Đồ tôi không hiểu tại sao Đồ tôi lại thích câu chuyện kể về ông thợ may khéo trong sách tập đọc mà Đồ tôi đã học lúc còn nhỏ. Đồ tôi còn nhớ câu chuyện ấy như sau:
Có một người thợ may kia nổi tiếng là thợ may khéo. Một hôm ông được vị quan gọi đến để đặt may một áo dài. Khi đo kích thước thì ông thợ may mới hỏi vị quan:
-Bẩm quan, quan làm quan được bao lâu?
Vị quan ngạc nhiên:
-Việc làm quan của ta có ăn nhập gì đến chuyện may áo quần của nhà ngươi đâu mà nhà ngươi hỏi?
Người thợ may trả lời:
-Bẩm quan, thưa có chứ! Bởi vậy con mới hỏi đến quan. Nếu không con đâu dám hỏi quan!
Ông quan lại ngạc nhiên hơn:
-Nhà ngươi nói cho ta nghe coi nào!
Người thợ may nói:
-Bẩm quan, con trình bày xin quan đừng giận.
-Được ngươi cứ nói ta nghe xem sao.
-Thưa quan, con dám mạo muội hỏi quan là vì: Nếu quan mới làm quan thì tính khí của quan còn đang hăng hái, nên khi quan đi đứng thì người của quan sẽ ưỡn ngực lên, cho nên vạt áo phía trước phải dài hơn vạt phía sau; còn khi quan làm quan đến nửa chừng thì người của quan khoan thai, tính khí điềm đạm đi đứng ngay thẳng nên vạt trước, vạt sau áo dài phải bằng nhau; và khi quan làm quan đã lâu năm, quan trở nên mệt mỏi, quan đi lưng hơi còng về phía trước như vậy vạt sau phải dài hơn vạt trước.
Vị quan nghe phải, nên gật đầu.
Thú thật, khi học bài ấy Đồ tôi chưa hiểu gì nhiều, mặc dù Thầy cô giáo có giảng. Lúc ấy, nghe để mà nghe chứ hiểu cặn kẽ thì không, nhất là vào thời Đồ tôi đi học "các quan" không có mặc áo dài đi làm việc, mà họ lại mặc "âu phục". Càng về sau Đồ tôi mới thấm thía khi nhớ lại câu chuyện đó, nhưng không phải là chuyện thợ may khéo may áo dài mà lại là câu chuyện của người làm quan. Vì thế, Đồ tôi mới hiểu được tại sao những đứa bạn than phiền người quen nầy, người quen kia mới ra làm chức nầy, chức kia mặt mày "giác hấc", "tỏ vẻ ta đây". Đồ tôi chỉ mĩm miệng cười, nói bâng quơ: "Hãy thông cảm cho người ta, vì người ta mới làm quan!". Tụi nó không hiểu, tụi nó lại còn chửi Đồ tôi. Đồ tôi buộc lòng phải kể chuyện "người thợ may khéo" cho tụi nó nghe. Tụi nó thấm ý cười như "nắc nẽ".
Làm quan là mơ ước của những người dân trong nước Việt tự thời xa xưa. Làm quan để được ngồi ở "chiếu trên" trong các ngày Hội đình làng, ngày Lễ lộc, được hưởng lương bộc, ơn mưa móc Vua ban cho; được mọi người nễ trọng; được tỏ tài "kinh bang tế thế" của một "kẻ sĩ" làm ích nước lợi dân; được tiếp xúc với những "quan to mặt bự"; được đọc "đít cua" trong những ngày lễ trước hàng trăm, hàng ngàn người, chẳng là hãnh diện lắm sao? Làm quan để "cả họ được nhờ", người xưa đã chẳng bảo "Một người làm quan cả họ được nhờ" đấy ư? Làm quan để "vinh thân phì da". Điều ấy ta đã thấy nhan nhãn qua khắp các thời kỳ, theo chiều dài của lịch sử. Thế cho nên, người ta ráng "dồi mài kinh sử", "ánh trăng giãi chiếu hai hàng, bên anh đọc sách bên nàng quay tơ"; hoặc "quanh năm buôn bán mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng" chỉ để mong chồng thi đỗ, ra làm quan; để được ngày "Vinh quy, bái tổ", "ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau". Và cũng chính vì chức quan, người ta đã không ngại ngần, tốn kém để mua một vài chức bằng số tiền khá lớn; chạy chọt, hối lộ, lo lót tìm đủ mọi cách để tiến thân bằng chức quan. Từ đó đã sản sinh ra các tệ nạn tham nhũng, hối lộ, đòi tiền hối lộ...Chỉ khổ cho "lũ dân đen", phải đóng thuế cho họ ăn, mà phải bỏ tiền ra lo lót, hối lộ khi cần đến họ. Ôi! khí khái của kẻ sĩ "lo trước cái lo của thiên hạ, sướng sau cái sướng của thiên hạ" đã theo ông Khổng Tử mà đi vào lòng đất tự lâu rồi!
