Quả thật cuộc đời không đơn giản! Có lúc làm cho người ta vui, sung sướng. Có lúc người ta cảm thấy buồn chán, sầu khổ mênh mang. Có những thú vui con người tạo ra để giải khuây, nhưng cũng chính nó làm cho con người càng chìm đắm hơn vào trong vũng lầy sâu đáy của trần gian.
Con ạ!
Nếu người ta coi cuộc đời nầy như là sân khấu của một hí trường vĩ đại, mỗi con người là một kịch sĩ, bao nhiêu người diễn tuồng đều ra sân khấu. Ba mẹ, các con là những nhân duyên mình kết thân với nhau. Người thân, bạn bè là liên hệ. Sự liên hệ đó kéo dài cho đến lúc mất. Người kịch sĩ mất đi trên sân khấu, nhưng người thực sẽ xuất hiện sau hậu trường để đợi chờ một vai tuồng khác, trong một thứ lớp khác do chính người kịch sĩ ấy lựa chọn. Đó là lý lẽ của kiếp luân hồi, của một hiện tượng tái sanh. "Vở kịch hay" là vở kịch có nhiều éo le, tình tiết gay cấn, hồi hộp và hấp dẫn. Cuộc đời có nhiều kỷ niệm oanh liệt, đẹp đẽ lại là cuộc đời có nhiều thăng trầm mà con người đã vượt qua được. Có lẽ vì vậy mà con người đã tạo ra nhiều thú vui để thỏa mãn ham thích của mình, nhưng gây không biết là bao nhiêu buồn khổ đến cho người liên hệ hoặc chung quanh. Con thử đoán xem các thú vui ấy là gì? Cầm, kỳ, thi, họa, thể thao chăng? Không phải đâu con ạ! Ba muốn nói đến các tệ nạn đã gây cho bao nhiêu gia đình phải điêu đứng; bao nhiêu bậc cha mẹ, con cái phải đau lòng. Cuộc đời "không thể không buồn" vì các tệ nạn ấy: Cờ bạc, rượu chè, đỉ điếm, hút sách.
Con yêu dấu,
Ba đã cố gắng nhiều, nhưng chưa tìm hiểu được tại sao con người sinh ra đời ai cũng thích được sung sướng, ăn ngon, mặc đẹp; không muốn làm mà muốn hưởng tất cả mọi nhu cầu. Đôi khi mình lại còn lạm dụng vào công lao của người khác nữa. Không biết đó có phải là một bản năng hay là một tập tánh. Đa số đều có tinh thần vị kỷ (vì mình) hơn là vị tha (vì người). Họ chỉ biết làm sao có lợi cho họ, làm sao họ được sung sướng, không phải cực nhọc, làm lụng vất vả. Họ muốn được thảnh thơi đi chơi, thỏa mãn những gì ham muốn của họ. Ba có nhìn thấy một số người đàn ông, họ bày ra công việc, rồi để cho vợ con làm, họ cứ mãi đi nhậu nhẹt say sưa. Nhưng tiền thì họ giữ. Con cảm thấy thế nào? Và có ý nghĩ gì về ông chồng, người cha nầy không?
Ba còn nhớ vào một buổi trưa nọ, ngồi uống cà phê với bạn bè trong quán cà phê ở chợ thì có một ông say rượu bước vào quán nói thật nhiều với ông chủ quán vì ông ta là bạn của chủ quán. Xong rồi ông ta từ giã chủ quán ra về. Bước lạng quạng, khập khễnh đến ngạch cửa. Thay vì ông ta chỉ đặt bước chân qua ngạch cửa là ông ta đã ra ngoài, nhưng khi dở chân lên thì ông ta lại quay vào trong. Rồi lại đến bên chủ quán nói tiếp, và lại từ giã ra về. Đến ngạch cửa, dở chân lên lại cũng quay trở vô. Cứ tiếp diễn như vậy ba lần. Trong khi uống từng ngụm cà phê, Ba chợt nghĩ: Khi say người ta chỉ nói chuyện thôi cũng đủ làm trò cười cho thiên hạ rồi; còn dáng đi, tư cách khiến cho mọi người nhìn vào mình như nhìn vào một anh hề. Rồi Ba ngẫm lại: "Khi mình say chắc mình cũng chẳng khác hơn ông ta bao nhiêu". Từ dạo ấy Ba uống rượu càng ít đi. Người ta bảo "rượu là lễ nghĩa", "rượu là tình nghĩa giữa bạn bè". Đó là điều người ta đặt ra như là một tập quán, một phong tục với điều kiện là uống ít. Chứ uống nhiều thì ai cũng như nhau: "Xừng xừng bồ cào thì thằng nào cũng như thằng nấy". Con hiểu thế nào là "xừng xừng bồ cào" không? Khi con nhìn con cá lia thia giương kỳ, vây, đuôi ra gọi là xừng. "Xừng xừng bồ cào" là nhóm từ có vần để chỉ một tình trạng chưa say nhiều lắm, nhưng cũng không còn là tỉnh, thì lúc ấy đối với người say: “Thằng vua" cũng như thằng dân, thằng quan cũng như thằng lính, thằng già cũng như thằng trẻ, thằng cha cũng như thằng con...” không còn phân biệt ai là ai và cũng chẳng biết sợ cái gì nữa cả.
Một câu chuyện khác kể về ác quỷ hiện ra bảo người kia: Một là giết mẹ, hai là đốt nhà, ba là uống rượu, nếu không thì phải chết. Anh ta nghĩ giết mẹ là bất hiếu, nhà là công sức lâu năm mới gầy dựng được cho nên anh ta chọn cách thứ ba là uống rượu. Khi uống rượu say, anh ta về nhà đốt nhà; bà mẹ ngăn cản, anh ta lại giết mẹ; khi tỉnh lại vì hối hận anh ta bèn tự tử luôn. Như vậy, con có thấy uống rượu là cách nhẹ nhất nhưng lại là nguy hiểm nhất không?
Con có bao giờ để ý đến một người thuộc về "dân nhậu" không? Họ rất thích bạn bè, họ quý bạn bè lắm! Vì bạn bè là nguồn vui của họ, chia xẻ mọi thứ qua ly rượu. Nhưng người nhậu đã bỏ phí thì giờ quá nhiều. Khi ngồi uống rượu và khi say họ chẳng làm gì được cả. Ngay bản thân của họ họ đã chẳng biết gì, chứ đừng nói đến vợ hoặc con. Những người "sớm say, chiều xỉn" thì lại càng tệ hại hơn nữa.
Nhưng con ạ! Ngược lại, những người gọi là "dân cờ bạc" thì có lẽ họ không được rộng rải, thoải mái như người nhậu đâu. Gần như họ phải chắc mót, dành dụm để đem số tiền ấy vào sòng bạc thì họ mới thỏa mãn sự ham thích của họ. Vợ con muốn được chút ít tiền của họ cũng phải khổ sở lắm! Ba đã chứng kiến cảnh cha ham bài bạc mà con đi học không có tiền mua sách vở. Có người chỉ được vài chục bạc cũng phải đi tới sòng bài, vì không đi thì trong lòng không yên. Người chơi máy (pokies) không thể bỏ được những "âm thanh reo vang của máy" khi họ thắng một bàn. Thế là sự đam mê đó dần dần đã làm họ tiêu tan hết sự nghiệp, nhà cửa. Rồi họ kéo theo những người khác bằng cách hốt hụi không hoàn trả lại, hoặc chôm chĩa, hoặc tham dự vào một vài tệ nạn khác, làm cho cuộc đời càng ngày càng thảm não hơn. Cuộc đời thật là "không thể không buồn"..!
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết ra thân ăn mày. (Ca dao)
Con yêu dấu,
Trong bốn tệ nạn hay gọi là "Tứ đổ tường" đó, chắc "Đỉ điếm" là tương đối nhẹ nhàng hơn cả. Vì tầm gây hại không làm hư người, hại nhà, hại xã hội nhiều lắm giống như cờ bạc, rượu chè! Tuy nhiên, những chứng bệnh của nó đôi lúc cũng rất là nan y và âm ỉ lâu dài. Lúc xưa, khi còn ở quê nhà Ba có biết một người nọ trong thời trẻ đã thích hay tới lui các nàng "buôn hương, bán phấn", cuối cùng bị bệnh "giang mai". Anh ta trị thế nào đó được thầy thuốc coi như là hết. Nhưng mười năm sau, khi anh ta nghe triệu chứng lạ trong mình, anh ta đi đến Bác sĩ khám. Thì Bác sĩ gởi đến trung tâm chuyên khoa về "Bài trừ hoa liễu". Ở đây, sau khi xét nghiệm về kết quả thử máu, Bác sĩ yêu cầu anh ta phải chở hết vợ, con tới để khám nghiệm. Con thử đặt vào trường hợp ấy, con sẽ khủng hoảng tinh thần và chới với đến mức nào! Còn bây giờ, trong thời gian hiện nay, bệnh AIDS là chứng bệnh đã gây nhức đầu thế giới và cả cho bệnh nhân, lẫn Bác sĩ, nhà y học hoặc người nghiên cứu chuyên môn... Nhưng vấn đề khủng khiếp nhất của thời đại lại là "Vấn đề hút sách, và chích choác".
Con ạ!
Thuở xưa, người da đỏ ở Châu Mỹ hút thuốc lá như là một tập tục, một ý nghĩa Tôn giáo và dần được lan rộng như là hình thức của giới thượng lưu, trưởng giả của xã hội. Song song vào đó á phiện cũng phát triển trở thành thú vui của những người giàu có. Nằm thoải mái trên bộ ván, trên giường, có người con gái đẹp tiêm thuốc, với chiếc dọc tẩu đen mun, tiếng hút kêu ro ro, khói thuốc thơm. Hút xong họ lại cảm thấy đê mê, đúng là "thả hồn theo mây khói", mơ mơ màng màng cùng với "Ả Phù dung" hoặc "Nàng tiên nâu". Chắc con thấy thế con cũng thích. Nhưng con ạ! Bên cạnh là một hố sâu đang đợi chờ họ đó. Con có thấy hiện nay không? Bao nhiêu người ghiền thuốc lá, chỉ thuốc lá thôi, mà họ đã khó dứt bỏ mặc dù họ vẫn biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, làm ung thư phổi, suy nhược tim, làm ô nhiểm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái, người trong nhà và chung quanh. Còn người hút á phiện, lúc đầu họ có vẻ mập mạp, hồng hào. Nhưng rồi sau thời gian không lâu, họ trở nên càng ngày càng khô héo, dơ dáy vì họ không dám tắm, chỉ lau mình thôi. Ba nghe nói như vậy, chứ Ba cũng không hiểu rõ lắm! Con cứ nghĩ tới cơn ghiền họ phải bỏ tiền ra đi tìm mua, rồi nằm hút, rồi thời gian nằm nghe nó "phê", thì họ có thời giờ đâu để làm. Như vậy, họ cũng chỉ là những người "tiêu xài tiền của, thời gian, chứ đóng góp cho gia đình, cho xã hội chẳng được bao nhiêu. Đó là chuyện á phiện lúc xưa. Còn sau hai trận Thế chiến, quan niệm về cuộc sống chông chênh. Người ta thấy cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, cho nên ở Âu châu phát sinh ra phong trào "Sống cho ngày nay, không cần biết đến ngày mai". Rồi "Phong trào Hiện sinh" ấy lan truyền rộng rãi. Chứng tỏ con người đã mất đi phương hướng, lý tưởng của cuộc sống. Cùng với phong trào nầy, vấn đề thụ hưởng thú vui, tình dục được thoải mái, xã láng... Qua sự phát triển kỹ thuật, khoa học; việc tinh chế á phiện tinh vi hơn trở thành bạch phiến và các hình thức khác, đơn giản và gọn gàng hơn như thuốc lắc, ectasy chẳng hạn... Thêm vào sự phát hiện của cần sa, cocaine: Tất cả chỉ nhằm làm cho con người sử dụng đê mê, mơ mơ màng màng, sống với ảo tưởng mà người mua phải mua với gíá mắc mỏ. Chính vì vậy, người bán có cơ hội làm giàu. Cho nên trên thế giới nầy lại càng có nhiều trung tâm sản xuất các loại độc dược, và có nhiều tổ chức làm ăn, phân phối. "Ai chết mặc ai", miễn là họ thu được nhiều tiền. Bây giờ con thấy nhan nhản ở chung quanh con có rất nhiều trẻ con, thanh thiếu niên vừa có nghiện; vừa có đi phân phối, buôn bán; vừa dụ dỗ thêm khách hàng. Nếu luật pháp của quốc gia càng dễ dãi, nhân đạo với vấn đề ấy bao nhiêu thì bậc cha mẹ và dân chúng phải vất vã với con cái của mình bấy nhiêu!
Con yêu dấu,
Đó là chưa kể đến trường hợp những người ghiền, thiếu thốn tiền bạc gây ra nhiều tệ nạn khác như đàn bà, con gái thì đi làm điếm. Đàn ông, thanh niên thì trộm cắp, cướp bóc, làm thuê mướn cho các công việc phạm pháp, hoặc gia nhập vào các tổ chức phân phối độc dược, ma túy... Cho nên trong Tôn giáo đã có đề cập đến tình trạng bại hoại của xã hội, loài người từ ngàn xưa như là những lời tiên tri. Trong Đạo Phật xem đó là những hiện tượng của thời "Mạt pháp", thời kỳ mà Giáo pháp không được con người lưu ý, sống theo. Thời kỳ con người chuộng ác, bỏ thiện, gây chém giết, loạn lạc, nhiễu nhương. Nếu con người có "Sinh, bệnh, lão, tử"; thì hiện tượng có "Sanh, trụ, dị, diệt"; và vật chất, vật thể có "Thành, trụ, hoại, không". Đó là lẽ tất nhiên! Nhưng "Biến mất" không phải là mất hẳn đâu con ạ! "Cái nầy mất đi, chẳng qua là chuẩn bị cho cái khác sanh ra" giống như vật chất bị tan biến, nhưng năng lượng của nó hãy còn (bảo toàn năng lượng). Và năng lượng đó, đợi chờ điều kiện thích hợp để biến thể thành vật khác. Giống như ta điện giải nước, nước mất đi sẽ còn lại là 2H2 và O2, H2 hoặc O2 trong điều kiện nào đó sẽ kết hợp với nguyên tố khác để tạo nên chất khác. Như vậy, tựu chung lại nước "mất nhưng mà không mất". Con có hiểu được không?
"Tận cùng tất biến" cái gì đi đến cùng cực, tột điểm của nó thì nó sẽ biến thay, hay thay đổi. Con thấy Kinh Dịch viết có sai không?
Nguyên Thảo.
Sunday, June 13, 2010
Viết Cho Con: 9- Đường Đời Con Sẽ Đi.
Con yêu dấu,
Trong loạt bài Ba viết cho con, đa số đều nhắm vào giai đoạn niên thiếu của con cả. Mục đích của Ba chỉ nhằm hướng dẫn, chỉ cho con thấy những gì cần thiết, những gì cần trang bị trong một giai đoạn cuộc đời của con người để con có thể có được một cuộc sống thoải mái, có ý nghĩa, không những cho bây giờ mà còn cho cả mai sau. Và nó cũng có thể là một số tư liệu, kinh nghiệm để dành cho con, sẽ giúp thêm ý kiến trong việc dạy con của con sau nầy.
Nhưng với bài nầy nó không bị giới hạn trong khuôn khổ ấy. Nó bao trùm hầu hết các giai đoạn của con người. Ba cố gắng vận dụng, sắp xếp lại những ghi nhận, nhận xét riêng của Ba trong cuộc sống từ trước đến nay, để chứng minh cho con thấy: Dù cuộc đời mỗi con người có những chi tiết, tình tiết khác nhau; nhưng tất cả đều có những điểm chung theo các qui luật nhất định; mà lứa tuổi thanh niên của các con chưa có thể biết được. Chính vì điều đó, nên hầu hết các đứa con không tin vào những điều dạy dỗ, hướng dẫn của cha mẹ. Đôi khi còn coi những điều ấy là xưa cũ, cổ lổ xĩ, hay là lẩm cẩm. Đến khi con hiểu được thì nó đã quá muộn màng! Con đi trở lại đường cũ của cha mẹ mà con cứ ngỡ là con khám phá được con đường mới thênh thang!
Lúc Ba còn ở vào lứa tuổi của các con, Ba cũng có những ý nghĩ như vậy. Nhưng càng ngày càng có tuổi, càng già thêm, thì thấy đó chỉ là những biến chuyển tình cảm, tư tưởng của con người trong một giai đoạn nào đó mà thôi! Chứ thực ra rồi mình cũng đi theo những giai đoạn mà cha mẹ mình đã đi qua rồi!
Con ạ!
Qua những năm tháng Ba lặn lội trong nghề nông trên xứ người: Trồng cà, dưa, ớt, zuccini. Rồi có một lúc ngồi chợt nhớ, Ba ngẫm nghĩ mà tức cười một mình. Vì tất cả những loại cây ấy đời sống có ngắn dài hơn nhau chút ít; nhưng khi con đặt cây giống hay bỏ hạt xuống đất, thì trong vòng tuần lễ, chúng mới bắt đầu mọc lên, hoặc bén rễ và cây phát triển. Chúng vẫn hãy chưa tốt. Mãi đến tuần lễ thứ ba nếu vào mùa hè, hay tuần lễ thứ tư, thứ năm vào mùa đông chúng mới phát triển nhanh chóng một cách lạ kỳ. Cây xem ra rất mạnh, có vẻ tràn đầy sức sống. Rồi tới giai đoạn ra bông vàng hực vào tuần thứ năm (mùa hè) hay thứ sáu, thứ bảy (mùa đông). Đến các tuần kế tiếp ta có thể hái trái. Thời kỳ còn nhỏ đến lúc cao nhất là thời kỳ tơ, sau đó là thời kỳ già đến khi phá bỏ. Các giai đoạn của cây cối nầy, khiến Ba "tức cười" vì nó giống giai đoạn của con người. Từ lúc bỏ hạt hay cây xuống đất y như con người từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì. Nếu trẻ thơ sống trầm lặng, hồn nhiên, không buồn phiền, ưu tư, không lo nghĩ thì các cây con ấy nó chỉ cần cho uống nước, chăm sóc, coi chừng sâu rầy, cho ăn chút ít phân thôi. Đến giai đoạn từ tuần thứ ba, tư trở đi nó phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đầy tràn sinh lực, nhựa sống, giống như các con đến thời kỳ "dậy thì" hay "trổ mã" hoặc "nhổ giò" để biến con từ một thiếu niên phát triển thành chàng thanh niên, hay một cô thiếu nữ. Các con bắt đầu vào thời biết yêu thương nhung nhớ; biết tranh cãi, biện luận, biết phản kháng; biết "nhìn đời bằng nửa con mắt" vì con tưởng con có đủ khả năng để làm mọi việc. Ba nhìn vào lứa tuổi thanh xuân của các con, giống như Ba bước vào nhà dưa hay cà lúc trổ bông vàng hực. Đẹp lắm con ạ! Chắc có lúc con bước vào nhà dưa nhưng con không để ý đó thôi! Nếu ở vùng có ong, lúc đó ta có thể nhìn hoa nở, tai nghe ong bay vo ve với cánh run động rất nhanh. Cảnh ấy giống mùa xuân hoa nở, bông khoe sắc thắm, bướm bay chập chờn như thanh niên nam nữ các con cũng đang rộn ràng những "nét" tình yêu. Rồi sau đó hoa tàn, kết trái. Lúc Ba thu hoạch vụ mùa cũng là lúc mà các con thành lập gia đình, sắp có con. Cuộc đời của người đi trước sẽ tái lập cho người đi sau. Cũng nuôi con, cũng chững chạc, cũng già đi dần. Và một ngày nào đó, sáng thức dậy sớm uống nước trà hay cà phê mà ôn lại sự đời. Đó là giai đoạn của cây và của con người, hay theo nhà Phật đó là lẽ: Sinh, bệnh, lão, tử vậy.
Con ạ!
Điều chính của bài nầy mà Ba muốn nói, không phải ở chỗ đó; mà là cái tinh tuý, cái cốt tủy của từng giai đoạn. Đấy là những vấn đề con cần lưu ý.
Con có biết thời gian nào trong cuộc đời của con trở thành quan trọng nhất không? Người lực sĩ dự cuộc đua Thế vận hội không phải luyện tập trước đó một, hai năm; mà người ta phải học kỹ thuật, mánh lới bộ môn và luyện tập rất lâu dài. Nhất là các cô bé của bộ môn gymnastics phải học và luyện tập từ lúc còn thật nhỏ. Khi họ đã được khả năng thì cũng rất khó mà mai một cái khả năng ấy. Nên với cuộc sống, thời gian chuẩn bị cho con là lúc con còn bé, lúc con còn trong nhà trường. Điều nầy Ba đã viết cho con rất nhiều qua các bài trước, ở đây Ba chỉ nhắc lại cùng con về sự lựa chọn. Hãy chọn cho mình là một con người có khả năng, có ý chí quyết tâm, có lý tưởng để từ giờ phút ấy trở đi con sẽ sống xứng đáng với kiếp người, đem lại hạnh phúc cho gia đình và cống hiến nhiều cho xã hội. Và cũng với khả năng đó, cuộc đời con sẽ được sung sướng hơn, không những cho chính con mà cả về con cháu ở mai sau.
Đó là thời gian thanh niên! Nhưng đến khi lấy vợ, lấy chồng, hai vợ chồng cưới nhau, sau những thời gian rỗi rảnh để đi đây đi đó, du lịch xứ người, xứ ta thì tới lúc cần có con. Tuổi có con thì khoảng trên dưới ba mươi vài năm. Nếu vợ chồng quá trẻ có con sớm thì sẽ chưa đủ kinh nghiệm hoặc sự nghiệp vững vàng để lo cho con cái. Còn tuổi lớn có con nhỏ thì cái cảnh "cha già, con muộn" cũng lỡ làng, hoặc là sự sanh đẻ trở nên khó khăn. Con có biết cái cảm giác của đôi vợ chồng khi muốn có con mà được có con không? Sự mừng rỡ, hớn hở đó rất khó diễn tả bằng bút mực lắm! Nó nhẹ nhàng, nó hồi hộp, nó phảng phất trầm lặng và thâm thuý. Còn có những cặp vợ chồng không may hiếm muộn, họ phải đôn đáo, phải nhờ đến y học để giúp họ được có con. Họ thèm mong được bồng trên tay, được chăm sóc đứa con của chính mình. Rồi tới lúc sanh đứa con ra đời: Nuôi con lớn, dạy con khôn, con ngoan, con học giỏi, con thành danh là điều mơ ước của những bậc cha mẹ. Và cha mẹ cũng sẽ bạc đầu, rầu rĩ, gầy héo vì con ngỗ nghịch, hay bị sa ngã vào tệ nạn xã hội. Tới lúc ấy, con mới hiểu được nỗi lòng của mẹ cha: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ" hay con mới hiểu tại sao là:
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư. (Tục ngữ)
Khi con thấy thấm thía được những điều ba mẹ mình dạy mình lúc trước, thì lúc ấy có lẽ ba mẹ đã mất đi rồi! Con có muốn nói một lời ngắn ngủi để tạ lỗi hay cám ơn, con sẽ không bao giờ còn có diễm phúc nữa!
Con yêu dấu,
Thường con người tạo dựng sự nghiệp từ lúc tuổi 30 và trong những năm 40. Đến tuổi gọi là 50 thì chỉ còn làm công việc cho qua ngày tháng; là tuổi truyền thụ kinh nghiệm, làm cố vấn lại cho con cái, cùng bắt đầu thời kỳ ngồi uống nước trà ngẫm lại sự đời để "Tri thiên mệnh". Nhìn cuộc đời ai cũng phải đi qua, tâm lý con người biến chuyển trong các giai đoạn cũng như nhau. Mình tưởng là khác, nhưng chỉ khác chút chút thôi, chẳng qua vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Rồi 61 gọi là "Đáo tuế"; 70 là "Thọ"; 80, 90 trở lên là "Thượng hay Thượng thượng thọ". Sống lâu gọi là "Phước" hay chỉ là mệt cho mình, cho người!? Ba cũng không hiểu phải nhìn trên khía cạnh nào cho đúng! Có lẽ tùy theo quan niệm của mỗi người và cũng tùy theo số thọ của mình hay xa hơn nữa: Tuỳ theo "nhân duyên" và "quả kiếp" thế thôi!
Nguyên Thảo.
Trong loạt bài Ba viết cho con, đa số đều nhắm vào giai đoạn niên thiếu của con cả. Mục đích của Ba chỉ nhằm hướng dẫn, chỉ cho con thấy những gì cần thiết, những gì cần trang bị trong một giai đoạn cuộc đời của con người để con có thể có được một cuộc sống thoải mái, có ý nghĩa, không những cho bây giờ mà còn cho cả mai sau. Và nó cũng có thể là một số tư liệu, kinh nghiệm để dành cho con, sẽ giúp thêm ý kiến trong việc dạy con của con sau nầy.
Nhưng với bài nầy nó không bị giới hạn trong khuôn khổ ấy. Nó bao trùm hầu hết các giai đoạn của con người. Ba cố gắng vận dụng, sắp xếp lại những ghi nhận, nhận xét riêng của Ba trong cuộc sống từ trước đến nay, để chứng minh cho con thấy: Dù cuộc đời mỗi con người có những chi tiết, tình tiết khác nhau; nhưng tất cả đều có những điểm chung theo các qui luật nhất định; mà lứa tuổi thanh niên của các con chưa có thể biết được. Chính vì điều đó, nên hầu hết các đứa con không tin vào những điều dạy dỗ, hướng dẫn của cha mẹ. Đôi khi còn coi những điều ấy là xưa cũ, cổ lổ xĩ, hay là lẩm cẩm. Đến khi con hiểu được thì nó đã quá muộn màng! Con đi trở lại đường cũ của cha mẹ mà con cứ ngỡ là con khám phá được con đường mới thênh thang!
Lúc Ba còn ở vào lứa tuổi của các con, Ba cũng có những ý nghĩ như vậy. Nhưng càng ngày càng có tuổi, càng già thêm, thì thấy đó chỉ là những biến chuyển tình cảm, tư tưởng của con người trong một giai đoạn nào đó mà thôi! Chứ thực ra rồi mình cũng đi theo những giai đoạn mà cha mẹ mình đã đi qua rồi!
Con ạ!
Qua những năm tháng Ba lặn lội trong nghề nông trên xứ người: Trồng cà, dưa, ớt, zuccini. Rồi có một lúc ngồi chợt nhớ, Ba ngẫm nghĩ mà tức cười một mình. Vì tất cả những loại cây ấy đời sống có ngắn dài hơn nhau chút ít; nhưng khi con đặt cây giống hay bỏ hạt xuống đất, thì trong vòng tuần lễ, chúng mới bắt đầu mọc lên, hoặc bén rễ và cây phát triển. Chúng vẫn hãy chưa tốt. Mãi đến tuần lễ thứ ba nếu vào mùa hè, hay tuần lễ thứ tư, thứ năm vào mùa đông chúng mới phát triển nhanh chóng một cách lạ kỳ. Cây xem ra rất mạnh, có vẻ tràn đầy sức sống. Rồi tới giai đoạn ra bông vàng hực vào tuần thứ năm (mùa hè) hay thứ sáu, thứ bảy (mùa đông). Đến các tuần kế tiếp ta có thể hái trái. Thời kỳ còn nhỏ đến lúc cao nhất là thời kỳ tơ, sau đó là thời kỳ già đến khi phá bỏ. Các giai đoạn của cây cối nầy, khiến Ba "tức cười" vì nó giống giai đoạn của con người. Từ lúc bỏ hạt hay cây xuống đất y như con người từ lúc sinh ra cho đến tuổi dậy thì. Nếu trẻ thơ sống trầm lặng, hồn nhiên, không buồn phiền, ưu tư, không lo nghĩ thì các cây con ấy nó chỉ cần cho uống nước, chăm sóc, coi chừng sâu rầy, cho ăn chút ít phân thôi. Đến giai đoạn từ tuần thứ ba, tư trở đi nó phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đầy tràn sinh lực, nhựa sống, giống như các con đến thời kỳ "dậy thì" hay "trổ mã" hoặc "nhổ giò" để biến con từ một thiếu niên phát triển thành chàng thanh niên, hay một cô thiếu nữ. Các con bắt đầu vào thời biết yêu thương nhung nhớ; biết tranh cãi, biện luận, biết phản kháng; biết "nhìn đời bằng nửa con mắt" vì con tưởng con có đủ khả năng để làm mọi việc. Ba nhìn vào lứa tuổi thanh xuân của các con, giống như Ba bước vào nhà dưa hay cà lúc trổ bông vàng hực. Đẹp lắm con ạ! Chắc có lúc con bước vào nhà dưa nhưng con không để ý đó thôi! Nếu ở vùng có ong, lúc đó ta có thể nhìn hoa nở, tai nghe ong bay vo ve với cánh run động rất nhanh. Cảnh ấy giống mùa xuân hoa nở, bông khoe sắc thắm, bướm bay chập chờn như thanh niên nam nữ các con cũng đang rộn ràng những "nét" tình yêu. Rồi sau đó hoa tàn, kết trái. Lúc Ba thu hoạch vụ mùa cũng là lúc mà các con thành lập gia đình, sắp có con. Cuộc đời của người đi trước sẽ tái lập cho người đi sau. Cũng nuôi con, cũng chững chạc, cũng già đi dần. Và một ngày nào đó, sáng thức dậy sớm uống nước trà hay cà phê mà ôn lại sự đời. Đó là giai đoạn của cây và của con người, hay theo nhà Phật đó là lẽ: Sinh, bệnh, lão, tử vậy.
Con ạ!
Điều chính của bài nầy mà Ba muốn nói, không phải ở chỗ đó; mà là cái tinh tuý, cái cốt tủy của từng giai đoạn. Đấy là những vấn đề con cần lưu ý.
Con có biết thời gian nào trong cuộc đời của con trở thành quan trọng nhất không? Người lực sĩ dự cuộc đua Thế vận hội không phải luyện tập trước đó một, hai năm; mà người ta phải học kỹ thuật, mánh lới bộ môn và luyện tập rất lâu dài. Nhất là các cô bé của bộ môn gymnastics phải học và luyện tập từ lúc còn thật nhỏ. Khi họ đã được khả năng thì cũng rất khó mà mai một cái khả năng ấy. Nên với cuộc sống, thời gian chuẩn bị cho con là lúc con còn bé, lúc con còn trong nhà trường. Điều nầy Ba đã viết cho con rất nhiều qua các bài trước, ở đây Ba chỉ nhắc lại cùng con về sự lựa chọn. Hãy chọn cho mình là một con người có khả năng, có ý chí quyết tâm, có lý tưởng để từ giờ phút ấy trở đi con sẽ sống xứng đáng với kiếp người, đem lại hạnh phúc cho gia đình và cống hiến nhiều cho xã hội. Và cũng với khả năng đó, cuộc đời con sẽ được sung sướng hơn, không những cho chính con mà cả về con cháu ở mai sau.
