Saturday, November 29, 2014

*Báo Cáo!


*Tào Lao Thế Sự 2.        (tt)


Xin Quý Vị đng tưng Đồ Ngông tôi đang đề cập đến chuyện một người sắp lên báo cáo với Quý vị về một vấn đề nào đó. Không đâu, Đồ Ngông tôi muốn nói đến một việc thật là hệ trọng hơn cái chuyện của ông tai to mặt bự sắp lên để trình bày một kế hoạch hay một chuyện gì đó với nhiều người thuộc thành phần thính giả được mời tham dự. Đồ Ngông tôi thật là ngông, muốn xen vào cái chuyện gọi là hành chánh: Cấp dưới "báo cáo" những việc, kết quả mình hay nhóm của mình làm được cho cấp trên bằng giấy tờ có chữ ký, con dấu hẳn hoi.

Thông thường trong mọi cấp hành chánh của mọi chính phủ đều có những báo cáo cho cấp trên. Ðơn vị nhỏ báo cáo cho cấp to để xin chỉ thị hay những thành tích đã đt được, nhất là những báo cáo quan trọng là các bản tổng kết cuối năm hay cuối tài khóa. Từ những báo cáo nầy, người ta mới đnh hướng cho kế hoạch tiếp theo, rút các ưu khuyết điểm để thực hiện kế hoạch cho trọn vẹn. Nói thì cho ngon, kể ra thì rất là êm xuôi, mà ngưi đời đã có nhận xét rằng: "Nói thì dễ, chứ làm thì khó", mà quả thật như vậy, cái tâm lý che đậy những gì xấu của mình là một cái tâm lý ngàn đời của con ngưi. Che đậy cái xấu như "mèo giấu cứt" ấy!



Tốt Khoe, Xấu Che!

Tục ngữ, ông bà đã có câu

Mang chi bộ mặt, nét sầu sầu

Đem ra thiên hạ, xem ghê nhỉ

Nét đẹp, sao mà lại đđâu!



Ông tệ, nhưng mà có chịu đâu

Nghênh ngang, nỗi hứng kẻ to đầu

Phen nầy ta quyết cho thiên hạ

Biết được là ta cũng có đầu!



Đồ Ngông, (30/11/2014)



Thế rồi, cái bản báo cáo nó cứ được thổi phồng thêm chút ít là ít nhất, đó là bản báo cáo tương đối trung thực. Ai dại gì nói những điều thất bại, không thành công nhiều vào trong bản báo cáo khiến cho cấp trên buồn buồn nó chửi hay phê bình nặng nề trong các buổi hội nghị thì biết úp mặt vào đâu. O bế thêm chút nữa, thì những thành tích đạt được mình cứ làm cho kêu lên, mình cứ quan trọng hóa cái vai trò giúp đỡ, lãnh đo đng đắn của cấp trên; thì người trên sẽ được nở lỗ mũi mà mình cũng chẳng thiệt hại gì! Nhưng bao giờ cũng vậy, những thằng người biết nịnh cấp trên, tất nó cũng biết đè cấp dưới, thế mà nó được yên thân và thăng cấp mau lẹ, vì nó biết gãi ngứa. Còn những tay không chịu gãi ngứa, cứ tong tỏng thẳng ruột ngựa; chí khí thì có đó nhưng rồi bị gán ghép là ương ngạnh, cứng đầu, không tuân hành lệnh cấp trên, lúc nào cũng tỏ ra chống đối…thế là "mày sẽ biết tay tao!", thế nào cũng bị đè chết bỏ. Trừ khi nó biết xin lỗi và "biết điều": "Em lỡ dại, xin anh chị bỏ qua cho, nhà em cũng có chút đỉnh quà để tặng anh chị xài", rồi từ từ những khó khăn được gỡ và từ đó mình lại được nhập vào băng đảng, và xuôi theo dòng nước.



Xuôi Dòng!

Lội dòng nưc ngược, khó mà lên

Đã mỏi thân con, trí nhủn mềm

Cố lắm, nhưng mà người đã kiệt

Lấy đâu che chở cả bầy con!