Đất nước nào cũng cần đến những "ông quan": Ông quan hành chánh và ông quan quân sự. Ông quan quân sự để "điều binh khiển tướng", được "tiền hô hậu ủng" để làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho dân chúng trong thời bình; và bảo vệ đất nước, chống kẻ thù xâm lăng trong thời gian chiến tranh. Còn ông quan hành chánh để thi hành những kế hoạch, thực thi các phương hướng làm ích nước lợi dân, bảo vệ luật pháp nhằm đem lại ấm no, hạnh phúc cho dân chúng. Do vậy ông quan hành chánh cần có trình độ học vấn nhiều hơn ông quan quân sự. Thông thường người ta gọi các vị quan nầy là quan văn và quan võ. Lý tưởng kinh bang tế thế của các chức quan là như thế đó. Nhưng trong thực tế thì ít được tốt đẹp như vậy. Con người ai cũng có những tánh xấu và lòng tham, là các "Ái, Dục" theo như nhà Phật phân tích. Chính vì người ta muốn có nhiều tiền, được hưởng thụ với mọi tiện nghi trong cuộc sống, được "mũ cao, áo rộng", "thanh nhàn, thảnh thơi", cung phụng đầy đủ nên quan nào mà "thanh liêm" quả là hiếm có trong cuộc đời. Không ít thì nhiều các ông quan cũng "chấm mút", "liếm láp" hoặc là những "con hạm" lừng danh mà dân chúng lầm than, ta thán!
Nếu trong lịch sử có những ông quan võ tân tụy ngoài chiến trường để bảo vệ Tổ quốc, thì cũng có những ông quan hèn nhát, phản quốc. Trong quan văn rơi rớt vài ông nối giáo cho giặc hoặc làm gián điệp, "bán nước cầu vinh"...Chung qui đều là do tâm tính, hoặc lòng ham muốn của con người.
Sự cám dỗ cũng là một yếu tố lớn đối với những ông quan. Người ta nói "mở treo trước miệng mèo", "chuột sa hủ nếp" hay tiếng trong dân gian nói tục hơn là "chó lọt cầu tiêu" "tha hồ ăn ngập mặt". Mấy ai đã chắc gì "không ăn" trong hoàn cảnh ấy.
Làm quan theo lý tưởng quả thật là rất khó, Đồ tôi đã nhiều lần ngẫm nghĩ theo cái "ngông" của mình, nhưng không bao giờ có thể giải quyết được. Đành chịu thua Ngài Khổng Tử. Bởi vậy, Ngài Khổng Tử bảo "hậu sanh khả úy" thì đã sai tự lâu rồi! Ngài vẫn là Thánh Nhân!
Thật vậy, có những kẻ "thân" chưa ra gì đã đòi nhảy ra "trị quốc". "Gia đình chưa an" đã muốn "bình thiên hạ". Đúng là thời "đại loạn" rồi Ngài Khổng Tử ơi!