Đó là thời gian thanh niên! Nhưng đến khi lấy vợ, lấy chồng, hai vợ chồng cưới nhau, sau những thời gian rỗi rảnh để đi đây đi đó, du lịch xứ người, xứ ta thì tới lúc cần có con. Tuổi có con thì khoảng trên dưới ba mươi vài năm. Nếu vợ chồng quá trẻ có con sớm thì sẽ chưa đủ kinh nghiệm hoặc sự nghiệp vững vàng để lo cho con cái. Còn tuổi lớn có con nhỏ thì cái cảnh "cha già, con muộn" cũng lỡ làng, hoặc là sự sanh đẻ trở nên khó khăn. Con có biết cái cảm giác của đôi vợ chồng khi muốn có con mà được có con không? Sự mừng rỡ, hớn hở đó rất khó diễn tả bằng bút mực lắm! Nó nhẹ nhàng, nó hồi hộp, nó phảng phất trầm lặng và thâm thuý. Còn có những cặp vợ chồng không may hiếm muộn, họ phải đôn đáo, phải nhờ đến y học để giúp họ được có con. Họ thèm mong được bồng trên tay, được chăm sóc đứa con của chính mình. Rồi tới lúc sanh đứa con ra đời: Nuôi con lớn, dạy con khôn, con ngoan, con học giỏi, con thành danh là điều mơ ước của những bậc cha mẹ. Và cha mẹ cũng sẽ bạc đầu, rầu rĩ, gầy héo vì con ngỗ nghịch, hay bị sa ngã vào tệ nạn xã hội. Tới lúc ấy, con mới hiểu được nỗi lòng của mẹ cha: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ" hay con mới hiểu tại sao là:
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư. (Tục ngữ)
Khi con thấy thấm thía được những điều ba mẹ mình dạy mình lúc trước, thì lúc ấy có lẽ ba mẹ đã mất đi rồi! Con có muốn nói một lời ngắn ngủi để tạ lỗi hay cám ơn, con sẽ không bao giờ còn có diễm phúc nữa!
Con yêu dấu,
Thường con người tạo dựng sự nghiệp từ lúc tuổi 30 và trong những năm 40. Đến tuổi gọi là 50 thì chỉ còn làm công việc cho qua ngày tháng; là tuổi truyền thụ kinh nghiệm, làm cố vấn lại cho con cái, cùng bắt đầu thời kỳ ngồi uống nước trà ngẫm lại sự đời để "Tri thiên mệnh". Nhìn cuộc đời ai cũng phải đi qua, tâm lý con người biến chuyển trong các giai đoạn cũng như nhau. Mình tưởng là khác, nhưng chỉ khác chút chút thôi, chẳng qua vì hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Rồi 61 gọi là "Đáo tuế"; 70 là "Thọ"; 80, 90 trở lên là "Thượng hay Thượng thượng thọ". Sống lâu gọi là "Phước" hay chỉ là mệt cho mình, cho người!? Ba cũng không hiểu phải nhìn trên khía cạnh nào cho đúng! Có lẽ tùy theo quan niệm của mỗi người và cũng tùy theo số thọ của mình hay xa hơn nữa: Tuỳ theo "nhân duyên" và "quả kiếp" thế thôi!
Nguyên Thảo.
Viết Cho Con: 8- Ta Là Sản Phẩm Của Xã Hội!
Con yêu dấu,
Nếu Ba nói: "Ta là sản phẩm của xã hội" thì có vẻ hơi quá đáng! Vì thân xác nầy là sản phẩm của cha và mẹ tạo nên. Nhưng nghĩ cho cùng, thì con người không thể tách rời xã hội được. Tất cả những gì ta thụ hưởng, tiếp nhận đều do xã hội cống hiến và ta làm để cống hiến trở lại cho xã hội. Đó là một sự công bằng, hay là một sự liên đới hài hòa giữa mọi người trong xã hội.
Con ạ,
Nếu con nhìn kỹ lại trong cuộc đời nầy, rất ít sinh vật nào sống lẻ loi một mình. Thường thì chúng sống từng đàn, từng đám. Không hiểu đó có phải là bản năng của chúng hay không? Hay là chúng cũng "ham vui", cũng "kéo bè, kéo lủ" như chúng ta. Quả thật, con người đã phải kết đoàn và phải biết tổ chức: Đấy là xã hội! Ta là một thành viên của xã hội ấy.
Từ lúc xa xưa, khi loài người xuất hiện ở thế gian nầy, vì do điều kiện thiên nhiên, nhu cầu chống chọi lại thú dữ, và cần thiết cho cuộc sống, nên đã phải biết kết hợp lại với nhau tạo thành một xã hội nhỏ. Rồi từ cá thể nam, nữ đã kết hợp thành gia đình. Do đó, cá nhân hay đơn vị gia đình đều là thành viên của xã hội. Hoặc nói khác đi, xã hội được thành hình là do kết hợp của các gia đình và của nhiều cá nhân.
Này con! Khi con bắt đầu ra đời, thoát sinh từ lòng mẹ, con phải nhờ đến bàn tay của các Bác sĩ sản khoa, cô đỡ, cùng các y tá trong nhà thương chăm sóc. Họ đã cho con uống nước, uống sữa, lo sức khoẻ cho con. Đôi lúc họ còn mở nhạc thật êm dịu, thật nhẹ nhàng ru con ngủ. Không những chăm sóc cho con mà họ lại còn chăm sóc cả cho mẹ con nữa. Đó là món nợ đầu tiên với xã hội khi con bước vào cuộc sống. Rồi từ đó lớn lên, mỗi bước trưởng thành, mỗi nhu cầu con đều phải vay mượn hay mua từ xã hội. Ngay khi bước vào nhà trường, con được tiếp nhận tri thức của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu nhân tài đi trước qua các thầy cô giáo, cũng đều là công sức xã hội đóng góp giúp con. Hay nói nôm na, là tất cả những sản phẩm mà người khác làm nên để con có thể mua, sử dụng như vải, sữa, gạo, đồng hồ, truyền hình, xe hơi, máy bay, vân vân.., để phục vụ cho đời sống của con về phương diện tinh thần cũng như vật chất gọi là sản phẩm xã hội. Và bù lại con cũng sản xuất ra hàng hóa hay đem sức học của mình đóng góp để phục vụ cho người khác, thì con phục vụ lại cho xã hội vậy!
Con yêu dấu,
Xã hội vốn vô tội vạ với tốt hay xấu, chỉ có con người làm tốt hay xấu mà thôi. Xã hội, ngay bản thân của nó chỉ là một tổ chức để giúp con người nương tựa, giúp đỡ, trau đổi lẫn nhau về nhu cầu, phương tiện để làm cho cuộc sống của mình được đầy đủ, thoải mái, ấm no. Nhưng tâm tính con người có khác nhau: Có người thích làm điều thiện, có người thích làm điều ác; có người muốn giúp người, có người lại muốn giết, cướp của người. Có người bỏ tiền ra thật nhiều để giúp kẻ nghèo khó, thì trái lại cũng có nhiều người muốn có nhiều tiền bày ra buôn bán những thứ độc hại góp phần làm hư hoại xã hội. Không phải đến bây giờ những việc ấy mới xảy ra, mà mãi từ những thời xa xưa. Con hãy lật cuốn Kinh Thánh ra, phần Sáng Thế Ký, đoạn 6 câu 5,6,7 như sau: "Đức Giê-Hô-Va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-Hô-Va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó". Và trong các Kinh điển của Phật Giáo cũng kể lại những mẫu chuyện mà Phật Thích Ca đã kể ra: "Từ vô lượng kiếp về trước..." đã có những tệ nạn xảy ra đối với kiếp người rồi, và Phật Thích Ca cũng có đề cập: Cõi Ta Bà nầy ít vui, nhiều khổ; có sinh, bệnh, lão, tử; có luân hồi. Muốn thoát khỏi sướng khổ, buồn vui, sinh tử thì phải diệt khổ, tiến tu mà giải thoát.
Nhưng con ạ! Có một điều con phải biết để làm kim chỉ nam hướng dẫn cho các hành động, việc làm của mình trong xã hội, hay soi rọi vào trí não, lương tâm hầu con làm một việc cho đúng hơn. Bởi vì sao? Vì con là con người: Con có đầu óc, có trí tuệ, biết suy nghĩ thì con hãy vận dụng nó. Con đã thọ ơn tốt đẹp của xã hội, con hãy làm những công việc nào có ích cho xã hội. Hãy đem lại điều tốt lành, và hãy cố gắng tránh đi những điều xấu xa gây hại cho mọi người. Ba nói với con "hãy cố gắng tránh đi" là vì, đôi lúc, do điều kiện nào đó con lở làm nên điều xấu, thì lúc đó con nên tự xét lại, ăn năn và hứa hẹn không làm nên điều như vậy nữa. Đó là lòng con hướng thiện. Một đặc điểm quý báu trong kiếp người đáng quý của con. Có lần Ba đã nhắc nhở cùng con, con là con người con lại không có ích bằng cây cỏ hay sao? Ba viết điều nầy con có thấy đúng không?
Con yêu quý,
Có khi nào con nghe nói đến luật nhân quả trong Phật giáo không? Có một ví dụ Ba kể sơ con nghe trước khi Ba đề cập đến luật ấy. Như Ba trồng cà trong nhà ny-lông ở những năm trước, có những trái cà chín hư rớt dưới đất Ba không nhặt lên, sau đó cày nhiều lần, qua nhiều vụ Ba trồng dưa; đến bây giờ vẫn hãy còn có những hột cà mọc lên. Giống như vậy, những điều ta làm trong những kiếp xa xưa (nhân) bây giờ gặp điều kiện thích hợp (duyên) nên nó phát khởi (quả). Kiếp nầy của ta là quả của những kiếp xa xưa; và những điều ta làm trong kiếp nầy (nghiệp) trở thành nhân cho những kiếp sau. Con nghe nói đến kiếp con khá ngạc nhiên chứ gì? Kiếp giống như vai trò của người kịch sĩ. Trong tuồng hát nầy, kịch sĩ (Phật tánh) đóng vai (kiếp) kép độc, hết tuồng ông ta chết (hết kiếp); sang tuồng khác ông ta đóng vai khác (kiếp khác). Cứ tuần tự như vậy, hết tuồng nầy ông ta sẽ đóng vai trong tuồng khác: Đó là luân hồi và sự tái sanh.
Tại sao Ba lại viết cho con điều ấy? Ba chỉ nhân một điều thực tế để giải thích một vài vấn đề phổ thông trong tôn giáo mà con sẽ thường nghe nói đến, con hiểu thêm chẳng là tốt hơn sao? Có thể mai kia nó lại giúp ích cho con phần nào cũng nên! Bây giờ Ba trở lại vấn đề. Nếu con góp phần tạo hại cho xã hội: Giả sử ngày nay con ham tiền con đi buôn bạch phiến, cần sa, thuốc lắc hay súng đạn. Đầu tiên hết con tiếp xúc với nó mãi, đến lúc nào đó con cũng phải vướng vào. Ấy là Ba chưa nói đến trường hợp bị bắt, tù tội, hay bị thanh toán. Mà dù cho mọi công việc con làm ăn suông sẻ thì con đã góp phần tạo cho xã hội càng ngày có tệ nạn nhiều hơn. Mai kia con lấy vợ, lấy chồng sẽ sanh con, những đứa con của con lớn lên, rồi nó sẽ bị "rồ quến" hay "bị dụ dỗ" vào con đường tệ hại ấy. Lúc đó, con mới thấm thía sự đau đớn của lòng mình do chính điều mà mình đã gây ra: "Gậy ông đập lưng ông" hay là "gieo nhân gặt quả" (you reap as you sow) là thế đó! Sao? Con suy nghĩ thế nào? Cuộc đời không đơn giản phải không con?
Nguyên Thảo.
Nếu Ba nói: "Ta là sản phẩm của xã hội" thì có vẻ hơi quá đáng! Vì thân xác nầy là sản phẩm của cha và mẹ tạo nên. Nhưng nghĩ cho cùng, thì con người không thể tách rời xã hội được. Tất cả những gì ta thụ hưởng, tiếp nhận đều do xã hội cống hiến và ta làm để cống hiến trở lại cho xã hội. Đó là một sự công bằng, hay là một sự liên đới hài hòa giữa mọi người trong xã hội.
Con ạ,
Nếu con nhìn kỹ lại trong cuộc đời nầy, rất ít sinh vật nào sống lẻ loi một mình. Thường thì chúng sống từng đàn, từng đám. Không hiểu đó có phải là bản năng của chúng hay không? Hay là chúng cũng "ham vui", cũng "kéo bè, kéo lủ" như chúng ta. Quả thật, con người đã phải kết đoàn và phải biết tổ chức: Đấy là xã hội! Ta là một thành viên của xã hội ấy.
Từ lúc xa xưa, khi loài người xuất hiện ở thế gian nầy, vì do điều kiện thiên nhiên, nhu cầu chống chọi lại thú dữ, và cần thiết cho cuộc sống, nên đã phải biết kết hợp lại với nhau tạo thành một xã hội nhỏ. Rồi từ cá thể nam, nữ đã kết hợp thành gia đình. Do đó, cá nhân hay đơn vị gia đình đều là thành viên của xã hội. Hoặc nói khác đi, xã hội được thành hình là do kết hợp của các gia đình và của nhiều cá nhân.
Này con! Khi con bắt đầu ra đời, thoát sinh từ lòng mẹ, con phải nhờ đến bàn tay của các Bác sĩ sản khoa, cô đỡ, cùng các y tá trong nhà thương chăm sóc. Họ đã cho con uống nước, uống sữa, lo sức khoẻ cho con. Đôi lúc họ còn mở nhạc thật êm dịu, thật nhẹ nhàng ru con ngủ. Không những chăm sóc cho con mà họ lại còn chăm sóc cả cho mẹ con nữa. Đó là món nợ đầu tiên với xã hội khi con bước vào cuộc sống. Rồi từ đó lớn lên, mỗi bước trưởng thành, mỗi nhu cầu con đều phải vay mượn hay mua từ xã hội. Ngay khi bước vào nhà trường, con được tiếp nhận tri thức của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu nhân tài đi trước qua các thầy cô giáo, cũng đều là công sức xã hội đóng góp giúp con. Hay nói nôm na, là tất cả những sản phẩm mà người khác làm nên để con có thể mua, sử dụng như vải, sữa, gạo, đồng hồ, truyền hình, xe hơi, máy bay, vân vân.., để phục vụ cho đời sống của con về phương diện tinh thần cũng như vật chất gọi là sản phẩm xã hội. Và bù lại con cũng sản xuất ra hàng hóa hay đem sức học của mình đóng góp để phục vụ cho người khác, thì con phục vụ lại cho xã hội vậy!
Con yêu dấu,
Xã hội vốn vô tội vạ với tốt hay xấu, chỉ có con người làm tốt hay xấu mà thôi. Xã hội, ngay bản thân của nó chỉ là một tổ chức để giúp con người nương tựa, giúp đỡ, trau đổi lẫn nhau về nhu cầu, phương tiện để làm cho cuộc sống của mình được đầy đủ, thoải mái, ấm no. Nhưng tâm tính con người có khác nhau: Có người thích làm điều thiện, có người thích làm điều ác; có người muốn giúp người, có người lại muốn giết, cướp của người. Có người bỏ tiền ra thật nhiều để giúp kẻ nghèo khó, thì trái lại cũng có nhiều người muốn có nhiều tiền bày ra buôn bán những thứ độc hại góp phần làm hư hoại xã hội. Không phải đến bây giờ những việc ấy mới xảy ra, mà mãi từ những thời xa xưa. Con hãy lật cuốn Kinh Thánh ra, phần Sáng Thế Ký, đoạn 6 câu 5,6,7 như sau: "Đức Giê-Hô-Va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-Hô-Va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó". Và trong các Kinh điển của Phật Giáo cũng kể lại những mẫu chuyện mà Phật Thích Ca đã kể ra: "Từ vô lượng kiếp về trước..." đã có những tệ nạn xảy ra đối với kiếp người rồi, và Phật Thích Ca cũng có đề cập: Cõi Ta Bà nầy ít vui, nhiều khổ; có sinh, bệnh, lão, tử; có luân hồi. Muốn thoát khỏi sướng khổ, buồn vui, sinh tử thì phải diệt khổ, tiến tu mà giải thoát.
Nhưng con ạ! Có một điều con phải biết để làm kim chỉ nam hướng dẫn cho các hành động, việc làm của mình trong xã hội, hay soi rọi vào trí não, lương tâm hầu con làm một việc cho đúng hơn. Bởi vì sao? Vì con là con người: Con có đầu óc, có trí tuệ, biết suy nghĩ thì con hãy vận dụng nó. Con đã thọ ơn tốt đẹp của xã hội, con hãy làm những công việc nào có ích cho xã hội. Hãy đem lại điều tốt lành, và hãy cố gắng tránh đi những điều xấu xa gây hại cho mọi người. Ba nói với con "hãy cố gắng tránh đi" là vì, đôi lúc, do điều kiện nào đó con lở làm nên điều xấu, thì lúc đó con nên tự xét lại, ăn năn và hứa hẹn không làm nên điều như vậy nữa. Đó là lòng con hướng thiện. Một đặc điểm quý báu trong kiếp người đáng quý của con. Có lần Ba đã nhắc nhở cùng con, con là con người con lại không có ích bằng cây cỏ hay sao? Ba viết điều nầy con có thấy đúng không?
Con yêu quý,
Có khi nào con nghe nói đến luật nhân quả trong Phật giáo không? Có một ví dụ Ba kể sơ con nghe trước khi Ba đề cập đến luật ấy. Như Ba trồng cà trong nhà ny-lông ở những năm trước, có những trái cà chín hư rớt dưới đất Ba không nhặt lên, sau đó cày nhiều lần, qua nhiều vụ Ba trồng dưa; đến bây giờ vẫn hãy còn có những hột cà mọc lên. Giống như vậy, những điều ta làm trong những kiếp xa xưa (nhân) bây giờ gặp điều kiện thích hợp (duyên) nên nó phát khởi (quả). Kiếp nầy của ta là quả của những kiếp xa xưa; và những điều ta làm trong kiếp nầy (nghiệp) trở thành nhân cho những kiếp sau. Con nghe nói đến kiếp con khá ngạc nhiên chứ gì? Kiếp giống như vai trò của người kịch sĩ. Trong tuồng hát nầy, kịch sĩ (Phật tánh) đóng vai (kiếp) kép độc, hết tuồng ông ta chết (hết kiếp); sang tuồng khác ông ta đóng vai khác (kiếp khác). Cứ tuần tự như vậy, hết tuồng nầy ông ta sẽ đóng vai trong tuồng khác: Đó là luân hồi và sự tái sanh.
Tại sao Ba lại viết cho con điều ấy? Ba chỉ nhân một điều thực tế để giải thích một vài vấn đề phổ thông trong tôn giáo mà con sẽ thường nghe nói đến, con hiểu thêm chẳng là tốt hơn sao? Có thể mai kia nó lại giúp ích cho con phần nào cũng nên! Bây giờ Ba trở lại vấn đề. Nếu con góp phần tạo hại cho xã hội: Giả sử ngày nay con ham tiền con đi buôn bạch phiến, cần sa, thuốc lắc hay súng đạn. Đầu tiên hết con tiếp xúc với nó mãi, đến lúc nào đó con cũng phải vướng vào. Ấy là Ba chưa nói đến trường hợp bị bắt, tù tội, hay bị thanh toán. Mà dù cho mọi công việc con làm ăn suông sẻ thì con đã góp phần tạo cho xã hội càng ngày có tệ nạn nhiều hơn. Mai kia con lấy vợ, lấy chồng sẽ sanh con, những đứa con của con lớn lên, rồi nó sẽ bị "rồ quến" hay "bị dụ dỗ" vào con đường tệ hại ấy. Lúc đó, con mới thấm thía sự đau đớn của lòng mình do chính điều mà mình đã gây ra: "Gậy ông đập lưng ông" hay là "gieo nhân gặt quả" (you reap as you sow) là thế đó! Sao? Con suy nghĩ thế nào? Cuộc đời không đơn giản phải không con?
Nguyên Thảo.
Đòn "Bột Ngọt".
Sau ngày 30/4/75 không biết nơi của Quý vị như thế nào, chứ ở vùng Đồ Ngông tôi có nhiều chuyện xảy ra khá lạ lùng, đến đổi Đồ tôi cũng phải ngạc nhiên mà không biết nên tin hay là không nên tin dị đoan. Ôi! Chiến tranh kéo dài lâu quá, người ta ai cũng chán chường: Chiến tranh gì mà chết chóc liên miên, biết bao nhà cửa ruộng vườn bị tàn phá tiêu hao, người thương tật cũng chẳng là ít.. Thế cho nên có nhiều người cứ mãi trông hòa bình dù có "ăn muối, ăn rau", "bửa đói bửa no" hoặc là chết cũng được. Khi hòa bình đến thật sự, quả thật người ta đua nhau chết. Vừa chôn người nầy xong thì người khác đã chết. Có khi hai ba cái đám ma một lượt: Làng trên xóm dưới, xã bên nây lẫn cả xã bên kia. Song song chuyện chết thì lại là bệnh hoạn, thiên tai. Nạn cào cào từng đàn bay đến chỗ nào thì tre, lúa, đậu, mía ở chỗ đó phải trụi lủi. Đã vậy còn thêm bệnh sốt xuất huyết, ghẻ ngứa, ho gà hoành hành trong dân gian, nhà thương chật ních cả người. Những đứa bé khóc la, hay là trả thân về "cát bụi", chúng chưa kịp hát câu "Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi" của Trịnh Công Sơn. Đời sống của dân chúng lại khó khăn hơn khi nhà nước bắt đầu đánh "Tư sản mại bản". Các hàng quán, tiệm của tư nhân phải đóng cửa, kiểm kê. Người ta không thể mua được những vật dụng thông thường để xài trong nhà. Những đứa bé con chào đời mà cha mẹ không thể tìm đâu ra một cây đèn dầu nhỏ để cho nó ngó đèn vào ban đêm.
Lúa gạo trên thị trường thì bán giới hạn theo tiêu chuẩn, bà con đến thăm nhau cũng không dám hoặc là phải đem theo gạo. Xe cộ thì thiếu xăng dầu, thiên hạ phải trở về "đi bộ", hoặc "xe đạp" như những năm thật là xưa. Thế cho nên người miền Nam mới thắm thía vấn về "xe đạp, cái đài, đồng hồ không người lái có một cửa sổ hay hai cửa sổ". Lúa trên đồng bị cào cào, sâu rầy tàn phá, thế là câu nói "bửa đói bửa no, ăn muối ăn rau" trở thành sự thật. Rồi người ta ru mình bằng sửa câu hát của bài "Tình đất đỏ miền đông": "Tổ quốc ơi! Ăn khoai mì ngán quá! Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài...". Ăn khoai mì là còn đở đó, có nơi người ta phải xắt chuối nấu canh để ăn cho qua bửa qua ngày. Ôi! Người ta không thể nghĩ tới. Quả là "Cuộc đời không phải là Thiên đường!". Thế nhưng, Đồ tôi được nghe kể lại một ngón đòn, ngón đòn đó đã được giới con buôn thao túng theo thời thế, khiến dân chúng phải tiêu hao thêm tí nữa. Đúng là "dân chúng lầm than".
Số là sau "ngày giải phóng" ra, các anh "bộ đội" nhà ta thích ăn bột ngọt, rồi truyền rao trong dân chúng "ăn bột ngọt bổ óc, học sẽ thông minh, trí óc sáng suốt". Dân chúng cũng tưởng là như vậy, đua nhau ăn bột ngọt. Bột ngọt trở thành nguồn lợi cho giới con buôn.
Đồ tôi không nhớ chính xác thời gian chuyện đã xảy ra, nhưng có lẽ là thời gian trước cuộc kiểm kê, khi mà các nhà buôn, hãng xưởng chưa bị quốc hữu hóa, chưa biến thành của tập thể do: " Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Thời ấy nhà máy còn sản xuất nhưng nguyên liệu trở nên hạn chế, khan hiếm; Các nhà buôn, đại lý còn hoạt động một cách dè dặt.
Một ngày nọ, có người bạn từ Thành phố về ghé thăm Đồ tôi và kể cho Đồ tôi nghe một câu chuyện. Đồ tôi không biết đó là câu chuyện thật hay là câu chuyện "bên lề". Tuy nhiên thấy cũng hay hay và nó cũng đáng được lưu ý về một cách "mánh" của giới con buôn: Lợi dụng mọi tình thế để làm giàu trên sự thương đau của bao nhiêu người khác, cho nên người ta nói "Vì tiền bạc, vì sự giàu sang mà con người có thể làm đủ mọi việc, kể cả giết cha mẹ của mình".
Số là, trong tình hình thiếu thốn về mọi thứ sau ngày gọi là Giải phóng, cũng như bao cơ xưởng khác, nguyên liệu trở nên hạn chế, đồng thời thiếu nhập vào cho nên hảng bột ngọt cũng sản xuất không đủ. "Số cung không đủ số cầu", tất nhiên giá hàng sẽ tăng vọt vì khan hiếm. Từ đó các đại lý phân phối đã nâng giá hàng thêm nữa để kiếm thêm nhiều lợi nhuận. Nếu người bán lẽ, người mua không thích, không ưng giá thì khỏi mua, khỏi phải xài. Người tiêu thụ cũng đành "bóp bụng" mà mua.
Người bạn của Đồ tôi kể tiếp:
"Mầy biết không? Mấy đại lý tụi nó khôn lắm! Nương vào tình hình sản xuất thiếu thốn về nguyên liệu, số lượng; tụi nó tung tin hãng bột ngọt sắp hết nguyên liệu, nay mai phải đóng cửa nên sẽ không có hàng nữa nếu chịu giá như vậy thi nó bán, không thì thôi! Hoặc nhà nước sắp lấy hãng rồi! Thế là khách hàng phải chịu giá tăng vọt trong mỗi kỳ mua.
A! Còn một mánh nữa mà tụi đại lý đánh vào người tiêu thụ một cách ngoạn mục. Nếu không là tư bản khó mà biết được!" Đồ tôi há hốc mồm ra, ngơ ngác! Nó nói tiếp: "Này mầy à! Mầy có thể tưởng tượng rằng tụi đại lý cũng cho người về những vùng lân cận tung tiền ra mua lẽ các số bột ngọt đó đem trở về với giá mới không? Xong các nơi bán bán hàng đã hết, chạy về đại lý, Tổng đại lý phải mua với giá cao hơn. Cứ thế mà giá bột ngọt tăng lên mãi. Đó là một trận chiến bột ngọt sau ngày Giải phóng!"
Đồ tôi nghe thằng bạn kể mà nửa tin nửa ngờ! Nhưng dù gì thì giá cả bột ngọt tăng vọt cũng là một thực tế. Đồ tôi chỉ thương cho người tiêu thụ, và con người trong cuộc chơi trần thế nầy mà thôi! Bởi thế mà Đồ tôi không dám ham gì cả! Điều nầy khiến Đồ tôi liên tưởng về những trận chiến khác: Trận chiến "cút" vào những năm nào: "Ăn cút, trứng cút để bổ dương" rồi người ta thổi phồng lên. Giá cút tăng vọt một cách khủng khiếp. Nhiều người gặp thời làm giàu nhờ cút. Nhưng sau đó "Ăn cút, trứng cút sẽ bị cùi", một số không ít người sạt nghiệp cũng vì cút! Rồi thêm một trận mới là bắt đĩa để bán cho các tiệm thuốc làm thuốc trước ngày 30/4/75. Giới nông dân, nghèo khổ lội xuống nước, xuống ruộng quậy cho nổi bùn, bán máu mình cho đĩa để bắt nó. Ngày trước người ta thấy đĩa thì sợ, bây giờ đi kiếm nó để kiếm tiền. Những ngày tháng ấy Đồ tôi cũng vui vì mình lội xuống ruộng, xuống "bàu", xuống các đường nước không phải lo lắng vì nạn đĩa nữa. Không phải sợ đến cái con đen đen, mềm mềm, thun ra thun vào, nhớt nhợt chạy lăng quăng trên mặt nước để bám vào chân, vào mình của mình mà hút máu, vì chúng còn lại rất ít. Sau ngày gọi là Giải phóng phong trào bắt đĩa không còn nữa, không biết phong trào ấy có phải là "ám hiệu" cho một cuộc nổi dậy hay không? Chính trị cũng là một mặt có thủ đoan và khó lường!
Đồ tôi thấy mình ngu dốt quá! Thôi đành chịu thua!
Đồ Ngông,
16-02-03.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”)
Lúa gạo trên thị trường thì bán giới hạn theo tiêu chuẩn, bà con đến thăm nhau cũng không dám hoặc là phải đem theo gạo. Xe cộ thì thiếu xăng dầu, thiên hạ phải trở về "đi bộ", hoặc "xe đạp" như những năm thật là xưa. Thế cho nên người miền Nam mới thắm thía vấn về "xe đạp, cái đài, đồng hồ không người lái có một cửa sổ hay hai cửa sổ". Lúa trên đồng bị cào cào, sâu rầy tàn phá, thế là câu nói "bửa đói bửa no, ăn muối ăn rau" trở thành sự thật. Rồi người ta ru mình bằng sửa câu hát của bài "Tình đất đỏ miền đông": "Tổ quốc ơi! Ăn khoai mì ngán quá! Từ trận thắng hôm nay, ta ăn độn dài dài...". Ăn khoai mì là còn đở đó, có nơi người ta phải xắt chuối nấu canh để ăn cho qua bửa qua ngày. Ôi! Người ta không thể nghĩ tới. Quả là "Cuộc đời không phải là Thiên đường!". Thế nhưng, Đồ tôi được nghe kể lại một ngón đòn, ngón đòn đó đã được giới con buôn thao túng theo thời thế, khiến dân chúng phải tiêu hao thêm tí nữa. Đúng là "dân chúng lầm than".
Số là sau "ngày giải phóng" ra, các anh "bộ đội" nhà ta thích ăn bột ngọt, rồi truyền rao trong dân chúng "ăn bột ngọt bổ óc, học sẽ thông minh, trí óc sáng suốt". Dân chúng cũng tưởng là như vậy, đua nhau ăn bột ngọt. Bột ngọt trở thành nguồn lợi cho giới con buôn.
Đồ tôi không nhớ chính xác thời gian chuyện đã xảy ra, nhưng có lẽ là thời gian trước cuộc kiểm kê, khi mà các nhà buôn, hãng xưởng chưa bị quốc hữu hóa, chưa biến thành của tập thể do: " Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ". Thời ấy nhà máy còn sản xuất nhưng nguyên liệu trở nên hạn chế, khan hiếm; Các nhà buôn, đại lý còn hoạt động một cách dè dặt.
Một ngày nọ, có người bạn từ Thành phố về ghé thăm Đồ tôi và kể cho Đồ tôi nghe một câu chuyện. Đồ tôi không biết đó là câu chuyện thật hay là câu chuyện "bên lề". Tuy nhiên thấy cũng hay hay và nó cũng đáng được lưu ý về một cách "mánh" của giới con buôn: Lợi dụng mọi tình thế để làm giàu trên sự thương đau của bao nhiêu người khác, cho nên người ta nói "Vì tiền bạc, vì sự giàu sang mà con người có thể làm đủ mọi việc, kể cả giết cha mẹ của mình".
Số là, trong tình hình thiếu thốn về mọi thứ sau ngày gọi là Giải phóng, cũng như bao cơ xưởng khác, nguyên liệu trở nên hạn chế, đồng thời thiếu nhập vào cho nên hảng bột ngọt cũng sản xuất không đủ. "Số cung không đủ số cầu", tất nhiên giá hàng sẽ tăng vọt vì khan hiếm. Từ đó các đại lý phân phối đã nâng giá hàng thêm nữa để kiếm thêm nhiều lợi nhuận. Nếu người bán lẽ, người mua không thích, không ưng giá thì khỏi mua, khỏi phải xài. Người tiêu thụ cũng đành "bóp bụng" mà mua.
Người bạn của Đồ tôi kể tiếp:
"Mầy biết không? Mấy đại lý tụi nó khôn lắm! Nương vào tình hình sản xuất thiếu thốn về nguyên liệu, số lượng; tụi nó tung tin hãng bột ngọt sắp hết nguyên liệu, nay mai phải đóng cửa nên sẽ không có hàng nữa nếu chịu giá như vậy thi nó bán, không thì thôi! Hoặc nhà nước sắp lấy hãng rồi! Thế là khách hàng phải chịu giá tăng vọt trong mỗi kỳ mua.
