Đã
từ lâu tôi không muốn suy nghĩ nhiều nữa về nhiều vấn để, nhất là về vấn đề chính
trị. Có lần tôi phản đối với ông anh khóa trước của tôi khi anh gởi email cho mọi
người muốn thành lập một trang web thứ hai cho nhóm Cựu học sinh để viết về chính
trị và về mọi vấn đề. Thực ra tôi phản đối anh không phải về đường hướng ấy, mà
tôi muốn rằng mọi cựu học sinh không phải gặp nhiều khó khăn khi tham gia hay đọc
về trang web của cựu học sinh, khi mà phần lớn cựu học sinh còn phải nằm trong
tầm kiểm soát, còn bị nhiều khó khăn về vấn đề chính trị. Đối với những người
không nằm trong “rọ” thì viết hay đọc cái gì cũng được, còn người trong “rọ” thì
muôn vàn khó khăn. Hở một chút là có thể đi nằm “nghỉ mát” ngay, hoặc là trong
cuộc sống của họ sẽ phải đối đầu với mọi kiềm chế, theo dõi, quan sát trong mọi
lúc. Tôi cứ luôn nghĩ là anh ấy không hiểu được được những cái điều đó sẽ xảy
ra; nhưng tôi cũng chỉ phản đối chiếu lệ mà thôi! Còn ai thích gì thì cứ làm!
Đối
với tôi trong thời gian không gọi là quá ngắn, nhưng cũng chẳng là dài để tôi có
thể hiểu được nhiều vấn đề, nhất là tôi lại hay để ý những vấn đề về ngoài đời
cùng cái đại loại gọi là “quan điểm”, cái mà coi hời hợt như vậy, nhưng rất là
quan trọng. Người ta không cho mình đi ngược lại cái phương hướng mà người ta
mong muốn, người ta muốn mình chỉ đi một chiều, trên tư tưởng một chiều: Cứ lẳng
lặng và cứ nhìn theo hướng chỉ định mà đi, đi giống như những con ngựa được che
bớt tầm nhìn và phải chịu nặng nhọc mà kéo xe! Cứ theo lịnh mà đi không được bàn
cãi hay thoái thoát! Mà nếu có bàn cãi hay thoái thoát thì cũng chẳng được gì,
vì bản thân chỉ là một hạt cát, mà hạt cát ấy là vô danh tiểu tốt, thì có cũng
như không! Vậy thì hạt cát ấy sẽ làm được gì? Chỉ có nước “cuốn theo chiều gió”!
Tôi
nhớ lại lúc trước người ta thường hay nói đùa cái câu “Các anh đừng có ‘no”, còn
vế sau chắc bạn đã biết rồi! Cái chữ “no” đó nó chỉ là trại giọng nói thôi, nhưng
nó lại có điều là đúng. Đúng về nghĩa đùa cũng lại đúng luôn về nghĩa thật: Mình
có “lo” cho lắm thì cũng chẳng giải quyết được gì, vì có lo cho lắm thì cũng đã
có tổ chức “lo” rồi. Cái “lo” của tổ chức mới là cái lo quyết định. Tổ chức “lo”
như thế nào thì nhiệm vụ của mình là cứ làm như thế đó, chứ mình không được có ý
kiến gì hết, vậy thì mình lo để làm gì, thêm cho mệt xác! Chính vì vậy mà mọi
người lúc nào cũng cặm cụi, cắm cúi mà đi: Đi trong sự yên lặng, lầm lủi lo chạy
lấy những đồng tiền cho cuộc sống của một gia đình hoặc chìm vào những ly rượu
mà quên đi “sầu đời” sau một ngày vất vả! Có nhiều người quan trọng hơn mình
nhiều, nhưng họ cũng chẳng “lo” được gì! Thế là mình cứ đi, đi theo dòng đời “nghiệt
ngã” thế thôi!
