dì Tư và Dì Năm ở trong bìa rừng, đường vô Tân An. Lúc ấy ba tôi có nhờ chú Ba Nức ở phụ giúp các công việc và đón (chăn, gi) trâu. Chú Ba thương tôi lắm, chú thường dẫn hay cõng tôi đi chơi và hái trái gì có ba khía bện lại để làm cho tôi những chiếc ghế nhỏ xinh xinh, hoặc lấy những lá dừa đan thành con cào cào có râu và có cọng dừa để quây quây, hoặc những bông cỏ gấu kết lại thành ổ tò vò. Chú Ba ở với ba tôi cũng khá lâu, khi chú bắt đầu lớn chú đi theo Việt Minh khiến tôi lại buồn và nhớ chú nhiều. Lâu sau, ba tôi cần chú Chang thay chú ba, nhưng rồi chú Chang ở cũng chẳng lâu và bỏ đi nữa. Từ đó hình như ba tôi không còn giữ trâu để làm, lúc ấy tôi nhớ là nhà không còn xe và trâu. Ba tôi sau khoảng tỉa đu trong đất rừng xong, ông đi mua tre và tm vong đ đo đòn gánh và làm gờng ngủ để bán cho những ai cần đến. Ba tôi rất có khiếu về đan đát, ông đan rế (rế là dụng cụ để lót nồi, chảo), đan toi (hình dáng giống như con vt đ đựng cá) rất đẹp, nhất là ông đo đòn gánh không những đẹp mà lại gánh rất êm vai, không bị cấn đau khi cần gánh lâu. Tôi không nhớ hồi tôi về nhà Bà Ngoại, Cậu Sáu có ở nhà hay không, sau nầy tôi nghe ba tôi nói Cậu Sáu lúc ấy đi theo Việt Minh và gặp mợ sáu ở trong Tân An. Có một lần tôi theo má vào trong Tân An ghé nhà mợ sáu. Chỉ một lần đó thôi! MSáu tôi sau khi sanh anh Đức thì bị bệnh mất. Ngày Bà Ngoại vào trong Tân An bồng anh Đức về nuôi, tôi đứng ở cửa sau ngó Bà Ngoại bồng anh Đc đang khóc cùng đường (khóc không ngớt, khóc dài theo đường đi).

Những ngày tôi bị bệnh má tôi đón xe ngựa của Ông Út Bẹt đ lên nhà Thương Thí (bệnh viện Thủ Dầu Một) ở dốc nhà thương khám bệnh và chích thuốc, lúc ấy không biết tôi có lì không mà khi chích thuốc, tôi không khóc, ông y tá bảo "thằng nầy lì thiệt, không khóc he!". Có hôm má tôi dẫn tôi xuống chợ Thủ, vào tiệm chụp hình để chụp tấm hình hai má con. Lúc ấy tôi khóc rất nhiều, cái đầu lại có đội cái bánh tiêu (cái bêrê) của lính commando Pháp mà ba tôi không biết kiếm ở đâu đã cho tôi đội. Hình ấy đến trước khi ba tôi mất cách nay hai năm ông còn giữ mà em trai tôi cứ ngỡ là hình của nó chụp với má tôi! Với cái bêrê nầy về sau khi lính đóng đn Tân Khánh đi b lên Vĩnh trưng đã lấy mất của tôi, khiến cho tôi phải khóc vài ngày, tôi nhớ đến cái chóp nho nhỏ trên đỉnh mũ mà tôi hay mân mê hoặc cầm nó để cho cái nón xoay vòng vòng. Ðường lên Thủ phải đi qua sân bay, lên Bình Thoại, Phú Hòa rồi đến ngã ba cây sao quỳ. Thuở ấy đường còn nhiều vắng vẻ, riêng ở Bình Thoại còn có những hàng cao su của sở Con Rồng, đường râm mát, hình như lúc ấy xe bò không được đi trên đường cái trải nhựa mà đi bng đưng đất ở hai bên đường. Còn từ Phú Hòa ra tỉnh thì hai bên là rừng chồi hoang vắng. Ở ngã ba cây sao quỳ đến nhà thương là nghĩa đa đầy gò mã, mà dưới trũng là những thửa ruộng không được mầu mỡ cho lắm!