Những ông quan của xứ văn minh không oai bằng các quan của xứ nghèo đói, vì các vị quan trên xứ văn minh luôn bị dân chúng theo dõi, phê phán, kể cả báo chí nữa. Lật bật bị dân chúng cho rơi đài và đưa người khác lên thay thế. Còn xứ nghèo đói chậm tiến thì "lật hắn xuống" thì ai sẽ làm. Thật là vấn đề nan giải! Chính vì vậy mà các vị quan có thể tha hồ thao túng. Diệt tham nhũng thì ai sẽ thay thế những chỗ trống đó để điều hành guồng máy quốc gia trong khi người có trình độ làm việc chẳng có bao nhiêu. Họ tham nhũng, họ hối lộ càng ngày càng trắng trợn. Tiền bạc chạy vào tài sản, của cải của họ, đôi khi chạy vào các ngân hàng ngoại quốc hoặc núp dưới tên một người nào đó. Tiền bạc của ngân sách quốc gia từ đâu ra? Có phải từ dân chúng đóng góp, từ các khoảng thuế, từ những tài sản của đất nước được bán đi như than, vàng, dầu chẳng hạn, nói chung là những tài nguyên. Những ông quan ấy "tham chính" không phải vì lợi cho đất nước mà chính là làm cho đất nước càng ngày càng tiêu tan. Bọn con buôn nhiều lúc bỏ tiền ra "mua đứt" những ông quan để chúng thao túng thị trường buôn bán, tha hồ nâng giá cả lên cao, vơ vét tiền của dân chúng vào cái "hầu bao" to lớn của chúng. Bọn buôn lậu, bọn tác hại xã hội cũng không ngại ngần tung tiền khuynh đảo các quan để công việc "làm ăn" của chúng hanh thông, không hề bị cản trở. kể cả những đám "gián điệp" ngoại quốc cũng "lo" cho các quan để làm băng hoại đất nước với những âm mưu nào đó như thôn tính đất nước chẳng hạn, hay làm cho một đất nước suy yếu để phải luôn lệ thuộc vào đất nước của họ.
Ôi! Chức quan thật là quan trọng đối với vận mệnh đất nước, hoặc của một sắc tộc. Nhưng quan có tốt hay không là một chuyện khác. Tốt, xấu trăm sự cũng nhờ ở nơi quan. Nếu gặp phải "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" thì dân chúng cũng đành chịu thôi! Thấp cổ, bé miệng làm sao kêu thấu đến Trời...!
Đồ Ngông,
22-05-03.
Saturday, September 11, 2010
Thơ Nguyên Thảo:
*Mẹ Già.
Mẹ già như giọt sương mai,
Lung linh ngọn cỏ, đợi chờ nắng lên.
Bao năm khuya sớm lưng còng,
Đôi vai trĩu nặng, lại vòng đôi chân.
Vì con mẹ phải hao mòn,
Tâm tư héo hắt, lòng son dật dờ.
Mẹ già mắt hóa ra mờ,
Đôi môi run rẩy, ước mơ chẳng tròn,
Dù trăm năm nữa sống còn,
Mẹ luôn nhắc nhỡ bầy con: "Nên người!".
Nguyên-Thảo,
09-04-03.
* Hoài Niệm.
Từ trang giấy ta đi vào mộng,
Thuở ngày thơ
khung cảnh của trường xưa
Nào thầy, nào bạn, trường lớp cũ
Ta ghi lên ký ức, tự bao giờ.
Thời gian dài,
Trên tóc trắng phôi pha
Với những chiều tà nơi xứ xa
Việc đời, việc sống luôn chồng chất
Trầm ngâm, ta là kẻ xa nhà!
Cứ chọn quê người làm quê ta
Không gian nào,
Chẳng của kẻ không nhà
Chỉ thương ta: Là người có nước
Mà đành: "Thiếu hẳn một quê cha"!
Nguyên Thảo,
12-10-03.
* Ngậm Ngùi.
Ta đây, người đó đối đầu
Trường xưa, bạn cũ phương trời cách xa!
Trông người lại ngẫm đến ta
Đi vào mơ tưởng, lại ra mê lầm.
Cơn đau dừng lại giữa sầu,
Nghe trong ý niệm: bồi hồi, xôn xao
Ngoài trời thoáng chốc mưa mau!
Nguyên Thảo,
12-10-03.
* Tháng Mười Mù Sương.
