Saturday, July 4, 2015

*Chuyến Đi "Vùng Đá Vôi"!



Vùng đá vôi mà tôi muốn nói đến là vùng bờ biển đá vôi (Limestone Coast) ở Tiểu bang Nam Úc (South Australia) của xứ Úc Đại Lợi nầy. Viết để các bạn đọc chơi cho vui thay điều giải trí, nhân tôi được tháp tùng theo mấy đứa cháu nội, ngoại vào lúc nghỉ sau kỳ học. Nói như vậy có nghĩa là nhân vào kỳ "holidays" cha mẹ nó tổ chức cho nó đi chơi, ông bà chỉ là đi theo "ké" mà thôi!

Cuộc đi nầy kéo dài trong 3 ngày: Một ngày đi, một ngày ở và một ngày về (trước khi chuyến đi lên hòn đá một ngày). Đoạn đường đi đến khoảng 450 cây số và về cũng tương đương thuộc vềớng đông nam của Adelaide (Thủ phủ của Tiểu bang) trên đường đi về Melbourne (Thủ phủ của Tiểu bang Victoria) qua đường dọc theo bờ biển (Great Ocean Road). Vùng đái được quảng cáo như là nơi có nhiều hấp dẫn, thích thú và để khám phá!

Chúng tôi khởi hành vào lúc 8 giờ 30 sáng vì còn để những đứa nhỏ ngủ cho thoải mái. Đi trên hai xe du lịch. Ðường đi băng qua thành phố và lên dãy đồi. Do nơi sửa sang sau nầy, người ta mở đường hầm cho tiện nên đoạn đường leo đèo khó khăn không còn sử dụng nhưa, đưng được thu ngắn lại chừng vài cây số. Chúng tôi phải qua khu vực của Murray Bridge và đi đến Tailem Bend cũng đã là 98 km rồi, cho nên tìm đến công viên của thị trấn để cho mấy đứa nhỏ nghỉ ngơi trong chốc lát, hoặc đi tiêu tiểu. Khoảng chừng mười lăm phút sau, đoàn lên xe tiếp tục đi theo đường cao tốc Dukes đđi đến Keith cách Tailem Bend 128 km, nơi mà người ta có thể đi về Melbourne bằng hai ngã: Ngã Ocean Road hay đi trong đất liền bằng Dukes Highway.

Vì mục tiêu là Mount Gambier, nên chúng tôi rẽ về Riddoch Highway và sẽ ghé qua Naracoorte Cave để cho mấy đứa cháu thăm viếng và đi tour ở đó. Từ đây đến Naracoorte là khu vực của những thổ dân Ngarrindjeri nói ngôn ngữ Potawudj.

Vùng bờ biển đá vôi nầy trải dài kế tiếp từ Coorong (tức là dãy đất và vùng nước cạn ở cửa sông Murray chạy dọc theo bờ biển) chạy đến sông Glenelg ở ranh giới của Tiểu bang Victoria và đi sâu vào trong đất liền đến những cánh đồng nho, nơi có đất thấp, núi lửa và những cảnh quan kỳ thúới mặt đất nữa. Nời ta nhận định khoảng 25 triệu năm trước vùng nầy còn chìm dưới biển nên nhiều xác của vật giáp xác như tôm cua, sò chìm xuống rồi gắn kết với nhau thành đá vôi và khi nước biển rút đi cách nay khoảng 1 triệu năm cùng do các biến chuyển hóa học tự nhiên nên các hang động, lổ sụp (sinkholes) được thành hình; đất đai cũng được chuyển hóa mà ngày nay nó thích hợp cho việc trồng nho và kỹ nghệ nông nghiệp.

Rời Keith, chúng tôi trên đường Riddock chạy dọc theo dãy Naracoorte chừng 47 km thì đến Naracoorte. Naracoorte có khoảng trên 5000 dân là kết hợp hai thị trấn: Kincraig (được thành lập năm 1845 do William Macintosh người Tô Cách Lan) và Naracoorte (do chính phủ thành lập năm 1847). Từ những năm 1850 thị trấn nầy được coi như là nơi phục vụ cho những người đi tìm vàng ở Tiểu bang Victoria. Và nay là địa phương chăn nuôi trừu, bò, trồng lúa mì và khai thác du lịch nhất là kể từ khi hang động Naracoorte được đưa vào Di sản thế giới (World Heritage) vào năm 1994.
 
 

Naracoorte Caves ở cách thị trấn Naracoorte 10 km về phía nam là phần của dãy Naracoorte East có tuổi khoảng 800,000 năm. Gồm có 26 hang đng được khám phá nằm trong 3.05 km2 khu vực bảo tồn thế giới và trong 6 km2 của vườn quốc gia. Chỉ có 4 hang động đang được mở ra cho công chúng tham quan, còn các hang động khác còn nằm trong diện khảo sát cũng như bảo vệ của các nhà khoa học. Ở trong các hang động nầy người ta tìm thấy những hóa thạch của các thú vật lớn (megafauna) có từ 500,000 năm trước và được tiếp diễn liên tục trong các thời đại kể từ những thời băng hà (ice ages) cho đến khi con người xuất hiện ở đây. Sở dĩ như vậy vì những hang động nầy giống như những cái bẫy thiên nhiên khiến các thú đi lang thang bị rơi xuống đó và không thể lên được, chúng chết từ đợt nầy cho đến đợt khác. Trong các hóa thạch đó có loài thú đã tuyệt chủng cách nay 60,000 năm. Người ta tìm thấy các hóa thạch đó từ năm 1969, gồm có các loại được nhận định như sau:

-Marsupial lions / sư tử có túi (Thylacoleo)


-Hippo-like animals / thú giống hà mã (Zygomaturus)

-Giant kangaroos / Chuột túi rất lớn
-Huge wombat-like marsupials / Những thú có túi lớn giống như con wombat (Diprotodon)
 

 
Vì có được sự tồn trữ liên tục các hóa thạch qua các thời đại mà các hang động ở đây được xem là nơi duy nhất trên thế giới có tính chất nầy, cũng như chúng là "Di sản thế giới" duy nhất tại Tiểu bang Nam Úc trong 18 Di sản của Úc được UNESCO công nhận.
 