A! Còn một mánh nữa mà tụi đại lý đánh vào người tiêu thụ một cách ngoạn mục. Nếu không là tư bản khó mà biết được!" Đồ tôi há hốc mồm ra, ngơ ngác! Nó nói tiếp: "Này mầy à! Mầy có thể tưởng tượng rằng tụi đại lý cũng cho người về những vùng lân cận tung tiền ra mua lẽ các số bột ngọt đó đem trở về với giá mới không? Xong các nơi bán bán hàng đã hết, chạy về đại lý, Tổng đại lý phải mua với giá cao hơn. Cứ thế mà giá bột ngọt tăng lên mãi. Đó là một trận chiến bột ngọt sau ngày Giải phóng!"
Đồ tôi nghe thằng bạn kể mà nửa tin nửa ngờ! Nhưng dù gì thì giá cả bột ngọt tăng vọt cũng là một thực tế. Đồ tôi chỉ thương cho người tiêu thụ, và con người trong cuộc chơi trần thế nầy mà thôi! Bởi thế mà Đồ tôi không dám ham gì cả! Điều nầy khiến Đồ tôi liên tưởng về những trận chiến khác: Trận chiến "cút" vào những năm nào: "Ăn cút, trứng cút để bổ dương" rồi người ta thổi phồng lên. Giá cút tăng vọt một cách khủng khiếp. Nhiều người gặp thời làm giàu nhờ cút. Nhưng sau đó "Ăn cút, trứng cút sẽ bị cùi", một số không ít người sạt nghiệp cũng vì cút! Rồi thêm một trận mới là bắt đĩa để bán cho các tiệm thuốc làm thuốc trước ngày 30/4/75. Giới nông dân, nghèo khổ lội xuống nước, xuống ruộng quậy cho nổi bùn, bán máu mình cho đĩa để bắt nó. Ngày trước người ta thấy đĩa thì sợ, bây giờ đi kiếm nó để kiếm tiền. Những ngày tháng ấy Đồ tôi cũng vui vì mình lội xuống ruộng, xuống "bàu", xuống các đường nước không phải lo lắng vì nạn đĩa nữa. Không phải sợ đến cái con đen đen, mềm mềm, thun ra thun vào, nhớt nhợt chạy lăng quăng trên mặt nước để bám vào chân, vào mình của mình mà hút máu, vì chúng còn lại rất ít. Sau ngày gọi là Giải phóng phong trào bắt đĩa không còn nữa, không biết phong trào ấy có phải là "ám hiệu" cho một cuộc nổi dậy hay không? Chính trị cũng là một mặt có thủ đoan và khó lường!
Đồ tôi thấy mình ngu dốt quá! Thôi đành chịu thua!
Đồ Ngông,
16-02-03.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”)
Thân, Hào, Nhân sĩ.
Có một lần Đồ tôi đọc trên tờ báo nào đó mà Đồ tôi không nhớ rõ cho lắm có đề cập đến vấn đề: Thân hào nhân sĩ. Mẫu bài mà Đồ tôi đọc chỉ là phần "Ý kiến bạn đọc", chứ không phải là một bài viết hẳn hoi, cho nên Đồ tôi chỉ hiểu loáng thoáng và "đoán mò" những ý mà người viết đã viết. Bây giờ, ngồi uống cà phê sáng một mình bỗng dưng nhớ lại chuyện ấy: Thì nhớ rằng: "Trí nhớ mình đã tệ hơn lúc xưa thật nhiều; càng già đầu óc càng lú lẫn; "trẻ khôn ra già lú lại"; có lẽ để chuẩn bị cho giai đoạn sắp về miền".
Nhớ điều ấy, Đồ tôi lại được trở về với vài kỹ niệm của thời ấu thơ: Nhớ lúc nhỏ khi còn cắp sách đến trường. Vào những ngày lễ, Đồ tôi cùng các bạn phải thức sớm, sửa soạn quần áo. Nào áo sơ mi dài tay trắng, quần tây trắng, giày Bata trắng để đi dự lễ. Có những ngày nắng nóng, mặt mày đỏ lưỡng đỏ lơ, đa số đều tan hàng hoặc ngồi núp bóng tránh nắng. Nhìn thấy mấy ông lính đứng nghiêm trang hàng giờ, không nhúc nhích, đám Đồ tôi kính phục ơi là kính phục!
Mở đầu bài đọc diễn văn các Ông "bự" thường "Kính thưa" các Ông lớn trước, lần lượt đến :"Kính thưa Quý Thân hào nhân sĩ, và toàn thể đồng bào!". Sau đó đi vào nội dung bài diễn văn. Người ta đọc diễn văn nhiều lắm! Bọn học trò Đồ tôi không khoái đi dự lễ đâu, nhưng sợ bị phạt nên đành không dám vắng mặt đó thôi.
Thuở đó, Đồ tôi nghe được chữ "Thân hào nhân sĩ" thì thích lắm, mặc dù không hiểu nghĩa là gì? Chỉ nghe âm điệu hay hay, chữ thì nghe là lạ mà lại ngộ ngộ nữa nên thích thế thôi! Quả đúng Đồ tôi hãy còn là con nít!
Mấy chục năm đi qua, đột nhiên một ngày kia Đồ tôi nổi hứng mua tờ báo về đọc. Thấy đề cập đến "Thân hào nhân sĩ" mà các vị trí thức ấy đã luận bàn, khiến Đồ tôi vui, vui sống lại những ngày ở làng quê. Đồ tôi vốn xuất thân từ đám "chân lắm tay bùn", mà nay thì lại "tay cuốc, tay bao tay" chứ không phải là "tay cuốc, tay cày" như trên quê hương của mình nữa. Đọc bài viết của người ta mà mình hứng chí, cũng vui vui. Thật là tài nghệ của người cầm viết đã biết khơi lại một vấn đề.
Đồ tôi nhớ không rõ lắm, vì đến nay hơi lâu mà trí nhớ Đồ tôi cũng tệ. Nhưng có một điều mà Đồ tôi còn nhớ rõ là các vị viết bài có đề cập đến việc tra Tự điển; và trong Tự điển đã không có chữ "Thân hào nhân sĩ" hay là "Thân hào" gì đó! Lúc ấy Đồ tôi nghĩ cũng tức cười: Quả thật là nhà trí thức là phải? Nếu "Nhân sĩ" hoặc "Thân hào" thì trong tự điển có thể có; còn "Thân hào nhân sĩ" thì kiếm trong Tự điển chắc phải khó khăn lắm!
Lúc nhỏ, Đồ tôi có nghe Ông nội và những người già kể đến chuyện "Hội Đồng Tề" hay là "Hội đồng Hương tề" trong đó có "Hương sư, Hương trưởng,..." gì đó. Nhiều lắm! mà Đồ tôi không nhớ hết. Về sau, Đồ tôi trong một sự tình cờ có đọc được "Tổ chức hành chánh" của làng quê hay hương thôn hồi trước trong cuốn "Việt Nam Văn Hóa Sử Cương" của Đào Duy Anh thì phải? Đồ tôi cũng hiểu được chút ít. Nhưng với Đồ tôi nó không có ích gì nên Đồ tôi chỉ "coi qua rồi bỏ", cho nên bây giờ chỉ nói chuyện tào lao. Xin Quý vị đừng trách Đồ tôi!
Nếu ai đã từng sống trong làng quê Việt nam, thì mới thấy được sự chơn chất, chân thật của giới chân lấm, tay bùn. Họ chỉ biết quanh năm suốt tháng vật lộn với những mảnh đất, đồng ruộng để mưu sinh. Trong một xã hội nông nghiệp còn lao động bằng chân tay, phương tiện di chuyển thô sơ, đường sá hãy còn man khai thì nhà cửa phải ở gần nơi chỗ làm là một vấn đề bình thường. Do đó, làng xóm vừa ở ven rừng vừa ở gần ruộng nương để tiện việc canh tác. Thế nên, các xóm thường xa thị tứ. Nhu cầu học hành, tiếp xúc sự tiến bộ thay đổi trở nên chậm chạp và khó khăn. Mãi về sau khi có được nền độc lập mới có những trường học mở vào tận các thôn xóm có nhiều dân, còn nơi ít phải đến học ở trường hơi xa. Tự lúc ấy, con cháu người nông dân mới được đi học nhiều, tầng lớp có học ít nhiều trong nông thôn mới bắt đầu phát triển ở mức độ chậm chạp từ từ.
Quý vị sẽ thắc mắc: Vấn đề đó có ăn nhập gì đến với "Thân hào nhân sĩ" đâu? Đồ tôi xin thưa theo ý ngu của mình như sau:
Chính vì chỗ đó mà đã sản sinh ra Thân, Hào, Nhân sĩ. Sở dĩ Đồ tôi suy luận như vậy là vì:
Nông dân ở trong các thôn xóm thì ai cũng biết nhau từ làng trên, xóm dưới. Thích có, giúp đỡ nhau có; ghét nhau, chửi lộn đâm chém nhau cũng có: Tại vì tánh con người. Nói chung, đa số mọi người đều tốt với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong mỗi sinh hoạt và cùng nhau hợp lực chống chọi lại các thú dữ, thiên tai để bảo vệ xóm làng, mùa màng để cuộc sống được bình lặng, yên vui.
Do nơi sự hẻo lánh, xa xôi ấy mà số người được đi học trở nên ít oi. Ai cho con đi học là gia đình tương đối khá giả, tất nhiên người nào được đi học sẽ hiểu được nhiều, giải thích nhiều vấn đề thực tiển cho người nông dân thì sẽ được xóm làng nễ trọng, đình đám dân làng sẽ dành chỗ xứng đáng cho họ ở "chiếu trên". Họ là "nhân sĩ".
Thế rồi, những người đỗ đạt, hoặc có uy tín dân chúng bầu lên để tham gia làng xã, việc nước; hoặc có những công trận giúp nước gì đó được cấp trên ban thường thì họ là quan, chức sắc nhưng con cháu của họ được thơm lây. Người đại diện của gia đình ấy lại là "Thân" hay là thân thích của vị quan viên nọ.
Còn thế nào là hào? Chẳng qua là phú hào đó thôi! Nông dân biết làm ăn, có thuật riêng trúng mùa trúng vụ trở nên giàu có cũng được nhiều người biết đến thì họ cũng được quý trọng cho nên được gọi vắn tắt là "Hào".
Như vậy, "Thân hào nhân sĩ" không phải là một danh từ kép Hán Việt, cho nên Quý vị tra trong Tự điển Hán Việt thì chắc đến "Tết Công Gô" mới thấy! Còn nếu viết "Thân, Hào, Nhân sĩ" thì ta có thể hiểu rằng: " ! Đó là những thành phần có uy tín trong dân chúng ở các xã thôn được dân chúng ngưỡng mộ và viên chức hành chánh cũng lưu tâm đến, nhất là trong thời gian Đệ Nhất Cộng Hòa của chánh thể ở miền Nam thường hay nhắc đến trong các buổi lễ cũng không có gì là lạ cả!
Ấy là những ý ngông của "đồ ngông" tôi, mà Đồ tôi mạn phép trình bày. Nếu có sai trái thì xin Quý độc giả tha thứ cho vậy. Đồ tôi cảm tạ ơn lòng!
ĐỒ NGÔNG,
27-01-03.
Nhớ điều ấy, Đồ tôi lại được trở về với vài kỹ niệm của thời ấu thơ: Nhớ lúc nhỏ khi còn cắp sách đến trường. Vào những ngày lễ, Đồ tôi cùng các bạn phải thức sớm, sửa soạn quần áo. Nào áo sơ mi dài tay trắng, quần tây trắng, giày Bata trắng để đi dự lễ. Có những ngày nắng nóng, mặt mày đỏ lưỡng đỏ lơ, đa số đều tan hàng hoặc ngồi núp bóng tránh nắng. Nhìn thấy mấy ông lính đứng nghiêm trang hàng giờ, không nhúc nhích, đám Đồ tôi kính phục ơi là kính phục!
Mở đầu bài đọc diễn văn các Ông "bự" thường "Kính thưa" các Ông lớn trước, lần lượt đến :"Kính thưa Quý Thân hào nhân sĩ, và toàn thể đồng bào!". Sau đó đi vào nội dung bài diễn văn. Người ta đọc diễn văn nhiều lắm! Bọn học trò Đồ tôi không khoái đi dự lễ đâu, nhưng sợ bị phạt nên đành không dám vắng mặt đó thôi.
Thuở đó, Đồ tôi nghe được chữ "Thân hào nhân sĩ" thì thích lắm, mặc dù không hiểu nghĩa là gì? Chỉ nghe âm điệu hay hay, chữ thì nghe là lạ mà lại ngộ ngộ nữa nên thích thế thôi! Quả đúng Đồ tôi hãy còn là con nít!
Mấy chục năm đi qua, đột nhiên một ngày kia Đồ tôi nổi hứng mua tờ báo về đọc. Thấy đề cập đến "Thân hào nhân sĩ" mà các vị trí thức ấy đã luận bàn, khiến Đồ tôi vui, vui sống lại những ngày ở làng quê. Đồ tôi vốn xuất thân từ đám "chân lắm tay bùn", mà nay thì lại "tay cuốc, tay bao tay" chứ không phải là "tay cuốc, tay cày" như trên quê hương của mình nữa. Đọc bài viết của người ta mà mình hứng chí, cũng vui vui. Thật là tài nghệ của người cầm viết đã biết khơi lại một vấn đề.
Đồ tôi nhớ không rõ lắm, vì đến nay hơi lâu mà trí nhớ Đồ tôi cũng tệ. Nhưng có một điều mà Đồ tôi còn nhớ rõ là các vị viết bài có đề cập đến việc tra Tự điển; và trong Tự điển đã không có chữ "Thân hào nhân sĩ" hay là "Thân hào" gì đó! Lúc ấy Đồ tôi nghĩ cũng tức cười: Quả thật là nhà trí thức là phải? Nếu "Nhân sĩ" hoặc "Thân hào" thì trong tự điển có thể có; còn "Thân hào nhân sĩ" thì kiếm trong Tự điển chắc phải khó khăn lắm!
Lúc nhỏ, Đồ tôi có nghe Ông nội và những người già kể đến chuyện "Hội Đồng Tề" hay là "Hội đồng Hương tề" trong đó có "Hương sư, Hương trưởng,..." gì đó. Nhiều lắm! mà Đồ tôi không nhớ hết. Về sau, Đồ tôi trong một sự tình cờ có đọc được "Tổ chức hành chánh" của làng quê hay hương thôn hồi trước trong cuốn "Việt Nam Văn Hóa Sử Cương" của Đào Duy Anh thì phải? Đồ tôi cũng hiểu được chút ít. Nhưng với Đồ tôi nó không có ích gì nên Đồ tôi chỉ "coi qua rồi bỏ", cho nên bây giờ chỉ nói chuyện tào lao. Xin Quý vị đừng trách Đồ tôi!
Nếu ai đã từng sống trong làng quê Việt nam, thì mới thấy được sự chơn chất, chân thật của giới chân lấm, tay bùn. Họ chỉ biết quanh năm suốt tháng vật lộn với những mảnh đất, đồng ruộng để mưu sinh. Trong một xã hội nông nghiệp còn lao động bằng chân tay, phương tiện di chuyển thô sơ, đường sá hãy còn man khai thì nhà cửa phải ở gần nơi chỗ làm là một vấn đề bình thường. Do đó, làng xóm vừa ở ven rừng vừa ở gần ruộng nương để tiện việc canh tác. Thế nên, các xóm thường xa thị tứ. Nhu cầu học hành, tiếp xúc sự tiến bộ thay đổi trở nên chậm chạp và khó khăn. Mãi về sau khi có được nền độc lập mới có những trường học mở vào tận các thôn xóm có nhiều dân, còn nơi ít phải đến học ở trường hơi xa. Tự lúc ấy, con cháu người nông dân mới được đi học nhiều, tầng lớp có học ít nhiều trong nông thôn mới bắt đầu phát triển ở mức độ chậm chạp từ từ.
Quý vị sẽ thắc mắc: Vấn đề đó có ăn nhập gì đến với "Thân hào nhân sĩ" đâu? Đồ tôi xin thưa theo ý ngu của mình như sau:
Chính vì chỗ đó mà đã sản sinh ra Thân, Hào, Nhân sĩ. Sở dĩ Đồ tôi suy luận như vậy là vì:
Nông dân ở trong các thôn xóm thì ai cũng biết nhau từ làng trên, xóm dưới. Thích có, giúp đỡ nhau có; ghét nhau, chửi lộn đâm chém nhau cũng có: Tại vì tánh con người. Nói chung, đa số mọi người đều tốt với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong mỗi sinh hoạt và cùng nhau hợp lực chống chọi lại các thú dữ, thiên tai để bảo vệ xóm làng, mùa màng để cuộc sống được bình lặng, yên vui.
Do nơi sự hẻo lánh, xa xôi ấy mà số người được đi học trở nên ít oi. Ai cho con đi học là gia đình tương đối khá giả, tất nhiên người nào được đi học sẽ hiểu được nhiều, giải thích nhiều vấn đề thực tiển cho người nông dân thì sẽ được xóm làng nễ trọng, đình đám dân làng sẽ dành chỗ xứng đáng cho họ ở "chiếu trên". Họ là "nhân sĩ".
Thế rồi, những người đỗ đạt, hoặc có uy tín dân chúng bầu lên để tham gia làng xã, việc nước; hoặc có những công trận giúp nước gì đó được cấp trên ban thường thì họ là quan, chức sắc nhưng con cháu của họ được thơm lây. Người đại diện của gia đình ấy lại là "Thân" hay là thân thích của vị quan viên nọ.
Còn thế nào là hào? Chẳng qua là phú hào đó thôi! Nông dân biết làm ăn, có thuật riêng trúng mùa trúng vụ trở nên giàu có cũng được nhiều người biết đến thì họ cũng được quý trọng cho nên được gọi vắn tắt là "Hào".
Như vậy, "Thân hào nhân sĩ" không phải là một danh từ kép Hán Việt, cho nên Quý vị tra trong Tự điển Hán Việt thì chắc đến "Tết Công Gô" mới thấy! Còn nếu viết "Thân, Hào, Nhân sĩ" thì ta có thể hiểu rằng: " ! Đó là những thành phần có uy tín trong dân chúng ở các xã thôn được dân chúng ngưỡng mộ và viên chức hành chánh cũng lưu tâm đến, nhất là trong thời gian Đệ Nhất Cộng Hòa của chánh thể ở miền Nam thường hay nhắc đến trong các buổi lễ cũng không có gì là lạ cả!
Ấy là những ý ngông của "đồ ngông" tôi, mà Đồ tôi mạn phép trình bày. Nếu có sai trái thì xin Quý độc giả tha thứ cho vậy. Đồ tôi cảm tạ ơn lòng!
ĐỒ NGÔNG,
27-01-03.
H.T Chữ Nghĩa: 18- Cháy Đi Một Quân Cờ!
Trong trận chiến nào cũng vậy chúng đều cần đến thế công và thế thủ, nhưng đối với tôi và Nguyễn Nhi không cần công mà chỉ có phản công. Nguyễn Nhi thì “ào ào” trong trận, còn tôi thì cứ đùa giỡn vui chơi. Chúng tôi muốn “dập tắt” những ngọn lửa “man dại” của “một số người không nghĩ đến cộng đồng”, dù là họ tự làm hay của ai xui khiến đi nữa. Bằng mọi cách và dù kéo dài thời gian đến bao lâu, chúng tôi phải dập tắt hoặc chỉ để chúng nhen nhúm mà thôi!
Tôi bắt đầu đi vào giai đoạn hai: Phản ứng mạnh hơn, đồng thời báo động với tất cả những thành viên (dân chúng) của cộng đồng bằng một loạt các bài thơ sau:
Giữa Chợ Làng.
Tớ đã đi qua giữa chợ làng,
Có người đứng đó kể oang oang
Thời oanh... oanh liệt còn vang bóng
Thuở bạc ôm kè bước nghênh ngang!
Tớ đã chui vào hóc hẻm sâu,
Những người lăn lóc, bạc thêm đầu
Xem ra chí thú (1), cùng vui vẻ
Hỉ hả vui cười quên hết đau!
Đời bao nhiêu nữa, còn mơ mộng!
Mai mốt rồi ra: Nghĩa địa chờ!
Cuối bước đường cùng như thế cả!
Sao còn nuối tiếc: "Mộng" cùng "Mơ"?
(1) chí thú làm ăn.
Bài Ca Tâm Địa.
Đám mây tâm địa u hoài
Vương vương bao phủ trần ai khổ sầu.
Những người tâm địa thâm sâu,
Hại thầy, lừa bạn bắt cầu lên cao.
Những ai tâm địa xôn xao,
Khuấy trời đục nước, ồn ào sóng vang...
Những người tâm địa mang mang
Đời sao khó tránh, hàng hàng chơi vơi!
Những phường tâm địa nhỏ nhoi
Cứ luôn bươi móc, phá hôi ngày ngày.
Những tuồng tâm địa chẳng ngay,
Uốn cong, bẻ vặn, đắng cay cho người.
Ở đời tâm địa bời bời,
Bài ca không hết những lời thế nhân...!
Nếu Có Kiếp Sau.
Nếu có kiếp sau, tớ xin đi học
Trở thành trí thức, chuyên ngồi tán dóc,
Xui người đấm đá, tớ thọc bánh xe
Người chẳng thèm nghe, tớ làm đòn xóc.
Nếu có kiếp sau, tớ thề moi móc
Loạn xóm rối làng, bình an trốc gốc,
Tớ cười hỉ hả, thiên hạ chao dao
Thây kệ đứa nào, thế còn chưa độc!
Nếu có kiếp sau, tớ làm thủ lãnh
Lập hết nhóm nầy, tớ gầy nhóm khác,
Bày ra lớp lớp, chửi lộn coi chơi
Khoái tỉ cuộc đời, gia nô hàng khối.
Nếu có kiếp sau, tớ làm ác quỷ
Gây rối cuộc đời, đóng vai nặng ký,
Quậy sóng đất bằng, đổi trắng thay đen
Giết chết mặt trời, thành nhân chi mỹ.
Tưởng Rằng...!
tặng: Trí thức "dỏm"
Tưởng rằng trong cuộc đời nầy
Đã là trí thức ra tài giúp dân
Tưởng rằng thiên hạ qua phân
Làm thân trí thức trổ tài kinh bang
Tưởng rằng dân chúng hoang mang
Có người trí thức ra an dân lành.
Ai ngờ trí thức khôn lanh
Giành ăn như ... thể.., làm banh xóm làng.
Ai ngờ học giỏi khôn ngoan,
Bày mưu, vạch kế, móc moi thật tồi.
Ai ngờ trí thức lại hôi,
Còn hơn cái đám suốt đời đi hoang.
Thuộc Hàng Nào Đây?
Dân ta có quá chục ngàn,
Vài người mà khuấy cả làng chơi vơi.
Dân ta cố ráng nín hơi,
Vài người mà đã trống kèn rình rang.
Bước đi giữa xóm, giữa làng,
Người người đứng ngó: "Thuộc hàng nào đây?"
Con người ta ai cũng vậy, thường hay sống về quá khứ cùng những thời vàng son, oanh liệt; nhất là những thời “nói ra khói, hét ra lửa”. Chính vì chỗ ấy mà cũng sanh ra nhiều chuyện: Tranh nhau lãnh đạo trong hội đoàn, người nào cũng cho ý kiến mình là quan trọng... Thắng sanh kiêu ngạo, phách lối; thua thì ấm ức, thù hận mong có dịp để “chơi nó” cho bỏ ghét!
Tôi đã thấy nhiều người kể oang oang thời xưa ngày nào đó, từ đó đã cho tôi ý niệm để viết bài: “Giữa chợ làng” để vui chơi, đồng thời nhắc khéo cho họ khi họ còn sống với những ảo tưỏng thời xưa cũ, chứ không phải nhắc lại một kỷ niệm đã qua. Rồi trong cuộc bút chiến “mạt xát” nhau họ lôi tất cả những hận thù, sân hận, moi móc, bêu xấu... để triệt hạ địch thủ, mặc dù trước kia họ là những người bạn thân. Bài “Bài Ca Tâm Địa” được ra đời! Họ quên đi, họ là những người già rỗi rảnh, không có việc gì làm, sẵn báo chí, hùa theo với người khác viết để chửi mà họ chẳng hiểu nguyên nhân là do thế nào. Tôi viết lên bài “Nếu Có Kiếp Sau” để nói về những con người trí thức, có học chỉ được một cái là ngồi “tán phét”, lập hội nầy hội nọ để giương cao thành tích, nhưng thực chất chẳng là gì để rồi người ta tranh giành lãnh đạo mà “chí choé” lẫn nhau. Tiếp theo là bài “Tưởng rằng...!” để trực tiếp kết án những con người “trí thức vô tích sự” ấy. Và sau nữa là bài; “Thuộc Hàng Nào Đây?” để báo cho dân Việt trong toàn cộng đồng thấy rằng chỉ có vài người gây rối làm cho cộng đồng náo loạn lên. Và khiến cho những cộng đồng sắc tộc khác khi gặp “chúng ta” thì họ đặt câu hỏi: “Dân nầy thuộc hàng nào đây? Tốt hay xấu?” (nếu có). Trong đó hai bài “Nếu có kiếp sau” và “Thuộc hàng nào đây?” là có tác động mạnh, cùng với một câu chuyện khác đưa đến sự “cháy” của một con bài “mũi nhọn” của nhóm “xung kích”.
Nói đến con bài mũi nhọn nầy tôi nghĩ cũng tức cười. Số là quân bài nầy là bạn học cùng lớp, cùng trường với Nguyễn Nhi trong thời gian lâu dài. Nơi xứ người họ cũng là người đồng hương, nhưng quê hương của ông ta là nơi mà vua Quang Trung đã lớn lên và dựng nghiệp. Nếu có lần tôi viết về dũng khí của Nguyễn Nhi, thì ông nầy cũng thừa chứ không thiếu. Hai ông là bạn nhưng tính tình thì cũng chẳng khác gì nhau: Cũng cứng cõi, lì lợm, không tháo chạy, dám đứng mũi chịu sào, dám ăn dám nói kể cả dám làm. Tôi đã nghe nói nhiều về khả năng viết lách cũng như làm việc của ông ta. Tôi nghe đã từ lâu. Những gì ông viết thì không che đậy, không cần sợ mích lòng. Ông được coi là “người mũi nhọn” của phía bên kia; và Nguyễn Nhi là “người hùng” của phía bên nây. Tôi thường đùa với Nguyễn Nhi: “Tôi hỏi thiệt anh nhe! Anh với ông ta có âm mưu với nhau không để mỗi người một bên, làm bộ chửi nhau để hưởng huê hồng của hai tờ báo. Chứ hai ông là bạn, tính tình cũng lại giống nhau, không lẽ hai ông lại nghịch nhau?”. Những lần như vậy, Nguyễn Nhi chỉ cười mà thôi!
Nhưng có một lần có hai ông bạn của Nguyễn Nhi lên farm thăm Nguyễn Nhi và bàn tính chuyện gì đó. Không biết Nguyễn Nhi phu nhân có nói gì hay đuổi họ về không? Và chuyện ấy bà Nguyễn Nhi có kể lại cho người đồng hương không tôi không biết, mà ngay sau đó những ý tưởng, câu chuyện ấy được đưa lên báo với những lời chắc nịch, tố khổ vụ việc, và cho biết Nguyễn Nhi phu nhân là người cho biết tin tức, kể lại. Thế là chuyện nổ to, bà Nguyễn Nhi cho biết là không nhân nhượng, nhịn nữa. Và cách đó vài ngày, trên báo mới đã có bài của người bạn trong cuộc của Nguyễn Nhi viết đăng lên kể lại câu chuyện và cho rằng ông bạn đồng hương của Nguyễn Nhi dựng chuyện theo một tâm địa xấu xa. Thế là ông bạn đồng hương của Nguyễn Nhi, người “mũi nhọn xung kích” vướng mắc, đành ấm ức viết bài để giải tỏa. Phu nhân Nguyễn Nhi dứt khoát: Nếu đăng lên thì sẽ không nhân nhượng nữa, bà và Nguyễn Nhi quyết làm cho ra lẽ. Nhưng sự can thiệp của “phu nhân ông mũi nhọn xung kích” mới là quan trọng! Thế là bài báo sắp đăng của “ông xung kích” phải gỡ bỏ không đăng với “bất cứ giá nào”. Từ đó về sau ông ta ít xuất hiện trên mục “Diễn Đàn Bạn Đọc”, và tình hình có vẻ dịu bớt đi vì “kẻ phát pháo ra trận” đã “hưu” rồi! Tôi không biết ông ta có núp dưới bút hiệu nào khác không, nhưng không thấy giọng văn của ông ta nữa!
Nhưng đó cũng bắt đầu cho một kẻ phương xa đột nhập vào, khiến tôi và Nguyễn Nhi phải đi vào giai đoạn khác!
Nguyên Thảo,
09/01/10.
(“Cuộc Hành Trình Của Chữ Nghĩa” 18)
Thơ Đó, Thơ Đây!
Chè Hé! (Đà Lạt)
Chè chi tên lại lạ kỳ
Rằng là chè hé có gì mà coi
Ai ngờ chè bán đông vui
Ngày xưa hé cửa, chết tên tới giờ!
Nhìn Mây. (Đà Lạt)
Đứng trên sân thượng cáp treo
Nhìn qua bốn phía, núi sao chập chùng?
Mây giăng, giăng mãi xa mù
Lại nghe gió lạnh, như thu lại về!
Cáp Treo. (Đà Lạt)
Đi sang Thiền Viện Trúc lâm
Thử qua dây cáp, với giàn cáp treo
Lơ lơ, lửng lửng vượt đồi
Bao nhiêu thung lũng bỏ rời dưới kia.
Thác Dambri.
Đi trên đầu ngọn thác
Dòng suối chảy thì thầm
Trời đang mưa lâm râm
Phía dưới lại ì ầm!
Nước bắn văng tung toé,
Đứng nhìn khói bay bay
Ta thấy người bé nhỏ
Trong cõi thế gian nầy!
Trồng Hoa. (Đà Lạt)
Đêm về trên xứ ngàn hoa
Ngàn hoa không thấy, thấy hoa bóng đèn
Sáng choang trong những nhà trồng
Hoa đang bị thúc bỡi đèn ban đêm!
X.Q Đà Lạt. (Đà Lạt)
Vào đến chỗ nơi nầy
Sao nghe yên tĩnh lạ!
Người đi như thoảng bay
Và thoáng thoáng đâu đây!
Tranh thêu đầy khéo tay
Khung cảnh lại hay hay
Như là nơi nghệ thuật
Thoát tục ở nơi nầy!
Ngày Xưa Nghe Đà Lạt! (Đà Lạt)
Ngày xưa nghe Đà Lạt
Có những dãy đồi thông
Có con người thanh lịch
Tôi mơ ước trong lòng!
Ngày xưa người hay nói
Hồ Than Thở, Xuân Hương
Mây mù và cảnh đẹp
Tôi lại càng vấn vương!
Thế rồi cứ ôm mộng
Đến một lần xem sao
Mấy mươi năm lưu lạc
Chưa biết đến khi nào!
Đồ Ngông.
Chè chi tên lại lạ kỳ
Rằng là chè hé có gì mà coi
Ai ngờ chè bán đông vui
Ngày xưa hé cửa, chết tên tới giờ!
Nhìn Mây. (Đà Lạt)
Đứng trên sân thượng cáp treo
Nhìn qua bốn phía, núi sao chập chùng?
Mây giăng, giăng mãi xa mù
Lại nghe gió lạnh, như thu lại về!
Cáp Treo. (Đà Lạt)
Đi sang Thiền Viện Trúc lâm
Thử qua dây cáp, với giàn cáp treo
Lơ lơ, lửng lửng vượt đồi
Bao nhiêu thung lũng bỏ rời dưới kia.
Thác Dambri.
Đi trên đầu ngọn thác
Dòng suối chảy thì thầm
Trời đang mưa lâm râm
Phía dưới lại ì ầm!
