(Kỷ niệm về N.T. Băng Tâm)
Quả thật tôi đã lẳng lặng, cũng như sự lẳng lặng trong tôi rất là nhiều năm. Sự lẳng lặng ấy như là một định mệnh khiến tôi không có được thời gian nào để nói dù là một lời, hay một tiếng cũng là không. Tôi biết tôi không đơn côi nhưng lại như là đơn côi vì tôi chưa bao giờ đã nói!
Nàng là một đứa con gái từ thành thị theo mẹ khi mẹ về quê nầy để làm ăn, do đó ngày nàng đi học, nàng vẫn còn nhiều nhí nhảnh đáng ghét trong mắt tôi; đã vậy, nàng lại mặc váy đầm, tóc uốn ngắn nữa chứ. Tại sao lúc ấy tôi không thích nàng đến như thế đó, hay là tại tôi là một thằng con trai quá khó tính đi chăng? Có thể, mãi về sau nầy tôi cũng thường thắc mắc khi nhớ lại chuyện ngày xưa! Nàng học thì khá thôi, không giỏi; nhưng ít ra nàng có dáng và gương mặt xem đẹp ra phết, vậy mà tôi không thích nếu không muốn nói là hơi “ghét” nàng nữa. Sự ghét ấy bình thản qua đi dọc theo chiều dài suốt hai năm trường và hầu như tôi đã quên đi cái ghét ấy đối với nàng; nhưng tôi cũng không thân thiện hoặc trao đổi nhau vài tiếng nói, dù thời gian học chung không phải là quá ít ỏi. Tôi nhớ hình như chưa hề trò chuyện với nàng trong những thời gian nào!
Một ngày kia, khi tôi đang chơi với người bạn ở một góc của lớp học; nàng cũng chơi với các bạn gần đó. Rồi không biết nàng bị các bạn đuổi chạy gấp rút như thế nào đó, mà trong lúc vội vàng, nàng đã vòng tay quấn qua eo tôi giống như tôi là một gốc cột để nàng lướt qua. Tôi lặng người nghe mình có những cảm giác lạ lùng lẫn trong suy nghĩ, thôi thì cứ xem như là một vô tình hay giống một tai nạn xảy ra mà thôi. Thế rồi, chuyện không dừng ở đó, trong buổi ăn đơn sơ sau thời gian văn nghệ, tôi vì tính hay mắc cỡ, ngại ngùng cho nên e thẹn khi ngồi chung với nhau nên đã phá ra cười. Không biết, nàng thấy thế nào đó cũng lại cười trong lúc nhìn tôi. Một chị bạn “phát viên pháo” đầu tiên: “Hai đứa tụi bây làm gì mà cứ nhìn nhau cười hoài vậy”!
Thực ra, hai đứa tôi không có gì cả! Có lẽ nàng thấy tôi cười mà bắt tức cười và nhìn tôi; còn tôi không phải nhìn với nàng để cười. Nhưng đó là một khởi nguồn, để các bạn bắt đầu cho một cuộc “cáp đôi”. Sau những tháng hè, khi vào một năm học mới phong trào ấy lại tái hiện như một chiến dịch chọc ghẹo, và chúng tôi trở thành trò chơi của hai nhóm trai và gái. Họ đuổi bắt chúng tôi và chỉ một việc là đưa hai đứa chúng tôi kế lại bên nhau. Chúng tôi cũng rất là vất vả mà né tránh. Nhưng họ đâu có biết rằng giữa chúng tôi như có một điều gì đó cùng để tâm đến nhau.
Một lần tôi có tấm gương nho nhỏ để chơi, thì nàng lại lấy gương ra soi dù nàng đang ngồi ở dãy bàn đầu phía gần cô giáo; rồi sau đó nàng lại nhờ chị ngồi bên trao cho tôi thỏi son. Cầm thỏi son tôi không biết để làm gì, và cũng không biết cách nào để đẩy thỏi son trồi lên. Hồi lâu, tôi chỉ dùng đến móng tay để “móc” một chút son rồi gởi trả lại; và tôi đưa chút son đó cho mấy bạn ngồi bên mỗi người trét ra một chút để biết chơi. Đôi khi tôi tự nhủ: “Không lẽ nàng thích tôi”? Tôi là đứa có đẹp đâu và có gì để nàng thích? Nhiều đứa bạn có điều kiện để nàng thích sao nàng lại chẳng thích? Thế là tôi chẳng dám nghĩ ngợi gì nhiều! Nhưng khi tôi thấy nàng tôi lại vui hơn và thiếu nàng tôi lại thấy như thiếu một thứ gì đó, nhất là vào dịp Tết năm này. Về sau, tôi mới biết đó là tình của tôi yêu nàng!
