Thursday, December 18, 2014

*Làm Người Dân!


*Tào Lao Thế Sự 2          (tt)


 
i đến làm người dân là nói đến đại đa số những con người đã, đang và sẽ được sinh sống trên cõi đời nầy. Không mấy ai mà không khỏi phải làm người dân choớc mà mình sinh ra, lớn lên trong cái đấtớc ấy. Về sau có mấy ai làm quan hay không thì không biết, nhưng chắc chắn họ phải làm người dân trước cái đã! Cái phong cách người dân sẽ khác quan rất nhiều, và người làm quan sẽ lột bỏ từng phong cách của người dân mà thay vào đó phong cách oai dũng, đầy quyền lực của một ông quan dù đó là ông quan nhỏ, thì đừng nói chi là đến ông quan to! Ông Tù Tởng nguyên thủy vẫn là một người dân như bao nhiêu người khác, nhưng vì ông ta có một cái uy, có một số khả năng hơn người nên được mọi người trong bộ lạc kính nễ và thấy ông có thể đại diện mình để lãnh đạo cả nhóm được nên ông đưc đề cử lên vai trò lãnh đạo: Làm Tù Trưởng. Từ ngày ông lên làm Tù Tng được mọi người cung kính "thưa gởi, bẩm báo", ông lại thấy mình có cái oai nên "lời kẻ cả" bắt đầu phát sinh để những thái độ khác đi theo, cùng kéo theo cả gia đình con cái. Nói đến Tù Trưởng là nói đến một phạm vi nhỏ hẹp, hay một cộng đồng không bao nhiêu người thì đã là như vậy, thì đối với quốc gia sẽ đến cỡ bậc nào. Càng lên cao thì thái độ càng đáng "nễ phục" hơn nhiều! Trong truyện Tàu đầy dẫy những chuyện các vị vua xuất thân từ người dân, nhưng vì có "chân mạng đế vương" nên được dân chúng "theo phò” để mở một triều đại khác và làm vua. Ông vua lúc đầu còn nghĩ đến công lao dân chúng nên bắt đầu của triều đại dân chúng được ấm no. Nhưng sau đó vua quan chỉ nghĩ đến họ mà quên người dân cho nên đầy sưu cao thuế nặng khiến cho đời sống của người dân phải đu linh để rồi lịch sử tiếp tục một triều đại khác thay thế cho triều đại nầy! Nhưng "làm người dân" vẫn là muôn đời chỉ là kẻ nô lệ cho cấp trên!

Nói như vậy chắc chắn những người cấp trên sẽ không thích, vì cách nói "thẳng như ruột ngựa" ấy đúng là một cảnh đau lòng. Nhưng suy đi nghĩ lại thì cũng chẳng là sai ngoa! Vì làm người dân chỉ có biết tuân hành những luật lệ, quy tắc mà người lãnh đo đt ra được gọi là để bảo vệ trật tự, kỷ cương của đt nước. Dù những luật ấy có bảo vệ cho đt nước thực thụ hay bảo vệ cho một tổ chức, một hệ thống kiềm kẹp nào đó, hoặc bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người hay một chế độ thì người dân vẫn phải thi hành mà không có quyền chống đối giống như chế độ của Saddam Hussein ở Iraq mà thôi.



Lên Cao.

Lên cao ông được của, tiền nhiều

Danh thế, thế thời ông rộng tiêu

Hể hả, ông ngồi ông nhịp cẳng

Dân ngồi thắp thỏm, dáng tiêu điều!



Lên cao, ông đứng trên đầu non

Ông thấy đỉnh mây đầy ấn, son

Ông thấy quanh ta đầy sức sống

n thường bên dưới, gạo không còn!



ồ Ngông, 10/12/2014)



Bất kỳ trong chế độ nào đi nữa, ngưi ta đều tuyên xưng người dân luôn là đi tượng của chế độ, nhưng sự tuyên xưng ấy chỉ là một lý lẽ đ che đậy cho cái điều khác biệt mà hệ thống lãnh đạo của chế độ ấy thực hiện ở sau lưng, hoặc để bắt người dân phải làm những điều mà chế độ mình muốn, dù những điều đó không đem lại ích lợi thiết thực cho người dân mà chỉ đem lại quyền lợi cho chế độ hay những người thừa hành; nhưng người dân không may vẫn mãi là "mục tiêu” cho đường lối của chính phủ hay hệ thống cầm quyền! Bỡi thế trong Đạo Phật, Đức Phật sau khi thành đạo đã chỉ rõ cái "ích kỷ, ngạo mạn, tham lam, chà đp người khác, cướp của…" của "bản ngã" (cái ý thức của Mạt-Na-Thức) của mình mà làm cho người khác chịu nhiều đau khổ hoặc điêu linh, nhất là khi "bản ngã" của mình có nhiều quyền lực, nắm sự "sanh sát" trong tay!



Bản Ngã!