Nước bắn văng tung toé,
Đứng nhìn khói bay bay
Ta thấy người bé nhỏ
Trong cõi thế gian nầy!
Trồng Hoa. (Đà Lạt)
Đêm về trên xứ ngàn hoa
Ngàn hoa không thấy, thấy hoa bóng đèn
Sáng choang trong những nhà trồng
Hoa đang bị thúc bỡi đèn ban đêm!
X.Q Đà Lạt. (Đà Lạt)
Vào đến chỗ nơi nầy
Sao nghe yên tĩnh lạ!
Người đi như thoảng bay
Và thoáng thoáng đâu đây!
Tranh thêu đầy khéo tay
Khung cảnh lại hay hay
Như là nơi nghệ thuật
Thoát tục ở nơi nầy!
Ngày Xưa Nghe Đà Lạt! (Đà Lạt)
Ngày xưa nghe Đà Lạt
Có những dãy đồi thông
Có con người thanh lịch
Tôi mơ ước trong lòng!
Ngày xưa người hay nói
Hồ Than Thở, Xuân Hương
Mây mù và cảnh đẹp
Tôi lại càng vấn vương!
Thế rồi cứ ôm mộng
Đến một lần xem sao
Mấy mươi năm lưu lạc
Chưa biết đến khi nào!
Đồ Ngông.
Thơ Đồ Ngông (tt)
Ai Danh Phận!
(Tặng những người danh phận trong cộng đồng)
Có danh có phận thì lo
Chừ ra thân tớ: Cá kho trong nồi!
Giống như mấy bữa đã hôi
Không hâm cũng tại đám người vô tâm.
Sá gì cái sống âm thầm
Chỉ thương một nhóm tiếng tăm lẫy lừng
Bị người đánh gậy ngang lưng
Lại thêm cái đít lửa hừng nóng lên,
Lỡ cười, lỡ khóc, chênh vênh
Loay hoay, luýnh quýnh trách người vô tâm!
Đồ Ngông,
02-08-07.
Có Sáng Mắt Ông?
Sáng mắt chưa ông? "Quả" có rồi!
Bao năm ông quậy làm cho hôi
Hung hăng ông chửi người trên báo
Lẫn khuấy lung tung, "quả" có rồi!
Ông chửi, tưởng sao? Gây rẽ phân
Mỗi lần ông chửi, thêm vài phần
Càng xa càng lánh ông thêm nữa
Càng tránh việc chung của cộng đồng.
Năm năm ông chửi, quả là vui!
Đem đến cho dân những nụ cười
Cười nụ, cười tươi, cười méo mặt
Không ngờ sáng mắt, lại như đui..!
Đồ Ngông,
03-08-07.
Chí Choé!
Chí choé cùng nhau chí choé giành
Lại càng chí choé, xúm nhau tranh
Chiếc ngôi nho nhỏ chân không vững
Có thế mà ra chí choé giành!
Chí cha chí choé, một đàn chim
Thụt tới thụt lui giống bị chìm
Rộn rã um sùm vang một góc
Bao giờ mới chịu gọi là im!
Chí choé thằng con chưng hửng nhìn
Một đàn chú quạ: Có nên khinh?
Ra thân ly tán nơi phương lạ,
Mà mãi ồn ra: "Tranh" với "giành".
Đồ Ngông,
25-08-07.
Ô Hay!
Cũng khéo cho ông ở chốn nào
Hùn vô xía mỏ, thế là sao?
Mấy năm sóng nổi chưa yên gió
Một thuở mưa cồn mới lặn sao
Góp sức thanh bình, thì phải lắm,
Ra tay giúp hộ, tốt không nào?
Ông hay ông viết điều nhân ích
Viết bậy gây thù, đáng mặt sao?
Đồ Ngông,
25-08-07.
Tội.
Có thằng già nhà nông
Tối ngày làm chổng mông
Công việc còn ấp lẫm
Phải ngó việc cộng đồng.
Mấy năm dài đeo đuổi
Nhắc mấy lão thật ngông
Thân đeo đầy sách vở
Viết bậy rối cộng đồng.
Tình hình nát như tương
Phân rã khắp mọi đường
Người có quyền "như vại"
Tình cảnh thật thảm thương.
Có số người nơi xa
Giống như thể gà nhà
Lại nhào vô "ăn có"
Vỗ ngực nặng cái Ta!
Tớ xin hỏi các ngài
Các ngài có so vai
Cùng vài quan chức lớn,
Hoặc: Như phận tay sai.
Tớ chẳng mất gì đâu
Các ngài quậy thêm sầu
Cũng chẳng ra gì tớ
Chỉ tội đứa to đầu!
Thân tớ đã cùng đinh
Chẳng danh nghĩa dính mình
Mất gì? Ngoài "xà lỏn"
Tội dân mình bị khinh.
Tội đám người chính trị
Nội chuyện nhỏ cộng đồng
Mà nào giải quyết được,
Thì "chuyện lớn" sao xong???
Đồ Ngông,
25-08-07.
(Tặng những người danh phận trong cộng đồng)
Có danh có phận thì lo
Chừ ra thân tớ: Cá kho trong nồi!
Giống như mấy bữa đã hôi
Không hâm cũng tại đám người vô tâm.
Sá gì cái sống âm thầm
Chỉ thương một nhóm tiếng tăm lẫy lừng
Bị người đánh gậy ngang lưng
Lại thêm cái đít lửa hừng nóng lên,
Lỡ cười, lỡ khóc, chênh vênh
Loay hoay, luýnh quýnh trách người vô tâm!
Đồ Ngông,
02-08-07.
Có Sáng Mắt Ông?
Sáng mắt chưa ông? "Quả" có rồi!
Bao năm ông quậy làm cho hôi
Hung hăng ông chửi người trên báo
Lẫn khuấy lung tung, "quả" có rồi!
Ông chửi, tưởng sao? Gây rẽ phân
Mỗi lần ông chửi, thêm vài phần
Càng xa càng lánh ông thêm nữa
Càng tránh việc chung của cộng đồng.
Năm năm ông chửi, quả là vui!
Đem đến cho dân những nụ cười
Cười nụ, cười tươi, cười méo mặt
Không ngờ sáng mắt, lại như đui..!
Đồ Ngông,
03-08-07.
Chí Choé!
Chí choé cùng nhau chí choé giành
Lại càng chí choé, xúm nhau tranh
Chiếc ngôi nho nhỏ chân không vững
Có thế mà ra chí choé giành!
Chí cha chí choé, một đàn chim
Thụt tới thụt lui giống bị chìm
Rộn rã um sùm vang một góc
Bao giờ mới chịu gọi là im!
Chí choé thằng con chưng hửng nhìn
Một đàn chú quạ: Có nên khinh?
Ra thân ly tán nơi phương lạ,
Mà mãi ồn ra: "Tranh" với "giành".
Đồ Ngông,
25-08-07.
Ô Hay!
Cũng khéo cho ông ở chốn nào
Hùn vô xía mỏ, thế là sao?
Mấy năm sóng nổi chưa yên gió
Một thuở mưa cồn mới lặn sao
Góp sức thanh bình, thì phải lắm,
Ra tay giúp hộ, tốt không nào?
Ông hay ông viết điều nhân ích
Viết bậy gây thù, đáng mặt sao?
Đồ Ngông,
25-08-07.
Tội.
Có thằng già nhà nông
Tối ngày làm chổng mông
Công việc còn ấp lẫm
Phải ngó việc cộng đồng.
Mấy năm dài đeo đuổi
Nhắc mấy lão thật ngông
Thân đeo đầy sách vở
Viết bậy rối cộng đồng.
Tình hình nát như tương
Phân rã khắp mọi đường
Người có quyền "như vại"
Tình cảnh thật thảm thương.
Có số người nơi xa
Giống như thể gà nhà
Lại nhào vô "ăn có"
Vỗ ngực nặng cái Ta!
Tớ xin hỏi các ngài
Các ngài có so vai
Cùng vài quan chức lớn,
Hoặc: Như phận tay sai.
Tớ chẳng mất gì đâu
Các ngài quậy thêm sầu
Cũng chẳng ra gì tớ
Chỉ tội đứa to đầu!
Thân tớ đã cùng đinh
Chẳng danh nghĩa dính mình
Mất gì? Ngoài "xà lỏn"
Tội dân mình bị khinh.
Tội đám người chính trị
Nội chuyện nhỏ cộng đồng
Mà nào giải quyết được,
Thì "chuyện lớn" sao xong???
Đồ Ngông,
25-08-07.
Tuesday, June 1, 2010
Viết cho con: 7- Học Là Con Đường Ngắn Nhất...
Con yêu dấu,
Đây là bài quan trọng nhất trong loạt bài Ba viết cho con, và cũng là bài cần thiết nhất mà lứa tuổi của con cần phải có khái niệm, ý thức, mục đích để theo đuổi. Nó sẽ giúp cho con có một tương lai vững chắc, sung sướng, hạnh phúc; đồng thời hổ trợ con trong việc nuôi, dạy con ở sau nầy. Ba chỉ sợ rằng ba không đủ khả năng diễn tả, lột hết ý nghĩa về tầm quan trọng của nó. Nhưng Ba cũng sẽ "ráng" với mọi khả năng sẵn có của Ba!Con ạ,Con người ai cũng vậy, được "sinh ra" và "lớn lên". Tới tuổi thì vào lớp, vào trường để học tập. Đó là khả năng ưu việt của loài người mà con không thể thấy ở loài nào khác. Con có thể hiểu được sự học và ích lợi của nó thì con mới dấn thân vào. Mà sự dấn thân đó sẽ hoàn toàn có lợi cho con. Nhưng cuộc đời không đơn giản như vậy! Vì ở trong con, trong lứa tuổi của con có hai hướng đi trái ngược: "Học tập" và "Đi chơi". Học tập là một thái độ, một tập tánh của xã hội; còn đi chơi là bản năng của con người.Trước hết, có lẽ Ba phải viết về "Đi chơi": Bản năng của con người! Con người từ lúc khi còn là con vật, là vượn người thì nó chẳng có học hành gì cả, sống rất thoải mái, đi chơi, đùa giởn. Đói thì đi kiếm trái cây, khoai củ; khát thì đến bên giòng nước uống nước; chỗ trú là những nơi hang động. Sống thì cũng có thể dăm ba người rời rạc, chưa kết đoàn. Nhưng sau vì kinh nghiệm, bản năng sinh tồn phải kết hợp từng nhóm đông hơn để chống chọi lại thú dữ: Voi, cọp, sư tử, báo....Đá, cành cây là vũ khí; qui ước ngôn ngữ là sự thông tin. Rồi, bước tiên đầu tiên xa hơn là vấn đề kinh tế. Con cứ nghĩ với số đông người như vậy thì trái cây, khoai củ lâu ngày tất phải hết, đoàn vượn người đó di chuyển đến nơi khác. Và sự di chuyển đó gặp một nhóm khác thì theo con nghĩ sự việc gì sẽ xảy ra: Một là chiến tranh giành lấn chiếm đất; hai là bỏ đi. Mỗi năm nhân số sinh sản mỗi đông hơn, thức ăn hạn hẹp đi, thì tới giai đoạn phải tìm thêm thức ăn khác: Săn bắn, bắt cá, bắt thú vật nhỏ. Và qua quá trình tiến hóa từ loài vượn người biến thành người; từ nhóm nhỏ kết đoàn thành bộ tộc; từ ăn sống đến chín qua ngọn lửa; con người sống với bản năng của mình: Ăn và chơi. Nhưng cũng từ các biến chuyển đó, con người đã có kinh nghiệm, biết cách nào hái trái cây dễ hơn, biết chỗ nào có củ để ăn; biết làm sao để bắt được cá; cách nào để bắt được chim, thú. Sự truyền thụ, dạy dỗ, hướng dẫn cũng theo đó mà càng ngày càng phong phú. Các điều ấy trở thành "giáo dục" và "học tập". Giáo dục, dạy dỗ là phương cách của những người lớn tuổi, có kinh nghiệm truyền đạt lại cho người khác, trẻ nhỏ. Học tập là cách thức của người nhận, của trẻ con. Đó là khái niệm, hình thức đầu tiên hình thành về giáo dục: Khởi nguồn từ vấn đề kinh tế. Nhưng con nên nhớ rằng con người còn có trí khôn và suy nghĩ nữa, cho nên bộ óc con người đã ghi nhận rất nhiều sự kiện về kinh tế, sinh hoạt, xã hội lẫn suy tư. Vì vậy, mà kiến thức của loài người truyền lại hiện nay thật phong phú và đa dạng. Do nơi tìm kiếm thức ăn càng ngày càng khó khăn, phải di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác, và với điều kiện thời tiết bắt buộc phải làm chỗ trú ngụ. Từ đó, con người phải tận dụng những gì sẵn có ở tại chỗ để làm chòi, chỗ trú ngụ tạm. Đời sống du mục mãi cũng không đủ ăn. Cuối cùng đoàn người phải tìm nơi nào đất tốt, điều kiện sinh sống dễ dàng để dừng lại, bắt đầu hình thức làng mạc ra đời. Song song vào đó, kinh tế cũng có khác đi: Trồng cây ăn trái, chăn nuôi thú rừng biến chúng thành gia súc, đào ao thả cá, trồng khoai tỉa đậu, và khai khẩn đất để trồng lúa, lúa mì...Sự truyền đạt kinh nghiệm lúc nầy lại càng đa dạng, phong phú thêm, trẻ con được chỉ dạy nhiều hơn. Từ ngôn ngữ khó nhớ, biến thành qui ước về chữ viết để ghi lại những điều muốn truyền thụ cả cho người dạy lẫn người học.Và con có biết không? Với sự thành hình của chữ viết loài người đã ghi lại những kiến thức, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình trên các phiến đá, trên gỗ, trên các tấm da, trên vỏ cây hay trên trang giấy để lại đời sau. Đó là các di tích văn hóa, văn chương hay thể hiện nền văn minh của các vùng. Tất cả cùng góp sức chung vào sự tiến hóa của nhân loại!Bây giờ con được đi học, đi vào trường con có biết vì sao không? Con có bao giờ nghĩ là con đi học để làm gì không? Nếu con càng hiểu được rõ ràng cái mục đích, cái nội dung mà con học thì con mới càng thích thú và chăm chỉ học hơn. Ba nghĩ rằng con cũng có được chút ít về khái niệm, nhưng Ba sẽ cố gắng ghi lại để con thấy chương trình mà con đang học không phải là đơn giản, cũng không phải là một ngày một buổi mà hình thành được đâu.Con ạ,Trước hết Ba sẽ lướt qua về hình thức giáo dục; rồi sau đó Ba sẽ đưa con đi vào một số điểm nội dung.Con thấy nhà trường hiện nay thường có cơ sở nguy nga, tổ chức rất tươm tất, phương tiện đầy đủ. Con có thể bình phẩm trường nầy giàu, trường kia nghèo; trường nầy dạy hay, trường kia dạy dở... Nhưng có một lúc, con xem trên truyền hình thấy chiếu cảnh học trò ở cảc xứ nghèo hay ở những làng quê xa xôi nào đó: Thầy cô giáo phải ngồi ghe thuyền, đi xe vào tận làng quê xa để dạy. Lớp học chỉ có vài đứa học trò, thầy trò cùng ngồi dưới bóng mát của cây to. Lớp học là thế đó! Đó là những lúc rỗi rảnh, nếu gặp vụ mùa, học trò phải đi làm phụ giúp cha mẹ nữa thì lớp học đành phải đóng cửa. Thật giống như cái cảnh mà nhà thơ Cao Bá Quát đã ghi:Một thầy, một cô, một chó cái,Trò thì nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.Sự hình thành trường lớp bắt đầu từ sự hướng dẫn, giảng dạy của những người có kinh nghiệm, có hiểu biết cho một số người hay trẻ con trong thôn xóm về một số kinh nghiệm làm việc, sinh hoạt, săn bắn... nào đó. Rồi qua sự thông thương qua lại giữa các bản làng, thôn xóm, các nơi; kinh nghiệm, kiến thức của con người càng ngày càng phong phú. Trường lớp được mở rộng thêm, chương trình dạy nhiều hơn và trẻ con cũng được cha mẹ cho đi học đông hơn. Cái kết quả thực tiển là những kẻ "có đi học" làm việc, suy nghĩ hay lãnh đạo gặt hái nhiều thành công, làm cho kinh tế giàu có, phồn thịnh; cách giải quyết được lẹ làng, nhanh chóng. Từ đó, lớp học ngày càng mở thêm nhiều, học trò lại đông hơn và phương pháp truyền thụ cũng phải biến chuyển theo: Sao cho "kết quả truyền đạt" được kết quả khả quan nhất và thích hợp với tâm sinh lý của trẻ con trong từng giai đoạn nào đó.Con có biết không? Thời trước người ta dùng roi, hình phạt nghiêm khắc để bắt học trò phải học. Dần dần cách thức ấy có vẻ hành hạ học trò quá! Nên người ta, hay đúng hơn là những nhà nghiên cứu về giáo dục thấy cần phải tìm ra các cách giáo dục khác "hay và tốt hơn" giống như phương pháp giáo dục hiện nay mà con đang được đối xử trong nhà trường. Song song vào đó, người ta tiến đến một hình thức quản lý mới: Ấy là sự quản lý bằng tổ chức và những quy ước về luật lệ hay là kỹ luật. Tựu chung là làm thế nào để cho học trò đi học được vui vẻ, thoải mái; hân hoan mà tiếp nhận các kiến thức được truyền thụ tới mức tối đa tùy theo lứa tuổi, trình độ của chúng.Sự thay đổi như vậy, kéo theo sự thay đổi của các thầy cô. Họ cũng phải được đào tạo từ các trường dạy "dạy học" (Teaching school), sư phạm (Pedagogy) với những đòi hỏi trình độ kiến thức nào đó về kiến thức phổ thông, tâm lý, tổ chức... mà một người "giáo chức" cần phải có. Đến đây, chắc con không thể ngờ rằng sự việc con tưởng là đơn giản mà lại qua một quá trình gay go và phức tạp, lâu dài đến thế!Chưa đâu con ạ! Ngay cả cơ sở trong trường học cũng vậy, nó cũng thay đổi theo phương pháp cả từ việc bắt học trò học thuộc lòng như ngày xưa, dần dần việc giảng dạy cần có học liệu, hình ảnh chứng minh, thí dụ cụ thể, chuyện kể; và bây giờ lại có thêm máy vi tính, truyền hình, máy chiếu... Sự tốn kém để dạy cho các con học hiện nay phải chi phí rất nhiều. Con thử nghĩ: Nếu có kẻ nào phá hoại trường học, thì biết bao nhiêu đứa học trò sẽ bị thiệt thòi và mức thiệt thòi sẽ là bao nhiêu? Con có thể ước lượng được không?Này con! Đó mới chỉ là hình thức, tổ chức, phương tiện để thầy cô giảng dạy con học thôi. Chứ về nội dung thì còn trải qua quá trình rất dài và tổng hợp của biết bao nhiêu là người tài giỏi trên thế giới từ xưa tới nay. Nói chung, đó là những tri thức của nhân loại. Chỉ riêng về khoa học thôi, một điều con học ở nhà trường nó phải mất bao nhiêu thời gian để kiểm nghiệm về tính chính xác của nó. Trước tiên người ta phải quan sát về một hiện tượng như Newton thấy trái táo rơi xuống đất, liền đặt một câu hỏi: Tại sao nó lại rơi? Tại sao rơi xuống đất mà không rơi theo chiều khác? Sau vài lần quan sát các vật khác nữa, rồi người ta mới đặt ra giả thiết, Newton đã nghĩ: Có thể có một sức hút nào đó từ trong trái đất! Tiếp theo là các kiểm nghiệm để chứng minh điều ấy, cuối cùng mới đưa đến một kết luận; ta mới có Định luật Newton về vật rơi. Con có thấy không, con chỉ học về Định luật Newton trong vài phút đồng hồ mà Newton đã tốn thời gian biết là bao lâu. Và còn... còn nhiều nữa. Trong mỗi môn học đều là tổng hợp vốn hiểu biết của con người từ lúc khởi thủy cho đến ngày nay. Con học bao nhiêu môn học là con tiếp thụ vốn của bao nhiêu "dòng tri thức" của nhân loại mà ngành giáo dục, người viết sách, người soạn chương trình đã sắp xếp vào đề mục, có hệ thống, thích hợp theo từng lứa tuổi cùng sự mở mang trí óc của con.Đến đây con có thấy sự học của con rất có ích, và không đơn giản lắm không? Vậy con hãy suy nghĩ, phải quyết định thế nào: Học hay là đi chơi? Dù thế nào con cũng phải học xong lớp 12, tốt nghiệp bậc Trung học đi đã: Tức là sau bậc nhà trẻ, mẫu giáo và 12 năm trong trường học. Bao nhiêu người cùng đi học, đều phải bỏ thời gian như nhau; không lẽ mình lại học dở, quá tệ thì con không thấy uổng phí thời gian lắm ư? Chỉ cố gắng một chút, một chút ít thôi sự học của con sẽ có kết quả, với kết quả tốt nghiệp lớp 12 khả quan, con sẽ chọn được một ngành học, sau nầy nó sẽ là nghề vững chắc, một nghề có ích cho xã hội mà lương bổng lại hậu hỹ. Con có hiểu được chiều hướng tiến mà Ba viết cho con chưa? Hãy ráng lên con ạ! Tương lai tươi sáng đang chờ con đó!xXxTrong lứa tuổi trưởng thành của con, con gặp phải hai chướng ngại lớn sẽ ảnh hưởng vào sự học của con. Tại sao là hai chướng ngại lớn? Vì nó là hai "bản năng". Con có biết Bản năng là gì không? Bản năng là khả năng, là bản tánh tự nhiên của con người, là tự nó có trên bước đường trưởng thành của thân xác và trí óc. Đó là "Sự ham vui, đi chơi"; và "Tình yêu".Ba sẽ viết cho con về sự ham vui, đi chơi trước. Rồi sau đó, Ba sẽ đề cập đến vấn đề tình yêu.Đã nhiều lần Ba thấy con sửa soạn bắt đầu ngồi vào bàn học, con vụt nhớ đến bạn bè, hay điện thoại gọi đến thì con lại bỏ đi ngay. Và rồi, có khi đi đến nửa đêm con vẫn chưa về, mẹ con phải thấp thỏm, hồi hộp để chờ đợi con!Làm con người ai cũng ham vui cả, chỗ nào chơi vui thì mình thích tới, nơi nào mình thấy hứng khởi thì mình hay tham dự. Ở đây, Ba sẽ nói chuyện với con về một câu chuyện trong Đạo Phật. Câu chuyện đó bắt đầu cho kiếp người, cho các nẽo luân hồi mà cũng tiêu biểu cho ảnh hưởng của việc ham vui. Trong Đạo Phật coi tất cả mọi loài đều có một khởi điểm chung: Đó là Phật tánh. Vật nào có đời sống, có mạng đều là chúng sanh. Từ Thánh Tiên, Thần, Người xuống đến loài thú vật, loài ma quỷ và tất cả loài trong địa ngục vẫn gọi chung là chúng sanh. Mọi chúng sanh đều bình đẳng, vì tất cả đều có Phật tánh như nhau. Nhưng tại sao có sự khác biệt đó? Trong "Thập nhị nhân duyên" đại khái như thế này: Khởi đầu là mọi Phật Tánh đều ở trong cùng một cõi yên tịnh gọi là Chơn Như hay Niết Bàn, nhưng vì Vô minh tức là cái Sự không biết, mê muội, u tối, mờ mịt che mất sự sáng suốt của Phật Tánh, nên làm cho Phật Tánh có hành động sai lầm mà ham thích có được thân xác, hình thể (danh sắc) để vào cuộc đời trần gian vui chơi. Từ chỗ có thân xác, hình thể nên mới có lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Có lục căn mới tiếp xúc với cảnh vật bên ngoài, rồi mình mới thấy, biết tốt xấu, ngon dở, thiện ác, đẹp xấu... Qua sự phân biệt đó mình mới "cảm thấy" (cảm thọ) và ham thích (ái). Có thích mình mới muốn "chiếm giữ" (thủ) để làm "của riêng" (hữu). Chính vì vậy, khi chết mình vẫn muốn chiếm hữu, không chịu buông ra, thế là lại "phải" Tái sanh. Có sanh thì có bệnh, lão, tử. Tức là có sự khổ. Chúng sanh đi vòng vòng trong sáu nẽo luân hồi cũng do nơi mình ham thích (ái) "được luân hồi". Còn sanh ở cõi nầy, cõi kia là do nơi nghiệp quả của những "hành động chơi, gây hấn, hận thù" của mình gây ra từ bao kiếp trước. Đó là kết quả của sự ham vui trong Đạo Phật. Còn ngoài đời, nếu con ham vui, con lao theo cuộc vui thì sau đó con sẽ nhận kết quả không vui. Tại sao? Giả sử, Ba chỉ giả sử thôi nhé! Giả sử bây giờ con ham vui, con đi chơi với bạn bè, hết cuộc vui nầy tới cuộc vui khác. Hết nhậu nhẹt tới câu cá, hết đi coi phim tới đi chỗ nầy chỗ kia. Con lê la mãi thì con không có thì giờ để học, sự học của con càng ngày càng tệ hơn. Vào lớp con theo không nổi (không hiểu) bài giảng của thầy cô, rồi con đâm chán, con không thích học nữa. Con thường hay bỏ học, trốn giờ đi chơi. Khi con bỏ học, con đi vào làm công trong hảng xưỡng với những công việc lao động bằng chân tay. Con phải đổ mồ hôi, hao sức lực để đổi lấy đồng lương kém cỏi. Nhưng con không thể làm khác hơn được! Trong khi đó bạn con trong trường học học hành chăm chỉ, siêng năng. Nó vào Đại học, vài năm sau nó tốt nghiệp ra trường về làm chung hảng con, lương nó gần gắp đôi lương con hay hơn nữa. Nó làm công việc lại nhẹ nhàng, không phải hao tốn công sức hoặc dơ bẩn như con. Lúc ấy, con sẽ suy nghĩ ra sao? Hối tiếc cũng đã muộn màng rồi, con ạ! Thế là kết quả không vui!Ba có người bạn, lúc trước anh ta muốn đi học để vào Đại học. Anh ta vào Đại học được một năm, thấy bạn bè đi làm có tiền mua xe tốt, còn anh ta đi xe xập xệ. Thấy cũng buồn, anh ta nhảy ra xin hảng làm kiếm tiền sắm xe, đồ đạc. Vài năm sau, bạn cùng ngành lúc ở Đại học lại được việc ở ngay hảng của anh ta. Lúc đó, anh ta mặc cảm và quyết định xin nghỉ làm để trở lại đi học. Cuộc đời đôi lúc làm cho mình lẩn quẩn như vậy! Do đó, con phải có quyết định dứt khoát. Khi nào còn ở nhà trường con nên "học cho ra học" để không uổng "cơm cha, áo mẹ, công thầy", để không uổng phí thời gian của những ngày "mài đủn quần" trên ghế nhà trường.Con muốn sự học của con được thoải mái mà đạt được kết quả, con phải có kế hoạch, có thời khóa biểu hẳn hoi. Mỗi ngày con dậy từ lúc mấy giờ, bắt đầu học vào lúc nào, học môn nào rồi sẽ tới môn nào. Xen kẻ những giờ học là những giờ giải trí ngắn, giải trí bằng tập đàn, chơi nhạc, xem truyền hình hay vài động tác thể dục. Tới tối con sẽ học đến lúc mấy giờ. Thời gian mình ngủ có đủ cho sức khoẻ của mình không? Con sắp xếp thế nào để con có thể thực hiện được và không nguy hại đến sức khỏe của con. Vì đây là kế hoạch lâu dài và tập luyện; tài năng không phải là một ngày một buổi: "Tài năng là một sự kiên nhẫn lâu dài". Cuối tuần con để dành ngày nào đi chơi. Và chiều chủ nhật con ngồi vào bàn học để "bắt đầu cho một tuần kế tiếp".Con ạ!Đứa trẻ nào cũng phải bỏ thời gian ở trường học để học được những tri thức của nhân loại trong thời niên thiếu của mình cả. Và sau nầy từ những tri thức đó, đứa trẻ có thể vận dụng, phát triển hơn trong đời sống, việc làm của mình. Nếu tất cả trẻ con đều học đến lớp 10 thì 10 năm học đó giống như là đi chơi. Đi chơi mà có ích cho mình, cho xã hội mai sau. Và các đứa trẻ có khác nhau là từ lớp 11, 12 cho đến khi tốt nghiệp Đại học ra làm việc, đem vốn liếng tri thức mà mình tiếp thu đóng góp trở lại cho xã hội. Như vậy, thực sự ra việc học của con chỉ có cố gắng vào hai năm cuối của bậc Trung học và khoảng trên dưới 5 năm của bậc Đại học, vị chi chừng 7 năm. Và nếu so với những bạn còn đi học như con: Bạn con học không cố gắng, nó chỉ học 60% với khả năng; và con cố gắng học tới 90% khả năng, thì sự khác biệt chỉ là 30%. Với 30% đều đặn trong 7 năm, khi ra trường con sẽ có việc làm dễ dàng, lương khá, nghề nghiệp tương đối ổn định. Nếu thế, cuộc đời con từ lúc ấy trở về sau sẽ sung sướng. Còn nếu bạn con bê tha, ham chơi bỏ học phải vào hảng làm công việc tay chân, dơ dáy, cực nhọc, lương thấp thì nó chỉ sướng trong vài năm đi chơi lúc trước, nhưng nó phải lam lụ cả đời. Vậy thì con thích điều nào: "Ráng chịu khó vài năm để được sung sướng cả đời" hay "Sung sướng vài năm để cực khổ suốt đời". Tùy ý thích mà con chọn, Ba không thể quyết định cho con.Con yêu dấu,Ba viết cho con về tình yêu khiến Ba phải nhớ và hồi tưởng lại thuở xa xưa để tìm những ý niệm, những khởi động đầu tiên dẫn dắt con người vào tình yêu.Tạo hóa đã ban cho con người cái thân xác, cái thân xác ấy lớn lên theo thời gian. Tới một giai đoạn mà người ta gọi là "giai đoạn dậy thì", thì hầu như tất cả các bộ máy trong cơ thể đều đồng nhịp hoạt động. Con thử tưởng tượng con đi vào một cơ xưởng, trong những thời gian đầu chỉ có một số cơ phận nào đó của nhà máy đang chạy thôi, con cảm thấy có một sự yên tĩnh, nhẹ nhàng. Nhưng tới lúc, tới giờ, toàn bộ nhà máy hoạt động, con có thấy một sự nhộn nhịp khác thường và ồn ào gần như muốn đẩy tung cái nóc của nhà máy lên không trung. Thì trong tuổi dậy thì, con người cũng gần giống như vậy, vì các tuyến tăng trưởng, sinh dục trước kia hoặc là nằm im bất động, hoặc là hoạt động một cách chậm chạp, yếu kém, đến nay chúng bỗng vùng lên hoạt động với mọi khả năng của chúng. Thiếu niên ngày trước, nay đã thay đổi giọng nói (bể tiếng), cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao (cho nên người ta mới gọi là "nhổ giò") và các phần sinh dục cũng phát triển, tâm tính có phần khác đi. "Chàng" bắt đầu chải chuốt, ăn diện, lời nói cũng văn hoa hơn, nhất là những nét tập làm người lớn, cùng với những lý luận tranh cãi để chứng tỏ mình đã trưởng thành. Lúc đầu còn vụng về, sau dần dần được cải thiện và thành đặc trưng của mỗi chàng thanh niên.Rồi chàng thanh niên cùng bạn bè kết hợp thành đám, thành nhóm chơi chung với nhau. Và qua đó, sự chú ý đến các cô gái ngày một nhiều hơn. Đến một lúc nào đó con sẽ gặp một người hợp với con, con thích trò chuyện hoặc thích gặp mặt "cô nàng" thường xuyên. Con cảm thấy mến "cô nàng" một cách lạ lùng! Tình cảm ấy cứ vun đắp mãi, khi gần cô nàng con thấy vui và xa cô nàng con thấy nhớ. Thế là con đi dần vào tình yêu! Với tình yêu nầy bao nhiêu nhà thơ, nhà văn lẫn nhạc sĩ đã diễn tả, đã ghi lại cái cảm xúc "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên", hoặc sự xảy ra rồi thì "mới biết là mình yêu" vân vân...và vân vân.. .Nhiều và nhiều lắm...! Từ tình thơ mộng cho đến tình dang dỡ. Nhưng ở đây điều ấy không phải là điều Ba muốn viết cho con. Ba chỉ muốn viết cho con sự liên hệ giữa tình yêu đối với tương lai qua sự học. Ngay khi Ba đặt tựa cho bài nầy đó cũng là một suy nghĩ, một dụng ý của Ba. Tại sao gọi là "Học tập là con đường ngắn nhất tới tương lai xán lạn"? Con cứ nhìn vào những nghề nghiệp chuyên môn con sẽ thấy rõ. Như một người thợ hồ, nếu họ không từ trường lớp ra, trước tiên họ phải đi trộn hồ, làm phụ công, lâu ngày mới lên được thợ phụ, khi thật vững vàng, biết chiết tính xây cất mới có thể là thợ chính. Họ phải mất thời gian rất lâu dài. Một người thợ nấu ăn, nếu từ trường lớp có thể chỉ tốn hai, ba năm. Nếu không họ phải bỏ vài năm đi rửa chén, xắt rau tức là phụ bếp; sau đó làm ở "thợ bốc" là người chuẩn bị rau cải, thịt hay cá tùy theo từng món ăn để cho thợ nấu sẵn sàng nấu, mất thêm vài năm nữa; khi có nhiều kinh nghiệm hoặc có điều kiện thì lên đứng chão dầu; rồi thợ nấu phụ, thợ phụ chỉ nấu món ăn thôi chứ chưa biết chiết tính cho bao nhiêu phần ăn sẽ cần bao nhiêu rau cải, bao nhiêu thịt, gà; nói chung là vật liệu, vật dụng. Nếu lên được thợ nấu chính: Biết nấu, biết chiết tính, biết điều hành có lẽ phải trên mười năm. Như vậy con thấy giữa 3 và 10 năm cái thời gian nào là ngắn nhất. Thôi kể đại khái cho con biết vậy. Bây giờ Ba trở lại vấn đề tình yêu và sự học.Ở trên Ba đã có nói tình yêu nó là một bản năng, con người dù muốn dù không vào lứa tuổi đó, ít nhiều con cũng có lần để yêu. Không ai cấm cản con được. Nhưng con ạ! Tình yêu là sự nhung nhớ, là sự quyến luyến, vấn vương. Khi con đã yêu hình bóng người yêu của con cứ lảng vảng trong đầu óc, trí nhớ của con; cứ mong gặp để chuyện trò, để đi chơi. Có nhiều lúc con ngồi vào bàn học, lật sách ra con lại nhớ đến người yêu nữa rồi! Thật là khó quá phải không con? Tới lứa tuổi cần yêu thì phải yêu thế thôi! Và cũng khó khăn lắm con mới có thể cân bằng được giữa học và yêu. Đối với tình yêu bồng bột, say sưa lại càng khó khăn hơn. Nhưng con ạ! Con phải lựa chọn giữa yêu và tương lai, và nếu con có khả năng con có thể đi song hành: Yêu vẫn yêu, học cứ học. Khi nào con thấy sự yêu đương làm cho con học tệ hơn thì con nên cẩn thận! Trong quá khứ không biết bao nhiêu chuyện dang dỡ, đau khổ, hận đời, chán nãn kể cả mất trí vì chuyện tình yêu. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thất tình với cô hàng sách. Và con có nhớ cái ông ngồi uống cà phê mà hay nói lảm nhảm ở xã mình không? Ông ta cũng bị "cô bồ" bỏ đó. Và đôi lúc con thấy có một vài thanh niên xâm trên cánh tay hình trái tim có mũi tên xuyên qua với mấy chữ "hận đời đen bạc" để nói lên rằng mình bị "bồ đá" mà đâm ra hận đời. Nhưng chỉ do tình yêu, mình hỏng cả cuộc đời thì uổng phí quá! Vì con đã biết "Được làm con người là điều đáng quý" thế nào rồi. Trong cuộc đời của mình, con không phải một lần yêu. Có khi tình yêu chỉ thoáng qua trong vài tháng, có khi tình yêu kéo dài cả vài năm. Có tình yêu rất là nồng nàn, cũng có lúc con cảm thấy yêu nhưng mà yêu hời hợt, chút chút thôi. Vậy thì yêu là quan trọng hay sự nghiệp tương lai trong suốt cuộc đời là quan trọng? Con hãy suy nghĩ thật kỹ về vấn đề nầy! Bây giờ Ba giả sử là con học ngành y, nha hay dược gì đó. Con có người yêu, tình yêu cũng tương đối nồng nàn. Con thương cô nàng và cô nàng cũng thương con lắm! Đôi lúc cô nàng cũng hãnh diện với bạn bè vì cô nàng có bạn trai là Bác sĩ, Nha sĩ, hay Dược sĩ trong tương lai. Vì sự yêu thương, nhung nhớ con học không được tập trung như lúc xưa. Việc học của con yếu kém đi, con bị thi lại; rồi con bị ở lại một năm nữa. Giả sử năm sau con qua không nổi và con phải bị rời khỏi trường. Tương lai con không còn là một Y, Nha hay Dược sĩ mà chỉ là một sinh viên tầm thường, liệu cô nàng có còn yêu con như lúc trước hay không? Và nếu trong lúc ấy, cô nàng có chàng trai khác "có tương lai hơn" đeo đuổi, cô nàng bỏ rơi con. Thì! Thế là tương lai, sự nghiệp, lẫn người yêu đều bỏ con mà đi hết cả! Còn có người vì quá yêu, bị người yêu "đá mình", "bắt bồ" với người khác, đã chán nãn bỏ dỡ học hành, bỏ đi sự nghiệp tương lai mà ôm vào mình sự đau khổ: "Đường vào tình yêu có muôn lần nhớ, có vạn lần sầu" phải không con?Con yêu dấu,Ba chỉ viết sơ lược đến thế thôi, chứ tình yêu nó có nhiều phức tạp tùy theo tình cảm, lý trí của mỗi con người. Và nếu mình đã định được giới hạn để vẹn toàn cả sự học lẫn tình yêu thì liệu mình có đủ ý chí để giữ vững không? Đời không đơn giản! Do đó, con có cần thấy mình phải có tương lai trước rồi có tình yêu, hay cần có tình yêu trước rồi hẵn có tương lai? Ba hi vọng con sẽ tìm được câu trả lời và định hướng được cho chính cuộc đời của con.
