(Hay là: Tính Nhân Bản Và Sự Tự Do Trong Đạo Phật).
Nói đến định đề là ý tôi muốn nói trở lại hệ thống toán học mà tôi và các bạn đã học vào những năm trung học. Chúng ta đã học hình học phẳng, hình học không gian qua định đề Euclid. Định đề là một vấn đề ta chỉ chấp nhận mà không cần chứng minh. Hoặc là chấp nhận, hoặc là không? Chấp nhận thì ta có toàn bộ hệ thống toán học đó, không chấp nhận là không có hệ thống toán học ấy. Còn các định lý, hệ luận thì căn cứ vào định đề mà chứng minh. Suốt 7 năm trung học, chắc tôi và bạn chỉ học hệ thống toán học của Euclid mà thôi. Còn về sau, bạn có học hệ thống toán học nào khác không, tôi không biết; chứ riêng tôi chỉ nghe nói đến hai hệ thống toán học khác là Riemann và Lobachevsky, nhưng tôi chưa hề được biết hoặc làm quen.
Và cũng trong 7 năm trời mài đủn quần, lết mòn các băng ghế của nhà trường đó, tôi còn được làm quen với môt số triết lý và quan niệm của vài tôn giáo qua sự mổ xẻ của thầy, của sách vở về nhân sinh quan, vũ trụ quan của từng tác giả hoặc những bài văn hoăc thơ hay tác phẩm. Thuở ấy học để mà học, chứ thực sự tôi chẳng hiểu gì cả.
Thế rồi cuộc đời cũng qua nhanh, thắm thoát đã vào tuổi trung niên, đôi lúc "trà dư tửu hậu" với bạn bè thì cũng bàn, cũng nói về vấn đề thời sự, chính trị và cả về tôn giáo, hoặc chuyện làm ăn lẫn "tào lao" để cùng nhau cười hỉ hả. Rồi suy ngẫm cuộc đời, rồi liên đới hên xui, may rủi, rồi vận mạng, rồi định mệnh, lần đến quay về nội tâm của mình để tri thiên mệnh, chọn cho mình "một chỗ nương tựa sau cùng" là tôn giáo.
Nếu các tôn giáo khác có tính cách của gia đình hay cha truyền con nối, cha mẹ theo đạo gì con phải theo đạo ấy giống như một ràng buộc bắt buộc. Còn mẹ tôi thỉnh thoảng tới chùa vào những ngày lễ lớn, ba tôi có mấy khi đi, tôi thì lâu lắm mới tới coi như là đi chơi với bạn bè, thế thôi! Năm tôi ở trọ chùa đi học trong ba tháng, tôi phụ giúp đủ các việc; nhưng về kinh kệ, giáo lý, chuông mõ tôi chẳng hề biết một tí nào, mà các thầy trong chùa cũng chẳng ép tôi phải đọc hay học dù một bài kinh thật ngắn. Thế là tôi là người theo đạo Phật mà chẳng có ý niệm, hoặc lòng trung tín nào với đạo Phật cả. Bây giờ nhìn lại, tôi mới thấy không có đạo nào mà tín đồ được thoải mái, tự do hơn đạo Phật. Anh muốn đến thì đến, anh muốn đi thì đi; muốn học kinh thì học, không học thì thôi, tùy theo niềm tin của anh. Rồi từ trong cuộc sống của cuộc đời, qua nhiều biến cố thăng trầm, những sự khổ đau nhiều hơn sung sướng hoặc là những lúc bị bệnh trầm kha, ta nằm suy nghĩ, rồi ánh đạo lại hiện ra; và bắt đầu đến chùa tụng kinh, sám hối hay thường muốn nghe thuyết pháp. Riêng tôi, trong cơn bệnh đã cho tôi có được một niềm tin ở Đạo, nhưng tôi vẫn hãy chưa tới được cổng chùa. Mãi đến khi vợ chồng anh chị bạn cho mượn cuồn băng "Tương quan giữa sự sống và chết" mà em chị ở Việt nam gởi qua. Thầy thuyết pháp không biết tên là gì, nhưng qua nội dung thầy có nhắc đến thầy Thích Nhất Hạnh. Tôi chỉ biết thầy cùng thời với thầy Thích Nhất Hạnh và là người xứ Quảng vì giọng nói của thầy là giọng người Quảng. Qua cuồn băng ấy, tôi thích lắm và muốn tìm hiểu về nghi lễ của buổi lễ trong chùa. Thế là tôi lần mò tới chùa như một đứa học trò mới đi học. Mặc dù các bài đọc thường là thơ chữ Hán, tôi không hiểu nhiều lắm, nhưng đủ để cho lòng mình thâm nhập vào đó. Quả thực là tuyệt diệu:
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá, thiên, vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến, văn, đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
Ôi! Pháp Phật thật là thâm sâu; cả trăm, ngàn, vạn kiếp khó mà gặp; hôm nay tôi được thấy, được nghe và được thọ trì. Ôi! quý hóa nào hơn! Lời thơ độc đáo mà ý nghĩa cũng vô cùng. Lòng tôi luôn nhắc lại: "Bá, thiên, vạn kiếp nan tao ngộ- Ngã kim kiến, văn, đắc thọ trì". Thật phúc đức cho tôi! Là mãi đến bây giờ tôi hãy còn có cơ duyên tìm đến được, và vẫn chưa quá muộn màng!
Có lẽ đối với người ngoại đạo và chưa hiểu đạo, họ sẽ nghĩ các nội dung trong các bài kinh rất là xa vời, là tưởng tượng, nó không giống như trong Kinh Thánh, có kể chuyện Đức Chúa Trời tạo ra muôn loài, rồi tạo ra ông A-Dong và bà Ê-Và, rồi con rắn dụ bà Ê-Và ăn trái cấm, cả hai bị Đức Chúa Trời giận dữ đuổi ra khỏi vườn địa đàng, rủa sả cả 3, để rồi từ đó con người chịu mang tội Tổ Tông... Và cũng trong các kinh, Đức Phật chẳng hề làm phép tắc để trị bệnh, hay đem đến thức ăn cho ai mà Đức Phật chỉ nói, chỉ giảng và chỉ chỉ cái cách cho con người làm sao tự mình tu để giải thoát khỏi kiếp sống khổ đau, sinh bệnh lão tử nầy và để khỏi phải tái sinh, luân hồi trong sáu nẽo, cùng vượt thoát ra ngoài tam giới, sống ung dung tự tại trong cái "vô hình vô tướng" ở cõi "chân không diệu hữu". Người đời làm sao hiểu được? Những ai tu theo Đạo Phật, những ai là hành giã của Thiền họa may sẽ đến được, nhưng tùy theo cơ duyên, căn cơ của mỗi người họ sẽ đến được cỡ nào, ở cấp bực nào. Đức Phật Thích Ca là Đức Trí Tuệ, Ngài cũng từ con người bình thường, Ngài đã từ bỏ mọi cao sang quyền quý, vợ đẹp con thơ để khoát lên mình mảnh vải chắp vá, đi chân không, đầu trần lặn lội từ nơi nầy đến nơi khác, đủ đã là một "siêu nhân"; nhưng lại còn đi xin ăn, ai cho gì ăn nấy, không chê khen; không cho thì nhịn đói mà làm công việc không phải cho mình, chỉ đem ích lợi cho người, cho chúng sanh. Thuyết pháp, giải thích, không hề giận dỗi mà rủa sả dù đó là cây cỏ. Đức Phật rao giảng cho mọi người có được tình thương yêu với tất cả chúng sanh dù chúng sanh ở cõi trời, cõi người, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh vì tất cả đều cùng có Phật tánh, cùng bản thể như nhau, ngay Đức Phật cũng không khác. Đức Phật là người giác ngộ trước (tự giác) và giúp chúng sanh giác ngộ sau (giác tha) "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Đức Phật không hề coi mình là kẻ trên, kẻ ban quyền lực đến cho người khác, hoặc cho người khác được thỏa mãn ước muốn tạm thời; mà Đức Phật muốn "chỉ" cho mọi người con đường đi thế nào (Đạo sư) để được chính mình giải thoát cho mình hoàn toàn khỏi cảnh khổ đau trong tam giới và ung dung tự tại ở cỏi "Niết Bàn Thanh Tịnh" (cõi không buồn, không vui; không sanh, không diệt; không thiện, không ác; không tăng, không giảm... ).
Quả thực Đức Phật đã nói quá xa, xa hơn đầu óc con người tưởng tượng, hẳn nhiên là khoa học cũng chưa khám phá được nhiều. Nếu lúc xưa Đức Phật đã nói trong bát nước có "bát vạn tứ thiên trùng" thì mãi đến khoảng hai ngàn năm sau, người ta mới chứng minh là đúng. Đức Phật đã nói đến tái sanh thì trong thế kỷ 20, người ta mới kể nhiều về chuyện tái sanh... Đức Phật nói đến "Tam thiên đại thiên" thế giới, thì khoa học chứng minh trong vũ trụ này có nhiều thiên hà, mỗi thiên hà chứa rất nhiều thái dương hệ khác nhau. Như vậy, tinh thần Phật giáo dựa trên căn bản của con người (nhân bản), từ con người mà thông suốt đến vũ trụ qua Trí Huệ. Và đem đến cho con người một con đường tự mình có thể giải thoát khỏi sự đau khổ, sinh lão bệnh tử cho chính mình. Và sau khi tự giác được rồi, con người có một lòng từ bi rất là rộng lớn, nguyện độ tất cả chúng sanh trong lục đạo, chứ không phải riêng cho con người. Bạn không thể tìm thấy thứ tình thương quảng đại ấy ở bất cứ một tôn giáo nào khác. Bạn có hiểu tại sao đoàn khất sĩ khất thực đi chân trần và từng bước chậm rãi không? Họ phải nhìn xuống chân sợ dậm phải một con vật nào. Họ đã ăn chay và quý mạng sinh vật như thế ấy, Bạn thấy làm người tu sĩ Phật giáo có nhiều cam go lắm không? Cái gì bạn biết, bạn hiểu được, bạn mới thấy nó hay. Còn không hiểu, có khi bạn còn châm biếm, khinh miệt nữa là khác! Nếu bạn mở tâm bạn rộng rãi ra, đừng nhìn vào Phật giáo bằng một cái định kiến mà người khác đã trao cho bạn; bạn hãy nghiên cứu sâu vào, bạn mới thấy những nét đẹp, những nét hay của nó.
Đạo Phật là một tôn giáo rất tự do và thoải mái như ở trên tôi đã viết, không bắt buộc bất cứ một ai phải tới chùa, không bắt Phật tử phải học giáo lý. Bất cứ ai đến tìm học đều là cơ duyên và tự nguyện. Giáo hội Phật giáo không đặt ra điều răn, điều buộc Phật tử và nhất là Phật giáo không có một "Định đề" như ở một số tôn giáo khác, tôi nhắc lại với bạn là "Định đề": Đức Phật không phải là "Đấng tối cao để được phụng thờ và chỉ phụng thờ một Đức Phật mà thôi, nếu thờ phượng khác đi là tà đạo". Đạo Phật không làm việc đó. Người đến với Phật giáo, Đức Phật rất là thoải mái, và muốn đi cũng một cách rất tự nhiên. Bạn muốn có năng lực tự cứu mình và để cứu chúng sanh thì hãy đến với Đức Phật, Phật giáo. Bạn muốn nhờ tha lực cứu bạn, hoặc cầu nguyện vẩn vơ thì bạn cứ đi, không ai ngăn cản bạn cả. Đức Phật hòa mình với chúng sanh; nhân ái, dìu dắt chúng sanh chứ không nguyền rủa, rủa sả dù là cỏ cây. Đức Phật thống thiết với đau khổ của chúng sanh "Nước mắt của chúng sanh trong ba nghìn thế giới nhiều hơn nước của các đại dương". Do vậy, khi ngộ được Đạo, Đức Phật muốn nhập diệt vì thấy chúng sanh khó độ, nhưng chư thiên xin Đức Phật độ chúng, nên Đức Phật đành lê gót chân trần hơn 45 năm hành đạo.
Bạn có thấy Phật giáo rất hòa ái lắm không? Đến ngay cả quê hương Đức Phật bị nhóm xâm lăng phá tan hoang; và các tượng Phật cổ lớn nhất thế giới ở Afghanistan bị nhóm Hồi giáo quá khích Taliban phá hủy, nhưng không có sự phản đối mạnh bạo nào từ các quốc gia Phật giáo, hoặc mở các cuộc Thánh chiến để bảo vệ bao giờ. Thực ra, Đạo Phật là Đạo rất thâm sâu tự trong tâm thức của con người. Nếu con người từ bỏ cái ham mê xác thịt, vật chất (dục giới) của thân xác, chỉ giữ lại cái xác (sắc giới), hoặc bỏ đi thân xác để vào cõi "vô sắc giới" thì vẫn còn trong tam giới. Nếu biết được con đường giải thoát thì sẽ vượt luôn qua cõi vô sắc giới đó để vào cõi thanh tịnh, yên tĩnh tức là Niết Bàn, thì đó là sự sống đời đời mà Đức Phật và tất cả những người tu hành ngộ đạo đã đạt được. Như vậy, "khi nào còn có Tâm thức của con người, thì Phật giáo hãy còn tồn tại" dù ở thế gian nầy có còn Phật giáo hay không.
Nguyên Thảo,
10-04-01.