Xuôi dòng cho đỡ phải hao hơi

Đỡ cả công lao, đỡ cuộc đời

Mặc kệ cho người, cho Tổ quốc

Đi vào chung cuộc, một trò chơi!



Đồ Ngông, (30/11/2014)



Ôi! Đúng là cuộc đời! Những lời "nghịch nhĩ" thì khó nghe, những điều chân thật thì thường vương tội vạ vì mình không biết cố gắng khắc phục, mình bất tài…cho nên báo cáo trở thành một cái "mốt" đánh bóng, che dấu những gì gọi là yếu kém vừa có thể kiếm thêm được ngân sách, vừa không phải bị chửi, hay bay chức mà lại được lòng của cấp trên! Vui vẻ nhau cả làng! Thế rồi báo cáo trở thành những đòn lừa, từ cấp thấp cho đến những cấp cao. Đến một ngày nào đó, vỡ ra "bình mắm đã thối", sự sụp đỗ của một căn nhà được xây dựng trên thành tích không có thực không thể tránh khỏi, mà ruồi nhặng lại bu đầy!



Đồ Ngông,

30/11/2014.

Saturday, November 22, 2014

*Chủ Nghĩa Thống Trị- Ăn Hiếp- Áp Bức!


*Tào Lao Thế Sự 2.       (tt)


m nay Đồ Ngông tôi lại viết chuyện Tào Lao. Đã lâu lắm rồi viết cái kiểu đàng hoàng nó cũng trở nên nhạt nhẽo làm sao ấy. Thôi thì chuyển "tông” để làm mắm dưa, dưa mắm cho đỡ buồn!

Những chuyện Đồ Ngông tôi viết chỉ là những chuyện đđọc "Tào lao" chơi cho vui, chứ nó chẳng có tài liệu, trích dẫn, hay tích sự gì cả. Nghĩ đâu bạ đó, chẳng có bằng chứng, chẳng muốn đụng chạm tới ai. Chuyện gì trong xã hội có thì mình góp chút ý kiến chơi, còn rủi trúng ai thì ráng chịu, nhưng mong người ta thông cảm cho, vì mình đâu có cố tình. Đồ Ngông tôi chỉ muốn nói chuyện Tào Lao thôi mà! Và cũng đâu có muốn những suy nghĩ của mình phải ảnh hưởng hay thâm nhập vào người khác như "Chủ nghĩa thống trị" mà bao nhiêu người hay nhiều quốc gia muốn làm.

"Chủ Nghĩa Thống Trị" là chủ nghĩa gì nhỉ? Thực sự thì Đồ Ngông tôi cũng chưa nghe đến chủ nghĩa thống trị bao giờ. Người ta chỉ "Muốn", "Thực hiện" sự thống trị lên người khác hay nước khác, nhưng tại vì Đồ Ngông tôi thấy thiên hạ ai cũng muốn đè đu cưỡi cổ thiên hạ nên vội vàng nỗi hứng đặt cho nó cái tên nghe dữ dội là "Chủ Nghĩa Thống Trị" cho nó oai và để nhằm "quan trọng hóa" vấn đđó thôi!



*Thấy rằng!

Thấy rằng thiên hạ thích làm to

Ai ai cũng muốn nhái ra bò

To đầu lớn xác hù con nít

Gom đ người khác, chở về kho!



Thấy rằng sức mạnh mới là ăn

Dao to, búa lớn, nhiều hung hăng

Đem ra hàng khối, đe thiên hạ

Thủ đoạn tranh hơn, mãi nhập nhằng!



ớp của, giành phần, cứ tiến lên

Ta to, đã mạnh lại lắm tiền

Phen nầy đi lấy, gom khắp cõi

Thỏa mộng ngàn năm, chiếm mọi miền!



