Nói
đến Triều Đại là nói đến thời gian sau của loài người chứ không thể nói đến thời
sơ khai được. Vì thời sơ khai loài người chỉ sống với nhau như bầy đàn, đến thời
kỳ có tranh giành với các nhóm khác thì trở nên có người lãnh đạo để tiến đến
thời bộ lạc với tù trưởng hay trưởng bộ tộc. Nhưng mãi đến khi phát triển lớn hơn
nữa thì chế độ phong kiến được thành hình, để người lãnh đạo cao nhất trở thành
ông Vua, và các vị lãnh đạo thấp hơn là quan hay tướng được phân bổ ở các vùng
khác nhau, hỗ trợ để cai trị, chăn dắt người dân cho ông vua. Vua được “Cha
truyền con nối”. Từ đó chế độ phong kiến mới có triều đình, quan quân, có lãnh
thổ rộng lớn được gọi là đất nước hay lãnh địa của đế quốc. Sự cai trị của người
Vua sáng lập đầu tiên cho đến vị vua cuối cùng được gọi là “Triều Đại”, như
trong lịch sử ta có Triều Đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Nguyễn… chẳng hạn.
Những
vị vua của các Triều Đại đều là những con người cho nên họ cũng đều có lòng ham
muốn, tham lam ích kỷ, giận dữ, si mê như bao con người khác, cho nên triều đại
của họ cũng biến chuyển theo từng thời kỳ. Nếu những ông Vua bao dung, biết lo
cho dân, đem tài trí vận dụng phương cách để làm cho kinh tế của đất nước giàu
lên thì người dân đỡ khốn khổ. Còn trái lại với những ông Vua ích kỷ chỉ biết
lo hưởng thụ, vui chơi, trác táng, rượu chè, tìm cách lấy tiền của người dân
chi phí vào cách sống của mình thì dân chúng lao đao, nghèo khó, đất nước suy tàn,
dân chúng sẽ khốn khổ, lầm than! Do đó người ta chỉ cần nhìn vào đời sống của
người dân là có thể đánh giá vào cách lãnh đạo của ông vua hay triều đại ấy đã
lãnh đạo như thế nào! Nếu đời sống của người dân được sung túc, giàu có, cuộc sống
được an bình thì xã hội cũng yên ổn nên người ta gọi đó là “Thời kỳ thái bình
thịnh trị”. Ngược lại dưới triều đại ông vua hoang dâm vô độ, tàn ác bất tài thì
đời sống dân chúng sẽ bị thuế khóa do triều đại đặt lên nhiều để bù đắp vào ngân
quỹ bị thâm hụt (sưu cao, thuế nặng), xã hội bất ổn, đầy dẫy nạn trộm cắp, cướp
giựt, dân chúng nghèo đói, làm ăn khó khăn, làm kiếm tiền không phải là dễ!
Thế
cho nên ngày xưa người ta rất coi trọng về phong cách các ông vua để định được
cái vị thế của triều đại trong một thời kỳ nào đó. Nhưng thông thường những ông
Vua thời kỳ đầu của triều đại thường là những ông Vua có tài đức hay chăm lo
cho đất nước, người dân nên các thời kỳ ấy là “Thời kỳ hưng thịnh”. Còn các ông
vua trong thời kỳ cuối là những ông vua kém tài đức, lo ăn chơi hưởng thụ, chẳng
để ý đến dân chúng lầm than, nên xã hội bị rối loạn, giặc giã khiến các phong
trào chống đối nổi lên khắp nơi nhằm lật đổ chế độ để lập nên một triều đại khác.
Đó là cái hành động mà người ta gọi là “Cách mạng”. Có người lại giải thích rõ
hơn: “Cách mạng là một cuộc thay cũ đổi mới, mà cái mới tốt đẹp hơn cái cũ”. Cái
định nghĩa đó ngày nay có người nghi ngờ bằng hai chữ: “Chưa chắc”! Thời kỳ cuối
của một triều đại thường là “Thời Kỳ suy vong” để một triều đại khác lên thay
thế!
Một
triều đại mới được phát xuất từ một người hay một nhóm ưu tú trong người dân
thuộc thời kỳ suy vong của chế độ trước, do hoàn cảnh nổi lên để làm một cuộc cách
mạng dựa vào sức mạnh, hỗ trợ của đa số dân chúng. Cuộc cách mạng thành công thì
họ trở thành những kẻ lãnh đạo của quốc gia với một triều đại khác.
Như
vậy lúc nào chúng ta cũng đều thấy lực lượng người dân mới là yếu tố chính yếu
cho những cuộc cách mạng. Thế nhưng, nhìn vào lịch sử từ trước cho đến nay ta mới
thấy những kẻ cầm quyền từ những ông Vua cho đến những Đảng phái cầm quyền chỉ
lo đến quyền lợi của chính họ chứ chẳng có bao nhiêu người “để tâm” đến đời sống
của dân chúng. Họ chỉ mượn danh nghĩa “dân chúng” để thực hiện những dã tâm và
bảo vệ “quyền lãnh đạo” của họ! Đối với những chế độ độc tài lại càng đi xa hơn
nữa bằng dùng những lực lượng mạnh bạo để “đàn áp, trấn áp” dân chúng, hoặc những
nhóm phản kháng chẳng một chút thương tâm!
Ngày
nay, trên sự tiến triển của con người, xã hội, người dân đủ trình độ để nhận ra
những sự tốt xấu từng tổ chức xã hội cũng như nền dân chủ trên thế giới như thế
nào; nhưng người dân không thể có phản ứng nào tốt hơn đối với những thành phần
lãnh đạo vì người dân không có quyền lực; và vì người lãnh đạo đã củng cố quyền
lực, sự tồn vong của chế độ của mình với bất cứ giá nào qua những kinh nghiệm của
lịch sử và các chế độ trước. Chính vì thế mà ngày nay quan niệm “Cách mạng là
thay cũ đổi mới, cái mới tốt đẹp hơn cái cũ” được thay bằng câu khác: “Cách mạng
là thay sự bốc lột, đàn áp cũ bằng sự bốc lột, đàn áp mới, nhưng chưa biết cái
nào tốt hơn cái nào”? Một ý tưởng đáng tức cười! Nhưng dù gì nó cũng là một phản
ánh của xã hội, của người dân cũng như cái ý “kẻ trước đã bốc và lột sẵn, thì bây
giờ mình chỉ cần “bốc lủm” mà thôi, không cần phải lột nữa”, quả là cái “tế nhị”
của người đời! Ôi! Đó là một lẽ thường tình của thế giới con người!
Đồ
Ngông,
19/07/2019.
No comments:
Post a Comment