Nguyên Thảo,7-9-2000.
Vì sự lo lắng của những bậc phụ huynh cũng như của chính tôi về vấn đề con cái, tôi đã cố gắng với mọi nỗ lực của mình để phổ biến những suy nghĩ, kiến thức mà tôi đã gom góp được từ trong nhà trường lẫn cuộc sống để hầu giúp ý kiến cùng với những bậc cha mẹ hay những con em nhỏ của chúng tôi. Nhưng viết là một lẽ, còn quyết định là của mọi người lẫn trẻ con. Kết quả như thế nào thì tôi cũng không biết vì không có phản ứng nào cả. Nhưng việc tôi làm, tôi vẫn cứ tiếp tục làm! Vì thế mà: “Những Bài Viết Về Mẹ” được thành hình.
Đây là bài quan trọng nhất trong loạt bài Ba viết cho con, và cũng là bài cần thiết nhất mà lứa tuổi của con cần phải có khái niệm, ý thức, mục đích để theo đuổi. Nó sẽ giúp cho con có một tương lai vững chắc, sung sướng, hạnh phúc; đồng thời hổ trợ con trong việc nuôi, dạy con ở sau nầy. Ba chỉ sợ rằng ba không đủ khả năng diễn tả, lột hết ý nghĩa về tầm quan trọng của nó. Nhưng Ba cũng sẽ "ráng" với mọi khả năng sẵn có của Ba!Con ạ,Con người ai cũng vậy, được "sinh ra" và "lớn lên". Tới tuổi thì vào lớp, vào trường để học tập. Đó là khả năng ưu việt của loài người mà con không thể thấy ở loài nào khác. Con có thể hiểu được sự học và ích lợi của nó thì con mới dấn thân vào. Mà sự dấn thân đó sẽ hoàn toàn có lợi cho con. Nhưng cuộc đời không đơn giản như vậy! Vì ở trong con, trong lứa tuổi của con có hai hướng đi trái ngược: "Học tập" và "Đi chơi". Học tập là một thái độ, một tập tánh của xã hội; còn đi chơi là bản năng của con người.Trước hết, có lẽ Ba phải viết về "Đi chơi": Bản năng của con người! Con người từ lúc khi còn là con vật, là vượn người thì nó chẳng có học hành gì cả, sống rất thoải mái, đi chơi, đùa giởn. Đói thì đi kiếm trái cây, khoai củ; khát thì đến bên giòng nước uống nước; chỗ trú là những nơi hang động. Sống thì cũng có thể dăm ba người rời rạc, chưa kết đoàn. Nhưng sau vì kinh nghiệm, bản năng sinh tồn phải kết hợp từng nhóm đông hơn để chống chọi lại thú dữ: Voi, cọp, sư tử, báo....Đá, cành cây là vũ khí; qui ước ngôn ngữ là sự thông tin. Rồi, bước tiên đầu tiên xa hơn là vấn đề kinh tế. Con cứ nghĩ với số đông người như vậy thì trái cây, khoai củ lâu ngày tất phải hết, đoàn vượn người đó di chuyển đến nơi khác. Và sự di chuyển đó gặp một nhóm khác thì theo con nghĩ sự việc gì sẽ xảy ra: Một là chiến tranh giành lấn chiếm đất; hai là bỏ đi. Mỗi năm nhân số sinh sản mỗi đông hơn, thức ăn hạn hẹp đi, thì tới giai đoạn phải tìm thêm thức ăn khác: Săn bắn, bắt cá, bắt thú vật nhỏ. Và qua quá trình tiến hóa từ loài vượn người biến thành người; từ nhóm nhỏ kết đoàn thành bộ tộc; từ ăn sống đến chín qua ngọn lửa; con người sống với bản năng của mình: Ăn và chơi. Nhưng cũng từ các biến chuyển đó, con người đã có kinh nghiệm, biết cách nào hái trái cây dễ hơn, biết chỗ nào có củ để ăn; biết làm sao để bắt được cá; cách nào để bắt được chim, thú. Sự truyền thụ, dạy dỗ, hướng dẫn cũng theo đó mà càng ngày càng phong phú. Các điều ấy trở thành "giáo dục" và "học tập". Giáo dục, dạy dỗ là phương cách của những người lớn tuổi, có kinh nghiệm truyền đạt lại cho người khác, trẻ nhỏ. Học tập là cách thức của người nhận, của trẻ con. Đó là khái niệm, hình thức đầu tiên hình thành về giáo dục: Khởi nguồn từ vấn đề kinh tế. Nhưng con nên nhớ rằng con người còn có trí khôn và suy nghĩ nữa, cho nên bộ óc con người đã ghi nhận rất nhiều sự kiện về kinh tế, sinh hoạt, xã hội lẫn suy tư. Vì vậy, mà kiến thức của loài người truyền lại hiện nay thật phong phú và đa dạng. Do nơi tìm kiếm thức ăn càng ngày càng khó khăn, phải di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác, và với điều kiện thời tiết bắt buộc phải làm chỗ trú ngụ. Từ đó, con người phải tận dụng những gì sẵn có ở tại chỗ để làm chòi, chỗ trú ngụ tạm. Đời sống du mục mãi cũng không đủ ăn. Cuối cùng đoàn người phải tìm nơi nào đất tốt, điều kiện sinh sống dễ dàng để dừng lại, bắt đầu hình thức làng mạc ra đời. Song song vào đó, kinh tế cũng có khác đi: Trồng cây ăn trái, chăn nuôi thú rừng biến chúng thành gia súc, đào ao thả cá, trồng khoai tỉa đậu, và khai khẩn đất để trồng lúa, lúa mì...Sự truyền đạt kinh nghiệm lúc nầy lại càng đa dạng, phong phú thêm, trẻ con được chỉ dạy nhiều hơn. Từ ngôn ngữ khó nhớ, biến thành qui ước về chữ viết để ghi lại những điều muốn truyền thụ cả cho người dạy lẫn người học.Và con có biết không? Với sự thành hình của chữ viết loài người đã ghi lại những kiến thức, suy nghĩ, kinh nghiệm của mình trên các phiến đá, trên gỗ, trên các tấm da, trên vỏ cây hay trên trang giấy để lại đời sau. Đó là các di tích văn hóa, văn chương hay thể hiện nền văn minh của các vùng. Tất cả cùng góp sức chung vào sự tiến hóa của nhân loại!Bây giờ con được đi học, đi vào trường con có biết vì sao không? Con có bao giờ nghĩ là con đi học để làm gì không? Nếu con càng hiểu được rõ ràng cái mục đích, cái nội dung mà con học thì con mới càng thích thú và chăm chỉ học hơn. Ba nghĩ rằng con cũng có được chút ít về khái niệm, nhưng Ba sẽ cố gắng ghi lại để con thấy chương trình mà con đang học không phải là đơn giản, cũng không phải là một ngày một buổi mà hình thành được đâu.Con ạ,Trước hết Ba sẽ lướt qua về hình thức giáo dục; rồi sau đó Ba sẽ đưa con đi vào một số điểm nội dung.Con thấy nhà trường hiện nay thường có cơ sở nguy nga, tổ chức rất tươm tất, phương tiện đầy đủ. Con có thể bình phẩm trường nầy giàu, trường kia nghèo; trường nầy dạy hay, trường kia dạy dở... Nhưng có một lúc, con xem trên truyền hình thấy chiếu cảnh học trò ở cảc xứ nghèo hay ở những làng quê xa xôi nào đó: Thầy cô giáo phải ngồi ghe thuyền, đi xe vào tận làng quê xa để dạy. Lớp học chỉ có vài đứa học trò, thầy trò cùng ngồi dưới bóng mát của cây to. Lớp học là thế đó! Đó là những lúc rỗi rảnh, nếu gặp vụ mùa, học trò phải đi làm phụ giúp cha mẹ nữa thì lớp học đành phải đóng cửa. Thật giống như cái cảnh mà nhà thơ Cao Bá Quát đã ghi:Một thầy, một cô, một chó cái,Trò thì nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.Sự hình thành trường lớp bắt đầu từ sự hướng dẫn, giảng dạy của những người có kinh nghiệm, có hiểu biết cho một số người hay trẻ con trong thôn xóm về một số kinh nghiệm làm việc, sinh hoạt, săn bắn... nào đó. Rồi qua sự thông thương qua lại giữa các bản làng, thôn xóm, các nơi; kinh nghiệm, kiến thức của con người càng ngày càng phong phú. Trường lớp được mở rộng thêm, chương trình dạy nhiều hơn và trẻ con cũng được cha mẹ cho đi học đông hơn. Cái kết quả thực tiển là những kẻ "có đi học" làm việc, suy nghĩ hay lãnh đạo gặt hái nhiều thành công, làm cho kinh tế giàu có, phồn thịnh; cách giải quyết được lẹ làng, nhanh chóng. Từ đó, lớp học ngày càng mở thêm nhiều, học trò lại đông hơn và phương pháp truyền thụ cũng phải biến chuyển theo: Sao cho "kết quả truyền đạt" được kết quả khả quan nhất và thích hợp với tâm sinh lý của trẻ con trong từng giai đoạn nào đó.Con có biết không? Thời trước người ta dùng roi, hình phạt nghiêm khắc để bắt học trò phải học. Dần dần cách thức ấy có vẻ hành hạ học trò quá! Nên người ta, hay đúng hơn là những nhà nghiên cứu về giáo dục thấy cần phải tìm ra các cách giáo dục khác "hay và tốt hơn" giống như phương pháp giáo dục hiện nay mà con đang được đối xử trong nhà trường. Song song vào đó, người ta tiến đến một hình thức quản lý mới: Ấy là sự quản lý bằng tổ chức và những quy ước về luật lệ hay là kỹ luật. Tựu chung là làm thế nào để cho học trò đi học được vui vẻ, thoải mái; hân hoan mà tiếp nhận các kiến thức được truyền thụ tới mức tối đa tùy theo lứa tuổi, trình độ của chúng.Sự thay đổi như vậy, kéo theo sự thay đổi của các thầy cô. Họ cũng phải được đào tạo từ các trường dạy "dạy học" (Teaching school), sư phạm (Pedagogy) với những đòi hỏi trình độ kiến thức nào đó về kiến thức phổ thông, tâm lý, tổ chức... mà một người "giáo chức" cần phải có. Đến đây, chắc con không thể ngờ rằng sự việc con tưởng là đơn giản mà lại qua một quá trình gay go và phức tạp, lâu dài đến thế!Chưa đâu con ạ! Ngay cả cơ sở trong trường học cũng vậy, nó cũng thay đổi theo phương pháp cả từ việc bắt học trò học thuộc lòng như ngày xưa, dần dần việc giảng dạy cần có học liệu, hình ảnh chứng minh, thí dụ cụ thể, chuyện kể; và bây giờ lại có thêm máy vi tính, truyền hình, máy chiếu... Sự tốn kém để dạy cho các con học hiện nay phải chi phí rất nhiều. Con thử nghĩ: Nếu có kẻ nào phá hoại trường học, thì biết bao nhiêu đứa học trò sẽ bị thiệt thòi và mức thiệt thòi sẽ là bao nhiêu? Con có thể ước lượng được không?Này con! Đó mới chỉ là hình thức, tổ chức, phương tiện để thầy cô giảng dạy con học thôi. Chứ về nội dung thì còn trải qua quá trình rất dài và tổng hợp của biết bao nhiêu là người tài giỏi trên thế giới từ xưa tới nay. Nói chung, đó là những tri thức của nhân loại. Chỉ riêng về khoa học thôi, một điều con học ở nhà trường nó phải mất bao nhiêu thời gian để kiểm nghiệm về tính chính xác của nó. Trước tiên người ta phải quan sát về một hiện tượng như Newton thấy trái táo rơi xuống đất, liền đặt một câu hỏi: Tại sao nó lại rơi? Tại sao rơi xuống đất mà không rơi theo chiều khác? Sau vài lần quan sát các vật khác nữa, rồi người ta mới đặt ra giả thiết, Newton đã nghĩ: Có thể có một sức hút nào đó từ trong trái đất! Tiếp theo là các kiểm nghiệm để chứng minh điều ấy, cuối cùng mới đưa đến một kết luận; ta mới có Định luật Newton về vật rơi. Con có thấy không, con chỉ học về Định luật Newton trong vài phút đồng hồ mà Newton đã tốn thời gian biết là bao lâu. Và còn... còn nhiều nữa. Trong mỗi môn học đều là tổng hợp vốn hiểu biết của con người từ lúc khởi thủy cho đến ngày nay. Con học bao nhiêu môn học là con tiếp thụ vốn của bao nhiêu "dòng tri thức" của nhân loại mà ngành giáo dục, người viết sách, người soạn chương trình đã sắp xếp vào đề mục, có hệ thống, thích hợp theo từng lứa tuổi cùng sự mở mang trí óc của con.Đến đây con có thấy sự học của con rất có ích, và không đơn giản lắm không? Vậy con hãy suy nghĩ, phải quyết định thế nào: Học hay là đi chơi? Dù thế nào con cũng phải học xong lớp 12, tốt nghiệp bậc Trung học đi đã: Tức là sau bậc nhà trẻ, mẫu giáo và 12 năm trong trường học. Bao nhiêu người cùng đi học, đều phải bỏ thời gian như nhau; không lẽ mình lại học dở, quá tệ thì con không thấy uổng phí thời gian lắm ư? Chỉ cố gắng một chút, một chút ít thôi sự học của con sẽ có kết quả, với kết quả tốt nghiệp lớp 12 khả quan, con sẽ chọn được một ngành học, sau nầy nó sẽ là nghề vững chắc, một nghề có ích cho xã hội mà lương bổng lại hậu hỹ. Con có hiểu được chiều hướng tiến mà Ba viết cho con chưa? Hãy ráng lên con ạ! Tương lai tươi sáng đang chờ con đó!xXxTrong lứa tuổi trưởng thành của con, con gặp phải hai chướng ngại lớn sẽ ảnh hưởng vào sự học của con. Tại sao là hai chướng ngại lớn? Vì nó là hai "bản năng". Con có biết Bản năng là gì không? Bản năng là khả năng, là bản tánh tự nhiên của con người, là tự nó có trên bước đường trưởng thành của thân xác và trí óc. Đó là "Sự ham vui, đi chơi"; và "Tình yêu".Ba sẽ viết cho con về sự ham vui, đi chơi trước. Rồi sau đó, Ba sẽ đề cập đến vấn đề tình yêu.Đã nhiều lần Ba thấy con sửa soạn bắt đầu ngồi vào bàn học, con vụt nhớ đến bạn bè, hay điện thoại gọi đến thì con lại bỏ đi ngay. Và rồi, có khi đi đến nửa đêm con vẫn chưa về, mẹ con phải thấp thỏm, hồi hộp để chờ đợi con!Làm con người ai cũng ham vui cả, chỗ nào chơi vui thì mình thích tới, nơi nào mình thấy hứng khởi thì mình hay tham dự. Ở đây, Ba sẽ nói chuyện với con về một câu chuyện trong Đạo Phật. Câu chuyện đó bắt đầu cho kiếp người, cho các nẽo luân hồi mà cũng tiêu biểu cho ảnh hưởng của việc ham vui. Trong Đạo Phật coi tất cả mọi loài đều có một khởi điểm chung: Đó là Phật tánh. Vật nào có đời sống, có mạng đều là chúng sanh. Từ Thánh Tiên, Thần, Người xuống đến loài thú vật, loài ma quỷ và tất cả loài trong địa ngục vẫn gọi chung là chúng sanh. Mọi chúng sanh đều bình đẳng, vì tất cả đều có Phật tánh như nhau. Nhưng tại sao có sự khác biệt đó? Trong "Thập nhị nhân duyên" đại khái như thế này: Khởi đầu là mọi Phật Tánh đều ở trong cùng một cõi yên tịnh gọi là Chơn Như hay Niết Bàn, nhưng vì Vô minh tức là cái Sự không biết, mê muội, u tối, mờ mịt che mất sự sáng suốt của Phật Tánh, nên làm cho Phật Tánh có hành động sai lầm mà ham thích có được thân xác, hình thể (danh sắc) để vào cuộc đời trần gian vui chơi. Từ chỗ có thân xác, hình thể nên mới có lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý). Có lục căn mới tiếp xúc với cảnh vật bên ngoài, rồi mình mới thấy, biết tốt xấu, ngon dở, thiện ác, đẹp xấu... Qua sự phân biệt đó mình mới "cảm thấy" (cảm thọ) và ham thích (ái). Có thích mình mới muốn "chiếm giữ" (thủ) để làm "của riêng" (hữu). Chính vì vậy, khi chết mình vẫn muốn chiếm hữu, không chịu buông ra, thế là lại "phải" Tái sanh. Có sanh thì có bệnh, lão, tử. Tức là có sự khổ. Chúng sanh đi vòng vòng trong sáu nẽo luân hồi cũng do nơi mình ham thích (ái) "được luân hồi". Còn sanh ở cõi nầy, cõi kia là do nơi nghiệp quả của những "hành động chơi, gây hấn, hận thù" của mình gây ra từ bao kiếp trước. Đó là kết quả của sự ham vui trong Đạo Phật. Còn ngoài đời, nếu con ham vui, con lao theo cuộc vui thì sau đó con sẽ nhận kết quả không vui. Tại sao? Giả sử, Ba chỉ giả sử thôi nhé! Giả sử bây giờ con ham vui, con đi chơi với bạn bè, hết cuộc vui nầy tới cuộc vui khác. Hết nhậu nhẹt tới câu cá, hết đi coi phim tới đi chỗ nầy chỗ kia. Con lê la mãi thì con không có thì giờ để học, sự học của con càng ngày càng tệ hơn. Vào lớp con theo không nổi (không hiểu) bài giảng của thầy cô, rồi con đâm chán, con không thích học nữa. Con thường hay bỏ học, trốn giờ đi chơi. Khi con bỏ học, con đi vào làm công trong hảng xưỡng với những công việc lao động bằng chân tay. Con phải đổ mồ hôi, hao sức lực để đổi lấy đồng lương kém cỏi. Nhưng con không thể làm khác hơn được! Trong khi đó bạn con trong trường học học hành chăm chỉ, siêng năng. Nó vào Đại học, vài năm sau nó tốt nghiệp ra trường về làm chung hảng con, lương nó gần gắp đôi lương con hay hơn nữa. Nó làm công việc lại nhẹ nhàng, không phải hao tốn công sức hoặc dơ bẩn như con. Lúc ấy, con sẽ suy nghĩ ra sao? Hối tiếc cũng đã muộn màng rồi, con ạ! Thế là kết quả không vui!Ba có người bạn, lúc trước anh ta muốn đi học để vào Đại học. Anh ta vào Đại học được một năm, thấy bạn bè đi làm có tiền mua xe tốt, còn anh ta đi xe xập xệ. Thấy cũng buồn, anh ta nhảy ra xin hảng làm kiếm tiền sắm xe, đồ đạc. Vài năm sau, bạn cùng ngành lúc ở Đại học lại được việc ở ngay hảng của anh ta. Lúc đó, anh ta mặc cảm và quyết định xin nghỉ làm để trở lại đi học. Cuộc đời đôi lúc làm cho mình lẩn quẩn như vậy! Do đó, con phải có quyết định dứt khoát. Khi nào còn ở nhà trường con nên "học cho ra học" để không uổng "cơm cha, áo mẹ, công thầy", để không uổng phí thời gian của những ngày "mài đủn quần" trên ghế nhà trường.Con muốn sự học của con được thoải mái mà đạt được kết quả, con phải có kế hoạch, có thời khóa biểu hẳn hoi. Mỗi ngày con dậy từ lúc mấy giờ, bắt đầu học vào lúc nào, học môn nào rồi sẽ tới môn nào. Xen kẻ những giờ học là những giờ giải trí ngắn, giải trí bằng tập đàn, chơi nhạc, xem truyền hình hay vài động tác thể dục. Tới tối con sẽ học đến lúc mấy giờ. Thời gian mình ngủ có đủ cho sức khoẻ của mình không? Con sắp xếp thế nào để con có thể thực hiện được và không nguy hại đến sức khỏe của con. Vì đây là kế hoạch lâu dài và tập luyện; tài năng không phải là một ngày một buổi: "Tài năng là một sự kiên nhẫn lâu dài". Cuối tuần con để dành ngày nào đi chơi. Và chiều chủ nhật con ngồi vào bàn học để "bắt đầu cho một tuần kế tiếp".Con ạ!Đứa trẻ nào cũng phải bỏ thời gian ở trường học để học được những tri thức của nhân loại trong thời niên thiếu của mình cả. Và sau nầy từ những tri thức đó, đứa trẻ có thể vận dụng, phát triển hơn trong đời sống, việc làm của mình. Nếu tất cả trẻ con đều học đến lớp 10 thì 10 năm học đó giống như là đi chơi. Đi chơi mà có ích cho mình, cho xã hội mai sau. Và các đứa trẻ có khác nhau là từ lớp 11, 12 cho đến khi tốt nghiệp Đại học ra làm việc, đem vốn liếng tri thức mà mình tiếp thu đóng góp trở lại cho xã hội. Như vậy, thực sự ra việc học của con chỉ có cố gắng vào hai năm cuối của bậc Trung học và khoảng trên dưới 5 năm của bậc Đại học, vị chi chừng 7 năm. Và nếu so với những bạn còn đi học như con: Bạn con học không cố gắng, nó chỉ học 60% với khả năng; và con cố gắng học tới 90% khả năng, thì sự khác biệt chỉ là 30%. Với 30% đều đặn trong 7 năm, khi ra trường con sẽ có việc làm dễ dàng, lương khá, nghề nghiệp tương đối ổn định. Nếu thế, cuộc đời con từ lúc ấy trở về sau sẽ sung sướng. Còn nếu bạn con bê tha, ham chơi bỏ học phải vào hảng làm công việc tay chân, dơ dáy, cực nhọc, lương thấp thì nó chỉ sướng trong vài năm đi chơi lúc trước, nhưng nó phải lam lụ cả đời. Vậy thì con thích điều nào: "Ráng chịu khó vài năm để được sung sướng cả đời" hay "Sung sướng vài năm để cực khổ suốt đời". Tùy ý thích mà con chọn, Ba không thể quyết định cho con.Con yêu dấu,Ba viết cho con về tình yêu khiến Ba phải nhớ và hồi tưởng lại thuở xa xưa để tìm những ý niệm, những khởi động đầu tiên dẫn dắt con người vào tình yêu.Tạo hóa đã ban cho con người cái thân xác, cái thân xác ấy lớn lên theo thời gian. Tới một giai đoạn mà người ta gọi là "giai đoạn dậy thì", thì hầu như tất cả các bộ máy trong cơ thể đều đồng nhịp hoạt động. Con thử tưởng tượng con đi vào một cơ xưởng, trong những thời gian đầu chỉ có một số cơ phận nào đó của nhà máy đang chạy thôi, con cảm thấy có một sự yên tĩnh, nhẹ nhàng. Nhưng tới lúc, tới giờ, toàn bộ nhà máy hoạt động, con có thấy một sự nhộn nhịp khác thường và ồn ào gần như muốn đẩy tung cái nóc của nhà máy lên không trung. Thì trong tuổi dậy thì, con người cũng gần giống như vậy, vì các tuyến tăng trưởng, sinh dục trước kia hoặc là nằm im bất động, hoặc là hoạt động một cách chậm chạp, yếu kém, đến nay chúng bỗng vùng lên hoạt động với mọi khả năng của chúng. Thiếu niên ngày trước, nay đã thay đổi giọng nói (bể tiếng), cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao (cho nên người ta mới gọi là "nhổ giò") và các phần sinh dục cũng phát triển, tâm tính có phần khác đi. "Chàng" bắt đầu chải chuốt, ăn diện, lời nói cũng văn hoa hơn, nhất là những nét tập làm người lớn, cùng với những lý luận tranh cãi để chứng tỏ mình đã trưởng thành. Lúc đầu còn vụng về, sau dần dần được cải thiện và thành đặc trưng của mỗi chàng thanh niên.Rồi chàng thanh niên cùng bạn bè kết hợp thành đám, thành nhóm chơi chung với nhau. Và qua đó, sự chú ý đến các cô gái ngày một nhiều hơn. Đến một lúc nào đó con sẽ gặp một người hợp với con, con thích trò chuyện hoặc thích gặp mặt "cô nàng" thường xuyên. Con cảm thấy mến "cô nàng" một cách lạ lùng! Tình cảm ấy cứ vun đắp mãi, khi gần cô nàng con thấy vui và xa cô nàng con thấy nhớ. Thế là con đi dần vào tình yêu! Với tình yêu nầy bao nhiêu nhà thơ, nhà văn lẫn nhạc sĩ đã diễn tả, đã ghi lại cái cảm xúc "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, nghìn năm hồ dễ mấy ai quên", hoặc sự xảy ra rồi thì "mới biết là mình yêu" vân vân...và vân vân.. .Nhiều và nhiều lắm...! Từ tình thơ mộng cho đến tình dang dỡ. Nhưng ở đây điều ấy không phải là điều Ba muốn viết cho con. Ba chỉ muốn viết cho con sự liên hệ giữa tình yêu đối với tương lai qua sự học. Ngay khi Ba đặt tựa cho bài nầy đó cũng là một suy nghĩ, một dụng ý của Ba. Tại sao gọi là "Học tập là con đường ngắn nhất tới tương lai xán lạn"? Con cứ nhìn vào những nghề nghiệp chuyên môn con sẽ thấy rõ. Như một người thợ hồ, nếu họ không từ trường lớp ra, trước tiên họ phải đi trộn hồ, làm phụ công, lâu ngày mới lên được thợ phụ, khi thật vững vàng, biết chiết tính xây cất mới có thể là thợ chính. Họ phải mất thời gian rất lâu dài. Một người thợ nấu ăn, nếu từ trường lớp có thể chỉ tốn hai, ba năm. Nếu không họ phải bỏ vài năm đi rửa chén, xắt rau tức là phụ bếp; sau đó làm ở "thợ bốc" là người chuẩn bị rau cải, thịt hay cá tùy theo từng món ăn để cho thợ nấu sẵn sàng nấu, mất thêm vài năm nữa; khi có nhiều kinh nghiệm hoặc có điều kiện thì lên đứng chão dầu; rồi thợ nấu phụ, thợ phụ chỉ nấu món ăn thôi chứ chưa biết chiết tính cho bao nhiêu phần ăn sẽ cần bao nhiêu rau cải, bao nhiêu thịt, gà; nói chung là vật liệu, vật dụng. Nếu lên được thợ nấu chính: Biết nấu, biết chiết tính, biết điều hành có lẽ phải trên mười năm. Như vậy con thấy giữa 3 và 10 năm cái thời gian nào là ngắn nhất. Thôi kể đại khái cho con biết vậy. Bây giờ Ba trở lại vấn đề tình yêu và sự học.Ở trên Ba đã có nói tình yêu nó là một bản năng, con người dù muốn dù không vào lứa tuổi đó, ít nhiều con cũng có lần để yêu. Không ai cấm cản con được. Nhưng con ạ! Tình yêu là sự nhung nhớ, là sự quyến luyến, vấn vương. Khi con đã yêu hình bóng người yêu của con cứ lảng vảng trong đầu óc, trí nhớ của con; cứ mong gặp để chuyện trò, để đi chơi. Có nhiều lúc con ngồi vào bàn học, lật sách ra con lại nhớ đến người yêu nữa rồi! Thật là khó quá phải không con? Tới lứa tuổi cần yêu thì phải yêu thế thôi! Và cũng khó khăn lắm con mới có thể cân bằng được giữa học và yêu. Đối với tình yêu bồng bột, say sưa lại càng khó khăn hơn. Nhưng con ạ! Con phải lựa chọn giữa yêu và tương lai, và nếu con có khả năng con có thể đi song hành: Yêu vẫn yêu, học cứ học. Khi nào con thấy sự yêu đương làm cho con học tệ hơn thì con nên cẩn thận! Trong quá khứ không biết bao nhiêu chuyện dang dỡ, đau khổ, hận đời, chán nãn kể cả mất trí vì chuyện tình yêu. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu thất tình với cô hàng sách. Và con có nhớ cái ông ngồi uống cà phê mà hay nói lảm nhảm ở xã mình không? Ông ta cũng bị "cô bồ" bỏ đó. Và đôi lúc con thấy có một vài thanh niên xâm trên cánh tay hình trái tim có mũi tên xuyên qua với mấy chữ "hận đời đen bạc" để nói lên rằng mình bị "bồ đá" mà đâm ra hận đời. Nhưng chỉ do tình yêu, mình hỏng cả cuộc đời thì uổng phí quá! Vì con đã biết "Được làm con người là điều đáng quý" thế nào rồi. Trong cuộc đời của mình, con không phải một lần yêu. Có khi tình yêu chỉ thoáng qua trong vài tháng, có khi tình yêu kéo dài cả vài năm. Có tình yêu rất là nồng nàn, cũng có lúc con cảm thấy yêu nhưng mà yêu hời hợt, chút chút thôi. Vậy thì yêu là quan trọng hay sự nghiệp tương lai trong suốt cuộc đời là quan trọng? Con hãy suy nghĩ thật kỹ về vấn đề nầy! Bây giờ Ba giả sử là con học ngành y, nha hay dược gì đó. Con có người yêu, tình yêu cũng tương đối nồng nàn. Con thương cô nàng và cô nàng cũng thương con lắm! Đôi lúc cô nàng cũng hãnh diện với bạn bè vì cô nàng có bạn trai là Bác sĩ, Nha sĩ, hay Dược sĩ trong tương lai. Vì sự yêu thương, nhung nhớ con học không được tập trung như lúc xưa. Việc học của con yếu kém đi, con bị thi lại; rồi con bị ở lại một năm nữa. Giả sử năm sau con qua không nổi và con phải bị rời khỏi trường. Tương lai con không còn là một Y, Nha hay Dược sĩ mà chỉ là một sinh viên tầm thường, liệu cô nàng có còn yêu con như lúc trước hay không? Và nếu trong lúc ấy, cô nàng có chàng trai khác "có tương lai hơn" đeo đuổi, cô nàng bỏ rơi con. Thì! Thế là tương lai, sự nghiệp, lẫn người yêu đều bỏ con mà đi hết cả! Còn có người vì quá yêu, bị người yêu "đá mình", "bắt bồ" với người khác, đã chán nãn bỏ dỡ học hành, bỏ đi sự nghiệp tương lai mà ôm vào mình sự đau khổ: "Đường vào tình yêu có muôn lần nhớ, có vạn lần sầu" phải không con?Con yêu dấu,Ba chỉ viết sơ lược đến thế thôi, chứ tình yêu nó có nhiều phức tạp tùy theo tình cảm, lý trí của mỗi con người. Và nếu mình đã định được giới hạn để vẹn toàn cả sự học lẫn tình yêu thì liệu mình có đủ ý chí để giữ vững không? Đời không đơn giản! Do đó, con có cần thấy mình phải có tương lai trước rồi có tình yêu, hay cần có tình yêu trước rồi hẵn có tương lai? Ba hi vọng con sẽ tìm được câu trả lời và định hướng được cho chính cuộc đời của con.
