Wednesday, August 21, 2013

*Tham Vọng Và Nhu Cầu!


*Chuyện Tào Lao!         (tt)



Trong cuộc sống, ai cũng đều có những nhu cầu để sống và sinh hoạt hằng ngày để cung ứng cho những nhu cầu mà cuộc sống của mình đòi hỏi. Nhu cầu ăn uống để bảo tồn mạng sống; mặc quần áo để chống lại thời tiết hay môi trường chung quanh, ngoài những nhu cầu tự nhiên đòi hỏi như nhu cầu sinh lý chẳng hạn. Đó là những nhu cầu đầu tiên mà con người cần có; để rồi càng ngày càng tăng tiến, con người cần đến ăn ngon mặc đẹp, nhà ở càng ngày càng đổi khác cao đẹp hơn với những tiện ích càng lúc càng nhiều… Sự tiến bộ trong xã hội nhanh chóng, khoa học kỹ thuật cùng kỹ nghệ cung cấp cho con người nhiều thứ sản phẩm mới để cuộc sống được nhẹ nhàng thoải mái hơn chừng nào; thì với những phương tiện, tiện ích đó khiến người ta phải chạy theo chúng và lại bị chật vật hơn trong sự mua sắm cho những nhu cầu.

Trong phạm vi cá nhân con người: Ai cũng muốn được có một cuộc sống được đầy đủ và ý nghĩa; nhưng mỗi người có một quan niệm khác nhau: Có người thì đặt nặng vấn đề tâm linh, có người thì nặng vấn đề vật chất để rồi họ đi theo hướng của họ. Nếu họ nặng về vật chất thì họ chạy theo vật chất, họ bươn chãi theo công việc để có tiền mà mua sắm, thỏa mãn những gì họ thích. Đôi khi họ không đủ khả năng đáp ứng thì họ có thể tiến xa hơn đi vào những con đường không tốt, không lành mạnh để tìm cách chiếm đoạt hay kiếm tiền bằng con đường mà người ta, xã hội gọi là con đường bất chánh.

Càng tiến xa hơn là mưu cầu hạnh phúc về cho gia đình, thế cho nên con người càng phải vật vả phấn đấu, làm cật lực thêm nữa để thỏa mãn những ước muốn, nhu cầu đó. Gia đình càng đông thành viên bao nhiêu thì nhu cầu lại càng to lớn bấy nhiêu! Tùy theo địa vị cá nhân, nghề nghiệp của họ trong xã hội mà sự đối phó với những nhu cầu có vất vả hay không. Những người có đạo đức thì cố gắng tận cùng bằng mọi khả năng của mình. Những người năng động biết lao lách, len lỏi, chạy đôn chạy đáo thì gia đình tương đối khá hơn. Hay những ai được phước báu có những khả năng hơn người hoặc được học vị với nghề nghiệp tốt nên đời sống và gia đình được ổn định. Lại có những người được quyền chức nhưng họ cũng bòn rút hoặc đòi hỏi ở người khác để đời sống gia đình hay cá nhân mình được sung sướng, thỏa mãn nhu cầu mà không màng đến ngưòi khác có nhiều khó khăn hay đau khổ.

Cuộc sống của từng cá nhân có nhiều khía cạnh khiến cho cuộc đời vốn đã phức tạp, nhưng với nhu cầu đòi hỏi của gia đình khiến xã hội lại có thêm nhiều phức tạp hơn. Sự phức tạp ấy càng tăng tiến hơn với những nhóm, tập thể hay đến bình diện quốc gia.