Wednesday, October 20, 2010
Câu chuyện những con bò bị xỏ mũi
Nhớ lại lúc nhỏ, khi Đồ Ngông tôi còn bé tí teo, Đồ tôi được ông bà cố lẫn ông nội thương nhiều lắm, vì Đồ tôi là cháu đích tôn. Cái xã hội Việt nam và Tàu là thế đấy! "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" đó mà! Đã thế, cứ mỗi năm ông nội lại cho phần mười giạ lúa ăn để đi học. Nhưng Đồ tôi bản tính vốn là ngu quá! 5 tuổi mà không đếm được từ 1 tới 10, có khi đếm đến 9 chỉ còn một số nữa thôi mà cũng không đếm được. Thế mới bị ba giận dứt cho một trận đòn. Hèn chi, lớn lên Đồ tôi không nhớ được đến một bài hát cho tròn dù bài ấy là bài Quốc ca mà Đồ tôi đã hát đi hát lại rất nhiều lần. Chắc trên đời nầy không có ai ngu như Đồ tôi! Và không hiểu vì lý do, hay nguyên nhân nào đã khiến "con rùa u tối" Đồ tôi lại lần mò lên được mức trung bình, để rồi trốn lính hợp pháp trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, mà lại "được" người ta cho trốn lính mới là lạ! Cũng chính vì chỗ đó, Đồ tôi đành lặng lẽ trên xứ người, không dám "thò" cái bộ mặt mình ra ngoài, dù là ở nơi đâu. Đồ tôi không có quyền, hay tư cách nào để ăn nói. Trước trốn lính thì bây giờ mình đành trốn chui vậy. Chắc mỗi con người đều có một cái số! Người ta đã nói "giày dép còn có số" thì con người có số lại là điều hẳn nhiên.
A! Đồ tôi đã đi quá xa đề tài mất rồi! Thôi thì quanh trở lại vậy!
"Đây nói về chuyện Tôn Hành Giả...", A! mà không! Chuyện Đồ tôi khi còn nhỏ, có lần Đồ tôi đi lon ton theo sau đít của ông nội dạo xóm. Đồ tôi thấy có con bò đứng nhai cỏ, cái miệng ngồm ngoàm. Đồ tôi mê quá! Cứ mãi đứng nhìn. Ông nội đi tuốt luốt, đến lúc quay lại không thấy Đồ tôi, Ông nội mới vòng trở lại, kêu đi. Đồ tôi đi theo mà tiếc nuối.
-Ông nội à! Con bò nhai cỏ con thấy cái miệng nó đưa qua đưa lại vui ghê! Mà tại sao cái mũi của nó có cái gì vậy ông nội!
Ông nội Đồ tôi bảo:
-Cái mũi con bò có cái vòng người ta gọi là cái "dàm" để người ta cột dây dẫn nó đi!
-Tại sao người ta không cột ở chỗ khác mà lại cột ở chỗ cái mũi hả ông nội?
-Ừ thì tại vì ở cái mũi con bò da nó mỏng và đau nên người ta mới xỏ mũi ở đó để khi điều khiển con bò chỉ cần giật nhẹ dây thì nó phải nghe theo.
-Ông nội à! Có ai xỏ mũi người ta không ông nội?
-Chưa có! Nhưng mà con muốn xỏ mũi không, ông nội xỏ cho con.
-Không đâu! Con hỏng thèm đâu! Xỏ mũi chắc đau lắm! Con hỏng chịu đâu!
Nhưng rồi, vào chiều tối sau khi cơm nước xong, ông nội nằm nghỉ trên võng, ông nội kêu lại gần với ông nội, ông nội hỏi:
-Hôm nay con thấy con bò bị xỏ mũi, con không thích như vậy. Tại sao con bò bị xỏ mũi, để ông nội kể con nghe:
"Ngày xưa, lâu lắm rồi! Thuở ấy những con bò và người thông hiểu với nhau, nói chuyện với nhau được, giống như ông nội với con bây giờ. Những con bò khởi đầu cũng thông minh, giỏi dắn và siêng năng lắm. Chúng sống ở trong rừng, thoải mái tự do đi đây đi đó, muốn làm gì thì làm, muốn ăn ở đâu thì ăn, không có con người nào điều khiển nó cả.
Một ngày kia, có một gia đình nông phu đến bìa rừng khai phá để lấy củi bán và lấy đất đai trồng trọt, canh tác. Khi rừng cây bị phá đi thì ánh sáng mặt trời rọi xuống mặt đất nhiều, và vì trống trải cỏ mọc nhiều hơn, xanh tốt hơn. Người nông phu cũng chật vật vì cỏ lên quá nhanh. Nhưng cũng may, vài con bò lần theo bìa rừng đi đến nơi ấy thấy cỏ tốt, mềm mại, xanh ngon thì thường đến đó ăn. Thế là bò, người cả hai đều có lợi! Và họ vui vẻ cùng nhau. Thường nơi nào có ăn thì người ta hay đến giống như tục ngữ có câu: "Lúa thóc ở đâu, bồ câu tới đó". Một ngày kia cũng có một gia đình nông dân khác đến khai phá một góc rừng gần đó, cũng có vài con bò lần tới mà ăn.
Vị nông phu đầu tiên nãy sanh ý chiếm hữu, muốn lôi kéo đàn bò về làm của riêng mình, ông ta dụ dỗ đàn bò. Với giọng ngọt ngào, ông ta nói:
-Bò ơi! Lâu nay tụi bây ăn với tao tụi bây đừng bỏ tao nhe! Ở đây cỏ ngon hơn ở đằng kia! Tao đối xử tốt hơn ở đằng kia, đằng kia gian ác lắm tụi bây nhớ nhe! Léng phéng qua đó tụi nó giết tụi bây chết có ngày.
Rồi ngày qua ngày, người nông phu ra sức lôi kéo đám bò về trên đất của mình bằng cái cảnh tả oán, thương tâm để động lòng trắc ẩn của đàn bò thông minh; vừa khích tướng, vừa o bế lại vừa dụ dỗ, tìm cách đưa đàn bò thành công cụ của mình.
Một hôm, nông phu bảo với đàn bò:
-Bò ơi! Rủi người ta đánh mầy, mầy sợ người ta đánh chỗ nào nhất.
-Chỉ sợ người ta chọt vào mông đít, và nhất là xỏ qua lổ mũi vì nơi đó là chỗ tôi đau nhất. Nếu chỗ đó bị xỏ chỉ có nước tôi phải đi theo và nghe lời người ta thôi. Không có cách nào khác.
Người nông phu nghe như thế, lúc đầu cũng không để ý cho lắm! Nhưng rồi, một hôm, ông ta chợt nghĩ nếu không lo chiếm phần mấy con bò nầy thì một ngày kia mình có thể bị mất chúng thì sao. Vả lại, nếu cần thiết thì sử dụng, điều khiển chúng để đụng phá cái nhà kia tranh ăn với mình cho bỏ ghét. Thế rồi, từ âm mưu manh nha trong tâm, người nông phu dần dần biến thành sự thực.
Người nông phu bỏ công sức đào một cái hố to, khá sâu có thể chứa được đàn bò ấy, ngõ xuống được làm một cái cổng rất là chắc chắn. Ông cũng không quên dự trù kiểu cách để tách rời từng con. Ông nhất quyết xõ mũi chúng để chúng phải làm công cụ cho mình.
Làm xong, ông khoe với đàn bò, ông diễn tả, nói công ích của cái hố cho đàn bò nghe. Đàn bò hiếu kỳ cả đám kéo xuống coi, quan sát cái hố kỳ diệu ấy. Trong lúc ấy người nông phu bảo cần lên nhà lấy ít đồ rồi trở lại hố. Thừa lúc đàn bò mãi mê xem, ông đóng vội cổng lại. Đàn bò không thể trở ra được, chúng náo động ầm vang. Một ngày không ăn, hai ngày rồi ba ngày không ăn, bò ta đành chịu lã người, mệt mỏi không còn hăng say phá cổng như lúc đầu.
Đợi lúc bò yếu đuối không thể nguy hiểm nữa, người nông phu đến bảo với chúng nó:
-Ta chỉ muốn các ngươi ở với ta, ta không muốn các ngươi thuộc về người khác vì thế ta phải làm như vậy, ta xin lỗi các ngươi. Bây giờ để bảo đảm điều ấy ta muốn các ngươi đưa mũi cho ta xỏ, bắt dàm trước khi các ngươi được lên đồng cỏ ăn như xưa.
Vì muốn no, vì mạng sống, từng con bò một chịu đau đớn đưa mũi cho người nông phu xỏ mũi, bắt dàm và cột dây.
Từ đó, người nông phu bắt đầu điều khiển những con bò thông minh ấy làm công cụ của mình như kéo cày, kéo xe, đi bừa, kéo gỗ vân vân... Con bò cũng từ đó hận đời chỉ biết "úm...bò", lủi thủi làm theo sự điều khiển của người, khi không nghe bị người ta dùng cây nhọn gọi là "đót" để chích vào mông đít hoặc giựt dây mũi mà điều khiển. Mỗi khi bò mẹ thấy bò con hay là bò nghé bị người ta chận đầu xỏ mũi, bắt dàm nó đành yên lặng mà chảy nước mắt vì những phút ngu si, nhẹ dạ của mình mà con cháu phải đành làm thân "trâu bò" từ thế hệ nầy sang thế hệ khác!
Đó là chuyện những con bò thông minh bị trúng kế người nông phu mà tai hại cho mình, cho con cháu cả ngàn năm về sau mà ông nội Đồ tôi đã kể cho Đồ tôi nghe từ khi còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên cho đến lúc ở nhà trường, và ngay cả sau nầy Đồ tôi chưa hề được nghe kể đến chuyện nầy. Không biết ông nội Đồ tôi đặt ra để kể cho Đồ tôi nghe hay là trong chuyện cổ tích đã có. Dù gì câu chuyện ấy cũng đáng cho ta nghiền ngẫm trên nhiều phương diện.
Quý vị cứ thử "suy nghĩ" một chút mà chơi!
Đồ Ngông,
30-01-04.
A! Đồ tôi đã đi quá xa đề tài mất rồi! Thôi thì quanh trở lại vậy!
"Đây nói về chuyện Tôn Hành Giả...", A! mà không! Chuyện Đồ tôi khi còn nhỏ, có lần Đồ tôi đi lon ton theo sau đít của ông nội dạo xóm. Đồ tôi thấy có con bò đứng nhai cỏ, cái miệng ngồm ngoàm. Đồ tôi mê quá! Cứ mãi đứng nhìn. Ông nội đi tuốt luốt, đến lúc quay lại không thấy Đồ tôi, Ông nội mới vòng trở lại, kêu đi. Đồ tôi đi theo mà tiếc nuối.
-Ông nội à! Con bò nhai cỏ con thấy cái miệng nó đưa qua đưa lại vui ghê! Mà tại sao cái mũi của nó có cái gì vậy ông nội!
Ông nội Đồ tôi bảo:
-Cái mũi con bò có cái vòng người ta gọi là cái "dàm" để người ta cột dây dẫn nó đi!
-Tại sao người ta không cột ở chỗ khác mà lại cột ở chỗ cái mũi hả ông nội?
-Ừ thì tại vì ở cái mũi con bò da nó mỏng và đau nên người ta mới xỏ mũi ở đó để khi điều khiển con bò chỉ cần giật nhẹ dây thì nó phải nghe theo.
-Ông nội à! Có ai xỏ mũi người ta không ông nội?
-Chưa có! Nhưng mà con muốn xỏ mũi không, ông nội xỏ cho con.
-Không đâu! Con hỏng thèm đâu! Xỏ mũi chắc đau lắm! Con hỏng chịu đâu!
Nhưng rồi, vào chiều tối sau khi cơm nước xong, ông nội nằm nghỉ trên võng, ông nội kêu lại gần với ông nội, ông nội hỏi:
-Hôm nay con thấy con bò bị xỏ mũi, con không thích như vậy. Tại sao con bò bị xỏ mũi, để ông nội kể con nghe:
"Ngày xưa, lâu lắm rồi! Thuở ấy những con bò và người thông hiểu với nhau, nói chuyện với nhau được, giống như ông nội với con bây giờ. Những con bò khởi đầu cũng thông minh, giỏi dắn và siêng năng lắm. Chúng sống ở trong rừng, thoải mái tự do đi đây đi đó, muốn làm gì thì làm, muốn ăn ở đâu thì ăn, không có con người nào điều khiển nó cả.
Một ngày kia, có một gia đình nông phu đến bìa rừng khai phá để lấy củi bán và lấy đất đai trồng trọt, canh tác. Khi rừng cây bị phá đi thì ánh sáng mặt trời rọi xuống mặt đất nhiều, và vì trống trải cỏ mọc nhiều hơn, xanh tốt hơn. Người nông phu cũng chật vật vì cỏ lên quá nhanh. Nhưng cũng may, vài con bò lần theo bìa rừng đi đến nơi ấy thấy cỏ tốt, mềm mại, xanh ngon thì thường đến đó ăn. Thế là bò, người cả hai đều có lợi! Và họ vui vẻ cùng nhau. Thường nơi nào có ăn thì người ta hay đến giống như tục ngữ có câu: "Lúa thóc ở đâu, bồ câu tới đó". Một ngày kia cũng có một gia đình nông dân khác đến khai phá một góc rừng gần đó, cũng có vài con bò lần tới mà ăn.
Vị nông phu đầu tiên nãy sanh ý chiếm hữu, muốn lôi kéo đàn bò về làm của riêng mình, ông ta dụ dỗ đàn bò. Với giọng ngọt ngào, ông ta nói:
-Bò ơi! Lâu nay tụi bây ăn với tao tụi bây đừng bỏ tao nhe! Ở đây cỏ ngon hơn ở đằng kia! Tao đối xử tốt hơn ở đằng kia, đằng kia gian ác lắm tụi bây nhớ nhe! Léng phéng qua đó tụi nó giết tụi bây chết có ngày.
Rồi ngày qua ngày, người nông phu ra sức lôi kéo đám bò về trên đất của mình bằng cái cảnh tả oán, thương tâm để động lòng trắc ẩn của đàn bò thông minh; vừa khích tướng, vừa o bế lại vừa dụ dỗ, tìm cách đưa đàn bò thành công cụ của mình.
Một hôm, nông phu bảo với đàn bò:
-Bò ơi! Rủi người ta đánh mầy, mầy sợ người ta đánh chỗ nào nhất.
