*Cù Lao Phụng. (Tiền Giang)
Cù lao Rồng lại thêm cù lao Phụng
Giang sơn Đạo Dừa ngày xưa thao túng
Ông xây cầu nối giữa Bắc và Nam
Làm một cuộc giải hòa trong mộng tưởng!
Đồ Ngông,
18/08/10.
*Ngã Ba Trung Lương (2). (Tiền Giang)
Tớ nhớ ra rồi một năm xưa
Tớ xuống nơi đây, đỗ chỗ nầy
Ngồi xe lôi đạp vào thành phố
Mua khúc bánh mì ở tại đây!
Thơ thẩn, ngơ ngơ con ngáo ộp
Lạ người, lạ chỗ như trên mây
Thiên hạ ngó chừng đâu dân lạ
Đi đâu mà lại đến chỗ nầy!
Đồ Ngông,
18/08/10.
*Con Đò Chợ Cá! (Tiền Giang)
Láo ngáo, lơ mơ lại mấy “tay” (mấy người)
Đi theo cái lão dẫn đường này
Chen chen, lấn lấn người đông quá
“Không xuống, còn chi, đứng ở đây?”
Chiếc đò bóng dáng của năm xưa
Một thoáng chiều trôi, lại ít mưa
Bước xuống ghe nhìn nơi xứ lạ
Lòng đi mà biết nói sao vừa!
Đồ Ngông,
18/08/10.
*Đêm Nằm Bến Đợi! (Tiền Giang)
Đêm nằm nghe sóng vỗ lao xao
Không biết nơi đây ở chỗ nào
Gặm khúc bánh mì cho đỡ đói
Đợi chờ mà lòng mãi nôn nao!
Tàu đến dây rồi, tàu vượt sông
Ồn ào một khúc, cảnh người đông
Tiếng nói, tiếng la đầy bóng tối
Mà sao, ta lại chạnh trong lòng?
Đồ Ngông,
18/08/10.
*Nỗi Lòng. (Tiền Giang)
Chiếc ghe nho nhỏ
Đậu ở bến bờ
Nằm trong bóng tối
Lòng mình bơ vơ.
Nhiều mối lo âu
Nghĩ nhớ rầu rầu
Xa đi tất cả
Nỗi buồn đêm thâu!
Đồ Ngông,
19/08/10.
*Tiếng Tàu Trong Đêm. (Tiền Giang)
Tàu đi giữa dòng sông
Nước chảy bao nhiêu giòng
Mình còn nhiều vướng bận
Mà xao xuyến trong lòng!
Ra đi, đâu chắc xong
Nào ai thỏa ước mong
Chuyện ngày mai khó biết
Chỉ mơ được toại lòng.
Một đoàn người lặng yên
Đầy trĩu nặng ưu phiền
Chất lên con tàu nhỏ
Cho giấc ngủ bình yên!
Đồ Ngông,
19/08/10.
Wednesday, September 14, 2011
*Đạo Phật 23: Đạo Phật Và Tín Ngưỡng Nhân Gian!
Đã từ lâu và cho đến tận ngày nay, người ta vẫn còn cho rằng Đạo Phật mang nhiều tính chất “mê tín dị đoan” trong cách hành đạo của mình. Nhưng vấn đề ấy như thế nào? Quả thật đó là vấn đề không đơn giản! Đạo Phật đến nước ta đã qua những chặng đường từ Ấn Độ sang Trung Hoa và đến Việt Nam với phái Đại Thừa; và phái Tiểu Thừa chịu ảnh hưởng đối với dòng phát triển từ Ấn Độ đến Tích lan, hay Miến Điện, Thái Lan, Lào, Kampuchia. Ở đâu cũng vậy, Đạo Phật có một đặc điểm là dễ hòa hợp, thích ứng với những tập tục của địa phương hay bất cứ nơi nào mà nó đã đến. Điều ấy khiến cho Đạo Phật có khác đi, nên nhiều người lại hiểu lầm và nhìn đạo Phật qua khía cạnh “mê tín dị đoan”!
Trong hệ phái Tiểu Thừa có thể vì còn giữ căn bản phương thức tu hành theo chân Đức Phật ngày xưa, nên sự biến đổi không nhiều và tập tục những xứ mà nó đã đi qua cũng không lưu lại những điều sâu đậm trong cách hành trì hay thể hiện, tu tập của người thực hành cũng như người tin tưởng nơi Đạo Phật.
Nhưng với phái Đại Thừa có nhiều vấn đề hơn, nhất là chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cộng với tập tục dân gian của chúng ta xen lẫn vào.
Giáo lý Đạo Phật không đề cập đến vấn đề “mê tín dị đoan”, mà chỉ giải thích một cách biện chứng, có cơ sở trên đời sống con người. Sự quan trọng là mỗi con người đều có một bản thể riêng: Đó là tâm của mỗi chúng sinh. Trước kia, Tâm mỗi chúng sinh đều cùng “viên dung” (hòa hợp nhau như là một thể, một khối) ở trong cõi Chơn Tâm (cõi sau này khi tu hành đắc đạo trở về thì cõi đó được gọi là cõi Phật, hay Niết Bàn hoặc bằng những danh từ khác nhau), nhưng vì “không biết” (Vô Minh) tâm chúng sinh mới nảy ra “vọng tưởng” (mơ màng, mơ mộng huyễn ảo), và có ý “phân biệt” ta với người, chúng sinh khác; nên cõi Chơn Tâm ấy bị phá vỡ và Tâm mỗi chúng sinh mới mượn đến các Đại (đất, lửa, gió, nước) để làm thân và các giác quan; mượn Kiến đại để Thấy, nghe, hay, biết; và mượn Không đại để được tăng trưởng và lớn lên. Từ khi có thân xác, những nhu cầu nuôi thân, hưởng thụ khiến cho chúng sinh đi vào “Sát, đạo, dâm, vọng” gây những nghiệp ác, cùng với Thiện và “Vô ký” (không thiện, không ác); nhu cầu càng cao thì càng muốn thêm (ái dục; tham), không được thì “sân”, sân quá thì trở nên mê muội (si) để gây nghiệp ác từ Thân, Khẩu, Ý. Gây nghiệp tức là tạo “nhân” để rồi ngay trong kiếp hiện tiền nhận quả, hoặc là trong kiếp sau hay trong những kiếp lâu dài về sau.
Tùy theo những nhân tốt hay xấu nào trong kiếp kế tiếp sẽ đồng loạt trổ “quả”, cộng với nguyện lực (ý nguyện dũng mãnh trước và ngay lúc lâm chung) thì sẽ định con đường đi của sự tái sinh trong sáu nẽo Luân hồi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A-tu-la, Người, Trời). Khi chết rồi, nhưng đợi chờ để đi sang một kiếp khác được gọi là thân Trung ấm. Nếu Tâm người chết không luyến lưu hay do sự thù hằn nào “níu chân” thì họ sẽ đi đầu thai ở một thân xác khác; bằng không họ cứ lởn vởn, chập chờn trong một cõi vô hình đợi giải quyết xong rồi mới đi. Trong quá trình dài về số kiếp nếu ai có nhiều phước báu thì được sinh vào cõi Trời, hay hơn nữa là cõi người của Nam Diêm Phù Đề (Nam Thiệm Bộ Châu) hay cõi Ta Bà của chúng ta đây để mà tu hành, mong cầu được giải thoát thành A-la-hán, Bồ Tát hay Phật; vì chỉ có cõi Ta Bà này mới có Phật pháp và chỉ chúng sinh ở cõi Ta Bà mới tu thành Phật mà thôi! Nếu xét kỹ như vậy, thì đâu có gì gọi là “mê tín dị đoan”. Vả lại, trong đời sống con người, đạo Phật phân tích tâm lý con người một cách rất là khoa học và đầy “tính lý luận” (logic) qua Duy Thức Học hay còn được gọi là “Tâm lý học Phật giáo” đến đỗi những nhà Phân Tâm Học nỗi tiếng trên thế giới cũng phải “sững sờ” thì sao gọi là mê tín dị đoan nhỉ?