Ông thấy cái Ta quả thật cao

Đủ quyền, đủ lực, cứ gom vào

Tiền nong, của cải đầy âm ấp

Mọi thứ, bạc vàng nhiều hơn sao!



Ông sướng trên đầu của vạn dân

Ông đâu có thấy cái dân cần

Ông đâu có biết cho dân sướng

Chỉ thấy là "Ta": Chủ vạn dân!



ồ Ngông, 19/12/2014).



Quả thật trong lịch sử làm người dân, người dân không bao giờ được chống đối lại những cách làm của một chính phủ nào cả, dù chính phủ đó là của một đt nưc độc lập hay là một chính phủ tay sai cho một thế lực nào đó. Người dân luôn chỉ là một thành phần phải thừa hành, tuân lệnh, đóng góp tiền của để làm giàu cho hệ thống cầm quyền, thi hành những nhiệm vụ để củng cố quyền lực, bảo vệ cho chế đđang thống trị; và người dân phải biết phớt lờ đến những người thừa hành đã có các hành vi "tham nhũng”, cướp của công do mình đã đóng góp; nếu không sẽ có nhiều ‘rắc rối" vì mình không có quyền lực gì cả!

Cho nên "Cho dân và vì dân” hay “Người dân…" là gì đi nữa, thì đó cũng chỉ là những khẩu hiệu luôn được nêu lên chỉ là để cho vui mà thôi! Bỡi vì thân phận của người dân muôn đời vẫn là "Nô lệ" cho những chế độ cầm quyền, dù chính quyền đó độc lập hoặc tay sai!



Đồ Ngông,

19/12/2014.

Saturday, November 29, 2014

*Báo Cáo!


*Tào Lao Thế Sự 2.        (tt)


Xin Quý Vị đng tưng Đồ Ngông tôi đang đề cập đến chuyện một người sắp lên báo cáo với Quý vị về một vấn đề nào đó. Không đâu, Đồ Ngông tôi muốn nói đến một việc thật là hệ trọng hơn cái chuyện của ông tai to mặt bự sắp lên để trình bày một kế hoạch hay một chuyện gì đó với nhiều người thuộc thành phần thính giả được mời tham dự. Đồ Ngông tôi thật là ngông, muốn xen vào cái chuyện gọi là hành chánh: Cấp dưới "báo cáo" những việc, kết quả mình hay nhóm của mình làm được cho cấp trên bằng giấy tờ có chữ ký, con dấu hẳn hoi.

Thông thường trong mọi cấp hành chánh của mọi chính phủ đều có những báo cáo cho cấp trên. Ðơn vị nhỏ báo cáo cho cấp to để xin chỉ thị hay những thành tích đã đt được, nhất là những báo cáo quan trọng là các bản tổng kết cuối năm hay cuối tài khóa. Từ những báo cáo nầy, người ta mới đnh hướng cho kế hoạch tiếp theo, rút các ưu khuyết điểm để thực hiện kế hoạch cho trọn vẹn. Nói thì cho ngon, kể ra thì rất là êm xuôi, mà ngưi đời đã có nhận xét rằng: "Nói thì dễ, chứ làm thì khó", mà quả thật như vậy, cái tâm lý che đậy những gì xấu của mình là một cái tâm lý ngàn đời của con ngưi. Che đậy cái xấu như "mèo giấu cứt" ấy!



Tốt Khoe, Xấu Che!

Tục ngữ, ông bà đã có câu

Mang chi bộ mặt, nét sầu sầu

Đem ra thiên hạ, xem ghê nhỉ

Nét đẹp, sao mà lại đđâu!



Ông tệ, nhưng mà có chịu đâu

Nghênh ngang, nỗi hứng kẻ to đầu

Phen nầy ta quyết cho thiên hạ

Biết được là ta cũng có đầu!



Đồ Ngông, (30/11/2014)



Thế rồi, cái bản báo cáo nó cứ được thổi phồng thêm chút ít là ít nhất, đó là bản báo cáo tương đối trung thực. Ai dại gì nói những điều thất bại, không thành công nhiều vào trong bản báo cáo khiến cho cấp trên buồn buồn nó chửi hay phê bình nặng nề trong các buổi hội nghị thì biết úp mặt vào đâu. O bế thêm chút nữa, thì những thành tích đạt được mình cứ làm cho kêu lên, mình cứ quan trọng hóa cái vai trò giúp đỡ, lãnh đo đng đắn của cấp trên; thì người trên sẽ được nở lỗ mũi mà mình cũng chẳng thiệt hại gì! Nhưng bao giờ cũng vậy, những thằng người biết nịnh cấp trên, tất nó cũng biết đè cấp dưới, thế mà nó được yên thân và thăng cấp mau lẹ, vì nó biết gãi ngứa. Còn những tay không chịu gãi ngứa, cứ tong tỏng thẳng ruột ngựa; chí khí thì có đó nhưng rồi bị gán ghép là ương ngạnh, cứng đầu, không tuân hành lệnh cấp trên, lúc nào cũng tỏ ra chống đối…thế là "mày sẽ biết tay tao!", thế nào cũng bị đè chết bỏ. Trừ khi nó biết xin lỗi và "biết điều": "Em lỡ dại, xin anh chị bỏ qua cho, nhà em cũng có chút đỉnh quà để tặng anh chị xài", rồi từ từ những khó khăn được gỡ và từ đó mình lại được nhập vào băng đảng, và xuôi theo dòng nước.