Trong cuộc đời tôi có rất nhiều mặc cảm, cho nên đối với mọi tình yêu kể cả về sau tôi không bao giờ nghĩ mình đủ tiêu chuẩn, điều kiện để người ta yêu. Tôi chỉ biết và có cảm nhận vậy thôi, chứ tôi thường e dè và đánh dấu hỏi trong mỗi một tình yêu. Vào cuối năm ấy, tôi bị rớt đau đớn trong cuộc thi và nàng đậu dự khuyết khiến tôi lại càng có mặc cảm hơn, và không dám nghĩ đến chuyện yêu nàng. Sau đó thì mạnh ai nấy đi! Tôi đi đến một nơi xa để học, nàng học trường tư trên tỉnh. Thỉnh thoảng tôi nghe bạn bè nhắc đến nàng, và khi nghe nàng có “bồ” tôi lại thấy lòng mình có một ít nhiều quặn đau, nhưng tôi không buồn do những mặc cảm của mình. Có điều, lâu lâu tôi lại cũng nhớ đến nàng như nhớ một tình nhân!
Rồi đời dong ruổi, sau bốn năm tôi lại gặp nàng khi chúng tôi cùng về học ở cùng một nơi; nhưng tôi học trường công và nàng học bên trường tư. Lúc đó, tôi có người bạn thân cùng ở nơi nàng ở. Nhiều lần tôi đến chơi với anh bạn, tôi cũng muốn gặp nàng, nhưng không tài nào được gặp; đôi khi nàng chỉ cho tôi thoáng thấy bóng dáng của nàng thôi. Cả suốt hai năm đều như vậy! Khi tôi đến thì nàng lại lẫn khuất, khi tôi đi rồi nàng lại trở ra.
Lắm ngày trên đường đi học hay về, tôi cũng muốn gặp nàng để nói chuyện cùng nhau như là những người bạn ngày xưa, nhưng nàng lại có ý né tránh. Một hôm, trên đường về tôi cố đạp xe theo nàng, mà rồi khi tôi đạp chậm thì nàng thong thả, khi tôi đạp nhanh lên thì nàng lại tăng nhanh. Nàng không muốn gặp tôi chăng? Thế là tôi không còn có ý nghĩ gì để gặp nàng!
Ngày tháng qua đi, chúng tôi chỉ nhìn thấy nhau mà không nói với nhau lời nào; để rồi thời gian sau nàng đi biền biệt, và tôi chẳng bao giờ có cơ hội nào nữa để nói được những tiếng rằng: “Tôi yêu nàng”!
Nguyên Thảo,
22/06/2015.
Tuesday, June 23, 2015
*Lót Đường!
*Thơ Đồ Ngông! (tt)
*Xin Anh.
Xin anh đừng nói thêm những lời hoa mỹ
Thêu tương lai và dệt mãi mai sau
Mục đích ấy, đường còn xa diệu vợi
Mà hôm nay như mới khởi lại từ đầu!
Điều trước mắt ta vẫn làm chưa được
Bọ, sâu, rầy vương vãi khắp trong sân
Ta không dưỡng sao tràn lan khắp ngõ?
Dòi loi ngoi, thấp thoáng tự trong xương!
Ta sai lầm, ta không hề tự trách
Đã gấp đi, đi gấp để sai đà
Xe bị đổ, thế mà luôn tự mãn
Ra thế này, chỉ tội cả ngàn sau!
Đồ Ngông,
22/06/2015.
*Lót Đường!
(Theo tin người Việt bị bắt ở BaLan vì tiền lẽ nhét trong Thông hành)
Cặp tiền theo giấy thông hành
Đi qua cửa ngõ, người nghi lo tiền
Điều tra cho rõ căn nguyên
Hay là lại nhớ lụy phiền xứ ta
Nơi xa ta nghĩ quê nhà
Có dăm tiền lẽ, quan tha mọi điều
Quan cười vì có tiền tiêu
Thằng con hớn hở, vợ vui “cả” (lớn tiếng) cười!
Đồ Ngông,
23/06/2015.
*Xứ Chi!
Xứ chi là xứ làm tiền
Cái gì cũng phải lót đường mới yên
Nếu không gặp khó đủ điều
Hành lên hạ xuống, lụy phiền nhiều phen
Lục tung, sách nhiễu, lèn èn
Chỉ nhằm mục đích “lòi tiền” mới yên!