Con người thực hiện theo đường tu của Đức Phật, một giáo pháp “Thiện” từ đầu chí cuối và ngay cả “đoạn giữa” nữa; một phương pháp giải thoát rất hệ thống và khoa học không mang tính chất “lừa đảo” từ nơi người giáo chủ lẫn giáo hội như nhiều tôn giáo khác đã làm, thì thế nào để gọi là “mê tín dị đoan”? Một tôn giáo chân thật, thiện hoàn toàn; một giáo pháp hoàn chỉnh; một đường lối tu để “hoàn thiện lấy chính mình” và xã hội; một chủ trương mọi chúng sinh đều như nhau, bình đẳng từ bản chất cho đến tính Phật, thì không thể là “mê tín dị đoan” được.
Vậy thì “mê tín dị đoan” từ đâu xâm nhập vào? Đây là vấn đề mà chúng ta cần cùng nhau phân tích, tìm hiểu tận ngọn nguồn để trả lại sự trong sáng cho Đạo Phật vậy!
**Người ta thường bảo rằng: “Đạo Phật là đạo cho người chết”, vì người ta thấy những nhà tu thường tụng niệm cho người chết. Nhưng người ta không nghĩ rằng mọi tôn giáo đều dành cho người chết, vì tôn giáo nào cũng đưa về cảnh tượng (dù là thực hay tưởng tượng của vị giáo chủ) vẫn dành cho người chết cả: Những thiên đàng, những hình ảnh tốt đẹp nhất nhằm đáp ứng cho sự mong muốn của người trần gian -trong cuộc sống đầy đau khổ- mà họ đã mơ ước. Điều này cũng khiến cho những giáo hội qua những người học cao, học rộng lại càng thêu dệt thêm để lừa đảo tín đồ của họ, lừa đảo những người thiếu nhận thức, suy nghĩ. Người ta đâu hiểu rằng: Theo đạo Phật, thần thức người chết trong trạng thái chơi vơi ấy cần đến sự câu thông, giúp đỡ của chư tăng (ni) và nhiều người để hỗ trợ tinh thần, đem Phật pháp đến với họ để họ được nhẹ nhàng và cũng nhờ đó như là ánh sáng để soi rọi con đường tốt hơn cho họ đi tới của một kiếp sau. Việc tụng niệm để cho những “tâm thức” người mất như vậy không phải là mê tín dị đoan, mà là một phương thức cứu độ những vong hồn đã chết. “Cầu siêu” cho những linh hồn để họ hiểu Phật pháp mà đi tái sinh, không còn lẩn quẩn trong cõi vô hình hay “làm ma” để đôi lúc phá phách người khác; và chính đó cũng là “cầu an” cho người sống vậy. Vẹn cả hai, cũng có ích cho cả hai! Tại sao lại gọi là “mê tín dị đoan”?
**Tục đốt vàng mã, cúng kiến. Điều này chúng ta nên nghiên cứu trở lại. Chúng tôi không nghĩ rằng Đạo Phật chủ trương điều ấy. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng dân gian có những hiện tượng mà người ta không muốn tin cũng không thể được. Điều ấy qua những nhà ngoại cảm hiện nay, hay những ông đồng, bà bóng thực sự (chứ không phải giả) thì chúng ta cũng khó phủ nhận. Có những linh hồn vất vưỡng, lang thang thiếu đói, hiện hồn về báo mộng, hay qua các nhà ngoại cảm hoặc đồng, bóng để muốn cái này hay cần cái kia khiến cho người nhà phải cúng kiến, cung phụng như người đó khi còn sống. Từ đó trở thành một tập tục, cộng với “tinh thần hiếu thảo” của người Đông phương theo kiểu Nho giáo, lần nó xen vào trong hình thức tế lễ của Đạo Phật. Do đó, việc đốt vàng mã, xe hơi, nhà lầu bằng giấy… (đồ mã) thể theo yêu cầu của người nhà mà trở nên là “tập tục” của Đạo Phật; chứ thực ra trong Kinh Vu Lan Bồn, Đức Phật có đề cập đến:
Muốn cho cứu đặng mạng người
Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng
Pháp cứu tế Ta toan giải nói,
Cho mọi người thoát khỏi ách nàn.
Mười phương Tăng chỉ tụng kinh, hợp thần lực lại để giúp những linh hồn nghiệp chướng nặng được siêu thoát, chứ không đề cập gì đến vàng mã cả. Chắc chắn tập tục ấy không phải là của Đạo Phật mà chỉ là của tín ngưỡng dân gian pha trộn vào.
**Người ta cũng thường hay đề cập đến vấn đề cầu xin, xin xăm, xin keo,… Đây, theo chúng tôi nghĩ cũng là tập tục hay tín ngưỡng dân gian nữa thôi! Vì trong cuộc đời quá khổ, làm ăn có nhiều trở ngại... Cho nên trong dân chúng thường hay cầu xin vào những thần lực siêu nhiên nào đó để giúp đỡ. Họ được may mắn thành công, từ đó trở thành phong trào cầu xin đối với một bà chúa, hay ông thần … cũng như người ta đã hay cầu trời, và nay thêm “khẩn Phật” thế thôi! Tuy nhiên, riêng về Đức Bồ Tát Quán Thế Âm:
““Phật bảo ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: “Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán-Thế-Âm Bồ-Tát này một lòng xưng danh. Quán-Thế-Âm Bồ-Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát” (Kinh Pháp Hoa, HT. Thích Trí Tịnh dịch, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1994, trang 493).
Hay:
“Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dàng Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta-Bà này đều gọi Ngài là vị Thí-Vô-Úy” (Kinh Pháp Hoa đã dẫn, trang 500)
Thì người ta cầu đến Bồ Tát Quán Thế Âm thì cũng hợp lý thôi!
Vì cầu với một lực siêu nhiên nên người ta không biết kết quả như thế nào, vì thế nhân gian bày ra “xin keo” để xác định ơn trên có đồng ý cho hay không? Hoặc ở một hình thức khác là “lắc xăm” rồi mới xin keo, để rồi người cầu xin hi vọng với điều cầu xin ấy mà sống với một niềm tin lạc quan yêu đời hơn!
** Coi ngày tháng tốt xấu, bói toán, tử vi, cúng sao, giải hạn: Có lẽ xác định đây không phải là công việc của những nhà sư; tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu được rằng:
Ngày xưa, nếu nói về những người có nhiều Nho học thì không ai hơn những nhà sư ngoài các Thầy đồ và các Thầy thuốc. Bởi thế cho nên những nhà sư thường được dân gian nhờ coi trong lịch Tàu để biết những ngày nào tốt, xấu để dựng nhà, xây cất; dựng vợ gã chồng; đi xa; khai trương cửa tiệm… Mãi thành một thói quen. Rồi cũng với số vốn Nho học ấy, nhà tu có thích thú vào nghiên cứu Tử vi, Bói Toán, Bốc phệ, Dịch… thì đó đâu phải là Đạo Phật chủ trương mê tín dị đoan mà chỉ là do nhu cầu của dân gian mà nhà sư lại kiêm thêm vấn đề ấy. Chúng ta cũng nên hiểu đó không là của Đạo Phật! Đó là vấn đề cá nhân theo thị hiếu, yêu cầu của dân gian mà thôi!