Những đêm mưa ở quê ngoại, tôi được nghe tiếng uềnh oang của ễnh ương kêu lên nghe mà phát sợ, nhất là ở phía sau nhà của bà ngoại có cái trũng chứa đy nước lại sát hàng rào, nơi ếch nhái ễnh ương nhảy ra tha hồ mà la lối ỏm tỏi. Tôi thấy hình dáng con ễnh ương mà ghê quá: Da nó bóng láng, lại có hai sọc vàng ở hai bên hông. Hoặc đu mùa đi theo my người lớn hơn để "xắn" dế cơm, tức là con dế cơm khi gáy nó thưng ra đứng gần miệng hang, mình soi đèn thấy nó thì dùng dao xắn chặn đường nó chun xuống hang để bắt, nếu xắn trật hang thì phải đào hoặc đớc vào hang khiến dế ngộp, bò ra mà mình bắt. Rút ruột dế cơm rồi bỏ hột đậu phọng vào đem chiên ăn thật là béo; hoặc có những lúc bắt cóc đem về nấu cháo cóc rất ngọt! Lại có những ngày đi theo anh chị con cậu hai đi "câu" cắc ké (dùng cây dài giống như cn câu, đầu có cái vòng khi gặp cắc ké thì mình hút gió để nó lắng nghe, rồi vòng cái vòng qua cổ nó, giật ngang mạnh để vòng xiết cổ nó rồi bắt), hoặc đi ngoài đng hái trái sim, hay trái mua ăn đến tím ngắt cái lưỡi!

Tôi đã có lần theo má đi với mợ Ba về nhà má của mợ ở bên Phú Hữu. Ðưng đi lúc ấy tôi cảm thấy thật là dài, vì còn nhỏ, thấp nên lại thấy cánh đồng ở sân bay và đồng Bàu Bèo thật là rộng lớn và mênh mông. Thuở đó trên đường còn một số ít cây cao su để trú nắng trong những lúc nắng gắt hay trú chân. Cánh đồng nầy rộng lắm, từ bên nây là xã Vĩnh Trường, bên kia là rìa xã Phú Hữu, An Mỹ chạy dài tuốt vô Phú Trung, Phú Chánh. Ðường từ Phú Chánh chạy về Vĩnh Trường có cái bàu lớn nhiều bèo, có lẽ từ đó có cái tên Bàu Bèo mà ngưi ta có khi nói không đúng lắm trở thành Bà Bèo; nhưng Bà Bèo hay Bàu Bèo gì thì cũng trở thành một cái tên quen thuộc. Bây giờ cánh đồng ấy đã trở thành một phần của khu phố mới và xóm trên của Vĩnh Trưng đã trở thành “phưng”. Cánh đồng nầy đầy lúa gò vào mùa mưa vi nước thật nhiều. Những lúc mưa ln nưc đổ về vùng thấp đu sân bay nơi có lồ ồ và nhập lại với dòng suối con đổ qua Bình Hòa, Tân Khánh ra bưng (cánh đồng) đ đi vào suối cái, ra cầu Bà Kiên ở Tân Ba và nhập vào dòng Đồng Nai. Vào mùa nắng người ta tỉa đậu, trồng đu đủa, khổ qua, bí, dưa, củ cải trắng… nói chung là hoa màu đ tăng thêm thu nhập nên cuộc sống của người dân ở Vĩnh Trường cũng khá là bận rộn, và chính vì vậy mà ngưi dân chơn cht cũng như bao nhiêu vùng mà người nông dân tối ngày chỉ biết lam lụ với công việc đồng áng. Ngày đu tiên đi với thằng Tong lên An Mỹ trình giấy chuyển trường từ Tân Uyên về An Mỹ, ngày ấy mưa thật lớn nước chảy lênh láng trên đường, khiến tôi không thấy được ống cống bên lề đưng nên đã đun xe đạp xuống bìa cống, té ướt hết quần áo. Thằng To ở đàng xa kêu tôi lấy quần áo nó thay. Tôi thấy không cần thiết nên không mượn quần áo của nó. Từ đó tôi mới thật sự biết thằng To, còn trước kia chỉ nghe tên mà không biết nó. Trong hai năm trên An Mỹ tôi với thằng To rất gần nhau vì hoàn cảnh hai đứa tương đối giống nhau.