 

Chúng tôi đến đây quá trưa cho nên bày ra ăn uống trước khi vào văn phòng để mua vé đi tham quan. Vì không có thời gian nhiều nên chúng tôi chỉ đi tham quan hang động có xương hóa thạch thôi. Ngưi hướng dẫn đưa xuống động và dặn “đừng đụng vào các vật" khiến con bé cháu ngoại của tôi hỏi "Nó có thể đụng mặt đt được không?". Câu hỏi bất ngờ ấy khiến chúng tôi và ông hướng dẫn cùng bậtời. Sau khi, lên khỏi hang chúng tôi đi vệ sinh và chuẩn bị cho đon đường tiếp theo. Các đứa nhỏ ít ra cũng nhìn thấy vài điều trong hang động đá vôi và học hỏi được nhiều điều từ lời thuyết minh của ông hướng dẫn do chúng hiểu tiếng Anh hơn là tôi và vợ tôi.
 

Trên đường xuôi về Mount Gambier chúng tôi qua khu vực trồng nho, làm rượu của vùng Coonawarra. Coonawarra chỉ là một thị trấn nhỏ, vốn là một trạm của đường xe lửa đi Mount Gambier được mở ra từ năm 1887, nhưng nó lại được đại diện cho toàn vùng trồng nho làm rượu ở đây. Vùng nầy có đất thích hợp với trồng nho, loại đất ấy có tên tiếng Anh là "Terra rosa" mà tôi không biết trên tiếng Việt gọi nó là gì; nó trải dài 20 cây số dọc theo đường, và chiều rộng khoảng 2 km nhưng nó chứa tới 24 hầm rượu (cellar doors). Loại nho đỏ ở đây được nổi tiếng nhất về tính chất, hương vị đậm đà và mùi thơm. John Riddoch là người trồng nho đầu tiên ở đây từ năm 1891 và đến năm 1896 sản phẩm của nhà máy rưu đầu tiên được bắt đầu. Có lẽ vì thế mà đường cao tốc nầy có tên là Riddoch Highway đó chăng? Hãng rượu đầu tiên trước kia bây giờ có tên là Wynns Coonawarra Estate. Trên đường, tôi hưng hai đứa cháu ngoại vào màu sắc vàng của những vườn nho lẫn cây cối bên đưng để cho nó nhìn thấy được cảnh sắc đẹp của một mùa Thu. Và đây là vùng của những người Úc đen (Thổ dân) nói ngôn ngữ riêng là Meintang.

Chúng tôi lại đi đến Thị trấn Penola sau 50 km từ Naracoorte, dân số khoảng 2000 dân. Penola đón tiếp người Âu đến đây đầu tiên là anh em nhà Austin từ năm 1840, nhưng Alexander Cameron (gốc người Tô Cách Lan) và vợ là Margaret là những người định cư đầu tiên từ tháng giêng 1844. Năm 1850 tháng Tư họ thành lập thị trấn Panoola sau đó đổi là Penola.

Penola là nơi mà những nhà thơ của Úc như John Shaw Neilson, Adam Lindsay Gordon và Will Ogilvie đã đi tìm những thi hứng ở đây. Bên cạnh đó, Penola còn là nơi mà nữ tu Mary MacKillop đã hoạt động cùng với cha Julian Tenison Woods thiết lập hệ thống Trường học Thiên Chúa giáo miễn phí đầu tiên ở Úc từ năm 1866, và giáo đoàn mang tên "Congregation of the Sisters of St.Joseph of the Sacred Heart". Bà là người Úc đầu tiên được giáo hội La-Mã (Giáo Hoàng Benedict XVI) phong Thánh vào ngày 17/10/2010 tại quảng trường Thánh Phê-rô ở Vatican.

Xe đi Mount Gambier còn 50 km nữa. Ở xa có khói lên nhiều, cháu ngoại tôi hỏi phải cháy ở đó không. Nó sợ cháy rừng mình không đi được nữa. Nhưng không, hướng cháy đóớng khác và chắc là ngưi ta đốt cái gì đó chứ không phải là cháy rừng.

Trước khi vào Mount Gambier chúng tôi ghé qua siêu thị mua thêm thức ăn, nước uống để chuẩn bị cho buổi ăn tối và chuyến đi ngày mai, vì giờ nầy cũng là giờ mà các siêu thị sắp đóng cửa.

Chúng tôi chạy đến chỗ trọ đã dặn trước thì trời cũng mưa lâm râm và bắt đầu tối. Ổn định xong thì lại chuẩn bị cho cơm nước. Mấy đứa bé xem cũng đã mệt rồi! Chúng tôi đi ngủ chắc cũng quá 11 giờ đêm.
 
(Còn tiếp)
 
 
Nguyên Thảo,
05/07/2015.
 
 

No comments:

Post a Comment