-Chỉ sợ người ta chọt vào mông đít, và nhất là xỏ qua lổ mũi vì nơi đó là chỗ tôi đau nhất. Nếu chỗ đó bị xỏ chỉ có nước tôi phải đi theo và nghe lời người ta thôi. Không có cách nào khác.
Người nông phu nghe như thế, lúc đầu cũng không để ý cho lắm! Nhưng rồi, một hôm, ông ta chợt nghĩ nếu không lo chiếm phần mấy con bò nầy thì một ngày kia mình có thể bị mất chúng thì sao. Vả lại, nếu cần thiết thì sử dụng, điều khiển chúng để đụng phá cái nhà kia tranh ăn với mình cho bỏ ghét. Thế rồi, từ âm mưu manh nha trong tâm, người nông phu dần dần biến thành sự thực.
Người nông phu bỏ công sức đào một cái hố to, khá sâu có thể chứa được đàn bò ấy, ngõ xuống được làm một cái cổng rất là chắc chắn. Ông cũng không quên dự trù kiểu cách để tách rời từng con. Ông nhất quyết xõ mũi chúng để chúng phải làm công cụ cho mình.
Làm xong, ông khoe với đàn bò, ông diễn tả, nói công ích của cái hố cho đàn bò nghe. Đàn bò hiếu kỳ cả đám kéo xuống coi, quan sát cái hố kỳ diệu ấy. Trong lúc ấy người nông phu bảo cần lên nhà lấy ít đồ rồi trở lại hố. Thừa lúc đàn bò mãi mê xem, ông đóng vội cổng lại. Đàn bò không thể trở ra được, chúng náo động ầm vang. Một ngày không ăn, hai ngày rồi ba ngày không ăn, bò ta đành chịu lã người, mệt mỏi không còn hăng say phá cổng như lúc đầu.
Đợi lúc bò yếu đuối không thể nguy hiểm nữa, người nông phu đến bảo với chúng nó:
-Ta chỉ muốn các ngươi ở với ta, ta không muốn các ngươi thuộc về người khác vì thế ta phải làm như vậy, ta xin lỗi các ngươi. Bây giờ để bảo đảm điều ấy ta muốn các ngươi đưa mũi cho ta xỏ, bắt dàm trước khi các ngươi được lên đồng cỏ ăn như xưa.
Vì muốn no, vì mạng sống, từng con bò một chịu đau đớn đưa mũi cho người nông phu xỏ mũi, bắt dàm và cột dây.
Từ đó, người nông phu bắt đầu điều khiển những con bò thông minh ấy làm công cụ của mình như kéo cày, kéo xe, đi bừa, kéo gỗ vân vân... Con bò cũng từ đó hận đời chỉ biết "úm...bò", lủi thủi làm theo sự điều khiển của người, khi không nghe bị người ta dùng cây nhọn gọi là "đót" để chích vào mông đít hoặc giựt dây mũi mà điều khiển. Mỗi khi bò mẹ thấy bò con hay là bò nghé bị người ta chận đầu xỏ mũi, bắt dàm nó đành yên lặng mà chảy nước mắt vì những phút ngu si, nhẹ dạ của mình mà con cháu phải đành làm thân "trâu bò" từ thế hệ nầy sang thế hệ khác!
Đó là chuyện những con bò thông minh bị trúng kế người nông phu mà tai hại cho mình, cho con cháu cả ngàn năm về sau mà ông nội Đồ tôi đã kể cho Đồ tôi nghe từ khi còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên cho đến lúc ở nhà trường, và ngay cả sau nầy Đồ tôi chưa hề được nghe kể đến chuyện nầy. Không biết ông nội Đồ tôi đặt ra để kể cho Đồ tôi nghe hay là trong chuyện cổ tích đã có. Dù gì câu chuyện ấy cũng đáng cho ta nghiền ngẫm trên nhiều phương diện.
Quý vị cứ thử "suy nghĩ" một chút mà chơi!
Đồ Ngông,
30-01-04.
Thơ Nguyên Thảo:
Quê Hương Tôi!
Quê hương tôi không là thần thoại
Mà lịch sử trải quá bốn ngàn năm
Là máu, là xương, là những gì khổ ải,
Là đau thương, là khốn cùng oằn oại
Đứng vùng lên đối lại với kẻ thù,
Không mấy thời
Được những lúc nghỉ ngơi
Từng thế hệ vươn lên giành độc lập.
Quê hương tôi,
Với lũy tre làng giăng mắc
Ôm mái đình làng, xóm nhỏ thôn xưa;
Tiếng mẹ ầu ơ kẽo kẹt trưa hè,
Cau vươn thẳng cùng mặt trăng vằng vặc.
Quê hương tôi,
Có tiếng gà xao xác
Cánh đồng xanh ngăn cách những đường bờ.
Quê hương tôi ôm ấp những vần thơ,
Ca dao mẹ như những dòng sông chảy
Ru con trẻ với tâm tình nồng cháy:
"Yêu quê hương! Con hỡi, cả tấm lòng
Son sắc mãi, ngàn đời với núi sông...!"
Yêu đi quá! Quê hương ngày ta lớn!
Nguyên-Thảo,
09-03-04.
*Yêu Em.
Yêu em tự thuở kiếp nào
Gặp nhau thoáng chốc lòng sao bồi hồi
Tâm tư lặng lẽ chơi vơi
Ngồi im nghe nặng tình ơi dạt dào!
Trên trời thoáng hiện ngàn sao
Em đi tôi vẫn ngã chào trông theo.
Bóng em cuối nẽo khuất đường
Mà sao tôi lại thấy mình cô đơn!
Nguyên Thảo,
22-12-04.
*Dân Tộc Tôi Xin Cám Ơn!
Dân tộc tôi xin
Cám ơn! Cám ơn!
Người bạn láng giềng vĩ đại
Khi anh chẳng từ bỏ ý tưởng ngông cuồng
Và bao giờ cũng sấm sét mưa tuôn
Hầu đe dọa dân tộc tôi bé nhỏ
Dân tộc tôi xin
Cám ơn! Cám ơn!
Người bạn láng giềng luôn hun đúc
Chí kiêu hùng
Trong dân tộc truyền thống chống xăm lăng
Không nên quên và say men chiến thắng
Và bao giờ cũng thấy trời nhiều nắng
Sắp ập vào đất nước quá thương đau
Cùng nhắc nhỡ
Bên ta loài ác quỷ
Chực vươn lên như một tảng mây mù
Đợi đúng lúc, chụp xuống đầu dân tộc.
Mấy ngàn năm!
Mấy ngàn năm!
Kinh nghiệm trải dài trong lịch sử
Qua quá nhiều thế hệ với máu xương
Dân tộc tôi không hề quên: "Chỉ có một con đường..."
Đường tranh đấu
Cho dân tộc ngàn năm bền vững
Tiến tới trước!
Ngàn người như một
Thân nầy nguyện đóng góp quê hương
Xây độc lập
Cho tự do và hạnh phúc!
Dân tộc tôi xin
Cám ơn! Cám ơn!
Người bạn bên mình vĩ đại
Nhắc nhỡ dùm một lịch sử khó quên!
Dân tộc ta ơi!
Cảnh giác mãi muôn đời
Hồn sông núi chẳng một phút nào phai
Cả dân tộc
Tiến tới trước như thác nguồn bão táp
Làm kinh thiên khiếp đảm mọi kẻ thù
Để bảo đảm quyền tự do và lẽ sống
Đất nước nầy và Tổ Quốc thân yêu!
Nguyên Thảo,
23-12-04.
Quê hương tôi không là thần thoại
Mà lịch sử trải quá bốn ngàn năm
Là máu, là xương, là những gì khổ ải,
Là đau thương, là khốn cùng oằn oại
Đứng vùng lên đối lại với kẻ thù,
Không mấy thời
Được những lúc nghỉ ngơi
Từng thế hệ vươn lên giành độc lập.
Quê hương tôi,
Với lũy tre làng giăng mắc
Ôm mái đình làng, xóm nhỏ thôn xưa;
Tiếng mẹ ầu ơ kẽo kẹt trưa hè,
Cau vươn thẳng cùng mặt trăng vằng vặc.
Quê hương tôi,
Có tiếng gà xao xác
Cánh đồng xanh ngăn cách những đường bờ.
Quê hương tôi ôm ấp những vần thơ,
Ca dao mẹ như những dòng sông chảy
Ru con trẻ với tâm tình nồng cháy:
"Yêu quê hương! Con hỡi, cả tấm lòng
Son sắc mãi, ngàn đời với núi sông...!"
Yêu đi quá! Quê hương ngày ta lớn!
Nguyên-Thảo,
09-03-04.
*Yêu Em.
Yêu em tự thuở kiếp nào
Gặp nhau thoáng chốc lòng sao bồi hồi
Tâm tư lặng lẽ chơi vơi
Ngồi im nghe nặng tình ơi dạt dào!
Trên trời thoáng hiện ngàn sao
Em đi tôi vẫn ngã chào trông theo.
Bóng em cuối nẽo khuất đường
Mà sao tôi lại thấy mình cô đơn!
Nguyên Thảo,
22-12-04.
*Dân Tộc Tôi Xin Cám Ơn!
Dân tộc tôi xin
Cám ơn! Cám ơn!
Người bạn láng giềng vĩ đại
Khi anh chẳng từ bỏ ý tưởng ngông cuồng
Và bao giờ cũng sấm sét mưa tuôn
Hầu đe dọa dân tộc tôi bé nhỏ
Dân tộc tôi xin
Cám ơn! Cám ơn!
Người bạn láng giềng luôn hun đúc
Chí kiêu hùng
Trong dân tộc truyền thống chống xăm lăng
Không nên quên và say men chiến thắng
Và bao giờ cũng thấy trời nhiều nắng
Sắp ập vào đất nước quá thương đau
Cùng nhắc nhỡ
Bên ta loài ác quỷ
Chực vươn lên như một tảng mây mù
Đợi đúng lúc, chụp xuống đầu dân tộc.
Mấy ngàn năm!
Mấy ngàn năm!
Kinh nghiệm trải dài trong lịch sử
Qua quá nhiều thế hệ với máu xương
Dân tộc tôi không hề quên: "Chỉ có một con đường..."
Đường tranh đấu
Cho dân tộc ngàn năm bền vững
Tiến tới trước!
Ngàn người như một
Thân nầy nguyện đóng góp quê hương
Xây độc lập
Cho tự do và hạnh phúc!
Dân tộc tôi xin
Cám ơn! Cám ơn!
Người bạn bên mình vĩ đại
Nhắc nhỡ dùm một lịch sử khó quên!
Dân tộc ta ơi!
Cảnh giác mãi muôn đời
Hồn sông núi chẳng một phút nào phai
Cả dân tộc
Tiến tới trước như thác nguồn bão táp
Làm kinh thiên khiếp đảm mọi kẻ thù
Để bảo đảm quyền tự do và lẽ sống
Đất nước nầy và Tổ Quốc thân yêu!
Nguyên Thảo,
23-12-04.
Thơ Đó, Thơ Đây! (tt)
Đứng Trên Đèo Hải Vân. (Đà Nẵng)
Đứng lên trên đỉnh Hải Vân
Nhìn về hai hướng, chẳng buông bên nào
Lăng Cô thấp thỏm làm sao
Chạy theo sóng biển, mà “Cô” “Lăng” cù
Lắng nghe gió thổi vi vu
Vòng cung Đà Nẵng mù mù phía Nam
“Biển Mây” ngập núi chẳng cam
Thừa Thiên, Đà Nẵng hai đàng hai nơi.
Đồ Ngông,
14/07/10.
*Ngũ Hành Sơn 1. (Đà Nẵng)
Đi vào đất địa Ngũ Hành Sơn
Nghe tiếng ồn vang đục đá hòn
Tượng nhỏ, tượng to đầy cả đó
Tượng Bà, Tượng Chúa, tượng con con...!
Đồ Ngông,
14/07/10.
* Nơi Vua Ngự! (Đà Nẵng)
Năm xưa vua ngự nơi này
Năm nay ta lại đứng hoài ngóng trông
Ngó mây, ngó nước, ngó mông
Hoài hoài chẳng thấy, bóng lồng nhà vua!
Đồ Ngông,
17/07/10.
*Động Huyền Không. (Đà Nẵng)
Bước xuống những bậc thang
Chùa nằm ở trong hang
Nhìn lên trên trần núi
Ánh sáng vãi hàng hàng
Động Huyền huyền, Không không
Sắc sắc cũng không không
Giống như là tên gọi
Huyền ảo và hư không.
Nếu không những người thăm
Khung cảnh thật âm thầm
Trầm tư và tĩnh lặng
Huyền và Không: Nghĩa thâm!
Đồ Ngông,
17/07/10.
*Chùa Linh Ứng. (Đà Nẵng)
Đi qua nhiều nấc bậc thang
Lên chùa viếng cảnh an nhàn cho tâm
Nhưng mà thở mệt lặng câm
Ngồi nghe hơi thở, dập dồn lấy hơi
Thoáng nhìn lướt thướt khung trời
Dường như tâm tưởng gọi mời nhân gian!
Đồ Ngông,
17/07/10.
Đứng lên trên đỉnh Hải Vân
Nhìn về hai hướng, chẳng buông bên nào
Lăng Cô thấp thỏm làm sao
Chạy theo sóng biển, mà “Cô” “Lăng” cù
Lắng nghe gió thổi vi vu
Vòng cung Đà Nẵng mù mù phía Nam
“Biển Mây” ngập núi chẳng cam
Thừa Thiên, Đà Nẵng hai đàng hai nơi.
Đồ Ngông,
14/07/10.
*Ngũ Hành Sơn 1. (Đà Nẵng)
Đi vào đất địa Ngũ Hành Sơn
Nghe tiếng ồn vang đục đá hòn
Tượng nhỏ, tượng to đầy cả đó
Tượng Bà, Tượng Chúa, tượng con con...!
Đồ Ngông,
14/07/10.
* Nơi Vua Ngự! (Đà Nẵng)
Năm xưa vua ngự nơi này
Năm nay ta lại đứng hoài ngóng trông
Ngó mây, ngó nước, ngó mông
Hoài hoài chẳng thấy, bóng lồng nhà vua!