Đồng thời với những môn đó, dân gian còn nhờ đến phương thức Cúng sao, giải hạn. Thực ra cúng sao giải hạn không phải của đạo Phật mà là công việc của những đạo sĩ (người tu theo đạo Lão). Nhưng đi tìm đạo sĩ không phải là dễ cho nên nó dần dần được dân gian nhờ đến cửa chùa và nhà chùa kiêm nhiệm, cho nên người ta tưởng chùa tạo cho dân gian thành mê tín dị đoan!
Đạo Phật là Đạo ra đời để hướng dẫn chúng sinh được Khai hóa với Trí Tuệ sẵn có của mình để giúp con người, chúng sinh đó tiến đến sự Giác Ngộ, thì tất nhiên Đạo Phật không thể đem điều mê tín dị đoan đến cho chúng sinh được. Nhưng trong quá trình phát triển, Đạo Phật khi đi vào dân gian bị “dân gian hóa” theo những tín ngưỡng của từng địa phương mà có ít nhiều biến thái hay thay đổi, để rồi qua thời gian dài, người ta cứ nghĩ là Đạo Phật là đạo mê tín dị đoan. Sự nghiên cứu nông cạn ngày nào đó, tất phải nhường bước cho sự thật và Chân lý của Đạo Phật mà những nhà nghiên cứu chân chính và khoa học hiện nay đang tìm hiểu, và nghiên cứu về Đạo Phật vậy!
Đã là Chân lý thì cho dù có bị xuyên tạc, bao giờ nó luôn vẫn là Chân lý!
Nguyên-Thảo,
29/6/2011.
Trong hệ phái Tiểu Thừa có thể vì còn giữ căn bản phương thức tu hành theo chân Đức Phật ngày xưa, nên sự biến đổi không nhiều và tập tục những xứ mà nó đã đi qua cũng không lưu lại những điều sâu đậm trong cách hành trì hay thể hiện, tu tập của người thực hành cũng như người tin tưởng nơi Đạo Phật.
Nhưng với phái Đại Thừa có nhiều vấn đề hơn, nhất là chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cộng với tập tục dân gian của chúng ta xen lẫn vào.
Giáo lý Đạo Phật không đề cập đến vấn đề “mê tín dị đoan”, mà chỉ giải thích một cách biện chứng, có cơ sở trên đời sống con người. Sự quan trọng là mỗi con người đều có một bản thể riêng: Đó là tâm của mỗi chúng sinh. Trước kia, Tâm mỗi chúng sinh đều cùng “viên dung” (hòa hợp nhau như là một thể, một khối) ở trong cõi Chơn Tâm (cõi sau này khi tu hành đắc đạo trở về thì cõi đó được gọi là cõi Phật, hay Niết Bàn hoặc bằng những danh từ khác nhau), nhưng vì “không biết” (Vô Minh) tâm chúng sinh mới nảy ra “vọng tưởng” (mơ màng, mơ mộng huyễn ảo), và có ý “phân biệt” ta với người, chúng sinh khác; nên cõi Chơn Tâm ấy bị phá vỡ và Tâm mỗi chúng sinh mới mượn đến các Đại (đất, lửa, gió, nước) để làm thân và các giác quan; mượn Kiến đại để Thấy, nghe, hay, biết; và mượn Không đại để được tăng trưởng và lớn lên. Từ khi có thân xác, những nhu cầu nuôi thân, hưởng thụ khiến cho chúng sinh đi vào “Sát, đạo, dâm, vọng” gây những nghiệp ác, cùng với Thiện và “Vô ký” (không thiện, không ác); nhu cầu càng cao thì càng muốn thêm (ái dục; tham), không được thì “sân”, sân quá thì trở nên mê muội (si) để gây nghiệp ác từ Thân, Khẩu, Ý. Gây nghiệp tức là tạo “nhân” để rồi ngay trong kiếp hiện tiền nhận quả, hoặc là trong kiếp sau hay trong những kiếp lâu dài về sau.
Tùy theo những nhân tốt hay xấu nào trong kiếp kế tiếp sẽ đồng loạt trổ “quả”, cộng với nguyện lực (ý nguyện dũng mãnh trước và ngay lúc lâm chung) thì sẽ định con đường đi của sự tái sinh trong sáu nẽo Luân hồi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A-tu-la, Người, Trời). Khi chết rồi, nhưng đợi chờ để đi sang một kiếp khác được gọi là thân Trung ấm. Nếu Tâm người chết không luyến lưu hay do sự thù hằn nào “níu chân” thì họ sẽ đi đầu thai ở một thân xác khác; bằng không họ cứ lởn vởn, chập chờn trong một cõi vô hình đợi giải quyết xong rồi mới đi. Trong quá trình dài về số kiếp nếu ai có nhiều phước báu thì được sinh vào cõi Trời, hay hơn nữa là cõi người của Nam Diêm Phù Đề (Nam Thiệm Bộ Châu) hay cõi Ta Bà của chúng ta đây để mà tu hành, mong cầu được giải thoát thành A-la-hán, Bồ Tát hay Phật; vì chỉ có cõi Ta Bà này mới có Phật pháp và chỉ chúng sinh ở cõi Ta Bà mới tu thành Phật mà thôi! Nếu xét kỹ như vậy, thì đâu có gì gọi là “mê tín dị đoan”. Vả lại, trong đời sống con người, đạo Phật phân tích tâm lý con người một cách rất là khoa học và đầy “tính lý luận” (logic) qua Duy Thức Học hay còn được gọi là “Tâm lý học Phật giáo” đến đỗi những nhà Phân Tâm Học nỗi tiếng trên thế giới cũng phải “sững sờ” thì sao gọi là mê tín dị đoan nhỉ?
Con người thực hiện theo đường tu của Đức Phật, một giáo pháp “Thiện” từ đầu chí cuối và ngay cả “đoạn giữa” nữa; một phương pháp giải thoát rất hệ thống và khoa học không mang tính chất “lừa đảo” từ nơi người giáo chủ lẫn giáo hội như nhiều tôn giáo khác đã làm, thì thế nào để gọi là “mê tín dị đoan”? Một tôn giáo chân thật, thiện hoàn toàn; một giáo pháp hoàn chỉnh; một đường lối tu để “hoàn thiện lấy chính mình” và xã hội; một chủ trương mọi chúng sinh đều như nhau, bình đẳng từ bản chất cho đến tính Phật, thì không thể là “mê tín dị đoan” được.
Vậy thì “mê tín dị đoan” từ đâu xâm nhập vào? Đây là vấn đề mà chúng ta cần cùng nhau phân tích, tìm hiểu tận ngọn nguồn để trả lại sự trong sáng cho Đạo Phật vậy!