Trên căn bản “ta”, cái “của ta phải hơn người” và lợi ích ấy cũng phải “thuộc về ta” đã nhan nhản trên thực tế cũng như lịch sử, ngay trong cả những chuyện tiểu thuyết hoặc các truyện kiếm hiệp của Tàu. Nước Nga vĩ đại bao gồm nhiều quốc gia khác; sau khi tan rã nước Nga cũng lại phân hóa thành nhiều quốc gia riêng biệt. Nước Tàu tự cho mình là trung tâm phải qui tụ những nước chư hầu, họ đã bành trướng từ thời Tần Thủy Hoàng qua Hán và hiện nay những nước Việt phía Nam sông Dương Tử chẳng còn, dân chúng ở các nơi đó họ chỉ thấy họ là người Trung Hoa. Tàu xua quân chiếm Tây Tạng, khống chế Tân Cương, ép bức Việt Nam để Việt Nam phải suy yếu về mọi mặt mà chịu sáp nhập hoặc bị họ thống trị để thực hiện “Giấc mơ Đại Trung Hoa” về vai trò “Đệ Nhất Anh Hùng” trên thế giới; cho nên, họ muốn chiếm Biển Đông (bằng cách chiếm Hoàng Sa, Trường Sa) rồi tuyên bố chủ quyền biển, chiếm đoạt tài nguyên hầu đáp ứng cho kinh tế phát triển của họ, họ tạo thế cô lập Việt Nam để Việt Nam không thể đối kháng như trước kia. Việt Nam đầu phục thì Đông Dương đầu phục, Đông Dương ngã ngủ thì Đông Nam Á cũng xuôi theo; vì vậy mà từ lâu Trung Quốc không “vừa ý” cho Việt Nam dạy học trò lịch sử chống Tàu, trong khi đó họ lại dạy ở trường học “Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc”, thì trong tương lai Việt Nam có là một tỉnh của Trung Quốc thì cũng chẳng có gì là lạ cả. Bên cạnh đó cũng là “Tham Vọng” đế quốc và “Nhu Cầu” về kinh tế, chính trị ở trên bình diện lớn hơn là tầm vóc quốc gia và quốc tế! Thế mà họ lại giương chiêu bài “phát triển hòa bình” để đánh lừa ru ngủ các nước, các dân tộc để họ thực hiện tham vọng và biến những mưu đồ thành hiện thực một cách dễ dàng hơn! Quả thật là những thủ đoạn của “con cáo già” bành trướng!

 

Đồ Ngông,

18/08/2013.

 

*Kiếp Người!


*Thơ Đồ Ngông!     (tt)



*Kiếp Người!

 

Đã sinh ra kiếp con người

Nhu cầu ăn uống, sống đời ấm no

Chạy theo thiết yếu mỏi mòn

Lại theo danh vọng, gian nan muôn trùng

Cứ lên…, theo mãi không cùng

Mệt nhoài thân xác, tâm linh dật dờ!

 

Đồ Ngông,

11/08/2013.

 

 

 

*Muốn!

 

Mình muốn những gì được ấm no

Muốn thêm những thứ người không cho

Muốn sao…là muốn,…sao cho được

Kiếm chẳng đâu ra, nảy…ý đồ!

 

Đồ Ngông,

11/08/2013.

 

 

 

*Thế Sự!

 

Thế sự, cuộc đời có khác đâu

Hiếp nhau, kẻ cả lấy làm đầu

Lợi quyền, của cải nhanh giành lấy

Chức tước, bạc tiền vội phổng mau

Nuốt chửng lơ thơ con cá bé

Ăn nhanh như cướp kẻ to đầu

Vì ta, vì lợi đều như thế

Thế sự muôn đời có khác đâu!

 

Đồ Ngông,

18/08/2013.

*Xóm Mương.


*Thơ Về Bình Dương!



*Ngã Tư Sao Quỳ!               (Thị xã)

 

Ngày xưa nó lại ngã ba

Có cây sao ngã như ta đang quỳ

Cho nên mới đặt “Sao Quỳ”

Ngã ba chết tiếng, bây giờ còn tên

Đường vô Phú Thuận vắng tênh

Đường về Phú Lợi, đường ra Phú Cường

Từ khi xa lộ mở đường

Ngã ba nay đã ngã tư đổi rồi!

 

Đồ Ngông,

18/4/12.

 

 

 

*Xóm Mương.             (Thị xã)

 

Xóm nầy chắc có nhiều mương

Trồng cây ăn trái, lập vườn trồng cao

Gần ga xe lửa ngày nào

Đã chen cái cảnh ồn ào điếc tai

Chiều về nghe tiếng công phu

Bên chùa Tây Tạng, ru ru gọi lòng!

 

Đồ Ngông,

18/04/12.

 

 

 

*Chợ Cây Dừa.           (Thị xã)

 

Cây dừa ở khoảng góc đường

Người qua người lại khu nầy khá đông

Lần lần nhóm họp bán buôn

Chợ nầy chết tiếng thành tên “Cây Dừa”!

 

Đồ Ngông,

18/04/12.

 

 

 

*Bưng Cải.            (Thị xã)

 

Đường sao xuống dốc thấy mà ghê

Cố ráng đi lên bước nặng nề

Đã vậy mà còn “bưng” mớ “cải”

Đem rao thiên hạ thấy mà mê!

 

Nói thế mà chơi chứ xuống “Bưng”

Trồng ba mớ “Cải” lên tưng bừng

Đem ra chợ bán thêm tiền bạc

Mua sắm chút đồ, thế được hưng!

 

Đồ Ngông,

19/04/12.