Đồ Ngông,
17/07/10.
*Động Huyền Không. (Đà Nẵng)
Bước xuống những bậc thang
Chùa nằm ở trong hang
Nhìn lên trên trần núi
Ánh sáng vãi hàng hàng
Động Huyền huyền, Không không
Sắc sắc cũng không không
Giống như là tên gọi
Huyền ảo và hư không.
Nếu không những người thăm
Khung cảnh thật âm thầm
Trầm tư và tĩnh lặng
Huyền và Không: Nghĩa thâm!
Đồ Ngông,
17/07/10.
*Chùa Linh Ứng. (Đà Nẵng)
Đi qua nhiều nấc bậc thang
Lên chùa viếng cảnh an nhàn cho tâm
Nhưng mà thở mệt lặng câm
Ngồi nghe hơi thở, dập dồn lấy hơi
Thoáng nhìn lướt thướt khung trời
Dường như tâm tưởng gọi mời nhân gian!
Đồ Ngông,
17/07/10.
Thơ Đồ Ngông (tt)
*Cuộc Đời!
Cuộc đời chỉ có cái Ta
Ta giành, chém giết cũng “Ta” mà làm
Không ngoài những nỗi gian tham
Chiến tranh, lấn đất “Của Tao” muôn đời
Thế gian bỉ ổi, nổi trôi
Bao nhiêu thế sự, không ngoài “Của Ta”
Ngàn năm cũng lại như là
“Đại đồng chung sống” chỉ là “để coi”!
Đồ Ngông,
03/09/10.
*Khung Cửa Hẹp!
Một cửa hẹp mở ra
Bên kia là mờ ảo
Một đám người nhốn nháo
Phải chun vào cửa hẹp!
Người to béo đẫy đà
Phải chun vào ngõ hẹp
Con người như tôm tép
Cũng ngõ hẹp chun vô!
Thiên đàng hay địa ngục
Bên kia khung cửa hẹp
Hàng khối người khép nép
Lại nổi loạn không cùng!
Ngạ quỷ đã gào lên
Súc sanh bừng bản tánh
Những con người máu lạnh
Địa ngục nổi lên rồi!
Đồ Ngông,
03/09/10.
Cuộc đời chỉ có cái Ta
Ta giành, chém giết cũng “Ta” mà làm
Không ngoài những nỗi gian tham
Chiến tranh, lấn đất “Của Tao” muôn đời
Thế gian bỉ ổi, nổi trôi
Bao nhiêu thế sự, không ngoài “Của Ta”
Ngàn năm cũng lại như là
“Đại đồng chung sống” chỉ là “để coi”!
Đồ Ngông,
03/09/10.
*Khung Cửa Hẹp!
Một cửa hẹp mở ra
Bên kia là mờ ảo
Một đám người nhốn nháo
Phải chun vào cửa hẹp!
Người to béo đẫy đà
Phải chun vào ngõ hẹp
Con người như tôm tép
Cũng ngõ hẹp chun vô!
Thiên đàng hay địa ngục
Bên kia khung cửa hẹp
Hàng khối người khép nép
Lại nổi loạn không cùng!
Ngạ quỷ đã gào lên
Súc sanh bừng bản tánh
Những con người máu lạnh
Địa ngục nổi lên rồi!
Đồ Ngông,
03/09/10.
Monday, October 11, 2010
Đạo Phật 1: Phiền Não Thị Bồ Đề!
Tôi không nhớ rõ lắm, lúc tôi còn bé, vào một buổi trời vừa chạng vạng tối, nhà tôi cùng hàng xóm bắt đầu lên đèn. Khí trời ẩm ướt, có vẻ muốn tiếp tục theo cơn mưa nhỏ lúc ban chiều. Tất cả mọi người trong gia đình đang ngồi quây quần bên mâm cơm thì những con mối cánh từ ngoài bay vào, khiến cho chúng tôi phải vừa ăn vừa xua đuổi, đồng thời phải gấp rút nên bửa ăn chẳng được ngon lành. Dọn dẹp xong, tôi trở về đèn dự định lấy bài ra học theo như lời mẹ tôi bảo. Nhưng trên bàn có vài ba con mối đang cắn đít nhau mà bò đi, cánh đã rụng hết rồi. Tôi lấy tập quét nó rơi xuống đất. Lúc đó em tôi đang dùng cây "vít vít" vài con mối cũng làm như vậy, bò từ từ dưới đất. Mẹ tôi bảo "nó cắn đít dẫn nhau về tổ để được làm mối chúa".
Thuở ấy, tôi cứ nghĩ và tin là như vậy, nhưng vì nhút nhát nên tôi không dám hỏi mẹ tôi làm sao nó biết tổ ở đâu mà dẫn về. Giả sử lúc ấy mà tôi có hỏi chắc mẹ tôi cũng chẳng biết phải trả lời ra sao.
Lớn lên tôi đi học xa nhà, lúc đó thầy dạy giảng văn cho học bài ngụ ngôn "con ve và con kiến", tôi thích lắm. Thích vì giọng thơ nghe vui vui "kêu ve ve", "suốt mùa hè", "gió bấc thổi", "vác miệng chịu khúm núm", "xin cùng chị cho vay", "dăm ba hạt qua ngày", "từ nay sang tháng hạ". Nhưng khi đọc bài nghiên cứu về đời sống ve của các nhà sinh vật học đã nghiên cứu để chứng minh ve không nợ kiến, mà kiến vay nợ xác của ve; thì từ đó tôi thích tìm đọc đến những bài nghiên cứu về đời sống sinh vật, nhưng mãi đến bây giờ, tôi vẫn chưa tìm ra được chuyện mối cắn đít kéo nhau về tổ để được làm mối chúa. Mà quả thật, những con mối chúa có hình dạng giống với những con mối cánh và lớn có khi đến cả trăm lần.
Không biết trong tự điển của World Book và Britannica Encyclopaedia có đề cập đến không, nhưng một phần vì vốn tiếng Anh chỉ "đầy lá mít", và tôi lại chẳng có nhiều thì giờ để giở ra mà đọc. Thế là chuyện ấy đành qua đi!
Cách nay cũng không là xa lắm, vào độ khoảng mười năm, lúc đó tôi đang làm rẫy trên đất của em tôi, vốn liếng dành dụm, hụi hè, công cha con chồng vợ bỏ ra, mong mưu cầu được hạnh phúc trong công việc của mình. Đùng một cái, tôi bị bệnh và phải mổ ở xương sống. Cuộc đời của tôi thấy thật là tang thương, lớp vợ phải đi làm thuê cực khổ, lớp con đi vào trường học thiếu thốn hơn xưa, lớp bán đổ bán tháo rẫy đi. Tôi nằm trên giường nghĩ vẩn vơ thương cho thân mình bất hạnh, vợ con mình cũng phải bị họa lây. Bây giờ đi từ từ, chậm rãi mình mới thấy quý những lúc chạy nhảy khi xưa, thấy bạn bè hăng hái đi làm mình mới nghĩ đến thân mình bệnh hoạn, yếu đuối. Lúc ấy tôi mới hiểu được tâm trạng buồn đau, nỗi buồn mà người ta gọi là "buồn thê lương, buồn tang thương hay là buồn thê thảm". Trong tình trạng ấy, tôi có những lúc ngồi "thừ" người ra, mắt mở to mà không thấy ngoại cảnh, lại chỉ thấy sâu vào tận đáy lòng.
Sự việc cũng đành ra thế rồi, tôi cố gắng tự an ủi lòng mình đi thôi. Thế là tôi kêu con tôi mướn phim kiếm hiệp Tàu về coi. Coi để mà coi chứ lòng buồn muôn vạn mối. Có một đêm nọ ngủ không được, nằm trằn trọc mãi, tôi lại nghe tiếng dế kêu. Tôi cứ nghĩ "Lạ thiệt! Tại sao nay lại có tiếng dế kêu". Lúc ấy vợ tôi trở mình thức giấc, tôi hỏi vợ tôi có nghe tiếng dế kêu không, vợ tôi bảo rằng không có. Qua đêm hôm sau, không những vừa nghe tiếng dế lại có cả tiếng trống của chùa dù chùa cách xa nhà tôi cả cây số. Tôi ngạc nhiên nói với vợ tôi "Tại sao lại có tiếng trống của chùa, nay ngày gì mà chùa đánh trống lớn quá vậy". Vợ tôi bảo "Đâu có". Tôi vội mở cửa đi ra sân sau, quả thật là không có. Tôi nghĩ không lẽ vì buồn quá, tôi sắp quẩn trí rồi chăng! Tôi thương các con tôi lắm! Trong suốt cuộc đời tôi, tôi đã hi sinh nhiều cho chúng nó, không thể đến bây giờ sự hi sinh của tôi trở thành vô nghĩa, mà lại càng làm cho con tôi phải khổ hơn.
Tôi buồn không thể tả, nhưng tôi phải cố gắng tránh điều làm cho mình có thể quẩn trí để một mai mình còn làm được gì lo cho đàn con được trưởng thành. Cho nên tôi phải bắt đầu nhớ lại có một lần tôi đã đọc đến Thiền Yoga. Lưng tôi thế này, tôi không thể ngồi được thì tôi đành nằm trên giường bên cạnh vợ tôi mà tịnh lại tâm của tôi để tránh đi ngày mà vợ con tôi nhìn thấy tôi "khùng khùng, điên điên".
Tôi nhớ lại ngày còn nhỏ khi lặn xuống nước lúc tắm suối, tắm rạch, tắm sông, tôi nghe âm thanh cũng giống giống như bây giờ. Tôi thử bịt tai lại nghe ra sao, nó cũng giống như vậy. Thế là tôi thử nghe âm thanh. Vả lại, Thanh Hải cũng đang truyền bá phép Quán Âm có cùng gốc của Phật giáo Tây Tạng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phổ biến từ lâu. Lúc đó, Thanh Hải còn là một ni cô nóng tánh, tự xưng là Phật, là Vô Thượng Sư chứ không là "một bà trình diễn thời trang" như bây giờ. Đến đêm, tôi nhắm mắt lại, yên tĩnh mà nghe; lắng nghe âm thanh trong lỗ tai và âm thanh trong tâm của mình. Quả thực, sự "đồng thanh tương ứng" giữa bên ngoài, bên trong đã tạo nên thứ âm thanh rộn ràng làm vơi đi phiền não. Tôi lắng nghe tai bên nầy xem âm thanh có khác loại âm thanh của tai bên kia không? Cứ qua lại như vậy không lâu thì tôi lại cảm thấy đường đi bây giờ lại theo chiều đi lên. Đúng là đi lên! Tâm tôi muốn vượt thoát ra ngoài thân xác tôi giống như điều mà sau nầy tôi đã ghi lại trong bài "Những ý kiến đóng góp về một phương pháp Thiền". Thuở đó, tôi viết bài ấy là vì cơ duyên, vì một sự thôi thúc nào đó mà tôi cũng không thể diễn tả được. Đôi lúc tôi nghĩ rằng tôi chưa phải là người nghiên cứu về giáo lý Phật giáo, nếu tôi viết ra mà sai trái thì tôi trở thành người phá Đạo. Tôi ngại lắm! cho nên tôi vẫn còn lưỡng lự, nhưng điều gì đến thì nó đến. Và cuối cùng, sau 9 năm tôi cũng đã ghi lại các giai đoạn ấy rồi. Tôi đánh liều mà không biết mình có phải là Ma Vương hay là quỷ Satan đến để quấy rối thế gian nầy không? Nhưng tôi còn hi vọng, nó sẽ đóng góp được chút ý kiến để bạn kiện toàn phương pháp Thiền của bạn. Bạn có thể áp dụng, hoặc dựa vào đó tìm được cách riêng thích hợp với cơ thể cùng hệ thần kinh và tâm linh của bạn như Đức Phật đã bảo bạn "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi". Đó là "Pháp" riêng của bạn.
Thực ra, trong cuộc đời tôi có hơn đôi lần bị bệnh hoặc kém may mắn, mỗi lần như vậy không hiểu tại sao lòng tôi lại hướng về Đạo thật là mãnh liệt, dù tôi không mấy biết về Đạo. Và vì vậy tôi mới hiểu rằng: "Trong sự tuyệt vọng con người thường quên đi ngoại cảnh để quay hẳn vào trong nội tâm, lúc ấy là lúc mà ngọn đuốc Tuệ rất dễ bừng cháy, và cánh cửa sổ tâm hồn sẵn sàng mở thông với siêu hình, vũ trụ". Do đó, tôi mới nghiệm được tại sao Thích Ca sau 49 ngày thà chết để tìm Đạo thì được Đạo; Jesus nhịn đói khát 40 ngày, Mahomed mất một thời gian ở núi Hira. Và một câu có thể tóm tắt điều ấy là: "Trong sự sống hiện tại mình đã gần với sự chết, hay đã thấy được sự chết, và trong sự chết ấy, mình mới thấy được một sự sống đời đời".
Về sau nầy, tôi có cái suy nghĩ khác về Đạo Phật: Nếu người ta nói muốn có cái hình tướng đẹp là phải trải qua muôn ngàn kiếp tu, như vậy muốn thành Phật sẽ tu đến bao giờ? Cuộc đời chỉ mấy mươi năm mà người ta đã ngao ngán quá chừng, vậy thì tu trăm ngàn kiếp mới được thành Phật; thì chắc người ta sẽ là "Thối Bồ Tát" hơn là "Bất Thối Bồ Tát".. "Bất Thối Bồ Tát" trong chúng sanh sẽ đếm không được trên đầu ngón tay.