**Người ta thường bảo rằng: “Đạo Phật là đạo cho người chết”, vì người ta thấy những nhà tu thường tụng niệm cho người chết. Nhưng người ta không nghĩ rằng mọi tôn giáo đều dành cho người chết, vì tôn giáo nào cũng đưa về cảnh tượng (dù là thực hay tưởng tượng của vị giáo chủ) vẫn dành cho người chết cả: Những thiên đàng, những hình ảnh tốt đẹp nhất nhằm đáp ứng cho sự mong muốn của người trần gian -trong cuộc sống đầy đau khổ- mà họ đã mơ ước. Điều này cũng khiến cho những giáo hội qua những người học cao, học rộng lại càng thêu dệt thêm để lừa đảo tín đồ của họ, lừa đảo những người thiếu nhận thức, suy nghĩ. Người ta đâu hiểu rằng: Theo đạo Phật, thần thức người chết trong trạng thái chơi vơi ấy cần đến sự câu thông, giúp đỡ của chư tăng (ni) và nhiều người để hỗ trợ tinh thần, đem Phật pháp đến với họ để họ được nhẹ nhàng và cũng nhờ đó như là ánh sáng để soi rọi con đường tốt hơn cho họ đi tới của một kiếp sau. Việc tụng niệm để cho những “tâm thức” người mất như vậy không phải là mê tín dị đoan, mà là một phương thức cứu độ những vong hồn đã chết. “Cầu siêu” cho những linh hồn để họ hiểu Phật pháp mà đi tái sinh, không còn lẩn quẩn trong cõi vô hình hay “làm ma” để đôi lúc phá phách người khác; và chính đó cũng là “cầu an” cho người sống vậy. Vẹn cả hai, cũng có ích cho cả hai! Tại sao lại gọi là “mê tín dị đoan”?
**Tục đốt vàng mã, cúng kiến. Điều này chúng ta nên nghiên cứu trở lại. Chúng tôi không nghĩ rằng Đạo Phật chủ trương điều ấy. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng dân gian có những hiện tượng mà người ta không muốn tin cũng không thể được. Điều ấy qua những nhà ngoại cảm hiện nay, hay những ông đồng, bà bóng thực sự (chứ không phải giả) thì chúng ta cũng khó phủ nhận. Có những linh hồn vất vưỡng, lang thang thiếu đói, hiện hồn về báo mộng, hay qua các nhà ngoại cảm hoặc đồng, bóng để muốn cái này hay cần cái kia khiến cho người nhà phải cúng kiến, cung phụng như người đó khi còn sống. Từ đó trở thành một tập tục, cộng với “tinh thần hiếu thảo” của người Đông phương theo kiểu Nho giáo, lần nó xen vào trong hình thức tế lễ của Đạo Phật. Do đó, việc đốt vàng mã, xe hơi, nhà lầu bằng giấy… (đồ mã) thể theo yêu cầu của người nhà mà trở nên là “tập tục” của Đạo Phật; chứ thực ra trong Kinh Vu Lan Bồn, Đức Phật có đề cập đến:
Muốn cho cứu đặng mạng người
Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng
Pháp cứu tế Ta toan giải nói,
Cho mọi người thoát khỏi ách nàn.
Mười phương Tăng chỉ tụng kinh, hợp thần lực lại để giúp những linh hồn nghiệp chướng nặng được siêu thoát, chứ không đề cập gì đến vàng mã cả. Chắc chắn tập tục ấy không phải là của Đạo Phật mà chỉ là của tín ngưỡng dân gian pha trộn vào.
**Người ta cũng thường hay đề cập đến vấn đề cầu xin, xin xăm, xin keo,… Đây, theo chúng tôi nghĩ cũng là tập tục hay tín ngưỡng dân gian nữa thôi! Vì trong cuộc đời quá khổ, làm ăn có nhiều trở ngại... Cho nên trong dân chúng thường hay cầu xin vào những thần lực siêu nhiên nào đó để giúp đỡ. Họ được may mắn thành công, từ đó trở thành phong trào cầu xin đối với một bà chúa, hay ông thần … cũng như người ta đã hay cầu trời, và nay thêm “khẩn Phật” thế thôi! Tuy nhiên, riêng về Đức Bồ Tát Quán Thế Âm:
““Phật bảo ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát: “Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán-Thế-Âm Bồ-Tát này một lòng xưng danh. Quán-Thế-Âm Bồ-Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát” (Kinh Pháp Hoa, HT. Thích Trí Tịnh dịch, Phật Học Viện Quốc Tế xuất bản 1994, trang 493).
Hay:
“Vô-Tận-Ý! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dàng Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta-Bà này đều gọi Ngài là vị Thí-Vô-Úy” (Kinh Pháp Hoa đã dẫn, trang 500)
Thì người ta cầu đến Bồ Tát Quán Thế Âm thì cũng hợp lý thôi!
Vì cầu với một lực siêu nhiên nên người ta không biết kết quả như thế nào, vì thế nhân gian bày ra “xin keo” để xác định ơn trên có đồng ý cho hay không? Hoặc ở một hình thức khác là “lắc xăm” rồi mới xin keo, để rồi người cầu xin hi vọng với điều cầu xin ấy mà sống với một niềm tin lạc quan yêu đời hơn!
** Coi ngày tháng tốt xấu, bói toán, tử vi, cúng sao, giải hạn: Có lẽ xác định đây không phải là công việc của những nhà sư; tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu được rằng:
Ngày xưa, nếu nói về những người có nhiều Nho học thì không ai hơn những nhà sư ngoài các Thầy đồ và các Thầy thuốc. Bởi thế cho nên những nhà sư thường được dân gian nhờ coi trong lịch Tàu để biết những ngày nào tốt, xấu để dựng nhà, xây cất; dựng vợ gã chồng; đi xa; khai trương cửa tiệm… Mãi thành một thói quen. Rồi cũng với số vốn Nho học ấy, nhà tu có thích thú vào nghiên cứu Tử vi, Bói Toán, Bốc phệ, Dịch… thì đó đâu phải là Đạo Phật chủ trương mê tín dị đoan mà chỉ là do nhu cầu của dân gian mà nhà sư lại kiêm thêm vấn đề ấy. Chúng ta cũng nên hiểu đó không là của Đạo Phật! Đó là vấn đề cá nhân theo thị hiếu, yêu cầu của dân gian mà thôi!
Đồng thời với những môn đó, dân gian còn nhờ đến phương thức Cúng sao, giải hạn. Thực ra cúng sao giải hạn không phải của đạo Phật mà là công việc của những đạo sĩ (người tu theo đạo Lão). Nhưng đi tìm đạo sĩ không phải là dễ cho nên nó dần dần được dân gian nhờ đến cửa chùa và nhà chùa kiêm nhiệm, cho nên người ta tưởng chùa tạo cho dân gian thành mê tín dị đoan!
Đạo Phật là Đạo ra đời để hướng dẫn chúng sinh được Khai hóa với Trí Tuệ sẵn có của mình để giúp con người, chúng sinh đó tiến đến sự Giác Ngộ, thì tất nhiên Đạo Phật không thể đem điều mê tín dị đoan đến cho chúng sinh được. Nhưng trong quá trình phát triển, Đạo Phật khi đi vào dân gian bị “dân gian hóa” theo những tín ngưỡng của từng địa phương mà có ít nhiều biến thái hay thay đổi, để rồi qua thời gian dài, người ta cứ nghĩ là Đạo Phật là đạo mê tín dị đoan. Sự nghiên cứu nông cạn ngày nào đó, tất phải nhường bước cho sự thật và Chân lý của Đạo Phật mà những nhà nghiên cứu chân chính và khoa học hiện nay đang tìm hiểu, và nghiên cứu về Đạo Phật vậy!