Có
lẽ tôi viết như thế đó sẽ có người cho tôi là thiếu “lạc quan” hay “tư tưởng tiêu
cực”, mặc dù tôi rất muốn “lạc quan”, nhưng nhìn lại tôi không thể “lạc quan” được
vì tôi không hề thấy con đường phía trước có chút gì để “lạc quan” nào cả. Như
ngày trước tôi đã chờ đợi vào một bộ sử được cho là soạn thảo công phu và đầy đủ
nhất, nhưng khi tôi có được nó trong tay, tôi thất vọng ngay từ những trang giới
thiệu ở đầu, chứ chưa nói đến nội dung bên trong: Những giai đoạn hào hùng của
dân tộc, của Tổ tiên chống giặc ngoại xâm tôi không thấy đâu, mà chỉ thấy những
thần thoại của lịch sử chẳng có phần nào “chống giặc ngoại xâm”. Rồi từ đó tôi
chẳng hề để ý đến sử nữa. Thế là tôi lại mất thêm một sự suy nghĩ! May là tôi
chỉ là một tên tiểu tốt nên không cần phải lo, nếu mà tôi có lo thế nào đi nữa
thì người ta cũng sẽ tước quyền “lo” của tôi mà dành quyền riêng cho họ. Họ có độc
quyền ấy mà thôi! Và dù bạn có nói gì cũng không lọt vào tai họ! Thế rồi, chưa
tới 10 năm sau, tôi nghe được người trong xứ ấy nói họ học trong trường với lịch
sử cho rằng “nước của tôi” chỉ là một tỉnh của họ mà thôi. Thế là tôi “ngộ” ra
rằng bộ lịch sử được xem là công phu, vĩ đại trước kia chỉ là “cái” được soạn
theo phương hướng “làm nô lệ” cho một chủ nghĩa quốc tế “nô lệ” mà mình đã đút đầu
vào! Nhưng tôi có “lo” thì cũng chẳng làm được gì!
Thông
thường người ta khi “lãnh đạo” cái gì đó người ta phải nhìn vào cái thành quả,
cái đạt đưọc đã đem đến cho mọi người trong thời gian nào đó sự sung sướng, hạnh
phúc cho người dân hay đất nước để biết được đường lối “đúng” hay “sai”. Nếu không
đạt được kết quả tốt tức là mình đã sai rồi! Thế nhưng, người ta đã chẳng nhìn
vào cái thực tế ấy mà cứ nghĩ đường hướng mình đi là đúng đắn; do đó mà không hề
có sự thay đổi nào dù cho người dân đang oằn oại trong sự khổ đau, thiếu thốn cứ
kéo dài từ năm này sang tháng khác. Trong khi đó do hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo
nàn những kẻ được ban phát quyền lộc trở nên thành những “kẻ kiếm tiền” từ những
người dân đen qua các hành động gây “khó khăn”, chần chờ để mọi người phải lo lót,
hối lộ nên người dân đã khổ lại càng khổ hơn. Nếu không như vậy thì cứ tìm cách
xây cái nầy, dựng cái kia để có công quỹ rót về mà “bòn rút”, chia chác cùng
nhau. Xã hội cứ kết bè chia nhau giống như bầy chim giành giựt nhau một cái miếng
mồi chung, chẳng nghĩ gì đến cái gọi là “Chí công vô tư", “Cần kiệm, liêm
chính”. Thiên hạ trong cuộc sống “băn khoăn” về điều đó, nhưng có lo nhiều chi
chăng nữa thì cái lo ấy cũng vô ích vì đã có “người khác” lo rồi! Cái lo của mình
chỉ là cái lo vẩn vơ, vô ích!
Bạn
cứ thử nghĩ đi: Nếu làm một công việc gì đó, mà bạn biết bạn sai để sửa sai tức
thời thì hậu quả của nó không có gì là nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn làm nhiều năm
mà người ta chỉ cho mình sai, nhưng mình cứ nghĩ là đúng thì chuyện năm, mười năm
sau khi bạn biết sai để sửa sai thì nó đã tốn quá nhiều thời gian và đã hư hại đến
bao nhiêu rồi. Vậy thì trên vấn đề lãnh đạo bạn cứ làm như thế thì bạn đem lại
tai hại, hoang phí không biết bao nhiêu mà kể. Vậy bạn có phải là “tội đồ” hay
là bạn “có công”? Mọi người lo lắm, nhưng cái quyền lo của họ đã bị tước đi mất
tự lâu rồi!