Nhà của Bà Ngoại tôi thuộc xómới, gần xã Tân Khánh hơn. Từ đây băng qua hai gò mã rồi đi vào xóm dọc suối, qua suối là vào địa phận của xã Tân Phưc Khánh. Ngưi ta đi chợ bằng con đường tắt nầy cho gần, đối với ngưi đi bộ, gánh gánh. Nếu đi bằng xe thì đi con đường qua ngã đình Vĩnh Trường nối với đưng đi Tân Uyên ở ngã ba gọi là ngã ba Vĩnh Trường, sau nầy gọi là ngã ba cây gòn (vì ngày trước ở đây có trồng cây gòn thật lớn). Nhà Bà Ngoại tôi cũng như bao nhiêu nhà Vĩnh Trường chung quanh đều có vuông tre bao bọc, nhà cũng có thể trồng thêm tầm vong hoặc trúc để khi cần có thể sử dụng mà khỏi phải đi kiếm, hay mua. Chung quanh nhà trồng cây ăn trái như mít, ổi, vú sữa, khế, bưởi, cam, quit, chuối... Cách kiến trúc nhà cửa gần như là mô hình chung và từ đó cũng là căn bn để tôi thu thập và viết nên bài “nhà ba gian, hai chái” trước kia. Ngoài những vuông tre, Vĩnh Trường còn có những con đường chạy dọc theo các hàng tre từ đầu sân bay chạy dọc xuống Vĩnh Trưng xóm dưới, chạy bọc vòng vô mãi tới Tân An mà người ta có thể đánh xe ngựa hay xe bò đi thoải mái vào thuở ấy. Những con đưng đi vào xóm chun vào giữa hai hàng tre mát rưi, nhưng thỉnh thoảng làm cho người ta nhức nhối vì dậm phải gai tre. Ðường nhiều bụi vào mùa nắng nhưng cũng rất lầy lội vào mùa mưa! Cũng trên nhng con đường nầy lần đầu tiên tôi mới biết cây cà rem khi đòi má mua cho khi nghe những tiếng chuông leng keng và tiếng rao “cà rem đây năm cắc một cây, đng hai cây, cà rem đây”!

Ngày còn ở quê ngoại, ba tôi cũng thường hay tập đn độc huyền, ông có chỉ cho tôi nhưng tôi vốn thật là ngu hay vì còn nhỏ mà không học đưc. Nhưng có lẽ do tôi ngu thì hơn, vì nhiều đêm ba tôi chỉ cho tôi tập đếm số, thế mà tôi không đếm được, có khi tôi đếm đến chín mà không biết đến sốời. Bị ăn đòn tôi khóc tức tưởi, rồi ông không thèm dạy tôi nữa, lúc ấy tôi đã năm tuổi rồi còn gì. Có đêm đang ngủ ba tôi vực dậy, đem tôi b lên xe đạp chạy băng đồng, gò mã để chạy vì cưp. Người ta chạy khắp đồng giữa đêm khuya. Cậu Ba tôi ngày xưa cũng bp đánh mà bệnh chết. Quả thật lòng dạ con người, làm không muốn làm cứ muốn trộm cướp của ngưi ta mà ăn, bất chấp tàn sát cả mạng người! Chắc ông Trời không có nhân từ, thương ngưi như vy đâu!