Đã là Chân lý thì cho dù có bị xuyên tạc, bao giờ nó luôn vẫn là Chân lý!
Nguyên-Thảo,
29/6/2011.
Tuesday, September 13, 2011
Đạo Phật 24: Thế Giới Cõi Âm!
Có hay không có một thế giới cõi âm? Điều đó trước kia chắc chúng ta còn phải ngập ngừng để nói là có hay không? Tuy nhiên trong những thời gian gần đây với những hiện tượng của các nhà ngoại cảm liên hệ được với những “Linh Hồn” (tạm gọi là như thế) của người chết, để giúp gia đình tìm được thân xác của họ; hay làm một vài điều gì đó. Điều ấy khiến người ta phải đặt lại vấn đề: “Mê tín dị đoan” hay “là một sự thật huyền bí”, hoặc một môn “cận tâm lý” ra đời!
Đã từ lâu, người ta đã nói nhiều đến một cõi âm; nhưng người thì tin tưởng rằng có thế giới cõi âm, còn những người chẳng hề gặp “ma” bao giờ thì họ cho rằng không có! Chính vì thế mà những người đồng bóng, hay những người làm nghề liên hệ đến cõi âm được xem như là làm nghề “mê tín dị đoan”! Nhưng dù gì trong dân gian vẫn không thể xóa được những điều kỳ lạ mà họ không thể giải thích được. Đó là nguyên nhân cho những tín ngưỡng dân gian được phổ quát cho đến ngày hôm nay:
Một linh hồn bị chết oan hiện về báo mộng cho người nhà để người nhà đi lấy xác về chôn. Một người bị bệnh, tưởng chết đi nhưng khi sống lại lại có khả năng kỳ lạ tiếp xúc với người cõi âm. Hay một người nọ bỗng dưng sau cơn bệnh lại trị bệnh cho người bằng nước lạnh. Đôi khi người chết lại báo mộng cho người nhà mình bị đói rách cần cơm ăn, áo mặc… Những điều kỳ lạ đó đã khiến cho người đời đôi lúc “không tin cũng không được”! Chính chúng là đầu mối của những tín ngưỡng mà dân gian đã duy trì trong thời gian thật là dài mà trong xã hội về sau này thấy có vẻ phản khoa học nên gọi là “mê tín dị đoan”!
Những hiện tượng “siêu hình” đó khiến cho con người ngày xưa không thể giải thích nỗi; cũng như những hiện tượng “mượn xác” lên đồng để trị bệnh hay giúp thân nhân liên hệ đến người đã khuất; Và những “bà cô”, “ông cậu” nhập thể vào thân xác người khác tự xưng là người này hay người nọ để “độ đời, cứu người”, là những nguyên nhân để đưa đến “tín ngưỡng dân gian”. Và với tín ngưỡng dân gian này đã đưa con người tin tưởng vào những vị “siêu nhiên” nào đó, hay những vị thần như thần sông, thần núi… và xa hơn nữa là đến ông thần độc quyền mà tượng trưng là “mặt trời” như: Thượng Đế, Ông Trời, hay Đức Chúa Trời chẳng hạn! Hay nói một cách khác, chính những hiện tượng đó bắt đầu cho một số tôn giáo được thành hình!
Nhưng nếu khi chúng ta cho rằng: Đấng nào đó toàn thiện, toàn năng… mà Đấng ấy đã tạo ra sóng thần, động đất, thiên tai, dịch bệnh, hồng thủy, bão lụt… để sát hại sinh linh; thì hóa ra Đấng ấy lại cũng là một Đấng tàn ác vô tiền khoáng hậu, chứ không là thiện như những người thừa hành hay giáo hội đã tuyên xưng; những điều thuyết giảng đó chỉ là ma mị để lừa đảo người khác, tín đồ!
Đạo Phật thì không như vậy! Đạo Phật không là đạo “mê tín dị đoan” như người ta lầm tưởng; nhưng nó có thể giải thích thỏa đáng được những thắc mắc về siêu hình mà trong dân gian đã gặp phải. Đối với những tôn giáo khác không có luận cứ nào để giải thích được, vì nếu một Đấng Tạo Hóa tạo ra loài người, cho họ sống trong một đời và họ lại sống, hành động theo ý muốn của Đấng đó thì thật là khó giải thích khi con người trở nên ác, và Đấng Tối Cao ấy trở nên là Đấng có tàn ác lẫn thiện lành… Nếu một tôn giáo không mang “được” tính chất Chân, Thiện, Mỹ thì tôn giáo ấy đã chẳng phải là Tôn giáo nữa; mà chỉ là một tổ chức, một giáo hội lừa phĩnh, lợi dụng tôn giáo để thực hiện một âm mưu hay ý đồ nào đó của con người, dù nó được mang tính chất địa phương hay trên toàn thế giới!
Nếu chúng ta lấy giáo lý để suy niệm về “thế giới cõi âm” thì có lẽ không mấy tôn giáo trên thế gian này có thể giải thích nỗi, ngoại trừ chỉ có Đạo Phật mà thôi!
Theo như chúng ta đã biết, sau khi chứng đạo, Đức Phật đã dùng đến Phật nhãn để nhìn trong vũ trụ, nhận thức và thuyết giảng về những thế giới, cõi Phật khác cũng như kể lại những câu chuyện trong thời quá khứ, hiện tại hay vị lai như trong Kinh điển đã ghi.
Đức Phật đã cho biết trong Luân hồi có nhiều chúng sinh “vô sắc giới” ở cõi Trời, cõi A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỷ. Tức là cõi “vô hình” có nhiều chúng sinh hơn cõi “hữu hình” như người và súc sinh. Vậy thì chúng sinh nào trong “thế giới cõi âm”?
Có lẽ, chúng ta nên phân biệt thế giới thần quyền của những chúng sinh trong cõi trời và đôi khi từ thế giới A-tu-la nữa. Đó là những vị “nhập xác” vào chúng sinh nào đó để thực hiện mục đích cứu người, độ đời mà những “xác” đó đã thực hiện với những việc làm cao quý, từ tâm và thiện lành, không tư lợi vì những ước nguyện, hay hạnh nguyện của chúng sinh “mượn xác” đó đã phát nguyện như vậy.
Còn những chúng sinh trong cõi địa ngục, ngạ quỷ thì họ đang chịu những hình phạt triền miên do họ “chiêu cảm”, vì những hành động họ đã làm trong những kiếp trước thì họ không thể thoát ra được để mà họ có mặt trong cõi âm, như trong Kinh Địa Tạng có ghi:
“Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói với Ngài Phổ Hiền Bồ Tát rằng: “Thưa Nhơn Giả! Đó đều là do chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề làm những điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế.
Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu-Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh.
Vì thế chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo dầu đến mảy mún đều phải chịu lấy” (Kinh Địa Tạng, HT Thích-Trí-Tịnh dịch, Chùa Pháp Bảo- Sydney ấn tống 1994, trang 80-81).
Hay:
“Nhơn giả! Những quả báo như thế trong mỗi mỗi ngục có trăm nghìn thứ khí cụ để hành hình, đều là bằng đồng, bằng sắt, bằng đá, bằng lửa. Bốn loại khí cụ nầy do các hạnh nghiệp quấy ác của chúng sanh mà cảm vời ra” (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 83).