ồ Ngông, 19/11/2014)



Muốn hay ý đồ thống trị không phải cho đến bây giờ mới có, mà có thể từ khi có con người là đã có điều ấy rồi. Nó cũng như là một bản năng của loài người, ai cũng muốn người khác phải nghe mình, làm theo điều mình muốn và chịu sự điều khiển của mình dù mình có tài hay không. Một đám con nít cũng ồn ào về ý tao ý mầy; những nhà trí thức cũng bênh vực ý kiến mình là đúng, đôi khi còn mỉa mai hay phê bình nặng nhẹ với lời lẽ không được khiêm tốn thì huống chi đến những con người bình thường. Cho nên ở cái xã hội loài người, nếu không có những quy luật hay những quy ưc ước lệ thì là một sự náo loạn không ngừng! Đến nay, coi mòi thế giới này cũng bắt đầu đi vào cái thời kỳ man rợ cố hữu của "mạnh hiếp yếu, to hiếp nhỏ, không tuân theo quy luật chung nào cả"!

Người ta bày ra cái tổ chức gọi là Liên Hiệp Quốc gọi là để vận hành một hệ thống quốc tế nhằm giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng nhằm giúp cho thế giới sống được yên ổn hòa bình hơn, do từ những kinh nghiệm kinh hoàng của các trận thế chiến I và II. Nhưng với những trường hợp gọi là diệt chủng của Nam Tư, hay Kampuchia quốc tế đã làm ðược gì? Hay khi các chế đđó đã bị làm sụp đổ thì Liên Hiệp Quốc mới đưa những lãnh tụ ấy ra tòa án quốc tế! Tại sao Liên Hiệp Quốc không lên tiếng từ khi những chế độ ấy làm công việc diệt chủng hoặc tội phạm chiến tranh? Và tại sao Liên Hiệp Quốc không dám đá đng đến những quốc gia làm hậu thuẫn cho những chế độ ấy? Coi vậy mà Liên Hiệp Quốc cũng còn sợ! Thực là chẳng xứng đáng chút nào! Nhưng có còn hơn không? Người ta muốn làm sai trái thì còn có chút e dè vẫn là đỡ hơn!

Từ thời con nít, người ta đã biết tạo thành những tổ chức để thống trị người khác qua các trò chơi chia phe, đánh lộn.., cho nên đến lớn tưởng ấy lại càng phát triển hơn lên với một quy mô tinh vi mà sau nầy khi tìm hiểu vào Đạo Phật, Đồ Ngông tôi mới thấy thật "Cái Ngã" quả là vĩ đại, chiếm hầu hết mọi sinh hoạt của đời sống lẫn tinh thần. Những đế quốc, những Đi Đế trong lịch sử như Cesar, Tần Thủy Hoàng, Constantine, Charlemagne, Thành Cát Tư Hãn hay Hitler…cũng đều nhằm giương cao cá nhân hoặc là Tổ quốc, chủng tộc "của mình". Ngay cả trong tôn giáo cũng có nhiều vị giáo chủ cho "Cái Ta" là lớn, mang sứ mệnh "Thế thiên hành đạo" và muốn tất cả người khác đu dưới sự "thống trị" của tôn giáo mình và vinh danh chỉ mình mà thôi! Cho nên, các chiến tranh khủng khiếp cứ tiếp tục xảy ra. Ngay cả Đức Chúa Trời cũng muốn độc tôn phụng thờ, lẫn Quỷ Sa Tăng cũng thế mà thôi!

Khởi đầu loài người tạo thành bộ lạc, do nhu cầu tổ chức cần người lãnh đạo, thủ lãnh đđiều khiển, điều hành; thế rồi do bản năng sự sống cần đánh chiếm nên chiến tranh giành giật giữa những bộ lạc: Bộ lạc nầy tiêu diệt bộ lạc khác để có vùng đất lớn hơn, rồi qua quá trình lịch sử những quốc gia thành hình với biết bao là chủng tộc và quốc gia nhỏ phải biến mất, nhiều chủng tộc bị "tan chảy" cùng với chủng tộc lớn, và đến nay họ cũng chẳng biết họ đã xuất thân từ đâu! Đôi khi họ cũng chẳng biết họ là con cháu của thành phần đối kháng đã lưu vong, giống như những người theo đạo nào đó chẳng biết mình thuộc hậu duệ của những người đã bị buộc phải theo bằng vũ lực (theo đạo hay chết) mà chỉ thấy mình là một tín đồ ngoan đạo!