Đã
lâu lắm, từ khi tôi muốn tìm hiểu về một lý thuyết được “vẽ vời” ra như một “Thiên
đường” cho loài người trên trái đất nầy, cho một lý tưởng sống mà bao nhiêu người
trí thức cũng “mê mẩn” tin vào; nhưng tôi lại thắc mắc: Tại sao lý thuyết nói tốt
đẹp như vậy mà không ai muốn sống trong đó, mà họ phải từ chối, trốn chạy để xa
rời không kể đến sự sống chết, mà chẳng phải là một nơi mà gần như hầu khắp cả
vùng miền trên thế giới! Có lẽ đối với những người sống đã “kinh qua” giữa hai
chế độ thì không còn lạ gì, vì người ta đã sống qua cái thời gian trong một chế
độ tự do khi muốn mua gì thì chỉ cần ra tiệm mà mua không cần phải có giấy tờ,
hộ khẩu hay sắp hàng cả ngày; muốn đi đâu thì xách xe ra đi hoặc muốn đi thăm bà
con hay người quen không phải đem theo thực phẩm “tiêu chuẩn” của mình, và còn
nhiều thứ lắm… Đời sống mà một người cha đi làm có thể nuôi cả gia đình, chứ không
phải ai cũng đi làm: Nhỏ làm theo nhỏ, lớn làm theo lớn mà vẫn không đủ chi. Ôi!
Cái Thiên Đường “đào tạo những mẫu người” giống hệt nhau như các sản phẩm của cùng
một nhà máy sản xuất ra trên cùng một mô hình, cùng một khuôn mẫu mà tất cả đều
phải suy nghĩ như nhau và “biết tự khen mình” như những con rối được lồng vào cùng
“một phần mềm” cho cuộc sống! Những người chỉ biết làm theo mệnh lệnh từ khi bước
vào, họ tiêu cực thì được yên thân, sống thọ không phiền hà. Nếu ai tích cực, sốt
sắng làm hăng say, nhiệt tình thì dễ sai lầm: Làm nhiều mới trật nhiều, trật
nhiều thì bị phê bình, khiển trách đôi khi là tội đồ bị vướng vào lao lý. Thế mà
người ta vẫn lao vào như những con thiêu thân, cứ tưởng mình là thành phần “ưu
tú” hơn người, rồi chỉ đợi một ngày: “Một ngày để chết”!
Cho
nên sự suy nghĩ của tôi được gọi là “ngưng trệ” nửa chừng. Tôi không muốn suy
nghĩ nữa, giống như một “con chim”, con chim của nhà thơ “Tố Hữu” ngày xưa đã
thốt lên. Tôi xin chép tặng Quý Vị lại bài thơ ấy để gọi là kết thúc “Những điều
suy nghĩ” của tôi!
Con
Chim Của Tôi.
Nó
chết rồi, con chim của tôi
Con
chim sẻ sẻ mới ra đời
Hôm
qua nó hãy còn bay nhảy
Chỉ
một ngày giam, đã chết rồi!
Tôi
muốn cô đơn dịu bớt sầu
Nên
tôi yêu nó có gì đâu!
Tình
thương vô ý gây nên tội
Tôi
đã tù, sao bắt nó tù?
Sao
nỡ dù trong giây phút thôi
Bắt
con chim nhỏ hận câm lời
Sao
không trả nó về mây gió
Cho
nó say sưa uống ánh trời?
Tôi
dẫu dành cơm mớm nó ăn
Đủ
làm sao được: Thiếu không gian!
Sao
tôi không hiểu, sao không hiểu?
Để
tội tình chưa, nó chết oan!
Tố
Hữu,
Xà
lim số 1, lao Thừa Thiên
Tháng
5- 1939.
Đồ
Ngông,
10/05/2020.
No comments:
Post a Comment