Như vậy, những chúng sinh trong “thế giới cõi âm” từ đâu mà có? Họ có những lúc hiện ra để làm cho người khác phải sợ; hoặc bắt người sống phải làm theo ý mình, nếu không thì hành hạ người đó trong một tinh thần ích kỷ, phá phách… Họ là những ai?
Chúng ta hay nghe người nhân gian phân biệt “cõi âm” và “cõi dương”. Cõi dương hay là dương thế là cõi của con người đang sống, cõi ban ngày ; và “cõi âm” là cõi của người chết hay cõi lạnh lẽo, ban đêm mà người đã chết thường hay xuất hiện ra với hình dáng ảo ảo, hư hư. Thông thường, những chúng sinh bị chết thình lình, những người lính chiến chết trên trận mạc, chết sông nước, tai nạn trên đường sá, hay oan ức, bị hại… người ta mệnh danh là những “cô hồn, các đảng” và người ta cũng tin tưởng những “oan hồn” của người ấy chưa được siêu thoát nên vẫn lẩn quẩn trong thế gian, vương vấn cõi hồng trần. Đôi lúc họ lại hiện ra để làm cho người sống phải sợ sệt; và có những lúc nhu cầu phụng dưỡng, thiếu đói nên họ cần thiết nhu cầu đòi hỏi qua những đồng, bóng để rồi trong thế gian có những “thầy cúng” cùng với vàng mã; vàng mã cũng theo thời đại mà tăng tiến từ nhà tô, đến nhà lầu, xe hơi, điện thoại, máy bay cùng giấy tiền vàng bạc, quần áo giấy… để đốt, mong cho người chết nhận được mà không phải thiếu thốn, lạnh lẽo trong thế giới của người cõi âm. Từ những tín ngưỡng nhân gian này mà trước kia người đời đã phân tu sĩ Phật giáo thành: Thầy tụng (thầy cúng) và thầy chùa. Ngày nay, với tinh thần và đường lối tu được hiểu rõ hơn, cũng như trình độ tăng sĩ được nâng cao; cho nên chuyện tu hành, làm Phật sự và cầu cho vong linh người chết được siêu thoát đã làm thay đổi khá nhiều quan niệm của người thế gian đối với Đạo Phật ở nước ta.
Và trong sự giao tiếp với người “cõi âm” của các nhà ngoại cảm có đề cập đến những vị đã chết lâu đời, nhưng vong linh vẫn chưa siêu thoát; cho nên nhà ngoại cảm hãy còn tiếp xúc được. Vậy thì, tại sao?
Trên nguyên tắc, sau 49 ngày vong linh người chết đi tìm một thân xác mới thành hình để chuyển sang một kiếp khác, tiếp nối những “quả” mà mình đã gây “nhân” ở kiếp vừa rồi hay “nhân” còn lại của những kiếp xa xưa. Trong thời gian đó, vong linh được gọi là “thân trung ấm”, tức là “thần thức” của xác trước đã mất và đang đợi chờ thân xác mới để “nhập thai” bắt đầu cho một kiếp sau. Nguyên tắc thì như thế! Nhưng trong Đạo Phật có đề cập đến “Cận Tử Nghiệp” và “Nguyện lực”. Hai vấn đề này rất quan trọng đối với một con người trước và khi lâm chung. Giả sử trước khi chết người ta còn nghĩ đến con cái còn nhỏ “cần” được săn sóc, và trong khi chết họ nghĩ họ “phải” săn sóc cho con; và “nguyện lực” bám theo con. Chính nguyện lực ấy mà họ không nỡ rời xa, và “thần thức” hay “thân trung ấm” của họ không đành đi, để rồi họ lẩn quẩn không biết đến bao giờ. Khi nào họ xong để ra đi? Cho nên có thể cả trăm năm sau của thế gian, họ vẫn còn có thể nhận ra con cháu qua những nhà ngoại cảm, ông đồng hay bà bóng!
Cho nên, Đức Phật đã giảng giải: “Trong vô lượng kiếp, chúng sinh đã từng là thân thuộc, cha mẹ lẫn nhau” nên sự luyến lưu, ân nghĩa, ganh ghét hay hận thù chỉ là kết nặng giây oan trái, gắn bó khiến cho người chết không nỡ phải ra đi; điều ấy chỉ làm cho người chết càng kéo dài thêm thời gian luân hồi của chính mình. Trong Đạo Phật không đề cập đến phải khóc lóc than van vì sinh, tử là vấn đề tự nhiên của con người. Khóc lóc, kể lễ thảm thiết, làm ra vẻ ưu sầu là theo tập tục báo hiếu của con cái đối với cha mẹ trong Đạo Khổng (Nho giáo), chứ trong Đạo Phật thì:
“Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong bốn mươi chín ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 111).
Và:
“Hàng thân quyến của người lâm chung đó, nên phải sắm sửa làm sự cúng dường lớn, tụng đọc Tôn kinh, niệm danh hiệu của Phật và Bồ Tát, tu tạo nhân duyên phúc lành như thế, có thể cho người chết thoát khỏi chốn ác đạo, các thứ ma, quỉ, ác thần thảy đều phải lui tan cả hết”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 127-128).
Hay:
“Như có người nào sắp mạng chung, hàng thân quyến trong nhà nhẫn đến một người vì người bịnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một Đức Phật, thời người chết đó, trừ năm tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch cả.
Năm tội lớn vô gián kia dầu rất nặng nề đáng lẽ trải qua ức kiếp hẳn không ra khỏi đặng quả khổ, nhưng bỡi lúc lâm chung, nhờ người khác vì đó mà xưng niệm danh hiệu của Phật cho nên những tội nặng đó cũng lần lần tiêu sạch.
Huống là chúng sanh tự mình xưng danh hiệu của chư Phật, người nầy đặng vô lượng phước lành, trừ diệt vô lượng khổ”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 137-138).
Và Ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng bạch cùng Đức Phật rằng:
“Vì lẽ trên đó nên nay con đối trước Đức Phật Thế Tôn cùng với hàng Trời, Rồng, tám bộ chúng, người với phi nhơn vv… mà có lời khuyên bảo những chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề, ngày lâm chung, kẻ thân thuộc phải cẩn thận chớ có giết hại và chớ gây tạo nghiệp duyên chẳng lành, cũng đừng tế lễ Quỉ, Thần, cầu cúng ma quái.
Vì sao thế? Vì việc giết hại cho đến tế lễ đó, không có một mảy mún chi lợi ích cho người chết cả, chỉ có kết thêm tội duyên của người đó làm cho càng thêm sâu nặng hơn thôi”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 106).
Vì, Ngài Địa Tạng giải thích như sau:
“Hàng thân thuộc nỡ nào lại làm cho tội nghiệp của người ấy nặng thêm!
Cũng ví như, có người từ xứ xa đến, tuyệt lương thực đã ba ngày, đồ vật của người đó mang vác nặng hơn trăm cân, bỗng gặp kẻ lân cận lại gởi một ít đồ vật nữa, vì vậy mà người xứ xa đó càng phải khốn khổ nặng nề thêm”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 107).
Theo như vậy, “Thế giới cõi âm” chỉ là thời gian kéo dài “Thân trung ấm” của những chúng sinh đã mất đi, do vì sự luyến lưu, yêu mến những gì mình chưa thể xa lìa hay kết tụ những thù hằn, oán ghét mà mình chưa xóa được; hoặc vì “yêu quá cuộc đời, thân xác” này; hay là người thân “van nài, luyến lưu” làm họ chưa muốn ra đi, chưa muốn rời dòng sông đã chơi, để đi tìm một thân xác khác tái sinh. Họ cứ lởn vởn, khi ẩn khi hiện mà người dân gian gọi là “ma”; hay họ phá phách, dữ tợn hơn thì gọi là “quỷ”. Đó là thế giới “ma quỷ” hay là thế giới của “Cõi âm” vậy!