Nguyên Thảo,7-9-2000.
Vì sự lo lắng của những bậc phụ huynh cũng như của chính tôi về vấn đề con cái, tôi đã cố gắng với mọi nỗ lực của mình để phổ biến những suy nghĩ, kiến thức mà tôi đã gom góp được từ trong nhà trường lẫn cuộc sống để hầu giúp ý kiến cùng với những bậc cha mẹ hay những con em nhỏ của chúng tôi. Nhưng viết là một lẽ, còn quyết định là của mọi người lẫn trẻ con. Kết quả như thế nào thì tôi cũng không biết vì không có phản ứng nào cả. Nhưng việc tôi làm, tôi vẫn cứ tiếp tục làm! Vì thế mà: “Những Bài Viết Về Mẹ” được thành hình.
Viết Cho Con: 6- Ý Chí Và Quyết Tâm.
Con ạ,
Thực ra giữa "Ý chí" và "Quyết tâm" nó không có gì khác biệt sâu xa cả! Cả hai đều đề cập đến một tình trạng nhất định: Tiến để đạt được mục tiêu (quyết tâm) và không nản chí ngã lòng, bỏ dở hướng đi (ý chí). Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mọi sự khó khăn nào; con vẫn vững tiến, khắc phục mọi chướng ngại để đạt được mục tiêu cuối cùng, thực hiện lý tưởng của mình: Đó là ý chí và quyết tâm!
Tại sao Ba lại viết cho con vấn đề nầy? Vì trong cuộc sống, nếu con không có lý tưởng giống như thân xác con không có linh hồn; và nếu con không có ý chí, quyết tâm thì thân xác, linh hồn con không biết hoạt động! Ý chí và sự quyết tâm làm cho con trở nên sinh động, biến con từ một hình nhân trở thành con người thực sự.
Con yêu dấu,
Đứa học trò nào khi đi học cũng mong mình học được giỏi, được thầy cô yêu, bạn mến, và có tương lai xán lạn; chứ không ai nghĩ mình học dở bao giờ. Tuy nhiên, do nơi hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, vì thiên tư mình thích chơi hơn thích học, cho nên bỏ học mà đi chơi. Có người thì thích học, nhưng vì gia đình nghèo quá nên phải dành nhiều thì giờ phụ giúp cha mẹ, khiến sự học càng ngày càng tệ đi, đành chán nản bỏ học luôn. Còn có những người điều kiện không được đi học, nhưng họ lại tìm đủ mọi cách để học giống như truyện Trần Minh đi học không có quần vải để mặc, phải lấy lá chuối che thân; Châu Trí đốt lá đa cho sáng để học bài. Họ đã thi đỗ, vinh quy bái tổ, ra làm quan chức, hưởng cuộc đời phú quý. Như vậy, ý chí và sự quyết tâm quyết định cho cả tương lai của mình, chứ không hẳn là "Định mệnh đã an bài". Chính vì thế mà người xưa mới nói: "Tận nhân lực tri thiên mệnh" là vậy!
Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được cái ý chí bền vững. Có người thì chỉ có nói, họ nói rất hay nhưng khi vào việc họ dễ dàng chán nản, nhất là khi họ bị thất bại một đôi lần, họ sẽ bỏ cuộc ngay. Có người thì họ rất bền chí, họ từ từ mà tiến, không vội vã, nhưng họ lại thành công, đạt đến được đích giống như chú rùa trong cuộc đua với thỏ. Con có thể nghĩ được rằng, có người đã khoảng năm mươi mấy tuổi, khi sang đến Úc nầy họ học xong khóa Anh ngữ đặc biệt cho người mới tới, họ liền vào lớp 11 của bậc Trung học để học lại không? Và cũng có không ít người khoảng ba mươi mấy, hơn bốn mươi tuổi vào học lại lớp 12 để thi tốt nghiệp, và vào Đại học. Họ cũng tốt nghiệp Kỹ sư, Bác sĩ, Luật sư, Dược sĩ... Họ hành nghề trở lại với văn bằng mới tại xứ Úc, hoặc số mới đậu sau nầy. Họ cũng kiếm được việc vững chắc ở hảng và lương bổng cũng khá hậu hỹ. Đó là gương những người có chí và với sự quyết tâm họ đã thắng mọi trở ngại, hoàn cảnh để đạt được ý nguyện, mục đích và lý tưởng của mình. Còn con thì sao? Con còn trẻ, con không gặp trở ngại về ngôn ngữ, con đi học không gặp khó khăn về tài chánh. Vậy tại sao con phải thua những người ấy? Con có hiểu không? Chẳng qua vì con chưa từ bỏ "cái ham vui" của con. Con chưa hiểu được tương lai của mình là cần thiết. Con chưa tìm thấy được cái ý chí, cái mục đích cuộc sống, cho nên con chưa hạ quyết tâm. Ba cũng biết vài thanh niên trước kia họ ham vui, chỉ lo ăn chơi; cha mẹ của họ khuyên họ học hành để có tương lai tốt đẹp hơn. Họ không chịu nghe và cứ mãi bê tha. Đến sau nầy gặp người yêu, cưới vợ, tạo nếp sống gia đình, lúc đó họ mới vào hảng, ổn định công việc làm, trụ lại để làm ăn. Rồi có một đứa con: Họ thấy nhu cầu lo cho con là cần thiết, họ phải ráng lo làm. Rồi hai đứa con, họ phải làm nhiều hơn chút nữa và đến ba đứa con: Họ phải cật lực làm. Thực sự ra, họ làm không phải vì họ muốn làm giàu hay họ sợ họ đói, mà làm là chính vì các đứa con. Cha mẹ nào cũng vậy, mình có thể đói nhưng không nở nhìn thấy con đói; mình có thể thiếu thốn, nhưng con thì phải được ấm no, đầy đủ. Con khoẻ, con mạnh, con đẹp, con ngoan, con học giỏi, con khôn: Đó là nguồn an ủi của những bậc cha mẹ! Những điều kiện ấy bắt buộc họ phải như vậy, dù họ có ý chí hay không? Nhưng ít ra họ cũng phải có quyết tâm: Quyết tâm không để con khổ hay con đói!
Con ạ,
Ngày xưa Ba có đọc chuyện về ông Ngu Công, ông nầy ở gần núi. Do sự đi lại khó khăn, ông mớí đục núi, lấp sông tạo đường đi. Có người hỏi ông và khuyên ông bỏ cuộc vì ông đã lớn tuổi rồi. Nhưng ông bảo ông phải làm dù đời ông không xong, thì đến đời con ông, đời con ông không xong, thì sẽ đến đời cháu ông... Tất nó cũng phải được, cũng phải xong! Câu chuyện ấy nói về một người có ý chí và quyết tâm rất là mãnh liệt. Qua câu chuyện đó, con có học được điều gì của ông Ngu Công không? Nếu con đã tìm được lý tưởng, hướng đi của mình rồi, thì với ý chí, quyết tâm là điều kiện cần thiết để con đạt được mục tiêu.
Cũng như đối với dân tộc ta, tại sao là một dân tộc nhỏ, một đất nước nhỏ, bị đô hộ hơn ngàn năm đối với phong kiến Tàu phương Bắc. Bị đế quốc Pháp cai trị hơn trăm năm, nhưng vẫn không bị đồng hóa mà lại giành được độc lập. Vì ý chí của dân tộc ta muốn phải được độc lập, tự chủ, không thèm làm nô lệ; quyết tâm giành độc lập; cho nên sự hi sinh nào cũng không ngại, miễn đạt được mục đích cao cả ấy mà thôi. Trong lịch sử của một số dân tộc, của một số nước mà Ba được đọc, Ba chưa thấy dân tộc nào có được tính chất như dân tộc của mình. Do Thái là dân tộc có tiếng trên thế giới, nhưng khi họ bị đô hộ không bao lâu họ đã bị mất nước. Họ phải lưu vong khắp Âu châu. Đến Đệ Nhị Thế Chiến, vì Hitler muốn tiêu diệt người Do thái đã động đến lương tâm thế giới và Israel được lập quốc trở lại từ năm 1948 do sự giúp đỡ của Mỹ và Anh. Còn đối với dân tộc ta đã bị đô hộ trên 1000 năm vẫn giữ vững độc lập, đất nước và con người. Quân Mông Cổ đánh chiếm từ Á sang Âu, nhưng phải bại ở Việt nam những ba lần... Đó cũng là nhờ ý chí và quyết tâm muốn giữ vững độc lập, không muốn làm nô lệ và nhứt quyết giành lấy được tự do.
Sao? Đến đây con thấy thế nào? Con có thể hiểu được sự quan trọng của ý chí không? Và con có khái niệm gì về nó không? Ý chí giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt, hành động suốt cuộc đời của con. Nó cần đi song song với quyết tâm để hổ trợ cho nhau như là đôi bạn đồng hành không thể thiếu. Cùng sánh bước thực hiện kế hoạch, cùng đạt được mục đích sau cùng: "Là Lý tưởng". Con nên suy nghĩ để biết con "sẽ phài làm gì?" !
Nguyên Thảo.
Thực ra giữa "Ý chí" và "Quyết tâm" nó không có gì khác biệt sâu xa cả! Cả hai đều đề cập đến một tình trạng nhất định: Tiến để đạt được mục tiêu (quyết tâm) và không nản chí ngã lòng, bỏ dở hướng đi (ý chí). Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mọi sự khó khăn nào; con vẫn vững tiến, khắc phục mọi chướng ngại để đạt được mục tiêu cuối cùng, thực hiện lý tưởng của mình: Đó là ý chí và quyết tâm!
Tại sao Ba lại viết cho con vấn đề nầy? Vì trong cuộc sống, nếu con không có lý tưởng giống như thân xác con không có linh hồn; và nếu con không có ý chí, quyết tâm thì thân xác, linh hồn con không biết hoạt động! Ý chí và sự quyết tâm làm cho con trở nên sinh động, biến con từ một hình nhân trở thành con người thực sự.
Con yêu dấu,
Đứa học trò nào khi đi học cũng mong mình học được giỏi, được thầy cô yêu, bạn mến, và có tương lai xán lạn; chứ không ai nghĩ mình học dở bao giờ. Tuy nhiên, do nơi hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, vì thiên tư mình thích chơi hơn thích học, cho nên bỏ học mà đi chơi. Có người thì thích học, nhưng vì gia đình nghèo quá nên phải dành nhiều thì giờ phụ giúp cha mẹ, khiến sự học càng ngày càng tệ đi, đành chán nản bỏ học luôn. Còn có những người điều kiện không được đi học, nhưng họ lại tìm đủ mọi cách để học giống như truyện Trần Minh đi học không có quần vải để mặc, phải lấy lá chuối che thân; Châu Trí đốt lá đa cho sáng để học bài. Họ đã thi đỗ, vinh quy bái tổ, ra làm quan chức, hưởng cuộc đời phú quý. Như vậy, ý chí và sự quyết tâm quyết định cho cả tương lai của mình, chứ không hẳn là "Định mệnh đã an bài". Chính vì thế mà người xưa mới nói: "Tận nhân lực tri thiên mệnh" là vậy!
Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được cái ý chí bền vững. Có người thì chỉ có nói, họ nói rất hay nhưng khi vào việc họ dễ dàng chán nản, nhất là khi họ bị thất bại một đôi lần, họ sẽ bỏ cuộc ngay. Có người thì họ rất bền chí, họ từ từ mà tiến, không vội vã, nhưng họ lại thành công, đạt đến được đích giống như chú rùa trong cuộc đua với thỏ. Con có thể nghĩ được rằng, có người đã khoảng năm mươi mấy tuổi, khi sang đến Úc nầy họ học xong khóa Anh ngữ đặc biệt cho người mới tới, họ liền vào lớp 11 của bậc Trung học để học lại không? Và cũng có không ít người khoảng ba mươi mấy, hơn bốn mươi tuổi vào học lại lớp 12 để thi tốt nghiệp, và vào Đại học. Họ cũng tốt nghiệp Kỹ sư, Bác sĩ, Luật sư, Dược sĩ... Họ hành nghề trở lại với văn bằng mới tại xứ Úc, hoặc số mới đậu sau nầy. Họ cũng kiếm được việc vững chắc ở hảng và lương bổng cũng khá hậu hỹ. Đó là gương những người có chí và với sự quyết tâm họ đã thắng mọi trở ngại, hoàn cảnh để đạt được ý nguyện, mục đích và lý tưởng của mình. Còn con thì sao? Con còn trẻ, con không gặp trở ngại về ngôn ngữ, con đi học không gặp khó khăn về tài chánh. Vậy tại sao con phải thua những người ấy? Con có hiểu không? Chẳng qua vì con chưa từ bỏ "cái ham vui" của con. Con chưa hiểu được tương lai của mình là cần thiết. Con chưa tìm thấy được cái ý chí, cái mục đích cuộc sống, cho nên con chưa hạ quyết tâm. Ba cũng biết vài thanh niên trước kia họ ham vui, chỉ lo ăn chơi; cha mẹ của họ khuyên họ học hành để có tương lai tốt đẹp hơn. Họ không chịu nghe và cứ mãi bê tha. Đến sau nầy gặp người yêu, cưới vợ, tạo nếp sống gia đình, lúc đó họ mới vào hảng, ổn định công việc làm, trụ lại để làm ăn. Rồi có một đứa con: Họ thấy nhu cầu lo cho con là cần thiết, họ phải ráng lo làm. Rồi hai đứa con, họ phải làm nhiều hơn chút nữa và đến ba đứa con: Họ phải cật lực làm. Thực sự ra, họ làm không phải vì họ muốn làm giàu hay họ sợ họ đói, mà làm là chính vì các đứa con. Cha mẹ nào cũng vậy, mình có thể đói nhưng không nở nhìn thấy con đói; mình có thể thiếu thốn, nhưng con thì phải được ấm no, đầy đủ. Con khoẻ, con mạnh, con đẹp, con ngoan, con học giỏi, con khôn: Đó là nguồn an ủi của những bậc cha mẹ! Những điều kiện ấy bắt buộc họ phải như vậy, dù họ có ý chí hay không? Nhưng ít ra họ cũng phải có quyết tâm: Quyết tâm không để con khổ hay con đói!
Con ạ,
Ngày xưa Ba có đọc chuyện về ông Ngu Công, ông nầy ở gần núi. Do sự đi lại khó khăn, ông mớí đục núi, lấp sông tạo đường đi. Có người hỏi ông và khuyên ông bỏ cuộc vì ông đã lớn tuổi rồi. Nhưng ông bảo ông phải làm dù đời ông không xong, thì đến đời con ông, đời con ông không xong, thì sẽ đến đời cháu ông... Tất nó cũng phải được, cũng phải xong! Câu chuyện ấy nói về một người có ý chí và quyết tâm rất là mãnh liệt. Qua câu chuyện đó, con có học được điều gì của ông Ngu Công không? Nếu con đã tìm được lý tưởng, hướng đi của mình rồi, thì với ý chí, quyết tâm là điều kiện cần thiết để con đạt được mục tiêu.
Cũng như đối với dân tộc ta, tại sao là một dân tộc nhỏ, một đất nước nhỏ, bị đô hộ hơn ngàn năm đối với phong kiến Tàu phương Bắc. Bị đế quốc Pháp cai trị hơn trăm năm, nhưng vẫn không bị đồng hóa mà lại giành được độc lập. Vì ý chí của dân tộc ta muốn phải được độc lập, tự chủ, không thèm làm nô lệ; quyết tâm giành độc lập; cho nên sự hi sinh nào cũng không ngại, miễn đạt được mục đích cao cả ấy mà thôi. Trong lịch sử của một số dân tộc, của một số nước mà Ba được đọc, Ba chưa thấy dân tộc nào có được tính chất như dân tộc của mình. Do Thái là dân tộc có tiếng trên thế giới, nhưng khi họ bị đô hộ không bao lâu họ đã bị mất nước. Họ phải lưu vong khắp Âu châu. Đến Đệ Nhị Thế Chiến, vì Hitler muốn tiêu diệt người Do thái đã động đến lương tâm thế giới và Israel được lập quốc trở lại từ năm 1948 do sự giúp đỡ của Mỹ và Anh. Còn đối với dân tộc ta đã bị đô hộ trên 1000 năm vẫn giữ vững độc lập, đất nước và con người. Quân Mông Cổ đánh chiếm từ Á sang Âu, nhưng phải bại ở Việt nam những ba lần... Đó cũng là nhờ ý chí và quyết tâm muốn giữ vững độc lập, không muốn làm nô lệ và nhứt quyết giành lấy được tự do.
Sao? Đến đây con thấy thế nào? Con có thể hiểu được sự quan trọng của ý chí không? Và con có khái niệm gì về nó không? Ý chí giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt, hành động suốt cuộc đời của con. Nó cần đi song song với quyết tâm để hổ trợ cho nhau như là đôi bạn đồng hành không thể thiếu. Cùng sánh bước thực hiện kế hoạch, cùng đạt được mục đích sau cùng: "Là Lý tưởng". Con nên suy nghĩ để biết con "sẽ phài làm gì?" !
Nguyên Thảo.
Viết Cho Con: 5- Cần Có Một Lý Tưởng Sống
Con yêu dấu,
Người ta nói con ngựa không cương sẽ đi lang thang, không định được hướng tới; và chiếc thuyền không lái sẽ không biết nơi nào là bến bờ! Cũng giống như vậy, con người nếu không có được một hướng tiến, một mục đích, hay nói chung lại là một lý tưởng để sống thì cũng chỉ là lênh chênh, bềnh bồng mà thôi!
Khi con nghe nói đến hai tiếng "Lý tưởng", con tưởng tượng như một cái gì xa xôi lắm thì phải? Nhưng, nếu nói "Mục đích", con thấy nó gần và thực tế hơn. Đúng vậy con ạ! Người dự vào một cuộc đua, một cuộc tranh phần thắng đều nhắm về cái đích. Đích là cái điểm, là cái lằn gạch, là điều kiện cao nhất và sau cùng ta cần đạt được để chấm dứt một cuộc ganh đua: Đó là người thắng cuộc, người chiếm giải quán quân, là vô địch. Còn lý tưởng nó sẽ cao hơn, nó đẹp đẽ hơn và đôi lúc nó cũng có vẻ "Tưởng tượng" hơn. Con có cảm thấy khó hiểu không? Này nha, giả sử một anh học trò muốn sau nầy mình làm Bác sĩ (mục đích) để phục vụ, chăm sóc cho con người, xoa dịu bớt đi những nổi khổ đau của nhân thế (lý tưởng). Một nhà tu, từ bỏ tất cả những thú vui trần gian, khép mình trong cuộc vui của đạo, đời sống đạo để mong ngày nào đó mình sẽ là Thánh, là Phật (mục đích), để góp sức vào sự cứu rỗi, độ chúng sanh thoát khỏi mọi sự khổ của loài người (lý tưởng). Đến đây, có lẽ con hiểu được phần nào về lý tưởng rồi chứ? Ba không hiểu con sâu hay con bướm nó có "ý nghĩ" gì không? Hay nó có suy nghĩ gì về cuộc sống của nó không? Chứ Ba thấy có nhiều loại sâu trong suốt cuộc đời của nó, nó chỉ ăn lá cây, đục vào trong thân cây trồng của ngưởi ta, phá hoại mùa màng làm cho người ta bực bội, đau khổ. Hay những loài côn trùng như bọ hung hay con dòi sống trong những đống phân hoặc đồ dơ. Còn chú bướm thì cứ nhởn nhơ bay hết bông nầy sang bông khác để hút mật, chỉ có bộ cánh sặc sỡ mà con thích ngắm thôi. Nếu lặt bỏ đôi cánh ấy đi, thì chắc con không thèm nhìn nó nữa. Ít ra, con ong khi đi lấy phấn hoa, nó giúp cho sự thụ phấn làm bông đậu trái, mà nó lại biến chế phấn hoa thành mật đem lại lợi ích cho người; cuộc sống của nó hãy còn có ý nghĩa hơn nhiều!
Con ạ,
Ở trên, Ba đã dẫn chứng cho con sự khác biệt giữa con người và loài vật về "ý nghĩa" của cuộc sống. Con người nhờ có suy nghĩ, trí khôn mà hơn hẳn loài vật, biết được điều hay, lẽ phải; cái nào tốt, cái nào nên làm với những điều nào không nên, cần tránh xa. Và con người cũng nhờ vào đó biết tổ chức, định hướng, biết cải thiện cuộc sống của mình, làm cho cuộc sống càng ngày càng tốt hơn. Trên thế giới sau thế chiến thứ nhất rồi thứ hai, khiến cho con người thấy cuộc sống của mình không được an toàn, họ bắt đầu vội vã sống, thụ hưởng thú vui và tất cả những gì họ sẵn có. Họ đã mất hướng đi, họ trở thành những con bọ: Sống với bản năng tầm thường; thậm chí đôi lúc trở thành con sâu: "Phá hoại xã hội". Họ đã đánh mất đi cái lương tri, cái suy nghĩ, cái mục đích, và cả cái lý tưởng cao cả của con người!
Con yêu dấu,
Khi bắt đầu loạt bài viết nầy, Ba đã viết cho con bài "Được làm con người là điều đáng quý", cũng nhằm giúp cho con hiểu được "Thân phận làm người" của mình. Không phải dễ dàng có được thân xác, mà cũng không phải dễ dàng được tạo hoá ban cho trí tuệ. Con đã được ban cho trí tuệ, được ban cho thân xác con người, không lẽ con lại muốn sống như con dòi, con sâu, hay cây cỏ sao? Con nên suy nghĩ lại, và suy nghĩ thật kỹ đi! Ba thấy con nên xây dựng cho con một lý tưởng sống để giúp cho cuộc đời con trở nên có ích giống như con ong mật; nếu không, cứ sống cho qua ngày, sống một cách vô hại, vô tội vạ như con bướm cũng được thôi. Nhưng con ạ! Người xưa đã nói: "Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan", sự dấn thân vào cuộc đời để góp sức, góp đôi bàn tay đem lại hạnh phúc cho mình, cho người không tốt hơn sao? Con có nhìn thấy những nhân viên xã hội, những người làm việc cho hội Chữ Thập đỏ, hội Trăng Lưỡi Liềm đỏ hay những kẻ thiện nguyện không? Họ làm việc với nguồn vui của họ, họ đem tình thương của mình san sẻ cho kẻ khác bằng hành động, họ lấy nguồn vui của những kẻ đau khổ làm nguồn vui của chính mình. Tình nghĩa ấy có phải là cao cả, không con? Tại sao họ làm được như vậy? Tại vì họ có lý tưởng, họ sống cho lý tưởng, họ làm theo lý tưởng! Và cũng với lý tưởng, người ta có thể vượt qua được mọi gian lao, trở ngại, và người ta cũng không sợ bắt bớ, giam cầm hay tù đày, hành hạ. Thực là "Uy vũ bất năng khuất"!
Lý tưởng là mặt trăng chiếu sáng đường con đi trong đêm tối. Nó cũng là bạn đồng hành, là một người đồng đội, và cũng là người tâm tình, an ủi con trong những lúc gặp chướng ngại, khó khăn. Lý tưởng là mặt trời chân lý sáng rực lòng con để con thực hiện những gì con mong muốn mà con không còn e dè, sợ sệt!
Con yêu quý,
Đến đây, Ba nghĩ là Ba viết đã tương đối đầy đủ để con hiểu phần nào về lý tưởng. Từ nhận thức ấy, con có thể định được hướng đi, đồng thời tạo dựng một lý tưởng cho chính cuộc sống của mình ở tương lai. Ba hi vọng con sẽ có một cuộc đời, một kiếp người có ý nghĩa không những cho chính con mà còn cho nhân quần, xã hội và những kẻ ở quanh con. Ba chúc con mạnh dạn tiến lên...!
Nguyên Thảo.
Người ta nói con ngựa không cương sẽ đi lang thang, không định được hướng tới; và chiếc thuyền không lái sẽ không biết nơi nào là bến bờ! Cũng giống như vậy, con người nếu không có được một hướng tiến, một mục đích, hay nói chung lại là một lý tưởng để sống thì cũng chỉ là lênh chênh, bềnh bồng mà thôi!
Khi con nghe nói đến hai tiếng "Lý tưởng", con tưởng tượng như một cái gì xa xôi lắm thì phải? Nhưng, nếu nói "Mục đích", con thấy nó gần và thực tế hơn. Đúng vậy con ạ! Người dự vào một cuộc đua, một cuộc tranh phần thắng đều nhắm về cái đích. Đích là cái điểm, là cái lằn gạch, là điều kiện cao nhất và sau cùng ta cần đạt được để chấm dứt một cuộc ganh đua: Đó là người thắng cuộc, người chiếm giải quán quân, là vô địch. Còn lý tưởng nó sẽ cao hơn, nó đẹp đẽ hơn và đôi lúc nó cũng có vẻ "Tưởng tượng" hơn. Con có cảm thấy khó hiểu không? Này nha, giả sử một anh học trò muốn sau nầy mình làm Bác sĩ (mục đích) để phục vụ, chăm sóc cho con người, xoa dịu bớt đi những nổi khổ đau của nhân thế (lý tưởng). Một nhà tu, từ bỏ tất cả những thú vui trần gian, khép mình trong cuộc vui của đạo, đời sống đạo để mong ngày nào đó mình sẽ là Thánh, là Phật (mục đích), để góp sức vào sự cứu rỗi, độ chúng sanh thoát khỏi mọi sự khổ của loài người (lý tưởng). Đến đây, có lẽ con hiểu được phần nào về lý tưởng rồi chứ? Ba không hiểu con sâu hay con bướm nó có "ý nghĩ" gì không? Hay nó có suy nghĩ gì về cuộc sống của nó không? Chứ Ba thấy có nhiều loại sâu trong suốt cuộc đời của nó, nó chỉ ăn lá cây, đục vào trong thân cây trồng của ngưởi ta, phá hoại mùa màng làm cho người ta bực bội, đau khổ. Hay những loài côn trùng như bọ hung hay con dòi sống trong những đống phân hoặc đồ dơ. Còn chú bướm thì cứ nhởn nhơ bay hết bông nầy sang bông khác để hút mật, chỉ có bộ cánh sặc sỡ mà con thích ngắm thôi. Nếu lặt bỏ đôi cánh ấy đi, thì chắc con không thèm nhìn nó nữa. Ít ra, con ong khi đi lấy phấn hoa, nó giúp cho sự thụ phấn làm bông đậu trái, mà nó lại biến chế phấn hoa thành mật đem lại lợi ích cho người; cuộc sống của nó hãy còn có ý nghĩa hơn nhiều!