Vĩnh Trường thì tre, tầm vong thật là nhiều! Nhà nào cũng có, nơi nào cũng có vì tàng tre và tầm vong cản đưc lượng gió rất lớn trong những ngày mưa bão, bảo vệ được cây trái nhà cửa ở phía trong vuông. Mùa nắng thì lại được mát bỡi màu xanh của tàng. Ðưng đi không quanh co lắm vì chạy theo bìa vuông. Tôi rất thích đi trên nhng con đường ấy vì có vẻ nên thơ và râm mát. Với những hàng tre như vậy khiến tôi luôn nhớ đến Vĩnh Trường dù tôi đã xa Vĩnh Trường thật là lâu. Tôi lại nhớ đến mùa chim dòng dọc làm ổ trên những cành tre. Ổ dòng dọc thật là đẹp, có thể nói loài chim dòng dọc là loài có khả năng kết tổ đẹp nhất từ trước tới nay mà tôi biết. Tổ treo lủng lẳng trên cành tre, miệng ởi đ tránh mưa ướt, phía trong có chỗ trũng đ chim đẻ trứng, nở con con, tổ có bờ đ chim đứng. Những ngày gió to cũng có nhiều con chim con bị văng rớt xuống đất, chết đi. Đâu đâu cũng thấy ổ chim dòng dọc. Tiếng kêu ríu rít tối ngày! Sau nầy, theo chiến sự càng ngày càng tăng, tre bị xe ủi ủi sạch đi nhiu nơi, khiến Vĩnh Trường bị khác đi, nắng chói nhiều hơn và quang cảnh cũng khác đi nhiều, nhất là trong việc thực thi "Hiệp đnh đình chiến tái lập hòa bình" khiến Vĩnh Trường còn tang thương hơn vì bom đạn cày nát từ xóm dưi cho đến xóm trên vào mùa hè đỏ lửa năm 1973.

Tôi rời quê ngoại từ năm tôi bảy tuổi và về xóm chợ Tân Khánh để cuộc sống đưc tương đối yên ổn hơn, nhưng không vì vậy mà tôi không về Vĩnh Trường. Tôi thỉnh thoảng thường theo chúng bạn lội khắp các cánh đồng hay gò mã trên Vĩnh Trưng để vạch đá, đất cục hay đào đường bờ mà bắt những con dế mèn về đá chơi. Hay những khu rừng chồi với nhiều trái cơm rượu, trái sim, trái giấy, trái cò ke, trái táo gai… Từ ruộng bìa suối lên Bình Hòa để bắt cá lia thia, tắm ở những hầm đt sét nưc đục ngầu, hoặc lội rừng chồi từ bìa Hố Khởi Hóa Nhựt lên đình Vĩnh Trường thả dọc lên đường vào Tân An, và lại băng ruộng gò qua Hóa Nhựt mà trở về.

Nhưng hình ảnh khiến tôi không thể mờ phai và âm thanh vẫn còn văng vng bên tai tôi như thuở tôi còn ấu thơ là cái hình dáng ôm ốm, dong dõng cao cao, mắt hơi mờ: "Nào đó bây, thằng Thạch hả, lợi gần cho bà coi coi!.. Ra hái ổi ăn đi con!" của bà ngoại tôi. Tiếng nói ấy đã đi xa và thật xa tự lâu lắm rồi! Mà nay thỉnh thoảng tôi vẫn thường nghe văng vẳng và hãy còn có nhiều ngẩn ngơ!




Nguyên Thảo,

13/11/2014.

Monday, January 12, 2015

*Anh Có Nghe!


*Thơ Đồ Ngông.      (tt)


*Lại Một Mùa Xuân!



Lại một mùa Xuân, xuân tới đây

Ta thêm một tuổi, tuổi thêm dầy

Mắt mờ lại nữa mang đôi kiếng

Thân nhỏ mà thêm chịu dáng gầy

Đôi gối lâu ngày không muốn vững

Cặp tay nay lại đòi riêng tây

Thân người nghĩ lại mà bền nhỉ,

Suốt mấy mươi năm, vẫn thế nầy!



Đồ Ngông,

14/11/2014.



 

 
*Anh Có Nghe!



Anh có nghe tiếng thì thầm của gió

Giọt mưa về làm mát cả muôn cây

Làn gió thổi như đem từng hơi thở

Vạn vật nầy sức sống đủ, tràn đầy!



Anh có nghe con người đang thổn thức

Những đêm dài trăn trở, dạ tái tê

Trong cuộc đời đã có nhiều đau nhức

Đã bao lần lòng dạ phải ủ ê!



Anh có nghe biển đi đầy trôi dạt

Nhấn con người chìm nổi lẫn lênh đênh

Từng cơn bão tung hoành, người cuốn hút

Khổ cho nhau thêm mãi hận sầu đầy!



Đồ Ngông,

07/01/2015.