Đồ Ngông,
23/06/2015.
*Xin Anh.
Xin anh đừng nói thêm những lời hoa mỹ
Thêu tương lai và dệt mãi mai sau
Mục đích ấy, đường còn xa diệu vợi
Mà hôm nay như mới khởi lại từ đầu!
Điều trước mắt ta vẫn làm chưa được
Bọ, sâu, rầy vương vãi khắp trong sân
Ta không dưỡng sao tràn lan khắp ngõ?
Dòi loi ngoi, thấp thoáng tự trong xương!
Ta sai lầm, ta không hề tự trách
Đã gấp đi, đi gấp để sai đà
Xe bị đổ, thế mà luôn tự mãn
Ra thế này, chỉ tội cả ngàn sau!
Đồ Ngông,
22/06/2015.
*Lót Đường!
(Theo tin người Việt bị bắt ở BaLan vì tiền lẽ nhét trong Thông hành)
Cặp tiền theo giấy thông hành
Đi qua cửa ngõ, người nghi lo tiền
Điều tra cho rõ căn nguyên
Hay là lại nhớ lụy phiền xứ ta
Nơi xa ta nghĩ quê nhà
Có dăm tiền lẽ, quan tha mọi điều
Quan cười vì có tiền tiêu
Thằng con hớn hở, vợ vui “cả” (lớn tiếng) cười!
Đồ Ngông,
23/06/2015.
*Xứ Chi!
Xứ chi là xứ làm tiền
Cái gì cũng phải lót đường mới yên
Nếu không gặp khó đủ điều
Hành lên hạ xuống, lụy phiền nhiều phen
Lục tung, sách nhiễu, lèn èn
Chỉ nhằm mục đích “lòi tiền” mới yên!
Đồ Ngông,
23/06/2015.
Wednesday, June 17, 2015
*Những Tài Xế Loay Hoay!
*Tào Lao Thế Sự 2. (tt)
Ngày xưa, có một ông Tiên trong khoảnh khắc hiện ra trong tình trạng nhiễu nhương của nhân thế và sự áp bức của con người; ông đã đem những điều thực tế cũng như những biện pháp để vạch ra một con đường tốt hơn cho con người trong thế giới nầy. Ông báo trước những chặng đường sẽ xảy ra bằng biện chứng và muốn đưa con người đến một cuộc sống hài hòa, hạnh phúc. Trong nhóm mà được ông giảng giải cho biết, có một số người được lĩnh hội mau chóng và họ chủ trương phải thực hiện gấp để giúp cho loài người. Thế là họ xúm nhau nghiên cứu và lập ra một tổ chức để biến những điều còn trong lý thuyết ấy trở thành hiện thực. Tổ chức đó phát triển mạnh mẽ, họ có một hệ thống chặt chẽ và gắn kết như là một khối để thực hiện một mục đích chung, nhằm biến thế giới nầy thành một thiên đàng nơi hạ giới. Họ tự xem họ là những người tài xế tiên phong của những cỗ xe lớn để đưa từng khối người đến nơi thiên đàng hạnh phúc, và họ cũng tự coi mình là những nhân tài cần quán xuyến cho thiên hạ.
Nhưng, chuyện trên đời nầy không có gì là đơn giản cả! Không phải con đường mà ông Tiên phát họa sai lầm mà chính lòng người mới khôn lường. Con người sơ khai là chung sống và chung sức với nhau, nhưng vì mỗi cá nhân có những tư tưởng, tâm tính phức tạp; cho nên xã hội ban đầu bị phân hóa thành ra xúm nhau giành riêng cho mình hay cho bè nhóm, đảng phái của mình. Thế là sự chiếm hữu cho từng cá nhân rồi tiến đến một chủng tộc hay một tôn giáo nào đó trở nên ác liệt mà những cuộc chiến tranh là những điều thực tế xảy ra khiến cho nhân loại lại càng điêu linh. Chiến tranh từ bộ tộc cho đến quốc gia để giành đất, giành lương thực, giành biển cả; ngay đến cả chiến tranh giành ngôi vị và khống chế, hay cho dân tộc mình là vĩ đại cần thống lĩnh thiên hạ bao gồm trong lĩnh vực tôn giáo. Do vậy, tổ chức ấy cũng không tránh khỏi được những tật cố hữu của loài người: Từ khối đoàn kết lúc đầu cũng dần tan rã và manh nha sự chiếm, giành quyền lãnh đạo cùng muốn điều khiển người khác; cũng lại là “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ăn hiếp yếu” chứ chẳng khác gì ai, người ta cũng chỉ mượn đến chiêu bài “giúp nhau” để thực hiện những âm mưu thâm độc ở phía sau mà thôi!