Nếu ngày xưa, người ta có nhiều ăn hiếp vì ỷ mình mạnh thì ăn hiếp yếu, ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, ỷ giàu ăn hiếp nghèo…Họ dùng thế, tiền bạc sức mạnh để buộc những người hay những nước, nhỏ yếu hơn phải lệ thuộc, đầu phục hay phải chịu cảnh tiêu vong, rồi từ đó họ áp đặt những luật lệ, những quy định khiến cho kẻ thất thế thành những nô lệ. Họ dùng mọi hình thức để khuất phục kẻ bại trận biến chúng thành là những giọt máu trong cơ thể quốc gia của họ, để chúng không bao giờ còn có ý định khôi phục lại những gì xưa cũ! Sự uy hiếp, áp bức ấy có lẽ chỉ có dân Việt Nam mới thấm thía và hiểu rõ nhất từ trong lịch sử mà thôi, nhất là đối với những đế quốc phong kiến Tàu thì người dân Việt đã không lạ gì!

Đồ Ngông tôi tưởng rằng Chủ Nghĩa Đế Quốc đã cáo chung sau trận Đệ Nhị Thế Chiến đ nhường lai cho một thời đại Văn Minh hơn, loài người biết nhận chân được sự cần thiết của hòa bình. Thế nhưng, mất hình thức đế quốc nầy thì hình thức đế quốc khác lại hiện ra, rồi cũng tranh giành nhau, rồi cũng ăn hiếp đđi đến dùng vũ lực đe dọa, áp bức những con người và những quốc gia yếu thế hơn!



*Có Chi.

Có chi trong cõi thế gian này

Bát nháo, lao nhao chút mảy may

Đã khổ thân người, thêm ước muốn

Lại đầy tham vọng, lẫn cuồng say

Tai to, mặt bự, trùm muôn nẻo

Thế khiếp, oai hùng tỏa khắp nơi.

"Cái ngã" vươn cao đầy ngã mạn

Nỗi lòng sân hận ngút lên trời!



ồ Ngông, 19/11/2014).



 

 

Quả là trong thế giới, cũng như của những kiếp con người, chắc không bao giờ thay đổi! Chân lý hẳn là như vậy mãi ngàn năm!



Đồ Ngông,

19/11/2014.

Friday, November 14, 2014

*Ăn!


*Thơ Đồ Ngông!       (tt)




*Ăn!

 

Ta ngồi xúm lại mà ăn

Ăn sao cho sạch, chén tô chẳng còn

Ăn cùng cho cả núi non

Ăn luôn sông nước, mây trời chẳng tha

Ăn trên chẳng thấy là nhà

Làm sao bên dưới, chẳng còn người dân

Ăn cho chẳng có lối vào

Ăn đi…ăn nữa, còn đường…cứ ăn!

 

Đồ Ngông,

12/11/2014.

 

 

 

*Nực Cười!

 

Nực cười chú Cuội leo thang

Ngàn năm tới được một bên chị Hằng

Chị Hằng đẹp thế mà than

Bỡi vì quá đẹp, nên chàng làm thinh

Bao năm khép nép thân mình

Đành ngồi giữ gốc cây đa ôm sầu

Chị Hằng thời sắc còn đâu

Thời gian qua mãi, lâu lâu vẫn buồn!

 

Đồ Ngông,

13/11/2014.

 

 

 

*Cản Đường.

 

Không đi sao lại cản đường

Lơ ngơ, lớ ngớ một bầy không nghe

Sao đâu lại cứ ngẫng đầu

Tưởng rằng ta đã hiểu sâu mọi điều

Mà ra tan cả bầu trời

Đất kia cũng nát, lầm than khốn cùng

Một vùng đất chết mông lung

Bao nhiêu oằn oại, tiếng than tắc ngầm!

 

Đồ Ngông,

13/11/2014.

Wednesday, November 5, 2014

*Phong Cách Của Một Dân Tộc.