Tại sao ta không nghĩ ngược lại: Muôn ngàn kiếp trước ta đã tu rồi, đến kiếp nầy ta chịu khó tu thêm chút nữa thì nhất định ta sẽ thành Phật như Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Mà Phật là gì? Phật là sự giác ngộ, Phật tánh trở về nơi cũ qua sự giác ngộ. Phật tánh vì sự u minh, mê muội muốn vào đời bằng thân xác và thích có được thân xác nên mới có danh sắc, lục nhập... theo thuyết "Thập nhị nhân duyên". Đến khi có "phiền não" thì mới "hồi đầu" tu hành để "bỏ sông mê" đi vào "bờ giác". Khi bước lên đến bờ giác thì lập tức thành Phật. Như vậy, những kẻ khổ đau, tàn tật, bất hạnh, nghèo nàn đói kém là những kẻ có nhiều phiền não, họ rất gần với Phật, dễ dàng thành Phật, dễ đạt được Đạo.
Tôi đã là kẻ bất hạnh trong cuộc đời, cũng có lúc cần phải tĩnh tâm, biết rất ít về Đạo, nhưng cơ duyên đã thôi thúc, tôi viết lên những bài như bài nầy để cống hiến cho bạn, thì tôi nghĩ bạn cũng sẽ có những điều như tôi hoặc là hay hơn tôi. Bạn đừng bi quan, bạn hãy tìm tới Đạo đi, bạn hãy vui vẻ chấp nhận vớí những phiền não bây giờ, để mượn "phiền não" tìm đến "Bồ đề" (Bồ đề là sự giác ngộ, là Phật) như lời mà Phật Thích Ca đã hướng dẫn: "Phiền não thị Bồ đề".
Ngày xưa, lúc tôi còn học Trung học, vì làng xã tôi mất an ninh, nên tôi xin trọ ở chùa gần trường để đi học tiện hơn. Có lần tôi và bạn tôi thắc mắc: Tại sao những người tới chùa thường xuyên thường là những người khổ đau, bệnh hoạn hay tàn tật. Về sau tôi mới hiểu được lý do: Vì họ nghĩ rằng do họ đã gieo nhân ở những kiếp trước xấu, bây giờ họ mới lãnh quả xấu; nên họ thường đến chùa, hay làm công đức để mong rằng những kiếp sau của họ sẽ được tốt và khá hơn. Đó là chuyện ngày xưa ở Việt nam, còn bây giờ ở đây, trên xứ người "về chùa" lễ Phật nghe kinh đã là một thói quen thuần thành của người Phật tử tự lâu rồi.
Nhưng, sau cơn bệnh của tôi, tôi lại hiểu khác đi: Những ai đau khổ, tàn tật, bất hạnh trong cuộc đời nầy là những kẻ đang rất gần với sự giác ngộ. Họ chỉ cần biết bỏ đi mặc cảm; biết trầm tư, ngồi tĩnh tâm, hoặc biết Thiền định thì họ sẽ đến quả Phật một cách dễ dàng.
Bạn không tin tôi ư? Tôi sẽ giải thích cho bạn rằng: Bạn có thấy những người còn trẻ, giàu có và được nhiều thành công trong cuộc đời không? Có mấy người trong họ có được niềm tin về Đạo, họ là những kẻ sung sướng, đầy đủ, họ ít khi nghĩ về Đạo. Đôi khi có ai nói chuyện Đạo với họ thì họ không ưa, hoặc là họ bỏ đi, hoặc là xua đuổi, thậm chí còn trêu ghẹo, nguyền rủa... Còn những người đau khổ hay trầm ngâm, suy nghĩ, than thân trách phận họ thường quay trở về với nội tâm, nhiều lúc họ mở mắt ra mà không nhìn thấy cái gì ở chung quanh mình, có tai mà không để ý đến tiếng động nào cả. Tức là lục căn xa rời cả lục trần: Đó là điều mà người tu hành, hay hành giả về Thiền, họ muốn có mà khó được.
Như vậy, Hỡi các bạn bất hạnh, khổ đau, bệnh hoạn, tàn tật hãy cố gắng lên đi! Coi như cuộc đời nầy là kiếp sau cùng của chúng ta. Ta gần đến bờ bến rồi! Ta tự độ cho ta, để rồi còn độ cho người khác. Ta hãy tiến tu, và đóng góp cho cuộc đời với những gì ta có thể làm được. Ta vui vẻ mà chấp nhận, hãy tạo cho mình một sự ung dung tự tại ngay trong cuộc đời nầy: Ấy chính là Niết bàn của ta rồi đó!
Nếu ta về được bến, lên bờ để mang quả vị Phật thì giống như đàn mối kia, bay ra khỏi tổ bằng hai đôi cánh, khi cánh rụng đi, cắn đít nhau tìm đường về; còn ta lặn hụp trong cuộc đời, dắt dìu nhau tiến tu theo con đường "Đạo sư" chỉ dẫn (vì Đức Phật là người đã tới trước và quay lại chỉ đường cho chúng sinh). Mối về đến tổ là mối chúa và ta sẽ là Phật khi hết giai đoạn cuối cùng. Hãy nhanh chân lên nhé! Bạn ơi!
Nguyên Thảo.
Thuở ấy, tôi cứ nghĩ và tin là như vậy, nhưng vì nhút nhát nên tôi không dám hỏi mẹ tôi làm sao nó biết tổ ở đâu mà dẫn về. Giả sử lúc ấy mà tôi có hỏi chắc mẹ tôi cũng chẳng biết phải trả lời ra sao.
Lớn lên tôi đi học xa nhà, lúc đó thầy dạy giảng văn cho học bài ngụ ngôn "con ve và con kiến", tôi thích lắm. Thích vì giọng thơ nghe vui vui "kêu ve ve", "suốt mùa hè", "gió bấc thổi", "vác miệng chịu khúm núm", "xin cùng chị cho vay", "dăm ba hạt qua ngày", "từ nay sang tháng hạ". Nhưng khi đọc bài nghiên cứu về đời sống ve của các nhà sinh vật học đã nghiên cứu để chứng minh ve không nợ kiến, mà kiến vay nợ xác của ve; thì từ đó tôi thích tìm đọc đến những bài nghiên cứu về đời sống sinh vật, nhưng mãi đến bây giờ, tôi vẫn chưa tìm ra được chuyện mối cắn đít kéo nhau về tổ để được làm mối chúa. Mà quả thật, những con mối chúa có hình dạng giống với những con mối cánh và lớn có khi đến cả trăm lần.
Không biết trong tự điển của World Book và Britannica Encyclopaedia có đề cập đến không, nhưng một phần vì vốn tiếng Anh chỉ "đầy lá mít", và tôi lại chẳng có nhiều thì giờ để giở ra mà đọc. Thế là chuyện ấy đành qua đi!
Cách nay cũng không là xa lắm, vào độ khoảng mười năm, lúc đó tôi đang làm rẫy trên đất của em tôi, vốn liếng dành dụm, hụi hè, công cha con chồng vợ bỏ ra, mong mưu cầu được hạnh phúc trong công việc của mình. Đùng một cái, tôi bị bệnh và phải mổ ở xương sống. Cuộc đời của tôi thấy thật là tang thương, lớp vợ phải đi làm thuê cực khổ, lớp con đi vào trường học thiếu thốn hơn xưa, lớp bán đổ bán tháo rẫy đi. Tôi nằm trên giường nghĩ vẩn vơ thương cho thân mình bất hạnh, vợ con mình cũng phải bị họa lây. Bây giờ đi từ từ, chậm rãi mình mới thấy quý những lúc chạy nhảy khi xưa, thấy bạn bè hăng hái đi làm mình mới nghĩ đến thân mình bệnh hoạn, yếu đuối. Lúc ấy tôi mới hiểu được tâm trạng buồn đau, nỗi buồn mà người ta gọi là "buồn thê lương, buồn tang thương hay là buồn thê thảm". Trong tình trạng ấy, tôi có những lúc ngồi "thừ" người ra, mắt mở to mà không thấy ngoại cảnh, lại chỉ thấy sâu vào tận đáy lòng.
Sự việc cũng đành ra thế rồi, tôi cố gắng tự an ủi lòng mình đi thôi. Thế là tôi kêu con tôi mướn phim kiếm hiệp Tàu về coi. Coi để mà coi chứ lòng buồn muôn vạn mối. Có một đêm nọ ngủ không được, nằm trằn trọc mãi, tôi lại nghe tiếng dế kêu. Tôi cứ nghĩ "Lạ thiệt! Tại sao nay lại có tiếng dế kêu". Lúc ấy vợ tôi trở mình thức giấc, tôi hỏi vợ tôi có nghe tiếng dế kêu không, vợ tôi bảo rằng không có. Qua đêm hôm sau, không những vừa nghe tiếng dế lại có cả tiếng trống của chùa dù chùa cách xa nhà tôi cả cây số. Tôi ngạc nhiên nói với vợ tôi "Tại sao lại có tiếng trống của chùa, nay ngày gì mà chùa đánh trống lớn quá vậy". Vợ tôi bảo "Đâu có". Tôi vội mở cửa đi ra sân sau, quả thật là không có. Tôi nghĩ không lẽ vì buồn quá, tôi sắp quẩn trí rồi chăng! Tôi thương các con tôi lắm! Trong suốt cuộc đời tôi, tôi đã hi sinh nhiều cho chúng nó, không thể đến bây giờ sự hi sinh của tôi trở thành vô nghĩa, mà lại càng làm cho con tôi phải khổ hơn.
Tôi buồn không thể tả, nhưng tôi phải cố gắng tránh điều làm cho mình có thể quẩn trí để một mai mình còn làm được gì lo cho đàn con được trưởng thành. Cho nên tôi phải bắt đầu nhớ lại có một lần tôi đã đọc đến Thiền Yoga. Lưng tôi thế này, tôi không thể ngồi được thì tôi đành nằm trên giường bên cạnh vợ tôi mà tịnh lại tâm của tôi để tránh đi ngày mà vợ con tôi nhìn thấy tôi "khùng khùng, điên điên".
Tôi nhớ lại ngày còn nhỏ khi lặn xuống nước lúc tắm suối, tắm rạch, tắm sông, tôi nghe âm thanh cũng giống giống như bây giờ. Tôi thử bịt tai lại nghe ra sao, nó cũng giống như vậy. Thế là tôi thử nghe âm thanh. Vả lại, Thanh Hải cũng đang truyền bá phép Quán Âm có cùng gốc của Phật giáo Tây Tạng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phổ biến từ lâu. Lúc đó, Thanh Hải còn là một ni cô nóng tánh, tự xưng là Phật, là Vô Thượng Sư chứ không là "một bà trình diễn thời trang" như bây giờ. Đến đêm, tôi nhắm mắt lại, yên tĩnh mà nghe; lắng nghe âm thanh trong lỗ tai và âm thanh trong tâm của mình. Quả thực, sự "đồng thanh tương ứng" giữa bên ngoài, bên trong đã tạo nên thứ âm thanh rộn ràng làm vơi đi phiền não. Tôi lắng nghe tai bên nầy xem âm thanh có khác loại âm thanh của tai bên kia không? Cứ qua lại như vậy không lâu thì tôi lại cảm thấy đường đi bây giờ lại theo chiều đi lên. Đúng là đi lên! Tâm tôi muốn vượt thoát ra ngoài thân xác tôi giống như điều mà sau nầy tôi đã ghi lại trong bài "Những ý kiến đóng góp về một phương pháp Thiền". Thuở đó, tôi viết bài ấy là vì cơ duyên, vì một sự thôi thúc nào đó mà tôi cũng không thể diễn tả được. Đôi lúc tôi nghĩ rằng tôi chưa phải là người nghiên cứu về giáo lý Phật giáo, nếu tôi viết ra mà sai trái thì tôi trở thành người phá Đạo. Tôi ngại lắm! cho nên tôi vẫn còn lưỡng lự, nhưng điều gì đến thì nó đến. Và cuối cùng, sau 9 năm tôi cũng đã ghi lại các giai đoạn ấy rồi. Tôi đánh liều mà không biết mình có phải là Ma Vương hay là quỷ Satan đến để quấy rối thế gian nầy không? Nhưng tôi còn hi vọng, nó sẽ đóng góp được chút ý kiến để bạn kiện toàn phương pháp Thiền của bạn. Bạn có thể áp dụng, hoặc dựa vào đó tìm được cách riêng thích hợp với cơ thể cùng hệ thần kinh và tâm linh của bạn như Đức Phật đã bảo bạn "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi". Đó là "Pháp" riêng của bạn.
Thực ra, trong cuộc đời tôi có hơn đôi lần bị bệnh hoặc kém may mắn, mỗi lần như vậy không hiểu tại sao lòng tôi lại hướng về Đạo thật là mãnh liệt, dù tôi không mấy biết về Đạo. Và vì vậy tôi mới hiểu rằng: "Trong sự tuyệt vọng con người thường quên đi ngoại cảnh để quay hẳn vào trong nội tâm, lúc ấy là lúc mà ngọn đuốc Tuệ rất dễ bừng cháy, và cánh cửa sổ tâm hồn sẵn sàng mở thông với siêu hình, vũ trụ". Do đó, tôi mới nghiệm được tại sao Thích Ca sau 49 ngày thà chết để tìm Đạo thì được Đạo; Jesus nhịn đói khát 40 ngày, Mahomed mất một thời gian ở núi Hira. Và một câu có thể tóm tắt điều ấy là: "Trong sự sống hiện tại mình đã gần với sự chết, hay đã thấy được sự chết, và trong sự chết ấy, mình mới thấy được một sự sống đời đời".
Về sau nầy, tôi có cái suy nghĩ khác về Đạo Phật: Nếu người ta nói muốn có cái hình tướng đẹp là phải trải qua muôn ngàn kiếp tu, như vậy muốn thành Phật sẽ tu đến bao giờ? Cuộc đời chỉ mấy mươi năm mà người ta đã ngao ngán quá chừng, vậy thì tu trăm ngàn kiếp mới được thành Phật; thì chắc người ta sẽ là "Thối Bồ Tát" hơn là "Bất Thối Bồ Tát".. "Bất Thối Bồ Tát" trong chúng sanh sẽ đếm không được trên đầu ngón tay.