*Cướp Đêm Là Giặc, Cướp Ngày là Quan!


*Tào lao Thế Sự 2.         (tt)


Đồ Ngông tôi không nhớ rõ lắm cái thuở đầu tiên mà Đồ Ngông tôi đã nghe được câu tục ngữ nầy vào lúc nào, nhưng chắc chắn Đồ Ngông tôi không thể quên thằng bạn có khiếu về văn chương nó đã từng đem câu nầy nói với bạn bè; nói xong, nó lại cười lên hô hố trên con đường đạp xe đạp đi đến trường. Vài hôm sau không biết nó tìm đâu ra chỉ một phần của quyển sách tục ngữ ca dao của ông Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc đã rách trình bày cho bạn bè xem, nó lại còn khoái tỉ cái câu: "Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình – Ba Bộ đồng tình bóp vú con tôi". Nói ngay, thuở ấy chúng tôi là những thằng con nít mới lớn nên cũng tò mò, mà nghe nói đến những cái hồi nhỏ coi như là bị cấm kỵ thì bấy giờ cũng thích chí lây. Từ ấy ca dao, tục ngữ là những danh từ mà thưng đưc Đồ Ngông tôi lưu ý tới. Về sau, tôi cũng tìm hiểu, mua quyển tục ngữ ca dao để xem coi trong đói đến những gì. Chỉ rất tiếc là Đồ Ngông tôi có trí nhớ thật là tồi tệ: Đọc thì nhiều nhưng nhớ lại chẳng được bao nhiêu! Đã thế mà lại còn mau quên, thật là khổ thân tôi! Mà thiên nhiên cũng khá ngộ nghĩnh thật: Những ai đọc qua mà họ nhớ liền thì họ lại lâu quên, còn như Đồ Ngông tôi học bài thơ (học thuộc lòng) chỉ chưa tới mười dòng thì phải học đến có khi hai mươi lần mới thuộc, thế mà chỉ thời gian ngắn sau lại quên từng đoạn; nếu đọc lại thì chẳng trọn vẹn được một bài!

Đc đến quyển "Tục Ngữ, Phong Dao" của ông Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Đồ Ngông tôi mới thấy công trình sưu tập thật là công phu. Gom góp những câu tục ngữ và ca dao trong dân gian mà chỉ có một mình thì biết đến bao giờ, thế mà ông đã làm được điều ấy, quả là đáng kính nễ. Sau đó nhiều năm, Đồ Ngông tôi lại nghĩ "ngông": Tại sao Bộ Giáo Dục không chủ trương thu thập mọi câu tục ngữ ca dao trong dân gian qua hình thức của trường học nhỉ? Học trò gom góp, ghi lại tất cả những câu tục ngữ ca dao trong dân gian ở địa phương mình đưa về cho thầy dạy giảng văn, thầy dạy giảng văn đúc kết, sắp lại đưa về cho một đơn vị nào đó của tỉnh, tỉnh tổng hợp đưa về Bộ, Bộ chỉ theo đó mà sắp xếp đúc kết thành một quyển tục ngữ, ca dao của toàn quốc gia. Tất nhiên những câu mà dân chúng “đặt vè, ca dao" chửi chế độ hay các quan chức thì đã không có mặt ở đó rồi. Nhưng như vậy vẫn còn được việc dù không là đầy đủ lắm, chứ một mình như ông Ôn Như đã làm thì cần thời gian quá dài và mất nhiều công phu!

Ôi chui cha! Sao mà Đồ Ngông tôi lại lắm chuyện thế kia. Chắc gần xuống lỗ rồi nên dài dòng nhiều chuyện. Thôi thì trở lại vấn đ “cướp" vậy! Chắc ai nghe nói đến cướp thì chẳng ham rồi! Cướp là sự việc xảy ra trong xã hội, tuy là hơi hiếm nhưng nó cũng biểu hiện một khía cạnh cuộc sống của con người. Sau khi tìm hiểu vào một vài tôn giáo, Đồ Ngông tôi thấy ông Phật mới giải thích là có lý hơn cả, vừa hợp tình, hợp lý mà nói ngon hơn, theo kiểu mấy nhà triết học "gật gù", là hợp "lôgic" không phản khoa học chút nào!