*Tào Lao Thế Sự 2.        (tt)



Mỗi một dân tộc thường có phong thái thể hiện nền văn hóa riêng biệt của dân tộc ấy. Phong cách đó được kết tụ nhiều năm qua quá trình tiến triển và sửa đổi, hoặc có thể trong sự giao lưu với những sắc dân khác mà pha trộn ít nhiều, nhưng nó vẫn thể hiện những đặc trưng cái tính của một dân tộc. Điều đó ta có thể nhận biết qua cử chỉ, hành vi, cách ăn mặc, cách hành xử, đối thoại trong đời sống hàng ngày.

Tuỳ theo điều kiện sinh sống, thời tiết của khu vực, địa phương mà người dân ở nơi nào đó có những sinh hoạt khác biệt về giờ giấc, cách kiến trúc thích hợp: Giống như người Eskimo sống trên xứ tuyết nên họ có cách sống, cách kiếm ăn, ở hay trang phục cũng có nhiều khác biệt để thích nghi trong môi trường của họ. Nói chung, tùy theo môi trường mà con người có những cách sống khác nhau và cách sống ấy được biến đổi dần theo từng giai đoạn.

Nếu nói về xã hội Việt Nam ta trong các giai đoạn xưa cũ thì không thể không kể đến cái xã hội nông nghiệp được. Cái giai đoạn mà mọi dân tộc đều phải trải qua để tìm lương thực bảo toàn mạng sống của mình: Đó là trồng trọt hay săn bắn! Theo từng sự phát triển của xã hội loài người: Nông nghiệp từ đôi bàn tay sử dụng những khúc cây khô chết để làm công cụ, vũ khí, hay dùng những hòn đá thiên nhiên ghè đẻo để trở thành những khí cụ giúp ích cho đời sống của mình. Khi phát hiện được kim loại đồng hay sắt thì nền nông nghiệp hoặc sự săn bắn được tiến bộ làm cho đời sống con người được tiến lên một sự phong phú mới và cách làm ăn cũng qui mô và dễ dàng hơn. Xã hội của ta cũng không ngoai lệ! Trong một cái xã hội nông nghiệp làm căn bản cho đến ngày nay, xã hội Việt Nam chưa có nhiều thay đổi, đôi khi những tập tục tốt luôn được giữ khiến cho cuộc sống lại càng có nhiều khó khăn trong một xã hội đầy nhiễu nhương. Thực thế, sự quay quần trong những làng xóm được gọi là “quê cha đất tổ” khiến người ta không muốn bỏ đi xa trong khi cuộc sống tại địa phương có nhiều khó khan cho sự mưu sinh vì người đông hay đất đai hạn hẹp. Tình tương trợ láng giềng vào những lúc “quan hôn”, “hữu sự” khiến người ta có những khoản chi tiêu quá nhiều mà không thể cắt giảm. Lại thêm “quà biếu” nơi đi lẫn nơi về đã làm ngân sách gia đình thêm nhiều chật vật, đó là chưa kể đến quà biếu cho “quan chức, cấp trên” trở thành vấn đề “cần thiết” trong con đường “hoạn lộ” trong mỗi gia đình! Thế là, người dân cứ nghèo, quan chức cứ thêm giàu! Và quan chức lại có dịp để “câu cơm”. Mà, những tiệc tùng trong ngày giỗ, cưới, tân gia, mừng thọ, sinh nhật, mừng lên chức, khai trương càng làm cho người ta phải có nhiều chi tiêu.

 

Chi!

Sự đời lại lắm cái chi

Cho ta, cho họ, sau khi gia đình

Lương ra rồi lại rung rinh

Không còn biết có lấy gì mà ăn

Bầy con ríu rít lăng xăng

Quà cho sinh nhật,… hóa đơn tới rồi!