Tại sao ta không nghĩ ngược lại: Muôn ngàn kiếp trước ta đã tu rồi, đến kiếp nầy ta chịu khó tu thêm chút nữa thì nhất định ta sẽ thành Phật như Đức Phật đã nói: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Mà Phật là gì? Phật là sự giác ngộ, Phật tánh trở về nơi cũ qua sự giác ngộ. Phật tánh vì sự u minh, mê muội muốn vào đời bằng thân xác và thích có được thân xác nên mới có danh sắc, lục nhập... theo thuyết "Thập nhị nhân duyên". Đến khi có "phiền não" thì mới "hồi đầu" tu hành để "bỏ sông mê" đi vào "bờ giác". Khi bước lên đến bờ giác thì lập tức thành Phật. Như vậy, những kẻ khổ đau, tàn tật, bất hạnh, nghèo nàn đói kém là những kẻ có nhiều phiền não, họ rất gần với Phật, dễ dàng thành Phật, dễ đạt được Đạo.
Tôi đã là kẻ bất hạnh trong cuộc đời, cũng có lúc cần phải tĩnh tâm, biết rất ít về Đạo, nhưng cơ duyên đã thôi thúc, tôi viết lên những bài như bài nầy để cống hiến cho bạn, thì tôi nghĩ bạn cũng sẽ có những điều như tôi hoặc là hay hơn tôi. Bạn đừng bi quan, bạn hãy tìm tới Đạo đi, bạn hãy vui vẻ chấp nhận vớí những phiền não bây giờ, để mượn "phiền não" tìm đến "Bồ đề" (Bồ đề là sự giác ngộ, là Phật) như lời mà Phật Thích Ca đã hướng dẫn: "Phiền não thị Bồ đề".
Ngày xưa, lúc tôi còn học Trung học, vì làng xã tôi mất an ninh, nên tôi xin trọ ở chùa gần trường để đi học tiện hơn. Có lần tôi và bạn tôi thắc mắc: Tại sao những người tới chùa thường xuyên thường là những người khổ đau, bệnh hoạn hay tàn tật. Về sau tôi mới hiểu được lý do: Vì họ nghĩ rằng do họ đã gieo nhân ở những kiếp trước xấu, bây giờ họ mới lãnh quả xấu; nên họ thường đến chùa, hay làm công đức để mong rằng những kiếp sau của họ sẽ được tốt và khá hơn. Đó là chuyện ngày xưa ở Việt nam, còn bây giờ ở đây, trên xứ người "về chùa" lễ Phật nghe kinh đã là một thói quen thuần thành của người Phật tử tự lâu rồi.
Nhưng, sau cơn bệnh của tôi, tôi lại hiểu khác đi: Những ai đau khổ, tàn tật, bất hạnh trong cuộc đời nầy là những kẻ đang rất gần với sự giác ngộ. Họ chỉ cần biết bỏ đi mặc cảm; biết trầm tư, ngồi tĩnh tâm, hoặc biết Thiền định thì họ sẽ đến quả Phật một cách dễ dàng.
Bạn không tin tôi ư? Tôi sẽ giải thích cho bạn rằng: Bạn có thấy những người còn trẻ, giàu có và được nhiều thành công trong cuộc đời không? Có mấy người trong họ có được niềm tin về Đạo, họ là những kẻ sung sướng, đầy đủ, họ ít khi nghĩ về Đạo. Đôi khi có ai nói chuyện Đạo với họ thì họ không ưa, hoặc là họ bỏ đi, hoặc là xua đuổi, thậm chí còn trêu ghẹo, nguyền rủa... Còn những người đau khổ hay trầm ngâm, suy nghĩ, than thân trách phận họ thường quay trở về với nội tâm, nhiều lúc họ mở mắt ra mà không nhìn thấy cái gì ở chung quanh mình, có tai mà không để ý đến tiếng động nào cả. Tức là lục căn xa rời cả lục trần: Đó là điều mà người tu hành, hay hành giả về Thiền, họ muốn có mà khó được.
Như vậy, Hỡi các bạn bất hạnh, khổ đau, bệnh hoạn, tàn tật hãy cố gắng lên đi! Coi như cuộc đời nầy là kiếp sau cùng của chúng ta. Ta gần đến bờ bến rồi! Ta tự độ cho ta, để rồi còn độ cho người khác. Ta hãy tiến tu, và đóng góp cho cuộc đời với những gì ta có thể làm được. Ta vui vẻ mà chấp nhận, hãy tạo cho mình một sự ung dung tự tại ngay trong cuộc đời nầy: Ấy chính là Niết bàn của ta rồi đó!
Nếu ta về được bến, lên bờ để mang quả vị Phật thì giống như đàn mối kia, bay ra khỏi tổ bằng hai đôi cánh, khi cánh rụng đi, cắn đít nhau tìm đường về; còn ta lặn hụp trong cuộc đời, dắt dìu nhau tiến tu theo con đường "Đạo sư" chỉ dẫn (vì Đức Phật là người đã tới trước và quay lại chỉ đường cho chúng sinh). Mối về đến tổ là mối chúa và ta sẽ là Phật khi hết giai đoạn cuối cùng. Hãy nhanh chân lên nhé! Bạn ơi!
Nguyên Thảo.
Một Thoáng Hương Xưa.
(Viết tặng: Hội Giáo Chức Nam Úc,
nhân "Ngày Thầy Trò" 10/10/03).
Lâu lắm rồi, hôm nay Đồ tôi mới được hưởng các giây phút thoải mái để sống về "một khung trời kỷ niệm" của thuở những năm nào. Cuộc đời trên xứ người sao mà bận rộn hơn trên xứ mình nhiều! Đồ tôi cứ lo bương chải, cứ mãi lủi thủi đi về trên cùng đoạn đường, và ngày nào cũng như ngày nấy, công việc vẫn còn đầy ấp ra đó. Thôi! Dù thế nào cũng không thể hết việc được! Vậy thì, tại sao ta không thể mua vé đi về "Ngày Thầy Trò" do Hội Giáo Chức Nam Úc tổ chức mà sống lại "một lúc nào đó" của những năm tháng trôi qua?
Thế rồi ngày ấy đã đến!
Không khí cũng trang trọng, người cũng đông vui! Đồ tôi cảm thấy lẻ loi giữa những người thầy cô và đám học trò "lạ quắc lạ quơ!". Người chẳng biết ta, ta cũng chẳng biết người. Ừ! Thì mình "đã ăn ké mà lị"!
Hai vợ chồng bước vào cửa đã phải ngỡ ngàng vì mình không biết mình thuộc thành phần nào đây? Anh chị ở trường nào đây? Không trường nào cả! Thuộc nhóm nào? Cũng không có nhóm nào hết! Vậy thì là gì? Là phụ huynh! Đi với con hả? Cũng không có luôn! Vậy mua vé ở đâu? Mua vé đằng Bác sĩ Tuấn. Vậy thì ngồi chung với bàn trường Bồ Đề. Ở đâu cũng được! Vậy là nhân số của hai vợ chồng Đồ tôi thuộc về trường Bồ Đề. Ôi! quả thật lỗi tại mình! "Ai biểu" cả hai mươi năm sống trên xứ người, hôm nay mới "vác bản mặt" ra trình diện. Thật đúng là "con dán ngày" đợi lúc tối mới chịu bò ra mà "ca ngâm".
Nói đùa thế cho vui! Xin quý vị giáo chức đừng "quan ngại". Đồ tôi cũng thuộc thành phần "hiếu kỳ", nên muốn tham gia "coi thử" tình hình ra sao mà thôi! Và sự tiến triển của "phe ta" đến nay được thế nào rồi!
Thật là một niềm vui! Niềm vui lớn lao đến với Quý vị, nhưng Quý vị cũng đem lại nguồn vui đến cho vợ chồng Đồ Ngông tôi với những kỷ niệm ngày còn ấu thơ. Vợ chồng Đồ Ngông tôi chân thành cảm tạ Ban Tổ Chức thật nhiều!
Coi như "Ngày Thầy Trò" đã được thành công mặc dù chưa qui mô cho lắm! Lần đầu tiên "Ai có biết ra sao?". Nhưng như vậy cũng là quá đẹp, thành công rồi! Với sự hiện diện của đông đảo Thầy Cô, nhất là những "đứa học trò cũ như mới" đã "nói lên" được đúng cái "tinh thần, ý nghĩa" của ngày "Tôn Sư, Trọng Đạo". Chương trình văn nghệ, đấu giá, trò chơi chuẩn bị tương đối là chu đáo. Một khung cảnh ấm cúng, với những huy hiệu "giáo chức" do những người học trò dâng lên cho Thầy Cô với cành hoa hồng thắm. Ôi! Đẹp làm sao!
Đồ Ngông tôi "hôm này" bị "lỡ chuyến đò" nên bỏ quên cả "áo dài khăn đóng, bỏ quên cặp mắt kiếng lẫn bút nghiên cùng giấy bản", lật đật hối Bà Đồ mà chạy để kịp thời gian nên đành lép vế,"khúm núm" và ngồi "xếp ve" trong "hốc" vậy. Xin quý vị thông cảm và tha thứ!
Đã có một lần, Đồ tôi viết về một ít kỷ niệm dấu yêu trong thời thơ ấu ở ngôi trường làng nho nhỏ như sau:
"Ngoài bài Quốc ca: "Nầy Công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng, đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sống...", trong lớp học đầu tiên ấy có mấy anh mấy chị; nào là Cờ, Tướng, Tự, Sơn, Chi, Son, Gõ, Năm...Và bên nữ chị Mây, Thay, Tuyết, Mới, Khởi, Băng Tâm... đứng sắp hàng mỗi sáng "nhóng mỏ" ca thật lớn, thì khi đó hai bạn lại kéo cờ lên. Xong tới bài "Suy tôn Ngô Tổng Thống". Ôi! Bây giờ trong lứa bạn có người mất, người còn, những dáng trẻ con ấy không thấy nữa, đầu đã bạc, răng bắt đầu rụng, con cháu đầy đàn. Vào cuối năm lớp nhì cả lớp lại bùi ngùi, lau nước mắt tiễn thầy Trọng đi động viên vào quân đội. Và năm sau lần đầu tiên viết chánh tả với cô giáo người Bắc: Vũ thị Hồng Ngọc. Cô đọc tựa bài "Cách định bệnh", có đứa thì viết đúng, có đứa viết "Cách địch bạch", đứa thì viết "Cách định bạch" rồi "địch bệnh" cùng nhau ngơ ngác. Khi bắt lỗi đứa ít nhất cũng là 8 lỗi, đa số đều trên mười lỗi lãnh "dê rô" ốc ngỗng. Tuy nhiên trong các thời gian ấy nào là bài "Khỏe vì nước", rồi "Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết tiến..." hoặc "Dưới ánh ô vàng rầm rầm hùng binh ta tiến.." rất khí thế. Lúc thầy Trọng còn ở trường thầy dạy nhạc nhiều lắm, có lúc thầy đem đàn Măng-đô-lin đàn đệm nghe dòn dã. Rồi có những ngày, các thầy ở trường khác quy tụ về vừa bắt giọng trò ca, các thầy cũng ca, Ôi! Thật là vui vẻ cả trường!"
Như vậy, mà vẫn còn chưa đủ. Hôm nay khi nhận được tờ giấy in có các bài "Học sinh hành khúc", "Việt Nam!, Việt Nam!", "Hè về" và nhất là bài "Trường Làng Tôi" (Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu) Đồ Ngông tôi bỗng dưng thẩn thờ nhớ về thuở "lớp nhì" xa xưa. Ôi! Thầy Lý Văn Trọng dạy hay, đàn giỏi lại đẹp trai; có cô giáo Thọ dạy Lớp Tư cũng xinh xinh len lén nhìn Thầy! Không biết bây giờ Thầy đã ở đâu? Ngày xưa, hết niên học Thầy phải vào lính. Thời gian sau khá lâu, nghe bạn bè một hôm tình cờ gặp lại Thầy thì Thầy đã lên Thiếu Tá và chuẩn bị đi sang Pháp tu nghiệp.
Thời gian qua nhanh quá nhỉ? Học trò của Thầy bây giờ đã bạc mái đầu. Thế hệ "trò" của "trò" cũng được nối tiếp dài thêm ra.
"Trường làng tôi, cây xanh lá vây quanh, muông chim hót vang lên êm đềm.....Trường làng tôi, không giây phút tôi quên, dù cách xa muôn trùng trường ơi!.... .Trường làng tôi, nay vang tiếng ê a; nay in bóng bao em nô đùa, Trường làng tôi, không giây phút tôi quên, nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh".
Bài hát ấy đã thường ở trên đầu môi của lủ học trò chúng tôi vào những năm ấy. Thế mà đã bao năm Đồ Ngông tôi cũng lại "đành đoạn" quên đi! Hôm nay nhìn thấy, những kỷ niệm thoáng chốc hiện về, Đồ tôi lại trầm ngâm hơn nữa để "thưởng thức" món ăn "mơ mộng và hồi tưởng" xa xưa:
Từ trang giấy ta đi vào mộng,
Thuở ngày thơ
khung cảnh của trường xưa
Nào Thầy, nào bạn, trường lớp cũ
Ta ghi lên ký ức, tự bao giờ!
Thời gian dài,
Trên tóc trắng phôi pha
Với những chiều tà nơi xứ xa
Việc đời, việc sống luôn chồng chất
Trầm ngâm, ta là kẻ xa nhà!
Cứ chọn quê người làm quê ta
Không gian nào,
Chẳng của kẻ không nhà
Chỉ thương ta: Lại là người có nước
Mà đành "Thiếu một quê cha"!
Tuy nhiên, dù như thế đấy! Nhưng tình con người vẫn còn đây! Thầy trò dù là bao thế hệ cũng đang ôm ấp tình đầy. Một buổi an ủi, vinh danh những người chiến sĩ "âm thầm cho mặt trận văn hóa, cho tư tưởng kiến thức con người, cho nền văn minh nhân loại". Và buổi nầy cũng lại là buổi kéo thế hệ sau để biết tư cách làm người, để hiểu sự "tôn sư trọng đạo", để hiểu về "một truyền thống văn hóa" của Dân tộc, Quê Cha. Ôi! Quý hóa thay!