Tặng cho vợ nhân ngày Valentine
(Kỷ niệm trường Sư Phạm Long An)
Tháng mười trời đầy sương
Lúa trên đồng nở rộ,
Đường bờ trơn ươn ướt
Em lê bước đến trường.
Đã mấy lần em nhỉ?
Ta yêu mấy độ sương
Mù sương trên ruộng lúa
Giăng mắc lẫn trong lòng.
Mỗi mùa sương cách nhau
Là mỗi lần thêm nhớ!
Đất trời nuôi hạt thóc
Tình của ta lớn hơn.
Ta hát một bài ca,
Tặng nhau vào một thuở
Một buổi sáng đến trường
Giữa tháng mười mù sương!
"Thương em áo mỏng thân gầy,
Bàn tay nghiêng nón, tóc dài thấm sương.
Bước đi bên dãy phố phường,
Lòng anh xao xuyến, cánh đồng em qua".
Nguyên Thảo,
04-02-04.
Mẹ già như giọt sương mai,
Lung linh ngọn cỏ, đợi chờ nắng lên.
Bao năm khuya sớm lưng còng,
Đôi vai trĩu nặng, lại vòng đôi chân.
Vì con mẹ phải hao mòn,
Tâm tư héo hắt, lòng son dật dờ.
Mẹ già mắt hóa ra mờ,
Đôi môi run rẩy, ước mơ chẳng tròn,
Dù trăm năm nữa sống còn,
Mẹ luôn nhắc nhỡ bầy con: "Nên người!".
Nguyên-Thảo,
09-04-03.
* Hoài Niệm.
Từ trang giấy ta đi vào mộng,
Thuở ngày thơ
khung cảnh của trường xưa
Nào thầy, nào bạn, trường lớp cũ
Ta ghi lên ký ức, tự bao giờ.
Thời gian dài,
Trên tóc trắng phôi pha
Với những chiều tà nơi xứ xa
Việc đời, việc sống luôn chồng chất
Trầm ngâm, ta là kẻ xa nhà!
Cứ chọn quê người làm quê ta
Không gian nào,
Chẳng của kẻ không nhà
Chỉ thương ta: Là người có nước
Mà đành: "Thiếu hẳn một quê cha"!
Nguyên Thảo,
12-10-03.
* Ngậm Ngùi.
Ta đây, người đó đối đầu
Trường xưa, bạn cũ phương trời cách xa!
Trông người lại ngẫm đến ta
Đi vào mơ tưởng, lại ra mê lầm.
Cơn đau dừng lại giữa sầu,
Nghe trong ý niệm: bồi hồi, xôn xao
Ngoài trời thoáng chốc mưa mau!
Nguyên Thảo,
12-10-03.
* Tháng Mười Mù Sương.
Tặng cho vợ nhân ngày Valentine
(Kỷ niệm trường Sư Phạm Long An)
Tháng mười trời đầy sương
Lúa trên đồng nở rộ,
Đường bờ trơn ươn ướt
Em lê bước đến trường.
Đã mấy lần em nhỉ?
Ta yêu mấy độ sương
Mù sương trên ruộng lúa
Giăng mắc lẫn trong lòng.
Mỗi mùa sương cách nhau
Là mỗi lần thêm nhớ!
Đất trời nuôi hạt thóc
Tình của ta lớn hơn.
Ta hát một bài ca,
Tặng nhau vào một thuở
Một buổi sáng đến trường
Giữa tháng mười mù sương!
"Thương em áo mỏng thân gầy,
Bàn tay nghiêng nón, tóc dài thấm sương.
Bước đi bên dãy phố phường,
Lòng anh xao xuyến, cánh đồng em qua".
Nguyên Thảo,
04-02-04.
Thơ Đó, Thơ Đây!
*Trễ Một Chuyến Bay! (Huế)
Đã lỡ duyên rồi một chuyến bay!
Vòng đi ta phải ở thêm ngày
Đợi chờ chuyến khác chiều hôm ấy
Về đến Hà Thành phải tối nay!