Từ lý tưởng đó, những tài xế của những cỗ xe băng rừng, vượt núi, bắt hành khách phải tuân thủ những điều kiện khắc nghiệt, gò bó chẳng giống ai và chịu những sự kiểm soát chặt chẽ để đi đến mục đích sau cùng với thời gian ngắn nhất. Lúc đầu, hành khách cũng muốn tìm đến một thế giới “thiên đàng” tốt hơn, họ đều cùng nhau cố gắng tuân thủ và tham gia nhiệt tình. Nhưng rồi, ngày lại ngày sự sống càng lúc càng khó khăn hơn, nên họ đã chán nản tỏ ra phản đối. Sự phản đối vô ích, vì họ đã nằm trong vòng kiềm chế và hoàn toàn trong xe, và chỉ tùy thuộc vào tài xế mà thôi! Họ chỉ còn có một cách duy nhất là tìm cách để bảo toàn sinh mạng của chính mình, của người thân. Họ chẳng tha thiết gì với những lời hứa hẹn của tài xế nữa, mà họ cũng chẳng ngu gì tỏ ra phản đối để bị những kẻ có thẩm quyền bắt bẻ mà hành hạ đủ điều, họ là những “con cá nằm trên thớt” đó mà! Thế nên, hành khách vô hình chung trở thành những hình nhân bất động, tài xế và phe đảng muốn nói gì đó thì nói, muốn đối xử thế nào thì đối xử; còn họ muốn làm gì thì họ làm kể cả sự ù lì và ngang ngược; không ngang ngược sao được vì “đã khổ quá mà”! Những tình trạng cướp bóc, giết người hãm hiếp, rối loạn xã hội bắt đầu xảy ra. Theo thời gian tệ nạn càng lúc càng nhiều đến đỗi những lực lượng có thẩm quyền cũng không thể ngăn cản nỗi. Tình trạng hối lộ để chạy tội tăng tiến chóng mặt và kẻ nhận được tiền của lại khoái chí, thế là tình trạng hối lộ, ăn hối lộ, vòi vĩnh, làm tiền, tham nhũng…Ôi thôi, không biết bao nhiêu mà kể! Thế là chưa đến thiên đàng hành khách đã rơi vào “địa ngục”, mà những tài xế lái xe thì cứ “loay hoay” tìm con đường để đi đến tương lai, trong khi những chiếc xe khác đã chạy đi quá xa, xa không biết đã đến chốn nào rồi, và những hành khách trên đó chẳng thấy “địa ngục” trước khi để nhìn thấy được “thiên đàng”. Ông Tiên đứng trên cao, nhìn thấy mà hai mắt mờ nhòa vì lệ đẫm tràn khiến ông không còn nhìn thấy gì nữa cả! Lòng Ông nổi lên một sự hối hận vô bờ!
Đồ Ngông,
18/06/2015.
Wednesday, June 10, 2015
*Lẳng Lặng, Tình Yêu Tôi!
Tôi yêu em, lẳng lặng
Lẳng lặng! Tình yêu tôi!
Tình yêu em, tôi đem suốt cuộc đời
Nhưng chưa một lần đã nói
Tôi yêu em không biết là có vội
Khi tim mình rung động lúc ngày thơ
Tôi yêu em nhiều e ấp, chơi vơi
Mà lúc ấy tôi chưa tìm định nghĩa
Những lúc buồn, tôi nghe lòng hụt hẫng
Trong gió chiều tôi bỗng nhớ xa xăm
Dáng em đi như từng bước âm thầm
Tim tôi đấy, lê theo từng bước một!
Sao lại thế, tim tôi nhiều thổn thức
Sóng trong lòng hay sóng cả biển khơi
Tình yêu em như sóng biển dạt dào
Tình yêu ấy, không thể nào diễn tả
Tôi chỉ biết là:
“Tôi đã lại yêu em”!
Bao nhiêu năm,
Tình yêu tôi lẳng lặng
Như bây giờ tôi lẳng lặng
Ngồi viết lại tình yêu
Một tình yêu lẳng lặng thuở đầu đời!
Yêu yêu quá! Nhưng chưa hề đã nói!
Nguyên Thảo,
07/06/2015.
Subscribe to:
Posts (Atom)