Nói
đến sự vô cảm, Đồ Ngông tôi lại nhớ đến những thời kỳ đầu sau ngày thống nhất,
khi mà mọi hoạt động xã hội phải đứng chựng lại để đợi chờ những gì xảy ra kế
tiếp. Trong dân chúng người ta hớn hở, vui mừng vì hòa bình đã đến; và lúc ấy
người ta thi đua nhau chết theo như ước nguyện của họ: “Cho tao thấy hòa bình rồi
tao chết cũng vui”. Điều ấy làm cho người chết được thỏa mãn phần nào. Kế đến là
những phong trào xây dựng lại đất nước, nhất là thủy lợi thì rất năng nỗ, đôi
khi vượt ra ngoài ý kiến của người dân. Bên cạnh đó là những biện pháp đối với
thành phần thuộc chế độ trước. Rồi tiếp đến những biện pháp về kinh tế và tổ chức
theo xã hội mới. Tất cả phải lần lượt vào khuôn phép theo cách tổ chức kinh điển
mà đường lối đã vạch ra. Không một cơ cấu nào hoàn tất cho nhanh được, và luôn
gặp nhiều trở ngại vì quyền tư hữu của người dân bị giới hạn. Nơi thì thừa ăn,
nơi thì chịu đói, nạn buôn lậu dẫy đầy vì tổ chức của chính quyền chưa hoàn thành.
Có nơi thì hoàn thành, nhưng lấy hàng hóa đâu mà phân phối hay cung cấp dù theo
tiêu chuẩn: Nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất. Nông nghiệp thì thiếu thuốc
trừ sâu, ruộng đất thì chờ để vào hợp tác xã, nên mùa màng bị sâu hoành hành thất
bát. Xe cộ đi vào giao thông vận tải, không xăng dầu để chạy. Nhà không chất đốt
phải phá đến rừng…Mọi thứ đều trở nên khó khăn và cũng không vài tháng hay một
năm mà còn kéo ra trong thời gian khá là dài!
Vào
thời kỳ ấy, nhiều nơi thuộc vùng lao động ngày xưa hay dân nghèo không có tiền
sinh sống, họ đành “túng quẩn phải làm liều” trở thành “người ăn cắp, ăn trộm,
hay cướp giựt”. Địa phương không có tiêu chuẩn để nuôi, đành ra lệnh: “Ai bắt
thì nấy nuôi”. Người dân bất mãn rất nhiều, nên “sự xảy ra” thì đừng quan tâm tới.
“Đừng quan tâm, đừng dính líu, dính líu thì phiền hà” mở đầu cho một tinh thần
sau nầy là: “Vô Cảm”!
Đồ
Ngông tôi không nói ngoa đâu! Quý vị cứ nghiệm lại kỹ mà xem. Trong hoàn cảnh
lo chạy ăn từng bữa, lo nuôi sống bản thân, gia đình mình chưa xong, thì dính líu
vào chuyện nầy hay chuyện khác làm chi cho mệt. Bởi thế khi bắt đầu dân chúng
thường hay tham gia chuyện nầy, hay chuyện kia mong làm cho đất nước khá hơn
sau thời chiến tranh tàn phá. Ai là công dân chẳng có lòng yêu nước? Nhưng đói
quá thì yêu nước và yêu bản thân, gia đình cái nào là quan trọng hơn? Bây giờ không
phải là thời kỳ để “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thì người ta đâu có chọn cái
chết “Vì Tổ Quốc”! Cái lý thuyết bao giờ cũng tốt đẹp, nhưng cái thực tế nó lại
khác xa, thế mà tối ngày cứ ôm cái “lý tưởng xa vời” mà sống được sao? Thế cho
nên người ta dần dần rồi “Cũng đành dửng dưng!” với mọi cách và tổ chức, mặc
cho nhà nước làm gì thì làm, chuyện đó là chuyện của nhà nước và những ai lãnh đạo.
“Vô Cảm” tiến thêm một bước xa hơn!
Rồi
lại thêm cái “Quan Điểm”, cái bảo vệ “Thành Quả”, cái “Nghi Kỵ” kẻ thù, kẻ địch
mọi sự đóng góp ngoài “thành phần nồng cốt” chẳng được quan tâm. Những người có
tài, trí thức đành mai một, chết dần chết mòn trong u tối hay họ mở đường cho “Tài
năng đội nón ra đi, đem chuông đi giúp xứ người”. Nếu không sang xứ người thì cứ
yên phận mà lo cho đời sống của mình và gia đình, chẳng cần quan tâm, lo việc cống
hiến chi cho mệt. Lại được thêm một nhóm người vô cảm!
Chuyện
“Vô Cảm” không dừng ở đó, nó còn truyền đến mấy chục năm sau một cách vô tội vạ:
Những hành động bất tuân luật lệ, những cung cách chạy xe cản trở lưu thông, những
hành vi ngang ngược, xả rác lung tung, chẳng giữ vệ sinh công cộng…trở thành phổ
biến trong toàn xã hội. Thậm chí đến chiếc xe chở bia gặp tai nạn, đổ đầy ra
ngoài đường, con người đã chẳng giúp thì thôi, lại nở nhẫn tâm đi “hôi của”, như
là một “cơ hội” để họ được thỏa mãn say sưa. Ôi, con người mới là như thế đấy!
Con người mới không phải trong xã hội không đâu mà còn len lỏi trong tận chốn “Công
Quyền”. Họ “Vô Cảm” để đòi “Thủ tục đầu tiên”, tìm cách làm tiền, đòi hối lộ và
cắt xén ngân quỹ, lấy tiền của công làm của tư một cách qui mô không thương tiếc.
Họ chạy chức, chạy quyền đến vị trí nào “có tiền” nhiều hơn. Họ không từ “xài bằng
giả” để giữ vững cương vị của mình! Chỉ tiếc rằng “Sự Vô Cảm” đã đánh bại tư cách
con người, cũng như quan chức theo điều đã được dạy: “Chí Công, Vô Tư”, “Lo trước
cái lo của Thiên Hạ, vui sau cái vui của Thiên Hạ”. Nhưng đó cũng là chuyện thường
tình trong một kiếp của con người! Biết trách ai bây giờ…!!!
Đồ
Ngông,
2/10/2019.
No comments:
Post a Comment