Con ạ,
Ở trên, Ba đã dẫn chứng cho con sự khác biệt giữa con người và loài vật về "ý nghĩa" của cuộc sống. Con người nhờ có suy nghĩ, trí khôn mà hơn hẳn loài vật, biết được điều hay, lẽ phải; cái nào tốt, cái nào nên làm với những điều nào không nên, cần tránh xa. Và con người cũng nhờ vào đó biết tổ chức, định hướng, biết cải thiện cuộc sống của mình, làm cho cuộc sống càng ngày càng tốt hơn. Trên thế giới sau thế chiến thứ nhất rồi thứ hai, khiến cho con người thấy cuộc sống của mình không được an toàn, họ bắt đầu vội vã sống, thụ hưởng thú vui và tất cả những gì họ sẵn có. Họ đã mất hướng đi, họ trở thành những con bọ: Sống với bản năng tầm thường; thậm chí đôi lúc trở thành con sâu: "Phá hoại xã hội". Họ đã đánh mất đi cái lương tri, cái suy nghĩ, cái mục đích, và cả cái lý tưởng cao cả của con người!
Con yêu dấu,
Khi bắt đầu loạt bài viết nầy, Ba đã viết cho con bài "Được làm con người là điều đáng quý", cũng nhằm giúp cho con hiểu được "Thân phận làm người" của mình. Không phải dễ dàng có được thân xác, mà cũng không phải dễ dàng được tạo hoá ban cho trí tuệ. Con đã được ban cho trí tuệ, được ban cho thân xác con người, không lẽ con lại muốn sống như con dòi, con sâu, hay cây cỏ sao? Con nên suy nghĩ lại, và suy nghĩ thật kỹ đi! Ba thấy con nên xây dựng cho con một lý tưởng sống để giúp cho cuộc đời con trở nên có ích giống như con ong mật; nếu không, cứ sống cho qua ngày, sống một cách vô hại, vô tội vạ như con bướm cũng được thôi. Nhưng con ạ! Người xưa đã nói: "Làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan", sự dấn thân vào cuộc đời để góp sức, góp đôi bàn tay đem lại hạnh phúc cho mình, cho người không tốt hơn sao? Con có nhìn thấy những nhân viên xã hội, những người làm việc cho hội Chữ Thập đỏ, hội Trăng Lưỡi Liềm đỏ hay những kẻ thiện nguyện không? Họ làm việc với nguồn vui của họ, họ đem tình thương của mình san sẻ cho kẻ khác bằng hành động, họ lấy nguồn vui của những kẻ đau khổ làm nguồn vui của chính mình. Tình nghĩa ấy có phải là cao cả, không con? Tại sao họ làm được như vậy? Tại vì họ có lý tưởng, họ sống cho lý tưởng, họ làm theo lý tưởng! Và cũng với lý tưởng, người ta có thể vượt qua được mọi gian lao, trở ngại, và người ta cũng không sợ bắt bớ, giam cầm hay tù đày, hành hạ. Thực là "Uy vũ bất năng khuất"!
Lý tưởng là mặt trăng chiếu sáng đường con đi trong đêm tối. Nó cũng là bạn đồng hành, là một người đồng đội, và cũng là người tâm tình, an ủi con trong những lúc gặp chướng ngại, khó khăn. Lý tưởng là mặt trời chân lý sáng rực lòng con để con thực hiện những gì con mong muốn mà con không còn e dè, sợ sệt!
Con yêu quý,
Đến đây, Ba nghĩ là Ba viết đã tương đối đầy đủ để con hiểu phần nào về lý tưởng. Từ nhận thức ấy, con có thể định được hướng đi, đồng thời tạo dựng một lý tưởng cho chính cuộc sống của mình ở tương lai. Ba hi vọng con sẽ có một cuộc đời, một kiếp người có ý nghĩa không những cho chính con mà còn cho nhân quần, xã hội và những kẻ ở quanh con. Ba chúc con mạnh dạn tiến lên...!
Nguyên Thảo.
"Chuyện Cờ Bạc".
Đồ tôi mà viết về chuyện cờ bạc thì quả là "không xứng" chút nào! Vì trong đời Đồ tôi ít khi nào "bốc" đến bộ bài. Nhưng Đồ tôi chỉ có thể ghi lại vài điều "học lóm", "nghe trộm", hoặc "được cho biết", "nghe kể" lại cho Quý vị đọc để tiêu khiển thời gian.
Nói đến cờ bạc là nói đến "một thú vui". Không biết người ta đặt ra cờ bạc tự lúc nào. Nhưng đến bây giờ, nó trở thành phổ biến một cách rộng rãi, khắp mọi nơi, và truyền trong mọi giới, không kể trẻ hay già. Cờ bạc quả là một thú vui, vừa họp bạn bè, vừa giết thì giờ rỗi rảnh; lại vừa "hồi hộp, hấp dẫn" khi phải theo một con bài, đoán một nước, nhận định con tẩy khi bài còn trên tay của người khác; hoặc triệt hạ được quân bài một cách ngoạn mục, "thần kỳ". Đánh bài hấp dẫn thật. Nhưng Đồ tôi không biết thì "thật là uổng!".
Đánh bài thì có: Xì dách (hai lá), bài cào (ba lá), các tê (sáu lá), xập xám (mười ba lá), và loại khác hai lá gọi là "phé". Người sành điệu thì lại mê "phé" hơn! Vì mỗi con bài kéo thêm đều có "kêu" và "tố", "theo" hay "chạy". Ngoài ra, còn nhiều thứ chơi khác trên bộ bài ấy như "tú lơ khơ" hoặc "bài tây" gì đó mà Đồ tôi chưa hề được biết. Nghĩ lại đầu óc con người quả là phong phú! Ngồi để tưởng tượng đặt ra bài, cách chơi và chơi sao cho hấp dẫn, cao thấp. Rồi một loại bài chưa đủ còn đặt ra các loại bài khác như: Bài oăng(?), bài tới, tứ sắc, tổ tôm (?). Những hình thức cờ bạc khác cũng được sáng chế "góp vui" như: Bông vụ, hốt me, chẵn lẽ, tài xỉu, bầu cua cá cọp, domino, xóc dĩa..v..v..Đồ tôi không thể biết và nhớ hết. Chung qui vẫn là những trò chơi để định "hơn thua, thắng bại" trên "mặt trận nhỏ": Trong sòng bài!
Sau nầy, người ta phát triển những thú vui ấy thành một "kỹ nghệ làm ăn" ở những nơi thật là sang trọng, trang hoàng đẹp đẽ, hấp dẫn, nhằm lôi cuốn những "tay có máu mặt" đã đành, còn để lôi cuốn thêm nhiều "con nhạn lẻ tẻ" khác chưa hề biết cờ bạc đến tập tành và trở thành người "professional". Đó là những Casino đã làm tiêu tán biết bao nhiêu là gia đình vốn trước kia là những gia đình hạnh phúc. Và cũng chính nơi đó đã "góp phần" vào "sự băng hoại xã hội" không ít.
Đến đây, chắc quý vị không thể tin được điều Đồ tôi viết, và quý vị có thể cho rằng: Đồ tôi "quan trong hóa vấn đề" mà thôi!
Trước hết, Đồ tôi sẽ kể sơ qua về những sòng bài nho nhỏ ở những làng quê để quý vị xem chơi. Ở những làng quê, nhất là trong quê, nơi mà người dân quanh năm cậm cụi làm việc trên đồng ruộng, chân lấm tay bùn, ban ngày lủi thủi làm việc, ít nói chuyện với ai cho nên họ được cái tính "chân thật, thật thà, cục mịch", hoặc vì làm lụng cực nhọc nên thường quạu quọ, thế nên trong ngôn từ không hoa mỹ, êm dịu đúng là "dùi đục chấm mắm nêm". Và trong xã hội, người ta xếp họ vào thành phần "dân ngu, cu đen", vì họ không thể có đủ điều kiện để đi học. Nhưng sau những thời gian làm lụng mệt nhọc, người ta cần được thoải mái tâm hồn chút ít thì "vài ba ly rượu" với bạn bè; hoặc những ngày lễ lộc, ngày hội đình, ngày Tết tập họp nhau vui chơi và thêm tí "cờ bạc" để giải trí. Cờ bạc không cần đòi hỏi phải học nhiều và trường lớp, nên dốt hay có học đều có thể học tập nhanh chóng và thành thạo trong vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày.
Khởi đầu từ những vui chơi ấy, người ta đã quen dần và ngày càng thấy nhớ như "nhớ một tình nhân", rồi người ta "xích lại gần" và càng ngày càng thường xuyên hơn. Mới thì đánh "ăn chơi", "quẹt lọ nghẹ". Sau thì đánh uống nước, uống rượu. Rồi tiến đến "Đánh nhỏ nhỏ" chơi, và ngày càng tăng tiến lên trở thành "đánh ăn thiệt mà còn đánh lớn nữa". Thế là cờ bạc được phát triển đến mức độ. Những sòng bạc thành hình, những người chuyên sống về nghề cờ bạc được thêm số đông. Để giành được phần thắng, trong giới cờ bạc đã nghiên cứu cách đánh, cách gian lận, sắp bài bằng cách "xào bài, chẻ bài, chia bài, dấu bài, toa rập với nhau, ăn gian...". Nhiều lắm, Đồ tôi không được nghe kể hết. Từ chỗ đó tạo được "những tay điếm" về "cờ gian, bạc lận". Tất nhiên, những "tánh" như thế sẽ dễ sanh sự, đánh lộn, đâm chém nên những người ấy thường hay học võ, phe nhóm và trở thành những "du côn, điếm đàng" của xóm, khu vực. Còn ở những nơi thành thị thì: Những anh chị họp thành băng đảng kiểm soát, tổ chức, bảo vệ mọi hoạt động như cờ bạc, động điếm lẫn trộm cắp, giựt đồ, buôn bán ma túy cần sa... Tất cả cũng chỉ vì con người muốn sung sướng, ở không, mà có người cung phụng đầy đủ, hay lấy của người khác để xài mà mình khỏi phải làm lụng cực nhọc. Thế thôi!
Chỉ ở những sòng bài nho nhỏ mà nhiều người đã "mê", tối ngày chỉ "chun" vào các sòng, không lo làm việc, bỏ bê con cái: Nhà hết gạo hết cơm, con bửa đói bửa no, quần áo rách bươm, thân hình ốm nhom ốm nhách, khóc la ỏm tỏi. Vợ chồng thì gây lộn um sùm, nợ nần tới tấp, mặc cho con vợ gánh gồng đàn con. Đôi khi thua hết tiền về nhà "đánh khảo" vợ, để lấy tiền đi đánh tiếp. Ôi! Chỉ một người "đi chơi", "mê" mà cả mấy người chịu khổ; đến hàng xóm, những người cho mượn tiền cũng phải chịu khổ lây. Đôi khi thua quá, thiếu hụt nơi cung cấp tiền bạc sanh ra chôm chĩa, trộm cắp khiến cuộc sống an vui trước kia của láng giềng trở thành lo âu, hồi hộp.
Có những người "mê" đánh bài đến cả hai ba ngày không ngủ. Họ chỉ cần ngồi, ngồi coi người ta đánh "cũng vui", dù mình đã thua "cháy túi".
Đồ tôi cũng đã đi vào Casino để xem qua cho biết. Thấy cảnh đông người vui thiệt. "Ông đi qua, bà đi lại" thật rộn ràng. Màu xanh, đỏ, vàng, cam, trắng,.. đủ màu bắt mắt một cách lạ lùng. Với những cái máy "pokies" sắc màu sặc sỡ, âm thanh thật là "vui tai". Có người bảo với Đồ tôi: Ôi! cái âm thanh khi mà mầy "Win" thật là "Wonderful!". Người ta nói "mật ngọt, chết ruồi", thì ở đây quả thật những cái gì hấp dẫn đã đưa đến cái "hết tiền hết bạc", phải bán dần tài sản, của cải dành dụm bấy lâu. Bao nhiêu năm làm lụng, chắt chiu chỉ trong thời gian ngắn tất cả đều "đội mũ ra đi" không hề "ngoãnh mặt lại". Đồ tôi cũng đã đến các sòng bài khác như bài cào, xì dách, roulette... mà Đồ tôi không nhớ đến tiếng Anh gọi là gì, và bao nhiêu món chơi trong đó. Người ta "mê" là phải; Đồ tôi chỉ vào xem qua cho biết, thế mà cũng có cảm giác mình "nghe khoái", "rộn rã" trong lòng; "hừng hực" trong máu; "lâng lâng" trong tâm hồn như muốn nhảy vào cuộc. Đôi lúc thấy người ta đánh mà mình không đánh, thật là lạc lỏng làm sao! Cái tâm lý vào Casino "phải đánh thử" cho biết, là cái tâm lý khởi đầu. Đánh thử để thấy tâm lý chuyển biến từ từ: Từ chỗ "đông người vui", đến người ta đánh mình cũng đánh cho biết. Lúc đầu, chỉ bỏ ra ít tiền đánh chơi thôi! Nếu ăn, thấy tiền kiếm được sao dễ dàng quá! Mà "thắng" cũng chẳng khó khăn gì. Nếu thua, thua sát nút thấy lòng mình ấm ức, lại ngẫm nghĩ: Chẳng lẽ mình lại thua hoài! Thế là cứ đánh "nhồi" lên. Đến khi thua quá, hết tiền ra về. Ra ngoài, thấy được ánh sáng mặt trời, mình như "tỉnh cơn mơ". Nhớ lại, thì mình đã thua nhiều rồi! Tiền làm cực khổ trong thời gian qua đã đi: "Mình phải gở, gở lại rồi, không chơi nữa". Nhưng sao được? Người đến quán uống cà phê còn phải ngồi ở "cái chỗ" quen thuộc nữa là! Huống hồ gì "nàng tình nhân cờ bạc" có quá nhiều yếu tố, cử chỉ để mình phải nhớ. Thế là người "ghiền" cờ bạc giống như người ghiền ma túy. Đến cử ghiền thì phải "phê", thế thôi!
Đồ tôi cũng ghé qua các Casino khác, thì bên trong trang trí có khác nhau đôi chút để hấp dẫn người chơi, từ màu sắc cho đến các phương tiện phục vụ lẫn trò chơi... Nhưng chung qui, vẫn là "tạo một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo" để người đánh có cảm giác "như trong cơn mơ". Không còn biết sáng tối, ngày đêm, tự mình "mê hoặc" lấy mình. Từ đó, người đánh cứ mãi theo "game" mình đang chơi. Đến khi sạch túi, ra ngoài mới tỉnh lại và hối tiếc. Rồi phải đến thêm một lần khác để "lấy lại những gì mình đã mất". Nhưng có được đâu? Thuở xưa, Đồ tôi được nghe người ta kể: "Có một ông chủ sòng bài nọ bị con bạc thắng khá nhiều, nhưng con bạc ấy lại ra về. Có người hỏi, ông ta nói: "Trừ khi nó chết, hoặc là xây mồ mã thì số tiền ấy sẽ bị mất. Nếu anh ta còn sống, tất anh ta sẽ đem trở lại đây mà trả, cộng với tài sản của anh ta". Quả thật không lâu, con bạc đó "nướng" cả tài sản của mình vào sòng bạc và làm khổ đến vợ con.
Có những gia đình lúc đầu chỉ có vợ hoặc chồng mê cờ bạc, đến đổi người kia phải thắc mắc: "Cờ bạc, Casino có gì mà mê?". Thế rồi, họ chỉ đến xem thử tại sao người chồng hay vợ của mình lại mê. Sau nầy họ lại "càng mê" hơn vợ hay chồng của mình nữa. Rồi người ta đổ thừa cho "con ma" ở Casino hoặc là tại "bùa yếm" của những nhà phong thủy, đặt đâu đó khi chủ bắt đầu xây dựng Casino mướn họ làm. Nếu ai đã vào Casino lần đầu tiên chịu khó "lưu tâm" cái chuyển biến cảm giác, tâm lý của mình thì có thể thấy được điều ấy, không cần nghĩ ngợi xa xôi.
Với chuyện "mê cờ bạc" đã đưa đến hậu quả tai hại cho gia đình, con cái; thì "mê Casino" lại càng tệ hại hơn thêm. Báo chí chẳng đăng tãi có những bà mẹ đi vào Casino để con còn nhỏ trong xe ngoài "car park" bị nắng lên làm nóng "xém chết" đứa con là gì? Thế gian từng nói: "Hùm dữ không ăn thịt con", nhưng người mẹ "mê cờ bạc" bỏ bê đứa con thơ của mình chẳng là "tệ quá" ư? Có nhiều cặp vợ chồng chỉ đợi tới ngày "tiền vô" để lãnh tiền mà tới Casino. Ôi! uống rượu đã là bê tha, không giúp ích cho xã hội. Cờ bạc lại càng làm khó cho xã hội hơn thêm! Thiên hạ bảo "Tứ đổ tường" cũng không là quá đáng!
Có một hôm, Đồ tôi đi với người bạn vào Casino. Hai đứa đang đi có một người đàn bà lấy tay "khều" anh bạn Đồ tôi lại. Đồ tôi đi tới phía trước chờ. Hai người nói chuyện một hồi. Xong, bạn Đồ tôi đi tới, Đồ tôi hỏi: Quen hả? Bạn Đồ tôi trả lời: Không quen! Đồ tôi thật là ngạc nhiên! Anh bạn hỏi Đồ tôi: Mầy biết nó nói cái gì hôn? Đồ tôi: Không biết! Nó hỏi tao muốn "chơi" không? Đồ tôi lại càng ngạc nhiên hơn, vì bạn Đồ tôi cũng đã từng dự vào các trận Casino rồi, thế mà bà nầy tại sao lại hỏi như vậy! Bạn Đồ tôi bảo: Mầy "khờ" quá! "Chơi" là cái "vụ ấy" đó, chứ không phải là hỏi tao "muốn đánh" đâu. Ở đây, có nhiều bà mê đến đổi chỉ cần vài chục bạc để đánh thôi. Vì vậy, mà sinh ra tình trạng như thế đó. Đồ tôi hởi ôi! Thật là cuộc đời có nhiều phức tạp! Nó còn bảo: Còn có vài ông hết tiền thì đứng xem, coi ai thắng xin một ít để đánh. Đồ tôi lắc đầu chịu thua! Quả Đồ tôi thật là ngu dốt, "không biết cái gì hết trọi hết trơn"!
Có người phân tích sự "tăng tiến" tệ nạn trong xã hội càng ngày càng nhiều, một phần cũng do cờ bạc và Casino mà ra. Vì nhu cầu cờ bạc, mà người ta lại không có tiền cho nên sanh ra trộm cắp, chôm chĩa, buôn bán ma túy cần sa gây điều phạm pháp. Ma túy, cần sa được tung ra thị trường nhiều chừng nào thì con cái của ta khó giữ được chừng nấy. Rồi đứa nầy "rồ quến, dụ dỗ" đứa kia. Lúc ấy, bậc cha mẹ chỉ "có nước" ngồi thở than, ủ rủ bỏ hết công ăn, việc làm để mà chạy lo cho con cái.
Biết trách ai bây giờ? Ta trách ta hay ta lại trách người?
Đồ Ngông.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”)
Nói đến cờ bạc là nói đến "một thú vui". Không biết người ta đặt ra cờ bạc tự lúc nào. Nhưng đến bây giờ, nó trở thành phổ biến một cách rộng rãi, khắp mọi nơi, và truyền trong mọi giới, không kể trẻ hay già. Cờ bạc quả là một thú vui, vừa họp bạn bè, vừa giết thì giờ rỗi rảnh; lại vừa "hồi hộp, hấp dẫn" khi phải theo một con bài, đoán một nước, nhận định con tẩy khi bài còn trên tay của người khác; hoặc triệt hạ được quân bài một cách ngoạn mục, "thần kỳ". Đánh bài hấp dẫn thật. Nhưng Đồ tôi không biết thì "thật là uổng!".
Đánh bài thì có: Xì dách (hai lá), bài cào (ba lá), các tê (sáu lá), xập xám (mười ba lá), và loại khác hai lá gọi là "phé". Người sành điệu thì lại mê "phé" hơn! Vì mỗi con bài kéo thêm đều có "kêu" và "tố", "theo" hay "chạy". Ngoài ra, còn nhiều thứ chơi khác trên bộ bài ấy như "tú lơ khơ" hoặc "bài tây" gì đó mà Đồ tôi chưa hề được biết. Nghĩ lại đầu óc con người quả là phong phú! Ngồi để tưởng tượng đặt ra bài, cách chơi và chơi sao cho hấp dẫn, cao thấp. Rồi một loại bài chưa đủ còn đặt ra các loại bài khác như: Bài oăng(?), bài tới, tứ sắc, tổ tôm (?). Những hình thức cờ bạc khác cũng được sáng chế "góp vui" như: Bông vụ, hốt me, chẵn lẽ, tài xỉu, bầu cua cá cọp, domino, xóc dĩa..v..v..Đồ tôi không thể biết và nhớ hết. Chung qui vẫn là những trò chơi để định "hơn thua, thắng bại" trên "mặt trận nhỏ": Trong sòng bài!
Sau nầy, người ta phát triển những thú vui ấy thành một "kỹ nghệ làm ăn" ở những nơi thật là sang trọng, trang hoàng đẹp đẽ, hấp dẫn, nhằm lôi cuốn những "tay có máu mặt" đã đành, còn để lôi cuốn thêm nhiều "con nhạn lẻ tẻ" khác chưa hề biết cờ bạc đến tập tành và trở thành người "professional". Đó là những Casino đã làm tiêu tán biết bao nhiêu là gia đình vốn trước kia là những gia đình hạnh phúc. Và cũng chính nơi đó đã "góp phần" vào "sự băng hoại xã hội" không ít.
Đến đây, chắc quý vị không thể tin được điều Đồ tôi viết, và quý vị có thể cho rằng: Đồ tôi "quan trong hóa vấn đề" mà thôi!
Trước hết, Đồ tôi sẽ kể sơ qua về những sòng bài nho nhỏ ở những làng quê để quý vị xem chơi. Ở những làng quê, nhất là trong quê, nơi mà người dân quanh năm cậm cụi làm việc trên đồng ruộng, chân lấm tay bùn, ban ngày lủi thủi làm việc, ít nói chuyện với ai cho nên họ được cái tính "chân thật, thật thà, cục mịch", hoặc vì làm lụng cực nhọc nên thường quạu quọ, thế nên trong ngôn từ không hoa mỹ, êm dịu đúng là "dùi đục chấm mắm nêm". Và trong xã hội, người ta xếp họ vào thành phần "dân ngu, cu đen", vì họ không thể có đủ điều kiện để đi học. Nhưng sau những thời gian làm lụng mệt nhọc, người ta cần được thoải mái tâm hồn chút ít thì "vài ba ly rượu" với bạn bè; hoặc những ngày lễ lộc, ngày hội đình, ngày Tết tập họp nhau vui chơi và thêm tí "cờ bạc" để giải trí. Cờ bạc không cần đòi hỏi phải học nhiều và trường lớp, nên dốt hay có học đều có thể học tập nhanh chóng và thành thạo trong vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày.
Khởi đầu từ những vui chơi ấy, người ta đã quen dần và ngày càng thấy nhớ như "nhớ một tình nhân", rồi người ta "xích lại gần" và càng ngày càng thường xuyên hơn. Mới thì đánh "ăn chơi", "quẹt lọ nghẹ". Sau thì đánh uống nước, uống rượu. Rồi tiến đến "Đánh nhỏ nhỏ" chơi, và ngày càng tăng tiến lên trở thành "đánh ăn thiệt mà còn đánh lớn nữa". Thế là cờ bạc được phát triển đến mức độ. Những sòng bạc thành hình, những người chuyên sống về nghề cờ bạc được thêm số đông. Để giành được phần thắng, trong giới cờ bạc đã nghiên cứu cách đánh, cách gian lận, sắp bài bằng cách "xào bài, chẻ bài, chia bài, dấu bài, toa rập với nhau, ăn gian...". Nhiều lắm, Đồ tôi không được nghe kể hết. Từ chỗ đó tạo được "những tay điếm" về "cờ gian, bạc lận". Tất nhiên, những "tánh" như thế sẽ dễ sanh sự, đánh lộn, đâm chém nên những người ấy thường hay học võ, phe nhóm và trở thành những "du côn, điếm đàng" của xóm, khu vực. Còn ở những nơi thành thị thì: Những anh chị họp thành băng đảng kiểm soát, tổ chức, bảo vệ mọi hoạt động như cờ bạc, động điếm lẫn trộm cắp, giựt đồ, buôn bán ma túy cần sa... Tất cả cũng chỉ vì con người muốn sung sướng, ở không, mà có người cung phụng đầy đủ, hay lấy của người khác để xài mà mình khỏi phải làm lụng cực nhọc. Thế thôi!
Chỉ ở những sòng bài nho nhỏ mà nhiều người đã "mê", tối ngày chỉ "chun" vào các sòng, không lo làm việc, bỏ bê con cái: Nhà hết gạo hết cơm, con bửa đói bửa no, quần áo rách bươm, thân hình ốm nhom ốm nhách, khóc la ỏm tỏi. Vợ chồng thì gây lộn um sùm, nợ nần tới tấp, mặc cho con vợ gánh gồng đàn con. Đôi khi thua hết tiền về nhà "đánh khảo" vợ, để lấy tiền đi đánh tiếp. Ôi! Chỉ một người "đi chơi", "mê" mà cả mấy người chịu khổ; đến hàng xóm, những người cho mượn tiền cũng phải chịu khổ lây. Đôi khi thua quá, thiếu hụt nơi cung cấp tiền bạc sanh ra chôm chĩa, trộm cắp khiến cuộc sống an vui trước kia của láng giềng trở thành lo âu, hồi hộp.
Có những người "mê" đánh bài đến cả hai ba ngày không ngủ. Họ chỉ cần ngồi, ngồi coi người ta đánh "cũng vui", dù mình đã thua "cháy túi".
Đồ tôi cũng đã đi vào Casino để xem qua cho biết. Thấy cảnh đông người vui thiệt. "Ông đi qua, bà đi lại" thật rộn ràng. Màu xanh, đỏ, vàng, cam, trắng,.. đủ màu bắt mắt một cách lạ lùng. Với những cái máy "pokies" sắc màu sặc sỡ, âm thanh thật là "vui tai". Có người bảo với Đồ tôi: Ôi! cái âm thanh khi mà mầy "Win" thật là "Wonderful!". Người ta nói "mật ngọt, chết ruồi", thì ở đây quả thật những cái gì hấp dẫn đã đưa đến cái "hết tiền hết bạc", phải bán dần tài sản, của cải dành dụm bấy lâu. Bao nhiêu năm làm lụng, chắt chiu chỉ trong thời gian ngắn tất cả đều "đội mũ ra đi" không hề "ngoãnh mặt lại". Đồ tôi cũng đã đến các sòng bài khác như bài cào, xì dách, roulette... mà Đồ tôi không nhớ đến tiếng Anh gọi là gì, và bao nhiêu món chơi trong đó. Người ta "mê" là phải; Đồ tôi chỉ vào xem qua cho biết, thế mà cũng có cảm giác mình "nghe khoái", "rộn rã" trong lòng; "hừng hực" trong máu; "lâng lâng" trong tâm hồn như muốn nhảy vào cuộc. Đôi lúc thấy người ta đánh mà mình không đánh, thật là lạc lỏng làm sao! Cái tâm lý vào Casino "phải đánh thử" cho biết, là cái tâm lý khởi đầu. Đánh thử để thấy tâm lý chuyển biến từ từ: Từ chỗ "đông người vui", đến người ta đánh mình cũng đánh cho biết. Lúc đầu, chỉ bỏ ra ít tiền đánh chơi thôi! Nếu ăn, thấy tiền kiếm được sao dễ dàng quá! Mà "thắng" cũng chẳng khó khăn gì. Nếu thua, thua sát nút thấy lòng mình ấm ức, lại ngẫm nghĩ: Chẳng lẽ mình lại thua hoài! Thế là cứ đánh "nhồi" lên. Đến khi thua quá, hết tiền ra về. Ra ngoài, thấy được ánh sáng mặt trời, mình như "tỉnh cơn mơ". Nhớ lại, thì mình đã thua nhiều rồi! Tiền làm cực khổ trong thời gian qua đã đi: "Mình phải gở, gở lại rồi, không chơi nữa". Nhưng sao được? Người đến quán uống cà phê còn phải ngồi ở "cái chỗ" quen thuộc nữa là! Huống hồ gì "nàng tình nhân cờ bạc" có quá nhiều yếu tố, cử chỉ để mình phải nhớ. Thế là người "ghiền" cờ bạc giống như người ghiền ma túy. Đến cử ghiền thì phải "phê", thế thôi!
Đồ tôi cũng ghé qua các Casino khác, thì bên trong trang trí có khác nhau đôi chút để hấp dẫn người chơi, từ màu sắc cho đến các phương tiện phục vụ lẫn trò chơi... Nhưng chung qui, vẫn là "tạo một khung cảnh mờ mờ, ảo ảo" để người đánh có cảm giác "như trong cơn mơ". Không còn biết sáng tối, ngày đêm, tự mình "mê hoặc" lấy mình. Từ đó, người đánh cứ mãi theo "game" mình đang chơi. Đến khi sạch túi, ra ngoài mới tỉnh lại và hối tiếc. Rồi phải đến thêm một lần khác để "lấy lại những gì mình đã mất". Nhưng có được đâu? Thuở xưa, Đồ tôi được nghe người ta kể: "Có một ông chủ sòng bài nọ bị con bạc thắng khá nhiều, nhưng con bạc ấy lại ra về. Có người hỏi, ông ta nói: "Trừ khi nó chết, hoặc là xây mồ mã thì số tiền ấy sẽ bị mất. Nếu anh ta còn sống, tất anh ta sẽ đem trở lại đây mà trả, cộng với tài sản của anh ta". Quả thật không lâu, con bạc đó "nướng" cả tài sản của mình vào sòng bạc và làm khổ đến vợ con.
Có những gia đình lúc đầu chỉ có vợ hoặc chồng mê cờ bạc, đến đổi người kia phải thắc mắc: "Cờ bạc, Casino có gì mà mê?". Thế rồi, họ chỉ đến xem thử tại sao người chồng hay vợ của mình lại mê. Sau nầy họ lại "càng mê" hơn vợ hay chồng của mình nữa. Rồi người ta đổ thừa cho "con ma" ở Casino hoặc là tại "bùa yếm" của những nhà phong thủy, đặt đâu đó khi chủ bắt đầu xây dựng Casino mướn họ làm. Nếu ai đã vào Casino lần đầu tiên chịu khó "lưu tâm" cái chuyển biến cảm giác, tâm lý của mình thì có thể thấy được điều ấy, không cần nghĩ ngợi xa xôi.
Với chuyện "mê cờ bạc" đã đưa đến hậu quả tai hại cho gia đình, con cái; thì "mê Casino" lại càng tệ hại hơn thêm. Báo chí chẳng đăng tãi có những bà mẹ đi vào Casino để con còn nhỏ trong xe ngoài "car park" bị nắng lên làm nóng "xém chết" đứa con là gì? Thế gian từng nói: "Hùm dữ không ăn thịt con", nhưng người mẹ "mê cờ bạc" bỏ bê đứa con thơ của mình chẳng là "tệ quá" ư? Có nhiều cặp vợ chồng chỉ đợi tới ngày "tiền vô" để lãnh tiền mà tới Casino. Ôi! uống rượu đã là bê tha, không giúp ích cho xã hội. Cờ bạc lại càng làm khó cho xã hội hơn thêm! Thiên hạ bảo "Tứ đổ tường" cũng không là quá đáng!