Tổ chức "Ngày Thầy Trò" là công việc đáng được khích lệ và mãi mãi càng lớn hơn. Ngày ấy đáng được tất cả mọi người, mọi Thầy Cô, phụ huynh và mọi lứa tuổi học trò hưởng ứng tham gia. Nhưng Đồ tôi lại nghĩ "ngông" thêm chút nữa: "Ngày này lại chẳng là ngày vui, trân trọng đầy tính chất thân ái, trìu mến, kính trọng giữa những con người lớn nhỏ của cộng đồng chung hay sao? Như vậy nó cũng có thể là nhân tố để tạo nên sự đoàn kết, chiết giảm được những nghi kỵ, bè phái, tranh chấp vì sự ích kỷ, nhỏ nhoi hèn mọn của một thời đã xảy ra"! Đồ tôi chỉ nghĩ ngông thế thôi! Hi vọng điều ấy chẳng phiền lòng lấy ai. Nhưng khi nhìn lại mình, Đồ tôi cảm thấy mình quả là lẻ loi, lẻ loi giữa chốn đông người; cho nên chỉ mơ tưởng và thấy chạnh lòng. Cơn đau đã gặp được u sầu, và Đồ tôi trầm lắng lắng nghe tim mình bồi hồi, đầu óc mình xôn xao: "Một thoáng hương xưa" vùng trỗi dậy trong "Ngày Thầy Trò" năm nay ở nơi Đồ tôi. Quả thật là "ngậm ngùi" nhung nhớ!
Ta đây, người đó, đối đầu
Trường xưa, bạn cũ, phương trời cách xa!
Trông người, lại ngẫm đến ta,
Đi vào mơ tưởng, lại ra mê lầm.
Cơn đau dừng lại giữa sầu,
Nghe trong ý niệm: bồi hồi, xôn xao
Ngoài trời thoáng chốc mưa mau!
Đồ Ngông,
12-10-03.
nhân "Ngày Thầy Trò" 10/10/03).
Lâu lắm rồi, hôm nay Đồ tôi mới được hưởng các giây phút thoải mái để sống về "một khung trời kỷ niệm" của thuở những năm nào. Cuộc đời trên xứ người sao mà bận rộn hơn trên xứ mình nhiều! Đồ tôi cứ lo bương chải, cứ mãi lủi thủi đi về trên cùng đoạn đường, và ngày nào cũng như ngày nấy, công việc vẫn còn đầy ấp ra đó. Thôi! Dù thế nào cũng không thể hết việc được! Vậy thì, tại sao ta không thể mua vé đi về "Ngày Thầy Trò" do Hội Giáo Chức Nam Úc tổ chức mà sống lại "một lúc nào đó" của những năm tháng trôi qua?
Thế rồi ngày ấy đã đến!
Không khí cũng trang trọng, người cũng đông vui! Đồ tôi cảm thấy lẻ loi giữa những người thầy cô và đám học trò "lạ quắc lạ quơ!". Người chẳng biết ta, ta cũng chẳng biết người. Ừ! Thì mình "đã ăn ké mà lị"!
Hai vợ chồng bước vào cửa đã phải ngỡ ngàng vì mình không biết mình thuộc thành phần nào đây? Anh chị ở trường nào đây? Không trường nào cả! Thuộc nhóm nào? Cũng không có nhóm nào hết! Vậy thì là gì? Là phụ huynh! Đi với con hả? Cũng không có luôn! Vậy mua vé ở đâu? Mua vé đằng Bác sĩ Tuấn. Vậy thì ngồi chung với bàn trường Bồ Đề. Ở đâu cũng được! Vậy là nhân số của hai vợ chồng Đồ tôi thuộc về trường Bồ Đề. Ôi! quả thật lỗi tại mình! "Ai biểu" cả hai mươi năm sống trên xứ người, hôm nay mới "vác bản mặt" ra trình diện. Thật đúng là "con dán ngày" đợi lúc tối mới chịu bò ra mà "ca ngâm".
Nói đùa thế cho vui! Xin quý vị giáo chức đừng "quan ngại". Đồ tôi cũng thuộc thành phần "hiếu kỳ", nên muốn tham gia "coi thử" tình hình ra sao mà thôi! Và sự tiến triển của "phe ta" đến nay được thế nào rồi!
Thật là một niềm vui! Niềm vui lớn lao đến với Quý vị, nhưng Quý vị cũng đem lại nguồn vui đến cho vợ chồng Đồ Ngông tôi với những kỷ niệm ngày còn ấu thơ. Vợ chồng Đồ Ngông tôi chân thành cảm tạ Ban Tổ Chức thật nhiều!
Coi như "Ngày Thầy Trò" đã được thành công mặc dù chưa qui mô cho lắm! Lần đầu tiên "Ai có biết ra sao?". Nhưng như vậy cũng là quá đẹp, thành công rồi! Với sự hiện diện của đông đảo Thầy Cô, nhất là những "đứa học trò cũ như mới" đã "nói lên" được đúng cái "tinh thần, ý nghĩa" của ngày "Tôn Sư, Trọng Đạo". Chương trình văn nghệ, đấu giá, trò chơi chuẩn bị tương đối là chu đáo. Một khung cảnh ấm cúng, với những huy hiệu "giáo chức" do những người học trò dâng lên cho Thầy Cô với cành hoa hồng thắm. Ôi! Đẹp làm sao!
Đồ Ngông tôi "hôm này" bị "lỡ chuyến đò" nên bỏ quên cả "áo dài khăn đóng, bỏ quên cặp mắt kiếng lẫn bút nghiên cùng giấy bản", lật đật hối Bà Đồ mà chạy để kịp thời gian nên đành lép vế,"khúm núm" và ngồi "xếp ve" trong "hốc" vậy. Xin quý vị thông cảm và tha thứ!
Đã có một lần, Đồ tôi viết về một ít kỷ niệm dấu yêu trong thời thơ ấu ở ngôi trường làng nho nhỏ như sau:
"Ngoài bài Quốc ca: "Nầy Công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng, đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sống...", trong lớp học đầu tiên ấy có mấy anh mấy chị; nào là Cờ, Tướng, Tự, Sơn, Chi, Son, Gõ, Năm...Và bên nữ chị Mây, Thay, Tuyết, Mới, Khởi, Băng Tâm... đứng sắp hàng mỗi sáng "nhóng mỏ" ca thật lớn, thì khi đó hai bạn lại kéo cờ lên. Xong tới bài "Suy tôn Ngô Tổng Thống". Ôi! Bây giờ trong lứa bạn có người mất, người còn, những dáng trẻ con ấy không thấy nữa, đầu đã bạc, răng bắt đầu rụng, con cháu đầy đàn. Vào cuối năm lớp nhì cả lớp lại bùi ngùi, lau nước mắt tiễn thầy Trọng đi động viên vào quân đội. Và năm sau lần đầu tiên viết chánh tả với cô giáo người Bắc: Vũ thị Hồng Ngọc. Cô đọc tựa bài "Cách định bệnh", có đứa thì viết đúng, có đứa viết "Cách địch bạch", đứa thì viết "Cách định bạch" rồi "địch bệnh" cùng nhau ngơ ngác. Khi bắt lỗi đứa ít nhất cũng là 8 lỗi, đa số đều trên mười lỗi lãnh "dê rô" ốc ngỗng. Tuy nhiên trong các thời gian ấy nào là bài "Khỏe vì nước", rồi "Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết tiến..." hoặc "Dưới ánh ô vàng rầm rầm hùng binh ta tiến.." rất khí thế. Lúc thầy Trọng còn ở trường thầy dạy nhạc nhiều lắm, có lúc thầy đem đàn Măng-đô-lin đàn đệm nghe dòn dã. Rồi có những ngày, các thầy ở trường khác quy tụ về vừa bắt giọng trò ca, các thầy cũng ca, Ôi! Thật là vui vẻ cả trường!"
Như vậy, mà vẫn còn chưa đủ. Hôm nay khi nhận được tờ giấy in có các bài "Học sinh hành khúc", "Việt Nam!, Việt Nam!", "Hè về" và nhất là bài "Trường Làng Tôi" (Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu) Đồ Ngông tôi bỗng dưng thẩn thờ nhớ về thuở "lớp nhì" xa xưa. Ôi! Thầy Lý Văn Trọng dạy hay, đàn giỏi lại đẹp trai; có cô giáo Thọ dạy Lớp Tư cũng xinh xinh len lén nhìn Thầy! Không biết bây giờ Thầy đã ở đâu? Ngày xưa, hết niên học Thầy phải vào lính. Thời gian sau khá lâu, nghe bạn bè một hôm tình cờ gặp lại Thầy thì Thầy đã lên Thiếu Tá và chuẩn bị đi sang Pháp tu nghiệp.
Thời gian qua nhanh quá nhỉ? Học trò của Thầy bây giờ đã bạc mái đầu. Thế hệ "trò" của "trò" cũng được nối tiếp dài thêm ra.
"Trường làng tôi, cây xanh lá vây quanh, muông chim hót vang lên êm đềm.....Trường làng tôi, không giây phút tôi quên, dù cách xa muôn trùng trường ơi!.... .Trường làng tôi, nay vang tiếng ê a; nay in bóng bao em nô đùa, Trường làng tôi, không giây phút tôi quên, nơi sống bao kỷ niệm ngày xanh".
Bài hát ấy đã thường ở trên đầu môi của lủ học trò chúng tôi vào những năm ấy. Thế mà đã bao năm Đồ Ngông tôi cũng lại "đành đoạn" quên đi! Hôm nay nhìn thấy, những kỷ niệm thoáng chốc hiện về, Đồ tôi lại trầm ngâm hơn nữa để "thưởng thức" món ăn "mơ mộng và hồi tưởng" xa xưa:
Từ trang giấy ta đi vào mộng,
Thuở ngày thơ
khung cảnh của trường xưa
Nào Thầy, nào bạn, trường lớp cũ
Ta ghi lên ký ức, tự bao giờ!
Thời gian dài,
Trên tóc trắng phôi pha
Với những chiều tà nơi xứ xa
Việc đời, việc sống luôn chồng chất
Trầm ngâm, ta là kẻ xa nhà!
Cứ chọn quê người làm quê ta
Không gian nào,
Chẳng của kẻ không nhà
Chỉ thương ta: Lại là người có nước
Mà đành "Thiếu một quê cha"!
Tuy nhiên, dù như thế đấy! Nhưng tình con người vẫn còn đây! Thầy trò dù là bao thế hệ cũng đang ôm ấp tình đầy. Một buổi an ủi, vinh danh những người chiến sĩ "âm thầm cho mặt trận văn hóa, cho tư tưởng kiến thức con người, cho nền văn minh nhân loại". Và buổi nầy cũng lại là buổi kéo thế hệ sau để biết tư cách làm người, để hiểu sự "tôn sư trọng đạo", để hiểu về "một truyền thống văn hóa" của Dân tộc, Quê Cha. Ôi! Quý hóa thay!
Tổ chức "Ngày Thầy Trò" là công việc đáng được khích lệ và mãi mãi càng lớn hơn. Ngày ấy đáng được tất cả mọi người, mọi Thầy Cô, phụ huynh và mọi lứa tuổi học trò hưởng ứng tham gia. Nhưng Đồ tôi lại nghĩ "ngông" thêm chút nữa: "Ngày này lại chẳng là ngày vui, trân trọng đầy tính chất thân ái, trìu mến, kính trọng giữa những con người lớn nhỏ của cộng đồng chung hay sao? Như vậy nó cũng có thể là nhân tố để tạo nên sự đoàn kết, chiết giảm được những nghi kỵ, bè phái, tranh chấp vì sự ích kỷ, nhỏ nhoi hèn mọn của một thời đã xảy ra"! Đồ tôi chỉ nghĩ ngông thế thôi! Hi vọng điều ấy chẳng phiền lòng lấy ai. Nhưng khi nhìn lại mình, Đồ tôi cảm thấy mình quả là lẻ loi, lẻ loi giữa chốn đông người; cho nên chỉ mơ tưởng và thấy chạnh lòng. Cơn đau đã gặp được u sầu, và Đồ tôi trầm lắng lắng nghe tim mình bồi hồi, đầu óc mình xôn xao: "Một thoáng hương xưa" vùng trỗi dậy trong "Ngày Thầy Trò" năm nay ở nơi Đồ tôi. Quả thật là "ngậm ngùi" nhung nhớ!
Ta đây, người đó, đối đầu
Trường xưa, bạn cũ, phương trời cách xa!
Trông người, lại ngẫm đến ta,
Đi vào mơ tưởng, lại ra mê lầm.
Cơn đau dừng lại giữa sầu,
Nghe trong ý niệm: bồi hồi, xôn xao
Ngoài trời thoáng chốc mưa mau!
Đồ Ngông,
12-10-03.
Thơ Nguyên Thảo:
Bà Mẹ Việt Nam.
Bà mẹ Việt Nam
Đã sanh con ra, từng nuôi con lớn
Lớn thành hình với tất cả hi sinh.
Bà vươn vai tới
Ôm trọn con vào lòng
Che chở với mọi miền bão táp,
Giữ con yên, ấm giữa những thời kỳ.
Mẹ rách nát, lạnh lùng
Nhưng vẫn luôn bảo bọc
Ôm chầm con, trong tiếng hát ru hời!
Con lớn lên
Bằng đôi vai gánh nặng,
Lưng mõi mòn trên những ruộng nương xanh.
Đầu đội nón
Lá rách bươm vì mưa nắng
Chân rỏ máu đào bởi những mãnh đạn bom.
Bà mẹ Việt Nam
Nuốt chửng tủi hờn
Vì chồng, vì con mang đầy ý sống
Bà mẹ Việt Nam cất đi thời hoa mộng
Lặng lẽ đi
Trong suốt cuộc đời mình
Cho gia đình, và nếp sống mai sau,
Cùng xây dựng lâu dài cho Tổ Quốc.