*Sông Hương, Núi Ngự. (Huế)
Sông Hương nước chảy lửng lờ
Ngó lên núi “Ngự” xem vua đang ngồi!
Nhìn ra thiên hạ khắp nơi
“Bình” an hết cả, vua cười hân hoan!
*Chùa Thiên Mụ. (Huế)
Bà Trời (Thiên Mụ) ngồi ở trên đồi
Bên cây phượng vĩ mà trông chiếc đò
Có cô hò Huế nhỏ to
Gởi bay theo gió chẳng lo sự đời
Chuông chùa buông tiếng thảnh thơi
Gọi chiều đã xuống, lòng vương nơi nào!
*Cầu Tràng Tiền. (Huế)
Chiếc cầu vắt vẻo Sông Hương
Đưa em qua bến qua bờ sang sông
Sáu vồng như những ước mong,
Anh thương, anh đợi, anh trông, anh chờ!
Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ
Bay bay áo trắng, tóc thề bỏ vai
Dáng ai... như một ngày dài!
*Cồn Hến! (Huế)
Hến đâu mà đã thành cồn
Hến đâu mà lấy với cơm cho vừa
Hến còn hay hết đã chưa,
Đợi chờ hến lớn, hến về với cơm!
*Chợ Đông Ba. (Huế)
Tới chợ “Đông”, “Ba” ngồi ba ngủ
Người đông vui cái gì cũng đủ
Chỉ còn chờ má đến rồi đi
Ba chờ má coi buồn ủ rủ!
*Đường Không Đi! (Huế)
Đường ra phi trường sao không đi?
Mà đến nơi nầy lại để chi
Có phải say mê rồi lạc lối
Trở về mất buổi, lở lần đi!
Đồ Ngông,
01/07/10.
Đã lỡ duyên rồi một chuyến bay!
Vòng đi ta phải ở thêm ngày
Đợi chờ chuyến khác chiều hôm ấy
Về đến Hà Thành phải tối nay!
*Sông Hương, Núi Ngự. (Huế)
Sông Hương nước chảy lửng lờ
Ngó lên núi “Ngự” xem vua đang ngồi!
Nhìn ra thiên hạ khắp nơi
“Bình” an hết cả, vua cười hân hoan!
*Chùa Thiên Mụ. (Huế)
Bà Trời (Thiên Mụ) ngồi ở trên đồi
Bên cây phượng vĩ mà trông chiếc đò
Có cô hò Huế nhỏ to
Gởi bay theo gió chẳng lo sự đời
Chuông chùa buông tiếng thảnh thơi
Gọi chiều đã xuống, lòng vương nơi nào!
*Cầu Tràng Tiền. (Huế)
Chiếc cầu vắt vẻo Sông Hương
Đưa em qua bến qua bờ sang sông
Sáu vồng như những ước mong,
Anh thương, anh đợi, anh trông, anh chờ!
Nghiêng nghiêng chiếc nón bài thơ
Bay bay áo trắng, tóc thề bỏ vai
Dáng ai... như một ngày dài!
*Cồn Hến! (Huế)
Hến đâu mà đã thành cồn
Hến đâu mà lấy với cơm cho vừa
Hến còn hay hết đã chưa,
Đợi chờ hến lớn, hến về với cơm!
*Chợ Đông Ba. (Huế)
Tới chợ “Đông”, “Ba” ngồi ba ngủ
Người đông vui cái gì cũng đủ
Chỉ còn chờ má đến rồi đi
Ba chờ má coi buồn ủ rủ!
*Đường Không Đi! (Huế)
Đường ra phi trường sao không đi?
Mà đến nơi nầy lại để chi
Có phải say mê rồi lạc lối
Trở về mất buổi, lở lần đi!
Đồ Ngông,
01/07/10.
Thơ Đồ Ngông (tt)
*Cũng Tại Ông!
Tại ông dân chúng quá lầm than!
Nghèo khó cho nên tệ sẵn sàng
Giàu có thường hay sanh lễ nghĩa
Bần cùng đạo tặc phải cưu mang.
Đừng trách vì sao dân khó sai
Tại ông? Ông có biết đâu ngày
Ông làm gian khó người lì lợm
Đủ cách mà sinh cuộc sống này!