Nguyên Thảo,
7/8/2011.
Đã từ lâu, người ta đã nói nhiều đến một cõi âm; nhưng người thì tin tưởng rằng có thế giới cõi âm, còn những người chẳng hề gặp “ma” bao giờ thì họ cho rằng không có! Chính vì thế mà những người đồng bóng, hay những người làm nghề liên hệ đến cõi âm được xem như là làm nghề “mê tín dị đoan”! Nhưng dù gì trong dân gian vẫn không thể xóa được những điều kỳ lạ mà họ không thể giải thích được. Đó là nguyên nhân cho những tín ngưỡng dân gian được phổ quát cho đến ngày hôm nay:
Một linh hồn bị chết oan hiện về báo mộng cho người nhà để người nhà đi lấy xác về chôn. Một người bị bệnh, tưởng chết đi nhưng khi sống lại lại có khả năng kỳ lạ tiếp xúc với người cõi âm. Hay một người nọ bỗng dưng sau cơn bệnh lại trị bệnh cho người bằng nước lạnh. Đôi khi người chết lại báo mộng cho người nhà mình bị đói rách cần cơm ăn, áo mặc… Những điều kỳ lạ đó đã khiến cho người đời đôi lúc “không tin cũng không được”! Chính chúng là đầu mối của những tín ngưỡng mà dân gian đã duy trì trong thời gian thật là dài mà trong xã hội về sau này thấy có vẻ phản khoa học nên gọi là “mê tín dị đoan”!
Những hiện tượng “siêu hình” đó khiến cho con người ngày xưa không thể giải thích nỗi; cũng như những hiện tượng “mượn xác” lên đồng để trị bệnh hay giúp thân nhân liên hệ đến người đã khuất; Và những “bà cô”, “ông cậu” nhập thể vào thân xác người khác tự xưng là người này hay người nọ để “độ đời, cứu người”, là những nguyên nhân để đưa đến “tín ngưỡng dân gian”. Và với tín ngưỡng dân gian này đã đưa con người tin tưởng vào những vị “siêu nhiên” nào đó, hay những vị thần như thần sông, thần núi… và xa hơn nữa là đến ông thần độc quyền mà tượng trưng là “mặt trời” như: Thượng Đế, Ông Trời, hay Đức Chúa Trời chẳng hạn! Hay nói một cách khác, chính những hiện tượng đó bắt đầu cho một số tôn giáo được thành hình!
Nhưng nếu khi chúng ta cho rằng: Đấng nào đó toàn thiện, toàn năng… mà Đấng ấy đã tạo ra sóng thần, động đất, thiên tai, dịch bệnh, hồng thủy, bão lụt… để sát hại sinh linh; thì hóa ra Đấng ấy lại cũng là một Đấng tàn ác vô tiền khoáng hậu, chứ không là thiện như những người thừa hành hay giáo hội đã tuyên xưng; những điều thuyết giảng đó chỉ là ma mị để lừa đảo người khác, tín đồ!
Đạo Phật thì không như vậy! Đạo Phật không là đạo “mê tín dị đoan” như người ta lầm tưởng; nhưng nó có thể giải thích thỏa đáng được những thắc mắc về siêu hình mà trong dân gian đã gặp phải. Đối với những tôn giáo khác không có luận cứ nào để giải thích được, vì nếu một Đấng Tạo Hóa tạo ra loài người, cho họ sống trong một đời và họ lại sống, hành động theo ý muốn của Đấng đó thì thật là khó giải thích khi con người trở nên ác, và Đấng Tối Cao ấy trở nên là Đấng có tàn ác lẫn thiện lành… Nếu một tôn giáo không mang “được” tính chất Chân, Thiện, Mỹ thì tôn giáo ấy đã chẳng phải là Tôn giáo nữa; mà chỉ là một tổ chức, một giáo hội lừa phĩnh, lợi dụng tôn giáo để thực hiện một âm mưu hay ý đồ nào đó của con người, dù nó được mang tính chất địa phương hay trên toàn thế giới!
Nếu chúng ta lấy giáo lý để suy niệm về “thế giới cõi âm” thì có lẽ không mấy tôn giáo trên thế gian này có thể giải thích nỗi, ngoại trừ chỉ có Đạo Phật mà thôi!
Theo như chúng ta đã biết, sau khi chứng đạo, Đức Phật đã dùng đến Phật nhãn để nhìn trong vũ trụ, nhận thức và thuyết giảng về những thế giới, cõi Phật khác cũng như kể lại những câu chuyện trong thời quá khứ, hiện tại hay vị lai như trong Kinh điển đã ghi.
Đức Phật đã cho biết trong Luân hồi có nhiều chúng sinh “vô sắc giới” ở cõi Trời, cõi A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỷ. Tức là cõi “vô hình” có nhiều chúng sinh hơn cõi “hữu hình” như người và súc sinh. Vậy thì chúng sinh nào trong “thế giới cõi âm”?
Có lẽ, chúng ta nên phân biệt thế giới thần quyền của những chúng sinh trong cõi trời và đôi khi từ thế giới A-tu-la nữa. Đó là những vị “nhập xác” vào chúng sinh nào đó để thực hiện mục đích cứu người, độ đời mà những “xác” đó đã thực hiện với những việc làm cao quý, từ tâm và thiện lành, không tư lợi vì những ước nguyện, hay hạnh nguyện của chúng sinh “mượn xác” đó đã phát nguyện như vậy.
Còn những chúng sinh trong cõi địa ngục, ngạ quỷ thì họ đang chịu những hình phạt triền miên do họ “chiêu cảm”, vì những hành động họ đã làm trong những kiếp trước thì họ không thể thoát ra được để mà họ có mặt trong cõi âm, như trong Kinh Địa Tạng có ghi:
“Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói với Ngài Phổ Hiền Bồ Tát rằng: “Thưa Nhơn Giả! Đó đều là do chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề làm những điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế.
Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu-Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh.
Vì thế chúng sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo dầu đến mảy mún đều phải chịu lấy” (Kinh Địa Tạng, HT Thích-Trí-Tịnh dịch, Chùa Pháp Bảo- Sydney ấn tống 1994, trang 80-81).
Hay:
“Nhơn giả! Những quả báo như thế trong mỗi mỗi ngục có trăm nghìn thứ khí cụ để hành hình, đều là bằng đồng, bằng sắt, bằng đá, bằng lửa. Bốn loại khí cụ nầy do các hạnh nghiệp quấy ác của chúng sanh mà cảm vời ra” (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 83).
Như vậy, những chúng sinh trong “thế giới cõi âm” từ đâu mà có? Họ có những lúc hiện ra để làm cho người khác phải sợ; hoặc bắt người sống phải làm theo ý mình, nếu không thì hành hạ người đó trong một tinh thần ích kỷ, phá phách… Họ là những ai?