Có một hôm, Đồ tôi đi với người bạn vào Casino. Hai đứa đang đi có một người đàn bà lấy tay "khều" anh bạn Đồ tôi lại. Đồ tôi đi tới phía trước chờ. Hai người nói chuyện một hồi. Xong, bạn Đồ tôi đi tới, Đồ tôi hỏi: Quen hả? Bạn Đồ tôi trả lời: Không quen! Đồ tôi thật là ngạc nhiên! Anh bạn hỏi Đồ tôi: Mầy biết nó nói cái gì hôn? Đồ tôi: Không biết! Nó hỏi tao muốn "chơi" không? Đồ tôi lại càng ngạc nhiên hơn, vì bạn Đồ tôi cũng đã từng dự vào các trận Casino rồi, thế mà bà nầy tại sao lại hỏi như vậy! Bạn Đồ tôi bảo: Mầy "khờ" quá! "Chơi" là cái "vụ ấy" đó, chứ không phải là hỏi tao "muốn đánh" đâu. Ở đây, có nhiều bà mê đến đổi chỉ cần vài chục bạc để đánh thôi. Vì vậy, mà sinh ra tình trạng như thế đó. Đồ tôi hởi ôi! Thật là cuộc đời có nhiều phức tạp! Nó còn bảo: Còn có vài ông hết tiền thì đứng xem, coi ai thắng xin một ít để đánh. Đồ tôi lắc đầu chịu thua! Quả Đồ tôi thật là ngu dốt, "không biết cái gì hết trọi hết trơn"!
Có người phân tích sự "tăng tiến" tệ nạn trong xã hội càng ngày càng nhiều, một phần cũng do cờ bạc và Casino mà ra. Vì nhu cầu cờ bạc, mà người ta lại không có tiền cho nên sanh ra trộm cắp, chôm chĩa, buôn bán ma túy cần sa gây điều phạm pháp. Ma túy, cần sa được tung ra thị trường nhiều chừng nào thì con cái của ta khó giữ được chừng nấy. Rồi đứa nầy "rồ quến, dụ dỗ" đứa kia. Lúc ấy, bậc cha mẹ chỉ "có nước" ngồi thở than, ủ rủ bỏ hết công ăn, việc làm để mà chạy lo cho con cái.
Biết trách ai bây giờ? Ta trách ta hay ta lại trách người?
Đồ Ngông.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”)
Vấn Đề Rượu!
Rượu là một thứ thiết yếu trong đời sống hay chỉ là một xa xỉ? Đã nhiều lần Đồ tôi cố gắng tìm hiểu, nhưng sao vẫn không giải quyết được vấn đề. Mãi rồi, Đồ tôi không cần để ý đến nó nữa! Ai muốn say thì cứ say; ai muốn vui thì cứ vui; ai muốn giải sầu thì giải sầu; hoặc họ coi đó như là một nhu cầu lễ nghĩa ăn nói thì cũng tốt. Trong dân gian người ta chẳng nói: "Rượu lễ, rượu nghĩa" là gì? Nhưng rượu bây giờ có mặt trong mọi cuộc vui và có rất nhiều thứ rượu. Ngon có, dở có, thứ mắc tiền cũng có.
Đồ tôi nhiều lúc ngông, tự dưng suy nghĩ "tầm bậy tầm bạ" về rượu: Có lẽ trong một sự tình cờ nào đó vào thời xa xưa người ta đã tìm được rượu. Rượu giúp cho cơ thể ấm chống lại những cái lạnh của thời tiết khá tốt, và khi uống tâm hồn thấy lâng lâng "quên hết sự đời", đôi khi thấy "mình lại anh hùng, dám làm những gì mà khi tỉnh mình không dám".
Rượu đến ngày nay được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới và công dụng của nó cũng đa dạng từ trong y học cho đến dân gian. Ở đây, Đồ tôi chỉ đề cập đến những điều "tào lao" để Quý vị xem chơi, gọi là mua vui trong chốc lát vậy mà!
Đồ tôi uống rượu không được nhiều, nhưng cũng có nhiều lần say túy lúy, quên hết đường về. Mỗi lần say, tỉnh dậy thấy mình mệt mỏi vô cùng, do đó Đồ tôi lần lần "ngán" (sợ) rượu, uống lại càng dở hơn. Lại có lúc "ói" giữa bàn tiệc, chẳng những làm mất cuộc vui của mọi người mà còn làm cho người ta kinh tởm nữa. Thế nên Đồ tôi, bây giờ, phải cẩn thận tự "control", tự hạn chế lấy mình, không dám để tình trạng ấy xảy ra nữa.
Phải công nhận rượu coi vậy mà có sức mạnh vô cùng to lớn, nó đánh bại tất cả mọi kẻ thù. Do vậy, mà mấy "tay" Việt Cộng sau ngày 30/4/75 đã than: "Đánh bại được mọi đế quốc từ đế quốc Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ, nhưng lại đầu hàng đế quốc doanh!". Mọi con người say "bị" rượu điều khiển một cách khác nhau. Có người uống rượu vào thì im lặng buồn ngủ, có người thì la lối ồn ào, có người lại moi móc chửi người nầy người kia hay có những người ca hát kể chuyện vui vẻ, thậm chí có những kẻ "ỉa, đái" trong quần. Đồ tôi sau khi say tỉnh dậy, tự hỏi: "Say mệt quá! Tại sao mình lại say khi mình uống đâu có bao nhiêu?"; Từ chỗ đó Đồ tôi mới biết rằng "tửu lượng" mình rất dở, và mình lại nhỏ con nên sức chịu đựng cũng không thể cao được. Rồi Đồ tôi thắc mắc: "Tại sao có người uống rượu thế mà họ lại mập, có người càng uống thì càng gầy?" Đồ tôi lại nghĩ ngông: "Chắc người máu lạnh khi uống rượu vào làm máu họ ấm lên, điều hòa cơ thể nên họ mập; còn người máu nóng khi uống vào máu lại nóng lên thêm, thiêu đốt trong thân của họ khiến họ ốm đi, và họ hay quậy". Đồ tôi gần như thỏa mãn với suy luận đó, nên sau đó Đồ tôi lại càng ngông thêm: "Tại sao khi say, thái độ tư cách của mọi người lại khác nhau?", Đồ tôi ngẫm nghĩ: "Hay tại rượu kích thích hệ thần kinh mỗi con người khác nhau, nếu kích thích vào trung khu thần kinh gây ngủ thì người đó phải buồn ngủ; kích thích vào trung tâm hoạt động thì họ ồn ào, linh hoạt; nếu thêm vào máu nóng thì họ sẽ hay gây sự; nếu "tập tính" lúc bình thường cũng xấu thì khi say họ lại càng xấu hơn...". Đồ tôi chỉ nghĩ bậy thôi, để giải thích những điều mình thấy là khá lạ lùng trong việc "uống rượu", chẳng biết là nó đúng hay sai?
Dù thế nào, trong cuộc đời "rượu" vẫn là món uống thông dụng, mà tuổi trẻ lớn lên lấy đó như là một "điều" chứng tỏ mình là người lớn, người đã trưởng thành, song song với việc "biết mùi" để trở thành "đàn ông" chứ không phải là "thanh niên" nữa.
Đồ tôi lại nhớ đến thời choai choai, mới lớn: Cũng biết cặp bè cặp bạn, lội hết nhà nầy đến nhà khác, lưu linh lưu địa, mai ngủ chỗ nầy, mai ngủ chỗ kia. Thực sự ra, bọn Đồ tôi cũng không muốn như vậy, nhưng vì tình hình an ninh lúc ấy khiến bọn Đồ tôi phải di chuyển đến chỗ nào an toàn, nhất là về ban đêm. Vì vậy ban ngày thì về nhà đi học, ban đêm thì thay đổi không chừng. Đến thời gian hè, nghỉ ba tháng thì lại tập hợp thường xuyên, thế là cũng bắt đầu tập uống rượu, đứa nào uống được nhiều mà lâu say coi như "tửu lượng" mạnh, nó là tay uống rượu "chì" (giỏi); rồi cũng lại tập hút thuốc, ban đêm cả mười mấy đứa nằm sắp lớp trên cùng một bộ ván, chia nhau từng miếng giấy quyến hoặc giấy nhựt trình (giấy báo) vấn từng điếu "thuốc rê" (thuốc bánh, hay thuốc rời để vấn) để cùng nhau hút và thổi khói cho được hình chữ O. Từ đó Đồ tôi mới biết được: "Nam vô tửu như kỳ vô phong". Và sau thời kỳ đó, rượu đã thường xuyên có mặt trong tất cả cuộc vui của bạn bè. Đồ tôi bị "bể" từ khi thằng bạn "trát" (xí gạt, gạt gẫm) Đồ tôi phải uống trong khi bụng đói. Hôm ấy vào khoảng mùa hè đỏ lửa, đã say "ói tới mật xanh" thế mà còn phải ôm súng đi trực. Uống thứ gì để cho giả rượu vẫn bị ói, ói đến lả người!
Rồi một hôm, Đồ tôi ngồi với bạn trong quán cà phê nọ. Có một ông đang say vào quán. Ông ta nói với chủ quán nhiều lắm! Xong ông ta từ giả ông chủ ra về, nhưng khi đến ngạch cửa, ông đưa chân lên lại xoay ngược trở vô, rồi đến bên ông chủ nói tiếp; rồi từ giả đến cửa lại trở vô. Đến ba lần như vậy. Đồ tôi thấy hơi lạ và nghĩ rằng: "Biết đâu một ngày nào đó mình say mình cũng sẽ như vậy. Khó coi quá!".
Lại thêm có một ông khác, ông ấy uống không nhiều, nhưng rất dễ say. Một buổi chiều ông say đi ngang qua chợ gặp đám trẻ con, chúng la lên: "Ông Cò say rượu, tụi bây ơi! Cò bay! Cò bay!". Ông ấy nghe như vậy, bèn cổi quần ra quăng lên trên không rồi cũng la "Cò bay! Cò bay!" khiến các bà đi trên đường bẻn lẽn, quay mặt sang nơi khác, đi nhanh lên! Ôi! Quả thật khi say ta không thể điều khiển lấy được ta!
Đồ tôi nhìn thấy những cảnh "đau lòng" ấy mà nghĩ đến mình. Biết đâu một lúc nào đó mình cũng giống như vậy. Rồi tự bấy giờ, cứ mỗi lần Đồ tôi uống rượu thường hay nhớ đến vài câu chuyện xa xưa. Thế mà, thỉnh thoảng Đồ tôi cũng phải "vấp ngã" đôi lần. May là Đồ tôi lúc say cũng có ít tính xấu, chỉ nói hơi nhiều, vui vẻ, hay nhắc chuyện cũ và thường nhắc đi nhắc lại; ấy cũng chẳng phải là điều hay!
Lúc xưa, đám Đồ tôi cũng thường tập hợp nhau làm đồ nhậu, nhậu rồi nói chuyện tào lao, hay hát hò. Nhưng đến một ngày nọ, một thằng bạn thấm nhuần Triết lý trong bài thơ sau đây mà nó hay đọc ra. Đồ tôi chép lại không biết có chính xác không:
Bình minh nhất trảng trà,
Nhất nhật tam bôi tửu
Thất nhật dâm nhất độ,
Lương y bất đáo gia.
(Buổi sáng uống một chén trà; mỗi ngày uống ba chung rượu; bảy ngày "sinh lý" một lần; thì thầy thuốc sẽ không phải đến nhà).
Bài thơ ấy đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nó rất mạnh, cho nên nó không chịu uống. Trong khi thằng bạn khác cứ bắt nó phải uống "chung vui" với bạn, vì:
"Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua" (Thơ Nguyễn Khuyến, "Khóc Dương Khuê").
Cứ thế mà dằn co, rồi "thằng" không muốn uống nhiều nói nặng một câu, xách chai rượu ra ngoài đường mương đập bể, thề rằng: "Từ nay tao không uống rượu với mầy nữa". Bọn Đồ tôi sau ngày đó ít tụ tập hơn và chỉ còn lại vài ba đứa, thỉnh thoảng mà thôi! Hai mươi mấy năm sau, tụi nó vẫn còn giận nhau.
Lỡ kể cho Quý vị những câu chuyện về rượu, thì Đồ tôi cũng "ráng" kể luôn để Quý vị xem chơi. Câu chuyện về "say mà không có say". Tức là người say không chịu là mình say.
"Ngày kia, ông anh hàng xóm nhà tôi là anh Ba đi nhậu ở đâu không biết, khi về anh ấy đã say rồi! Người bạn đi chung rủ anh vào quán uống ly cà phê để cho giải rượu. Nhưng anh ấy say khá nhiều, ngồi nói lãi nhãi mãi. Có mấy người thấy vậy, mới bảo: "Thôi Ba à! Con say rồi thôi về nhà nghỉ đi!". Lúc đầu anh nói anh không có say. Hồi lâu có người kêu: "Mầy về nhà nghỉ đi, say quá rồi!". Anh dòm người ấy với đôi mắt của người say, không có thần sắc, đầu thì lắc lư không vững, rồi gục xuống. Đột nhiên anh ngóc đầu lên, la lớn: "Đã nói người ta không có say mà cứ nói say hoài". Nói xong, anh chụp cái bình tích nước trà đập trên bàn vỡ tan. Mọi người trong quán ngơ ngác! Có mấy người lại nói nhỏ nhẹ khuyên, có người sai mấy đứa bé tới nhà anh ta kêu người em đến để kêu anh ta về... Cuối cùng anh về nhà. Cả anh, người em, Đồ tôi và hai người nữa ngồi trên "băng" (ghế dài nhiều người ngồi) nói chuyện, phía trước là cái thớt bán thịt heo (cái bàn lớn hình chữ nhật để đem heo làm xong, xẻ ra thịt, bày biện trên đó) vì nhà anh ta làm heo, ra thịt để bán. Đang ngồi nói chuyện không đâu, đột nhiên anh ta đứng xuống, kéo ngăn kéo ra lấy con dao "liệng" (quăng, vụt) về phía trước. Con dao bén ấy, trúng vào miệng thúng, nhảy lên rớt xuống đất, cách đứa con của người em ngồi chơi khoảng nửa thước. Tất cả đều "hú hồn"! Người em hỏi: "Anh làm gì vậy?". "Tao nói tao không có say, mà người ta cứ nói tao say. Tao làm cho người ta biết tao không say!". Đồ tôi giật mình: "Khi say người ta có một tâm lý như thế đó sao?". Từ đó, Đồ tôi cố tình quan sát thì thấy quả thật là như vậy! Cho nên, Đồ tôi lại uống rượu hạn chế thêm. Nhưng thỉnh thoảng khi nào mới bắt đầu vào tiệc mà nghe rượu có vị ngọt, ngon là hôm ấy Đồ tôi lại say. Đôi khi bạn bè phải "kè" đi về!
Trong đời, nếu kể vào việc say rượu thì không biết bao nhiêu chuyện mà kể. Từ việc gây lộn, đánh lộn, chửi nhau, mất tình bạn bè; đến đâm chém nhau trí mạng. Còn trên xứ Úc nầy thì thêm nạn lái xe chạy rất nhanh đụng vào trụ đèn, xe khác làm chết mình, chết người; hoặc bị thương nặng nề trở thành người tàn phế, dở khùng dở điên, ra tòa mất bằng lái... Thế mà người ta cứ "Nam vô tửu như kỳ vô phong", hay "Nam vô tửu bất thành nhân"...! Chưa chi, chỉ thấy khi mình say mình đã tốn tiền rượu, tiền mồi, mất nhiều thì giờ. Khi say rồi thì mình cũng chẳng làm gì được, chỉ để vợ con làm, mất đi chí khí của một người cha hay chồng. Hoặc đôi lúc vợ bực quá, nó chửi như "tát nước vào mặt" cũng phải đành nín thinh!
Nếu Quý vị để ý một chút, thì trong cuộc đời nầy biết bao nhiêu là vấn nạn xảy ra vì rượu. Đồ tôi không có khả năng quan sát hết được!
Để kết luận bài viết nầy, Đồ tôi xin kể sơ lại một câu chuyện mà Đồ tôi không nhớ hẳn là đúng hay không. Nếu sai, Quý vị chỉnh lại dùm:
"Một ngày kia, có một vị Thần hiện ra bảo một người nọ: "Nhà ngươi phải chết! Nếu nhà ngươi không muốn chết thì nhà ngươi phải chọn một trong ba điều: Một là giết mẹ, hai là đốt nhà, ba là uống rượu". Nói xong, vị Thần biến mất. Người kia sau bao lần suy nghĩ: "Nếu ta giết mẹ thì ta bất hiếu, mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta nên người, biết bao là khổ nhọc, mẹ cho ta tình thương, trìu mến... Ta không thể giết mẹ được! Còn đốt nhà, nhà là nơi ở, là công cực khổ, là tiền của của ta cùng mẹ biết bao năm dành dụm và làm việc mệt nhọc. Ta không thể đốt nhà!". Thế rồi anh ta chọn uống rượu.
Khi anh ta uống rượu, rượu làm anh ta nóng nảy, khó chịu. Trong mình như có cái gì thúc giục, thiêu đốt. Anh ta nổi lửa đốt nhà! Bà mẹ thấy vậy can ngăn. Anh ta giết mẹ!
Khi tỉnh dậy, anh ta hối hận, bèn tự tử!"
Anh ta đã làm trọn cả ba điều của vị Thần: "Chỉ vì rượu!".
Đồ Ngông.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”)
Đồ tôi nhiều lúc ngông, tự dưng suy nghĩ "tầm bậy tầm bạ" về rượu: Có lẽ trong một sự tình cờ nào đó vào thời xa xưa người ta đã tìm được rượu. Rượu giúp cho cơ thể ấm chống lại những cái lạnh của thời tiết khá tốt, và khi uống tâm hồn thấy lâng lâng "quên hết sự đời", đôi khi thấy "mình lại anh hùng, dám làm những gì mà khi tỉnh mình không dám".
Rượu đến ngày nay được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới và công dụng của nó cũng đa dạng từ trong y học cho đến dân gian. Ở đây, Đồ tôi chỉ đề cập đến những điều "tào lao" để Quý vị xem chơi, gọi là mua vui trong chốc lát vậy mà!
Đồ tôi uống rượu không được nhiều, nhưng cũng có nhiều lần say túy lúy, quên hết đường về. Mỗi lần say, tỉnh dậy thấy mình mệt mỏi vô cùng, do đó Đồ tôi lần lần "ngán" (sợ) rượu, uống lại càng dở hơn. Lại có lúc "ói" giữa bàn tiệc, chẳng những làm mất cuộc vui của mọi người mà còn làm cho người ta kinh tởm nữa. Thế nên Đồ tôi, bây giờ, phải cẩn thận tự "control", tự hạn chế lấy mình, không dám để tình trạng ấy xảy ra nữa.
Phải công nhận rượu coi vậy mà có sức mạnh vô cùng to lớn, nó đánh bại tất cả mọi kẻ thù. Do vậy, mà mấy "tay" Việt Cộng sau ngày 30/4/75 đã than: "Đánh bại được mọi đế quốc từ đế quốc Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ, nhưng lại đầu hàng đế quốc doanh!". Mọi con người say "bị" rượu điều khiển một cách khác nhau. Có người uống rượu vào thì im lặng buồn ngủ, có người thì la lối ồn ào, có người lại moi móc chửi người nầy người kia hay có những người ca hát kể chuyện vui vẻ, thậm chí có những kẻ "ỉa, đái" trong quần. Đồ tôi sau khi say tỉnh dậy, tự hỏi: "Say mệt quá! Tại sao mình lại say khi mình uống đâu có bao nhiêu?"; Từ chỗ đó Đồ tôi mới biết rằng "tửu lượng" mình rất dở, và mình lại nhỏ con nên sức chịu đựng cũng không thể cao được. Rồi Đồ tôi thắc mắc: "Tại sao có người uống rượu thế mà họ lại mập, có người càng uống thì càng gầy?" Đồ tôi lại nghĩ ngông: "Chắc người máu lạnh khi uống rượu vào làm máu họ ấm lên, điều hòa cơ thể nên họ mập; còn người máu nóng khi uống vào máu lại nóng lên thêm, thiêu đốt trong thân của họ khiến họ ốm đi, và họ hay quậy". Đồ tôi gần như thỏa mãn với suy luận đó, nên sau đó Đồ tôi lại càng ngông thêm: "Tại sao khi say, thái độ tư cách của mọi người lại khác nhau?", Đồ tôi ngẫm nghĩ: "Hay tại rượu kích thích hệ thần kinh mỗi con người khác nhau, nếu kích thích vào trung khu thần kinh gây ngủ thì người đó phải buồn ngủ; kích thích vào trung tâm hoạt động thì họ ồn ào, linh hoạt; nếu thêm vào máu nóng thì họ sẽ hay gây sự; nếu "tập tính" lúc bình thường cũng xấu thì khi say họ lại càng xấu hơn...". Đồ tôi chỉ nghĩ bậy thôi, để giải thích những điều mình thấy là khá lạ lùng trong việc "uống rượu", chẳng biết là nó đúng hay sai?
Dù thế nào, trong cuộc đời "rượu" vẫn là món uống thông dụng, mà tuổi trẻ lớn lên lấy đó như là một "điều" chứng tỏ mình là người lớn, người đã trưởng thành, song song với việc "biết mùi" để trở thành "đàn ông" chứ không phải là "thanh niên" nữa.
Đồ tôi lại nhớ đến thời choai choai, mới lớn: Cũng biết cặp bè cặp bạn, lội hết nhà nầy đến nhà khác, lưu linh lưu địa, mai ngủ chỗ nầy, mai ngủ chỗ kia. Thực sự ra, bọn Đồ tôi cũng không muốn như vậy, nhưng vì tình hình an ninh lúc ấy khiến bọn Đồ tôi phải di chuyển đến chỗ nào an toàn, nhất là về ban đêm. Vì vậy ban ngày thì về nhà đi học, ban đêm thì thay đổi không chừng. Đến thời gian hè, nghỉ ba tháng thì lại tập hợp thường xuyên, thế là cũng bắt đầu tập uống rượu, đứa nào uống được nhiều mà lâu say coi như "tửu lượng" mạnh, nó là tay uống rượu "chì" (giỏi); rồi cũng lại tập hút thuốc, ban đêm cả mười mấy đứa nằm sắp lớp trên cùng một bộ ván, chia nhau từng miếng giấy quyến hoặc giấy nhựt trình (giấy báo) vấn từng điếu "thuốc rê" (thuốc bánh, hay thuốc rời để vấn) để cùng nhau hút và thổi khói cho được hình chữ O. Từ đó Đồ tôi mới biết được: "Nam vô tửu như kỳ vô phong". Và sau thời kỳ đó, rượu đã thường xuyên có mặt trong tất cả cuộc vui của bạn bè. Đồ tôi bị "bể" từ khi thằng bạn "trát" (xí gạt, gạt gẫm) Đồ tôi phải uống trong khi bụng đói. Hôm ấy vào khoảng mùa hè đỏ lửa, đã say "ói tới mật xanh" thế mà còn phải ôm súng đi trực. Uống thứ gì để cho giả rượu vẫn bị ói, ói đến lả người!
Rồi một hôm, Đồ tôi ngồi với bạn trong quán cà phê nọ. Có một ông đang say vào quán. Ông ta nói với chủ quán nhiều lắm! Xong ông ta từ giả ông chủ ra về, nhưng khi đến ngạch cửa, ông đưa chân lên lại xoay ngược trở vô, rồi đến bên ông chủ nói tiếp; rồi từ giả đến cửa lại trở vô. Đến ba lần như vậy. Đồ tôi thấy hơi lạ và nghĩ rằng: "Biết đâu một ngày nào đó mình say mình cũng sẽ như vậy. Khó coi quá!".
Lại thêm có một ông khác, ông ấy uống không nhiều, nhưng rất dễ say. Một buổi chiều ông say đi ngang qua chợ gặp đám trẻ con, chúng la lên: "Ông Cò say rượu, tụi bây ơi! Cò bay! Cò bay!". Ông ấy nghe như vậy, bèn cổi quần ra quăng lên trên không rồi cũng la "Cò bay! Cò bay!" khiến các bà đi trên đường bẻn lẽn, quay mặt sang nơi khác, đi nhanh lên! Ôi! Quả thật khi say ta không thể điều khiển lấy được ta!
Đồ tôi nhìn thấy những cảnh "đau lòng" ấy mà nghĩ đến mình. Biết đâu một lúc nào đó mình cũng giống như vậy. Rồi tự bấy giờ, cứ mỗi lần Đồ tôi uống rượu thường hay nhớ đến vài câu chuyện xa xưa. Thế mà, thỉnh thoảng Đồ tôi cũng phải "vấp ngã" đôi lần. May là Đồ tôi lúc say cũng có ít tính xấu, chỉ nói hơi nhiều, vui vẻ, hay nhắc chuyện cũ và thường nhắc đi nhắc lại; ấy cũng chẳng phải là điều hay!
Lúc xưa, đám Đồ tôi cũng thường tập hợp nhau làm đồ nhậu, nhậu rồi nói chuyện tào lao, hay hát hò. Nhưng đến một ngày nọ, một thằng bạn thấm nhuần Triết lý trong bài thơ sau đây mà nó hay đọc ra. Đồ tôi chép lại không biết có chính xác không:
Bình minh nhất trảng trà,
Nhất nhật tam bôi tửu
Thất nhật dâm nhất độ,
Lương y bất đáo gia.
(Buổi sáng uống một chén trà; mỗi ngày uống ba chung rượu; bảy ngày "sinh lý" một lần; thì thầy thuốc sẽ không phải đến nhà).
Bài thơ ấy đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nó rất mạnh, cho nên nó không chịu uống. Trong khi thằng bạn khác cứ bắt nó phải uống "chung vui" với bạn, vì:
"Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua" (Thơ Nguyễn Khuyến, "Khóc Dương Khuê").
Cứ thế mà dằn co, rồi "thằng" không muốn uống nhiều nói nặng một câu, xách chai rượu ra ngoài đường mương đập bể, thề rằng: "Từ nay tao không uống rượu với mầy nữa". Bọn Đồ tôi sau ngày đó ít tụ tập hơn và chỉ còn lại vài ba đứa, thỉnh thoảng mà thôi! Hai mươi mấy năm sau, tụi nó vẫn còn giận nhau.
Lỡ kể cho Quý vị những câu chuyện về rượu, thì Đồ tôi cũng "ráng" kể luôn để Quý vị xem chơi. Câu chuyện về "say mà không có say". Tức là người say không chịu là mình say.
"Ngày kia, ông anh hàng xóm nhà tôi là anh Ba đi nhậu ở đâu không biết, khi về anh ấy đã say rồi! Người bạn đi chung rủ anh vào quán uống ly cà phê để cho giải rượu. Nhưng anh ấy say khá nhiều, ngồi nói lãi nhãi mãi. Có mấy người thấy vậy, mới bảo: "Thôi Ba à! Con say rồi thôi về nhà nghỉ đi!". Lúc đầu anh nói anh không có say. Hồi lâu có người kêu: "Mầy về nhà nghỉ đi, say quá rồi!". Anh dòm người ấy với đôi mắt của người say, không có thần sắc, đầu thì lắc lư không vững, rồi gục xuống. Đột nhiên anh ngóc đầu lên, la lớn: "Đã nói người ta không có say mà cứ nói say hoài". Nói xong, anh chụp cái bình tích nước trà đập trên bàn vỡ tan. Mọi người trong quán ngơ ngác! Có mấy người lại nói nhỏ nhẹ khuyên, có người sai mấy đứa bé tới nhà anh ta kêu người em đến để kêu anh ta về... Cuối cùng anh về nhà. Cả anh, người em, Đồ tôi và hai người nữa ngồi trên "băng" (ghế dài nhiều người ngồi) nói chuyện, phía trước là cái thớt bán thịt heo (cái bàn lớn hình chữ nhật để đem heo làm xong, xẻ ra thịt, bày biện trên đó) vì nhà anh ta làm heo, ra thịt để bán. Đang ngồi nói chuyện không đâu, đột nhiên anh ta đứng xuống, kéo ngăn kéo ra lấy con dao "liệng" (quăng, vụt) về phía trước. Con dao bén ấy, trúng vào miệng thúng, nhảy lên rớt xuống đất, cách đứa con của người em ngồi chơi khoảng nửa thước. Tất cả đều "hú hồn"! Người em hỏi: "Anh làm gì vậy?". "Tao nói tao không có say, mà người ta cứ nói tao say. Tao làm cho người ta biết tao không say!". Đồ tôi giật mình: "Khi say người ta có một tâm lý như thế đó sao?". Từ đó, Đồ tôi cố tình quan sát thì thấy quả thật là như vậy! Cho nên, Đồ tôi lại uống rượu hạn chế thêm. Nhưng thỉnh thoảng khi nào mới bắt đầu vào tiệc mà nghe rượu có vị ngọt, ngon là hôm ấy Đồ tôi lại say. Đôi khi bạn bè phải "kè" đi về!
Trong đời, nếu kể vào việc say rượu thì không biết bao nhiêu chuyện mà kể. Từ việc gây lộn, đánh lộn, chửi nhau, mất tình bạn bè; đến đâm chém nhau trí mạng. Còn trên xứ Úc nầy thì thêm nạn lái xe chạy rất nhanh đụng vào trụ đèn, xe khác làm chết mình, chết người; hoặc bị thương nặng nề trở thành người tàn phế, dở khùng dở điên, ra tòa mất bằng lái... Thế mà người ta cứ "Nam vô tửu như kỳ vô phong", hay "Nam vô tửu bất thành nhân"...! Chưa chi, chỉ thấy khi mình say mình đã tốn tiền rượu, tiền mồi, mất nhiều thì giờ. Khi say rồi thì mình cũng chẳng làm gì được, chỉ để vợ con làm, mất đi chí khí của một người cha hay chồng. Hoặc đôi lúc vợ bực quá, nó chửi như "tát nước vào mặt" cũng phải đành nín thinh!
Nếu Quý vị để ý một chút, thì trong cuộc đời nầy biết bao nhiêu là vấn nạn xảy ra vì rượu. Đồ tôi không có khả năng quan sát hết được!
Để kết luận bài viết nầy, Đồ tôi xin kể sơ lại một câu chuyện mà Đồ tôi không nhớ hẳn là đúng hay không. Nếu sai, Quý vị chỉnh lại dùm:
"Một ngày kia, có một vị Thần hiện ra bảo một người nọ: "Nhà ngươi phải chết! Nếu nhà ngươi không muốn chết thì nhà ngươi phải chọn một trong ba điều: Một là giết mẹ, hai là đốt nhà, ba là uống rượu". Nói xong, vị Thần biến mất. Người kia sau bao lần suy nghĩ: "Nếu ta giết mẹ thì ta bất hiếu, mẹ đã sinh ra ta, nuôi ta nên người, biết bao là khổ nhọc, mẹ cho ta tình thương, trìu mến... Ta không thể giết mẹ được! Còn đốt nhà, nhà là nơi ở, là công cực khổ, là tiền của của ta cùng mẹ biết bao năm dành dụm và làm việc mệt nhọc. Ta không thể đốt nhà!". Thế rồi anh ta chọn uống rượu.
Khi anh ta uống rượu, rượu làm anh ta nóng nảy, khó chịu. Trong mình như có cái gì thúc giục, thiêu đốt. Anh ta nổi lửa đốt nhà! Bà mẹ thấy vậy can ngăn. Anh ta giết mẹ!
Khi tỉnh dậy, anh ta hối hận, bèn tự tử!"
Anh ta đã làm trọn cả ba điều của vị Thần: "Chỉ vì rượu!".
Đồ Ngông.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”)
Subscribe to:
Posts (Atom)