Sự hi sinh tràn đầy và ngang dọc,
Trên đất nước nầy:
Tổ Quốc Việt Nam ơi!
Bà mẹ Việt Nam
Danh xứng đứng trên đời,
Ta ca ngợi
Cho một lần vinh danh với Mẹ!
Nguyên-Thảo,
20-03-04.
*Yêu Nhau Một Lần!
(Tặng: Những kẻ yêu nhau).
Ta yêu nhau một lần
Chỉ một lần mà thôi!
Nhưng vạn lần để nhớ
Nhớ nhau suốt trong đời!
Một lần hồn bỗng cháy
Tim xao xuyến, bồi hồi
Tưởng nhau như là một
Tình yêu, ôi tuyệt vời!
Một lần lặng nhìn nhau
Lòng bỗng thấy chơi vơi
Ta đi vào lối mộng
Và yêu nhau, thật rồi!
Một lần yêu đi qua,
Để rồi vào cõi nhớ
Nhớ, nhớ thoáng qua hồn
Suốt cả đời nhớ nhau!...
Nguyên-Thảo,
04-04-04.
* Trở Về!
Thời gian nào đi qua
Bóng dáng nào tàn phai
Mai em về xứ lạ
Ta vẫn buồn trong ta.
Lá thu vàng rơi nhiều
Mây thu bàng bạc trôi
Rừng thu thêm hiu hắt
Tình thu thất lạc rồi!
Con đường đất quanh co
In dấu chân em bước
Một thuở vương mùa hạ
Tình đã đi thật rồi!
Tóc xỏa thôi còn buông
Vương vương lọn bềnh bồng
Đời còn nhiều thay đổi
Ta đi về với không!
Nguyên-Thảo,
14-04-04.
* Cho Anh Được Một Lần!
Cho anh được một lần
Đặt nụ hôn lên môi
Để lòng mình xao xuyến
Ôi! Yêu quá đi thôi!
Cho anh được một lần
Nhìn sâu vào đáy mắt
Rồi lặng yên, trầm lắng
Nghe hồn mình xa xôi!
Cho anh được một lần
Nhìn bóng dáng em đi
Để ngày sau vẫn nhớ
Nhớ bóng em khuất rồi!
Cho anh được một lần,
Yêu em và yêu nhau
Thiết tha mà nhung nhớ
Như một thuở yêu đầu!
Nguyên-Thảo,
14-04-04.
Bà mẹ Việt Nam
Đã sanh con ra, từng nuôi con lớn
Lớn thành hình với tất cả hi sinh.
Bà vươn vai tới
Ôm trọn con vào lòng
Che chở với mọi miền bão táp,
Giữ con yên, ấm giữa những thời kỳ.
Mẹ rách nát, lạnh lùng
Nhưng vẫn luôn bảo bọc
Ôm chầm con, trong tiếng hát ru hời!
Con lớn lên
Bằng đôi vai gánh nặng,
Lưng mõi mòn trên những ruộng nương xanh.
Đầu đội nón
Lá rách bươm vì mưa nắng
Chân rỏ máu đào bởi những mãnh đạn bom.
Bà mẹ Việt Nam
Nuốt chửng tủi hờn
Vì chồng, vì con mang đầy ý sống
Bà mẹ Việt Nam cất đi thời hoa mộng
Lặng lẽ đi
Trong suốt cuộc đời mình
Cho gia đình, và nếp sống mai sau,
Cùng xây dựng lâu dài cho Tổ Quốc.
Sự hi sinh tràn đầy và ngang dọc,
Trên đất nước nầy:
Tổ Quốc Việt Nam ơi!
Bà mẹ Việt Nam
Danh xứng đứng trên đời,
Ta ca ngợi
Cho một lần vinh danh với Mẹ!
Nguyên-Thảo,
20-03-04.
*Yêu Nhau Một Lần!
(Tặng: Những kẻ yêu nhau).
Ta yêu nhau một lần
Chỉ một lần mà thôi!
Nhưng vạn lần để nhớ
Nhớ nhau suốt trong đời!
Một lần hồn bỗng cháy
Tim xao xuyến, bồi hồi
Tưởng nhau như là một
Tình yêu, ôi tuyệt vời!
Một lần lặng nhìn nhau
Lòng bỗng thấy chơi vơi
Ta đi vào lối mộng
Và yêu nhau, thật rồi!
Một lần yêu đi qua,
Để rồi vào cõi nhớ
Nhớ, nhớ thoáng qua hồn
Suốt cả đời nhớ nhau!...
Nguyên-Thảo,
04-04-04.
* Trở Về!
Thời gian nào đi qua
Bóng dáng nào tàn phai
Mai em về xứ lạ
Ta vẫn buồn trong ta.
Lá thu vàng rơi nhiều
Mây thu bàng bạc trôi
Rừng thu thêm hiu hắt
Tình thu thất lạc rồi!
Con đường đất quanh co
In dấu chân em bước
Một thuở vương mùa hạ
Tình đã đi thật rồi!
Tóc xỏa thôi còn buông
Vương vương lọn bềnh bồng
Đời còn nhiều thay đổi
Ta đi về với không!
Nguyên-Thảo,
14-04-04.
* Cho Anh Được Một Lần!
Cho anh được một lần
Đặt nụ hôn lên môi
Để lòng mình xao xuyến
Ôi! Yêu quá đi thôi!
Cho anh được một lần
Nhìn sâu vào đáy mắt
Rồi lặng yên, trầm lắng
Nghe hồn mình xa xôi!
Cho anh được một lần
Nhìn bóng dáng em đi
Để ngày sau vẫn nhớ
Nhớ bóng em khuất rồi!
Cho anh được một lần,
Yêu em và yêu nhau
Thiết tha mà nhung nhớ
Như một thuở yêu đầu!
Nguyên-Thảo,
14-04-04.
Thơ Đó, Thơ Đây!
Biến Động! (Huế)
Huế những năm xưa của một thời
Một thời biến động dưới Triều Ngô (Đình Diệm)
Một thời vùng dậy lui gian ác
Giữ vững niềm tin với ngọn cờ!
Đồ Ngông,
02/07/10.
* Huế Mưa Bay! (Huế)
Mưa bay trên phố, mưa sông Hương
Lất phất bay bay khắp mọi đường
Cứ mãi đi, đi trong gió lạnh
Lặng nhìn Thành Nội buồn vương vương!
Đồ Ngông,
02/07/10.
* Cột Cờ. (Huế)
Trên lầu lại đứng nhìn ra
Quảng trường thật rộng xa xa cột cờ
Oai nghi, hùng dũng Kinh đô
Cờ bay phất phới, nơi này của vua
Quan quân đứng mãi đợi chờ
Nhà vua đã tới, vạn lời tung hô!
Đồ Ngông,
06/07/10.
* Chiến Tranh. (Huế)
Chiến tranh tàn phá phần sau
Kinh đô Thành Nội, chỉ còn gạch vôi
Tưởng rằng những thuở vun bồi
Ai ngờ tạo hóa hí trường mà chơi.
Chiến tranh có bởi Ông Trời?
Trời cao có mắt thiếu tròng để coi
Cho nên nhân thế sụt sùi
Ô hô! Thiên hạ ngậm ngùi tang thương!
Đồ Ngông,
06/07/10.
* Ngọ Môn. (Huế)
Cái chi là cái Ngọ Môn
Hay là xuống ngựa để vào để ra
Hoặc chi trưa nắng chan hòa
Nép bên khung cửa tránh đường vua đi
Hay là tập hợp quân kỳ
Thao thao diễn diễn, quân đi dập dồn
Nhưng mà trong dạ bôn chôn
Cái chi lại được “Ngọ Môn” gọi là?
Đồ Ngông,
06/07/10.
* Thăm Lăng Khải-Định. (Huế)
Bước lên từng bậc lên cao
Triều vua người chết bây giờ ở đây
Sinh là vua, chết cũng đầy
Kìa quan, kìa ngựa, quân hầu vây quanh
Đi vào của cõi Kinh Thành
Vua ra ngồi ngự ngai vàng trên cao
Nhìn xa thấp thoáng mưa rào
Non non, nước nước, cao cao mây trời!
Đồ Ngông,
09/07/10
* Cơm Vua. (Huế)
Cũng vua, cũng hậu, cũng quân quan
Cũng tiệc, cũng tùng cùng thế gian
Một tiếng, một giờ, nào cảnh giả
Cũng là yến tiệc, thử làm sang!
Đồ Ngông,
09/07/10.
Huế những năm xưa của một thời
Một thời biến động dưới Triều Ngô (Đình Diệm)
Một thời vùng dậy lui gian ác
Giữ vững niềm tin với ngọn cờ!
Đồ Ngông,
02/07/10.
* Huế Mưa Bay! (Huế)
Mưa bay trên phố, mưa sông Hương
Lất phất bay bay khắp mọi đường
Cứ mãi đi, đi trong gió lạnh
Lặng nhìn Thành Nội buồn vương vương!
Đồ Ngông,
02/07/10.
* Cột Cờ. (Huế)
Trên lầu lại đứng nhìn ra
Quảng trường thật rộng xa xa cột cờ
Oai nghi, hùng dũng Kinh đô
Cờ bay phất phới, nơi này của vua
Quan quân đứng mãi đợi chờ
Nhà vua đã tới, vạn lời tung hô!
Đồ Ngông,
06/07/10.
* Chiến Tranh. (Huế)
Chiến tranh tàn phá phần sau
Kinh đô Thành Nội, chỉ còn gạch vôi
Tưởng rằng những thuở vun bồi
Ai ngờ tạo hóa hí trường mà chơi.
Chiến tranh có bởi Ông Trời?
Trời cao có mắt thiếu tròng để coi
Cho nên nhân thế sụt sùi
Ô hô! Thiên hạ ngậm ngùi tang thương!
Đồ Ngông,
06/07/10.
* Ngọ Môn. (Huế)
Cái chi là cái Ngọ Môn
Hay là xuống ngựa để vào để ra
Hoặc chi trưa nắng chan hòa
Nép bên khung cửa tránh đường vua đi
Hay là tập hợp quân kỳ
Thao thao diễn diễn, quân đi dập dồn
Nhưng mà trong dạ bôn chôn
Cái chi lại được “Ngọ Môn” gọi là?
Đồ Ngông,
06/07/10.
* Thăm Lăng Khải-Định. (Huế)
Bước lên từng bậc lên cao
Triều vua người chết bây giờ ở đây
Sinh là vua, chết cũng đầy
Kìa quan, kìa ngựa, quân hầu vây quanh
Đi vào của cõi Kinh Thành
Vua ra ngồi ngự ngai vàng trên cao
Nhìn xa thấp thoáng mưa rào
Non non, nước nước, cao cao mây trời!
Đồ Ngông,
09/07/10
* Cơm Vua. (Huế)
Cũng vua, cũng hậu, cũng quân quan
Cũng tiệc, cũng tùng cùng thế gian
Một tiếng, một giờ, nào cảnh giả
Cũng là yến tiệc, thử làm sang!
Đồ Ngông,
09/07/10.
Thơ Đồ Ngông (tt)
Một Cỗ Xe!
Một cỗ xe nặng chình chịch
Lại ngổn ngang chiếm giữa đường
Không đi tới mà hay cản
Ngưòi thẩn thờ, nhìn muôn phương!
Một cỗ xe đầy xưa củ
Mớ tư tưởng lại lỗi thời
Đường đi không tìm ra lối
Cứ dậm chân bước mà thôi!
Một cỗ xe không thời đại
Cứ lang thang trên quê hương
Những đường ngang qua đường dọc
Rồi cũng chỉ: “Lại cản đường!”
Đồ Ngông.
* Đừng Nói!
Đừng nói nhiều anh nhỉ
Anh cứ nên hay làm
Việc làm thì chứng tỏ
Những gì anh quyết tâm!
Nói chi nhiều anh nhỉ!
Nói chăng chỉ để lừa
Người người qua tư tưởng
Anh làm tốt người ưa!
Đồ Ngông.
*Biết Đến Bao Giờ!
Biết đến bao giờ ta khỏi lầm than
Biết đến bao giờ ta lại đứng ngang
Cùng các bạn so vai chơi cao thấp
Biết đến bao giờ ta lại ra khỏi hàng!
Thân què, mắt chột, đầu óc chơi vơi
Nhìn xa, trông rộng như thuyền ra khơi
Bấp bênh hướng đến người đi không vững
Ta lại nhìn ta, mãi là “chơi vơi”!
Đồ Ngông.
Một cỗ xe nặng chình chịch
Lại ngổn ngang chiếm giữa đường
Không đi tới mà hay cản
Ngưòi thẩn thờ, nhìn muôn phương!
Một cỗ xe đầy xưa củ
Mớ tư tưởng lại lỗi thời
Đường đi không tìm ra lối
Cứ dậm chân bước mà thôi!
Một cỗ xe không thời đại
Cứ lang thang trên quê hương
Những đường ngang qua đường dọc
Rồi cũng chỉ: “Lại cản đường!”
Đồ Ngông.
* Đừng Nói!
Đừng nói nhiều anh nhỉ
Anh cứ nên hay làm
Việc làm thì chứng tỏ
Những gì anh quyết tâm!
Nói chi nhiều anh nhỉ!
Nói chăng chỉ để lừa
Người người qua tư tưởng
Anh làm tốt người ưa!
Đồ Ngông.
*Biết Đến Bao Giờ!
Biết đến bao giờ ta khỏi lầm than
Biết đến bao giờ ta lại đứng ngang
Cùng các bạn so vai chơi cao thấp
Biết đến bao giờ ta lại ra khỏi hàng!
Thân què, mắt chột, đầu óc chơi vơi
Nhìn xa, trông rộng như thuyền ra khơi
Bấp bênh hướng đến người đi không vững
Ta lại nhìn ta, mãi là “chơi vơi”!
Đồ Ngông.
Subscribe to:
Posts (Atom)