Đồ Ngông,
11/08/10.
* Ông Là Tiến Sĩ?
Ông là Tiến Sĩ
Ông đã làm được gì rồi ông nhỉ?
Ông lấy mảnh bằng
Để dở mặt vênh vang
Đem bằng ra để có chút khoe khoang
Mà thực chất chẳng là gì cả?
Ông là Tiến sĩ
Đất nước nầy còn nhiều lầm than quá nhỉ?
Tài năng chi ông chẳng vực nó lên
Hay đã chăng? Là Tiến sĩ lềnh khênh
Tiến sĩ “dỏm” để khua môi múa mặt!
Tiến sĩ như những bia
Xếp hàng trong Văn Miếu
Đem thực tài để xây dựng non sông
Chứ còn ông
Tiến sĩ “dỏm” cứ tha hồ lất khất
Đất nước này một mai có mất
Cũng do khối người Tiến sĩ “dỏm” như ông!
Đồ Ngông,
12/ 09/10.
*Tội Cho Anh!
(Tặng T/S Ngô Bảo Châu)
Lãnh huy chương
Người cao quý của “Một nhân tài Toán Học”
Thế lại hiện ra
Một bài Toán Học thật là cay!
“Cho nhân loại hay là cho đất nước?”
Cho nhân loại thì ư là dễ
Cho đất nước mình mới thật là “chua”!
Có muốn chăng
Cũng hãy còn nhiều việc:
Quan điểm, Lập trường, Tiện nghi, Tha thiết,…
Có muốn làm
Hoặc đã lại là không?
Một bài toán làm cho bên ngoài lại dễ
Mà quả là
Thật khó ở bên trong
Tội cho anh, nỗi canh cánh bên lòng
Cho đất nước...! Sao lại đành khó quá!
Đồ Ngông,
12/09/10.
Tại ông dân chúng quá lầm than!
Nghèo khó cho nên tệ sẵn sàng
Giàu có thường hay sanh lễ nghĩa
Bần cùng đạo tặc phải cưu mang.
Đừng trách vì sao dân khó sai
Tại ông? Ông có biết đâu ngày
Ông làm gian khó người lì lợm
Đủ cách mà sinh cuộc sống này!
Đồ Ngông,
11/08/10.
* Ông Là Tiến Sĩ?
Ông là Tiến Sĩ
Ông đã làm được gì rồi ông nhỉ?
Ông lấy mảnh bằng
Để dở mặt vênh vang
Đem bằng ra để có chút khoe khoang
Mà thực chất chẳng là gì cả?
Ông là Tiến sĩ
Đất nước nầy còn nhiều lầm than quá nhỉ?
Tài năng chi ông chẳng vực nó lên
Hay đã chăng? Là Tiến sĩ lềnh khênh
Tiến sĩ “dỏm” để khua môi múa mặt!
Tiến sĩ như những bia
Xếp hàng trong Văn Miếu
Đem thực tài để xây dựng non sông
Chứ còn ông
Tiến sĩ “dỏm” cứ tha hồ lất khất
Đất nước này một mai có mất
Cũng do khối người Tiến sĩ “dỏm” như ông!
Đồ Ngông,
12/ 09/10.
*Tội Cho Anh!
(Tặng T/S Ngô Bảo Châu)
Lãnh huy chương
Người cao quý của “Một nhân tài Toán Học”
Thế lại hiện ra
Một bài Toán Học thật là cay!
“Cho nhân loại hay là cho đất nước?”
Cho nhân loại thì ư là dễ
Cho đất nước mình mới thật là “chua”!
Có muốn chăng
Cũng hãy còn nhiều việc:
Quan điểm, Lập trường, Tiện nghi, Tha thiết,…
Có muốn làm
Hoặc đã lại là không?
Một bài toán làm cho bên ngoài lại dễ
Mà quả là
Thật khó ở bên trong
Tội cho anh, nỗi canh cánh bên lòng
Cho đất nước...! Sao lại đành khó quá!
Đồ Ngông,
12/09/10.
Subscribe to:
Posts (Atom)