                    (Đồ Ngông, 26/10/2014)

 

Nhưng có lẽ, “nhậu” sau những lúc đồng áng mệt nhọc như là để chút vui quên mệt trong ngày, nay đã trở thành vấn đề lớn của xã hội với những tệ nạn càng ngày càng tăng. Đó là những nét thông thường trong một xã hội nông nghiệp mà mọi người cùng làng, xóm nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu găp những lúc thời tiết không thuận lợi, mất mùa vì ngập lụt, sâu rầy thì người nông dân dễ trở nên đói nghèo thì tệ nạn khó mà tránh khỏi. Cho nên sự khó khăn của người lãnh đạo là làm thế nào để cho người dân trở nên giàu có sung túc đầy đủ thì nền tảng xã hội mới được ổn định và tệ nạn sẽ ít xảy ra. Còn giới lãnh đạo mà làm cho dân chúng trở nên đói nghèo tất: “Giàu có sanh lễ nghĩa”, “Bần cùng sanh đạo tặc”! Khi người ta muốn tìm mọi cách để bảo toàn mạng sống thì chuyện gì họ cũng dám làm đến cả giết người chứ đừng nói gì đến trộm cướp không thôi. Và một khi nó đã xảy ra quá nhiều, nghiêm trọng; người dân trở nên lì lợm thì dù cấp chính quyền như thế nào đi nữa cũng phải khoanh tay đứng nhìn để tệ nạn cứ xảy ra và dân chúng cũng chẳng dám can thiệp vào vì sợ họa lây nên trở thành “Vô Cảm!”. Đó là chưa nói đến sự lo lót, hối lộ để mọi sai trái được bỏ qua! Vậy lỗi ấy tại ai?

 

Có ai?

Có ai đi bắt thang cao

Lên mây đi kiếm ông trời mà than

Sanh người sao lắm túi tham

Bao nhiêu vơ vét, chẳng cam vừa lòng

Ăn chi hối lộ, làm tiền

Người dân đói khổ, triền miên cảnh nghèo!

               (Đồ Ngông, 06/11/2014)

 

Con người có những thói quen, hành động gì rồi cũng trở nên như những phản xạ tự nhiên. Tự nhiên đến đỗi người ta không thấy đó là những hành vi phạm pháp, thiếu nhân đức hay tình người; mà thấy đó như một chuyện cần làm để được sung sướng, cuộc sống đầy đủ mà quên đi cái sự đau khổ của người khác.

Do đó, khi đọc đến mẫu chuyện một thằng bé người Nhật đem gói quà tặng riêng cho mình lên bỏ trên thùng quà tặng chung rồi về xếp hàng để tới phiên mình được phân phát hàng cứu trợ trong trận sóng thần năm nào, hay những người Nhật nhặt rác xung quanh chỗ ngồi bỏ vào túi nilông mà họ đã đem theo sau khi xem xong trận bóng đá thế giới ở Brasil khiến cho cả thế giới phải khâm phục. Điều ấy nói lên tinh thần vĩ đại của người Nhật không phải ở những việc lớn lao mà trong những hành vi cỏn con mà người ta không thể ngờ. Cho nên chẳng cần phải ngạc nhiên lắm khi người Nhật là một đất nước không lớn lắm trong lịch sử đã đánh bại được Nga và Trung Hoa ngay cả Hoa Kỳ trên trận Trân Châu Cảng! Trong cuộc sống người Nhật đã đưa những công việc thông thường trở thành nghệ thuật như nghệ thuật xếp giấy thành đồ chơi (Origami), nghệ thuật Bonsai, nghệ thuật Uống trà (Trà đạo), Thiền thành Triết học Zen và thuật Dưỡng Sinh, Võ thuật trở thành Võ Đạo và nhất là tinh thần Võ sĩ Đạo của người Nhật mới là đáng phục,.... Do vậy từ tinh thần và ý thức trong dân chúng, nước Nhật đã vươn lên trở thành một đất nước hùng mạnh dù là trên một mảnh đất thiếu tài nguyên, đầy núi lửa, động đất cùng những tai ương. Chắc đó cũng là do nhờ “Sự giáo dục của một nền giáo dục” lâu dài! Còn ta thì sao? Quả là một sự đau lòng! Biết tỏ nỗi cùng ai!

Ôi! Thương thay cho con vịt đẹt, đã đẹt từ xác lại tới lông!

 

Đồ Ngông,

06/11/2014.