Nguyên nhân của cướp thì chính yếu vẫn là "tham", "tham và muốn" (ái-dục) cái mà mình không có, mà người khác có thì mình sẽ nảy sinh "muốn có" tất nhiên nó sẽ đưa đến "lấy lén" bằng hình thức "ăn cắp, móc túi, ăn trộm, lừa đảo" hoặc lừa lúc người ta sơ hở thì "giựt đồ, lấy chạy", mạnh bạo hơn thì dùng đến sức mạnh, vũ lực, vũ khí để bức bách người khác mà lấy đó “cướp". Tình trạng tệ hại nhất là giết người để lấy của gọi là “cướp của giết người". Tùy theo từng giai đoạn của xã hội mà tệ nạn nầy nhiều hay it, và cướp ban đầu là chiếm hữu của người khác, sau đến là lấy của để bán có tiền mà tiêu xài! Những thời kỳ hay chế độ làm cho dân chúng trở nên nghèo đói, hoặc những lúc kinh tế hay thiên tai phá hoại mùa màng, khiến người ta muốn bảo tồn mạng sống nên họ đành phải liều lĩnh làm đủ mọi cách đ được sống, đó là cái cảnh "Bần cùng sanh đạo tặc” đối nghịch với "Giàu có sanh lễ nghĩa". Còn đối với một tình trạng xã hội hay một phương thức cai trị làm mọi người dân đều khốn cùng tất xã hội sanh đại loạn vì nạn trộm cắp, cướp của giết người hoặc tạo cho người dân trở nên lì lợm chai đá, không sợ bất cứ một hình phạt nào và chuyện gì cũng dám làm, nên cái xã hội ấy "vô cảm" cũng không có gì gọi là lạ cả! Cho nên chuyện "hôi của" là một chuyện bình thường, họ chỉ chờ có một cơ hội nào đó ngưi ta ra tay để giựt lấy của người khác giữa ban ngày mà không phải ngại ngần, thẹn thùng hay thương xót kẻ đã đau khổ vì gặp chuyện không may! Những người gìn giữ an ninh đôi lúc cũng phải sợ đến những con người như vậy thì nói chi đến dân quèn, chỉ có tay không! Ngưi ta tưởng lầm là chỉ nghèo đói trong vài năm sẽ không ảnh hưng đến tâm tính con người, chứ không thể ngờ rằng trong vài năm đó đã đào tạo được hàng khối con người biết sống theo cảnh đầu trộm đuôi p, lường lận gian xảo thì vài chục năm sau vẫn chưa xóa được những nét bẩn thỉu đó vì tờ giấy trinh nguyên lúc ban đầu đã xếp thành nét tự lâu rồi, khó mà sửa đổi ở một sớm một chiều! Vả lại, ăn quen, rồi nhịn cũng khó quen!

Ngày xưa khi Đồ Ngông tôi còn nhỏ, thỉnh thoảng có nghe nói đến trộm cướp. Trộm khoét vách, đào tưng để vào nhà lấy đồ của ngưi ta, cướp phá cửa tấn công tra khảo khổ chủ đớp tiền, vàng bạc, khi thì dùng dao mác, khi thi dùng đinh dài đòi đóng vào lỗ tai chủ nhà để chủ nhà phải giao tiền của. Đôi khi lại nghe đến "ăn cướp của nhà giàu, chia cho nhà nghèo" như chuyện "anh hùng hảo hán" của Lương Sơn Bạc trong truyện Tàu. Không biết có chia cho nhà nghèo hay không chứ đám ăn cướp vẫn là phè phỡn, thoải mái ăn xài. Đó là những loại ăn cướp "tội phạm", họ đã vi phạm vào pháp luật. Họ là những loại cướp lén lút, thường hoạt động ở nơi vắng người hơn hay vào ban đêm, cho nên “Cướp đêm là giặc"! Còn có loại ăn cướp công khai, ngay cả ban ngày ban mặt, lại vừa hợp pháp mà lại có quyền hành nữa: "Ấy là quan - Cướp ngày là quan"!