Chúng ta hay nghe người nhân gian phân biệt “cõi âm” và “cõi dương”. Cõi dương hay là dương thế là cõi của con người đang sống, cõi ban ngày ; và “cõi âm” là cõi của người chết hay cõi lạnh lẽo, ban đêm mà người đã chết thường hay xuất hiện ra với hình dáng ảo ảo, hư hư. Thông thường, những chúng sinh bị chết thình lình, những người lính chiến chết trên trận mạc, chết sông nước, tai nạn trên đường sá, hay oan ức, bị hại… người ta mệnh danh là những “cô hồn, các đảng” và người ta cũng tin tưởng những “oan hồn” của người ấy chưa được siêu thoát nên vẫn lẩn quẩn trong thế gian, vương vấn cõi hồng trần. Đôi lúc họ lại hiện ra để làm cho người sống phải sợ sệt; và có những lúc nhu cầu phụng dưỡng, thiếu đói nên họ cần thiết nhu cầu đòi hỏi qua những đồng, bóng để rồi trong thế gian có những “thầy cúng” cùng với vàng mã; vàng mã cũng theo thời đại mà tăng tiến từ nhà tô, đến nhà lầu, xe hơi, điện thoại, máy bay cùng giấy tiền vàng bạc, quần áo giấy… để đốt, mong cho người chết nhận được mà không phải thiếu thốn, lạnh lẽo trong thế giới của người cõi âm. Từ những tín ngưỡng nhân gian này mà trước kia người đời đã phân tu sĩ Phật giáo thành: Thầy tụng (thầy cúng) và thầy chùa. Ngày nay, với tinh thần và đường lối tu được hiểu rõ hơn, cũng như trình độ tăng sĩ được nâng cao; cho nên chuyện tu hành, làm Phật sự và cầu cho vong linh người chết được siêu thoát đã làm thay đổi khá nhiều quan niệm của người thế gian đối với Đạo Phật ở nước ta.
Và trong sự giao tiếp với người “cõi âm” của các nhà ngoại cảm có đề cập đến những vị đã chết lâu đời, nhưng vong linh vẫn chưa siêu thoát; cho nên nhà ngoại cảm hãy còn tiếp xúc được. Vậy thì, tại sao?
Trên nguyên tắc, sau 49 ngày vong linh người chết đi tìm một thân xác mới thành hình để chuyển sang một kiếp khác, tiếp nối những “quả” mà mình đã gây “nhân” ở kiếp vừa rồi hay “nhân” còn lại của những kiếp xa xưa. Trong thời gian đó, vong linh được gọi là “thân trung ấm”, tức là “thần thức” của xác trước đã mất và đang đợi chờ thân xác mới để “nhập thai” bắt đầu cho một kiếp sau. Nguyên tắc thì như thế! Nhưng trong Đạo Phật có đề cập đến “Cận Tử Nghiệp” và “Nguyện lực”. Hai vấn đề này rất quan trọng đối với một con người trước và khi lâm chung. Giả sử trước khi chết người ta còn nghĩ đến con cái còn nhỏ “cần” được săn sóc, và trong khi chết họ nghĩ họ “phải” săn sóc cho con; và “nguyện lực” bám theo con. Chính nguyện lực ấy mà họ không nỡ rời xa, và “thần thức” hay “thân trung ấm” của họ không đành đi, để rồi họ lẩn quẩn không biết đến bao giờ. Khi nào họ xong để ra đi? Cho nên có thể cả trăm năm sau của thế gian, họ vẫn còn có thể nhận ra con cháu qua những nhà ngoại cảm, ông đồng hay bà bóng!
Cho nên, Đức Phật đã giảng giải: “Trong vô lượng kiếp, chúng sinh đã từng là thân thuộc, cha mẹ lẫn nhau” nên sự luyến lưu, ân nghĩa, ganh ghét hay hận thù chỉ là kết nặng giây oan trái, gắn bó khiến cho người chết không nỡ phải ra đi; điều ấy chỉ làm cho người chết càng kéo dài thêm thời gian luân hồi của chính mình. Trong Đạo Phật không đề cập đến phải khóc lóc than van vì sinh, tử là vấn đề tự nhiên của con người. Khóc lóc, kể lễ thảm thiết, làm ra vẻ ưu sầu là theo tập tục báo hiếu của con cái đối với cha mẹ trong Đạo Khổng (Nho giáo), chứ trong Đạo Phật thì:
“Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong bốn mươi chín ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 111).
Và:
“Hàng thân quyến của người lâm chung đó, nên phải sắm sửa làm sự cúng dường lớn, tụng đọc Tôn kinh, niệm danh hiệu của Phật và Bồ Tát, tu tạo nhân duyên phúc lành như thế, có thể cho người chết thoát khỏi chốn ác đạo, các thứ ma, quỉ, ác thần thảy đều phải lui tan cả hết”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 127-128).
Hay:
“Như có người nào sắp mạng chung, hàng thân quyến trong nhà nhẫn đến một người vì người bịnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một Đức Phật, thời người chết đó, trừ năm tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch cả.
Năm tội lớn vô gián kia dầu rất nặng nề đáng lẽ trải qua ức kiếp hẳn không ra khỏi đặng quả khổ, nhưng bỡi lúc lâm chung, nhờ người khác vì đó mà xưng niệm danh hiệu của Phật cho nên những tội nặng đó cũng lần lần tiêu sạch.
Huống là chúng sanh tự mình xưng danh hiệu của chư Phật, người nầy đặng vô lượng phước lành, trừ diệt vô lượng khổ”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 137-138).
Và Ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng bạch cùng Đức Phật rằng:
“Vì lẽ trên đó nên nay con đối trước Đức Phật Thế Tôn cùng với hàng Trời, Rồng, tám bộ chúng, người với phi nhơn vv… mà có lời khuyên bảo những chúng sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề, ngày lâm chung, kẻ thân thuộc phải cẩn thận chớ có giết hại và chớ gây tạo nghiệp duyên chẳng lành, cũng đừng tế lễ Quỉ, Thần, cầu cúng ma quái.
Vì sao thế? Vì việc giết hại cho đến tế lễ đó, không có một mảy mún chi lợi ích cho người chết cả, chỉ có kết thêm tội duyên của người đó làm cho càng thêm sâu nặng hơn thôi”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 106).
Vì, Ngài Địa Tạng giải thích như sau:
“Hàng thân thuộc nỡ nào lại làm cho tội nghiệp của người ấy nặng thêm!
Cũng ví như, có người từ xứ xa đến, tuyệt lương thực đã ba ngày, đồ vật của người đó mang vác nặng hơn trăm cân, bỗng gặp kẻ lân cận lại gởi một ít đồ vật nữa, vì vậy mà người xứ xa đó càng phải khốn khổ nặng nề thêm”. (Kinh Địa Tạng đã dẫn, trang 107).
Theo như vậy, “Thế giới cõi âm” chỉ là thời gian kéo dài “Thân trung ấm” của những chúng sinh đã mất đi, do vì sự luyến lưu, yêu mến những gì mình chưa thể xa lìa hay kết tụ những thù hằn, oán ghét mà mình chưa xóa được; hoặc vì “yêu quá cuộc đời, thân xác” này; hay là người thân “van nài, luyến lưu” làm họ chưa muốn ra đi, chưa muốn rời dòng sông đã chơi, để đi tìm một thân xác khác tái sinh. Họ cứ lởn vởn, khi ẩn khi hiện mà người dân gian gọi là “ma”; hay họ phá phách, dữ tợn hơn thì gọi là “quỷ”. Đó là thế giới “ma quỷ” hay là thế giới của “Cõi âm” vậy!
Nguyên Thảo,
7/8/2011.
Subscribe to:
Posts (Atom)