Quan cướp có rất nhiều hình thức và thật là tinh vi vì quan có ăn có học, lại đứng trên địa vị cai trị thiên hạ nên điều quan muốn nhất là "muốn tiền" và "của" thì những người cần đến quan phải thỏa mãn cho quan, nếu không thì sẽ gặp nhiều trở ngại trong công việc của mình vì quan là người thừa hành trong công việc ấy, quan là người có "thẩm quyền" mà! Đối với những quan nhỏ thì: "Ông chủ cho đàn em nhậu một bữa đi!" hay "bao tụi em một chầu cà phê được không?". Thế là ông chủ phải vui lòng, nếu không thì ông chủ nầy không biết điệu, tất có những lúc ông chủ sẽ gặp nhiều khó khăn về sau trong công việc làm ăn hoặc về giấy tờ. Còn người dân phải biết "đút túi" các quan, dù quan ấy ở ngành nào, thì quan vui vẻ giải quyết nhanh nhẹn hay quan dành cho sự ưu tiên. Người dân cũng phải đút tiền vào giấy tờ để qua cửa ải mà không gặp làm khó dễ, hoặc mở tanh banh hàng hóa vì không biết điều! Người phạm luật cũng biết "lo lót" một phần nào đó để khỏi phải đóng tiền phạt nặng hơn. Và với tiền bạc, của cải con buôn từng đánh bại những quan chức khó tánh nhứt, bắt những quan chức có thẩm quyền ấy phải phục tùng họ và thực hiện những điều mà các con buôn ấy mong muốn. Đôi khi vô tình những ông quan ấy trở thành những kẻ "bán nước" không thương không tiếc! Đ đưc đến vị trí "kiếm tiền nhiều” người ta phải chạy chọt "mua quan" và kẻ "cấp trên" là những người bán chức bằng những số tiền "thương lượng" không nhỏ; những món quà "hiến tặng" không phải là "như không", mà đàng sau đó là một phải cung cấp một món lợi nào đó gấp không biết bao nhiêu lần "con tép" đã được những con buôn bỏ ra. Đồ Ngông tôi nhớ lại đọc trong truyện "Đông châu Liệt Quốc" thì phải, Lã Bất Vi về hỏi cha: "Buôn vua bán chúa lợi được mấy?", ông cha trả lời: "Làm nông lợi đượcời, đi buôn lợi gắp trăm, buôn vua bán chúa lợi không biết bao nhiêu mà kể!", thế là Lã Bất Vi liền đem thứ thiếp của mình đang mang thai mà gã cho người, sau nầy đứa con ấy chính là Tần Thỉ Hoàng vậy!

Các quan không chỉ "kiếm tiền" trên cương vị của mình, ngoài tiền lương bỗng do người dân đóng thuế để trả, nuôi sống gia đình họ; mà họ còn tìm cách "làm chuyện nầy chuyện kia" nói là để tạo cho đt nước, phục vụ cho dân chúng nhưng bên cạnh đó quan còn thừa cơ moi rút tiền của để làm của riêng, làm cho ngân sách từ tiền đóng thuế của người dân bị hao mòn mà đt nước càng ngày càng bị tan hoang, làm cho đời sống của người dân càng trở nên đu đứng. Họ "ăn" nhiều như vậy, mà họ vẫn chưa vừa lòng, họ lại càng tung tiền để mua chức cao, "ngon hơn" hoặc "mua bằng" (kể cả bằng "tiến sĩ giả") đ được thăng chức tha hồ mà ăn! Tại sao vậy? Tại vì "chức quan ấy không mấy người đủ tiêu chuẩn để thay thế", nên họ tha hồ hoành hành, đo đc suy đồi thì cũng chẳng có gì là lạ! Chỉ có người dân là phải "è cổ" ra mà đóng thuế trả lương nuôi cả gia đình họ, gom tiền cho họ để họ tham nhũng, mà còn phải chạy tiền đút lót ngoài tiền chợ, tiền nhà, tiền hóa đơn, ơn nghĩa cho mọi thứ đám lại còn phải quà biếu cho từng cơ hội...và nhiều thứ tiền nữa. Ôi! rồi người dân làm sao sống nỗi đây Trời! Đúng như người xưa đã nói, quả thật “Cướp ngày là quan"!



Đồ Ngông,

07/01/2015.