Xuôi Dòng!

Lội dòng nưc ngược, khó mà lên

Đã mỏi thân con, trí nhủn mềm

Cố lắm, nhưng mà người đã kiệt

Lấy đâu che chở cả bầy con!



Xuôi dòng cho đỡ phải hao hơi

Đỡ cả công lao, đỡ cuộc đời

Mặc kệ cho người, cho Tổ quốc

Đi vào chung cuộc, một trò chơi!



Đồ Ngông, (30/11/2014)



Ôi! Đúng là cuộc đời! Những lời "nghịch nhĩ" thì khó nghe, những điều chân thật thì thường vương tội vạ vì mình không biết cố gắng khắc phục, mình bất tài…cho nên báo cáo trở thành một cái "mốt" đánh bóng, che dấu những gì gọi là yếu kém vừa có thể kiếm thêm được ngân sách, vừa không phải bị chửi, hay bay chức mà lại được lòng của cấp trên! Vui vẻ nhau cả làng! Thế rồi báo cáo trở thành những đòn lừa, từ cấp thấp cho đến những cấp cao. Đến một ngày nào đó, vỡ ra "bình mắm đã thối", sự sụp đỗ của một căn nhà được xây dựng trên thành tích không có thực không thể tránh khỏi, mà ruồi nhặng lại bu đầy!



Đồ Ngông,

30/11/2014.

Saturday, November 22, 2014

*Chủ Nghĩa Thống Trị- Ăn Hiếp- Áp Bức!


*Tào Lao Thế Sự 2.       (tt)


m nay Đồ Ngông tôi lại viết chuyện Tào Lao. Đã lâu lắm rồi viết cái kiểu đàng hoàng nó cũng trở nên nhạt nhẽo làm sao ấy. Thôi thì chuyển "tông” để làm mắm dưa, dưa mắm cho đỡ buồn!

Những chuyện Đồ Ngông tôi viết chỉ là những chuyện đđọc "Tào lao" chơi cho vui, chứ nó chẳng có tài liệu, trích dẫn, hay tích sự gì cả. Nghĩ đâu bạ đó, chẳng có bằng chứng, chẳng muốn đụng chạm tới ai. Chuyện gì trong xã hội có thì mình góp chút ý kiến chơi, còn rủi trúng ai thì ráng chịu, nhưng mong người ta thông cảm cho, vì mình đâu có cố tình. Đồ Ngông tôi chỉ muốn nói chuyện Tào Lao thôi mà! Và cũng đâu có muốn những suy nghĩ của mình phải ảnh hưởng hay thâm nhập vào người khác như "Chủ nghĩa thống trị" mà bao nhiêu người hay nhiều quốc gia muốn làm.

"Chủ Nghĩa Thống Trị" là chủ nghĩa gì nhỉ? Thực sự thì Đồ Ngông tôi cũng chưa nghe đến chủ nghĩa thống trị bao giờ. Người ta chỉ "Muốn", "Thực hiện" sự thống trị lên người khác hay nước khác, nhưng tại vì Đồ Ngông tôi thấy thiên hạ ai cũng muốn đè đu cưỡi cổ thiên hạ nên vội vàng nỗi hứng đặt cho nó cái tên nghe dữ dội là "Chủ Nghĩa Thống Trị" cho nó oai và để nhằm "quan trọng hóa" vấn đđó thôi!



*Thấy rằng!

Thấy rằng thiên hạ thích làm to

Ai ai cũng muốn nhái ra bò

To đầu lớn xác hù con nít

Gom đ người khác, chở về kho!



Thấy rằng sức mạnh mới là ăn

Dao to, búa lớn, nhiều hung hăng

Đem ra hàng khối, đe thiên hạ

Thủ đoạn tranh hơn, mãi nhập nhằng!



ớp của, giành phần, cứ tiến lên

Ta to, đã mạnh lại lắm tiền

Phen nầy đi lấy, gom khắp cõi

Thỏa mộng ngàn năm, chiếm mọi miền!



ồ Ngông, 19/11/2014)



Muốn hay ý đồ thống trị không phải cho đến bây giờ mới có, mà có thể từ khi có con người là đã có điều ấy rồi. Nó cũng như là một bản năng của loài người, ai cũng muốn người khác phải nghe mình, làm theo điều mình muốn và chịu sự điều khiển của mình dù mình có tài hay không. Một đám con nít cũng ồn ào về ý tao ý mầy; những nhà trí thức cũng bênh vực ý kiến mình là đúng, đôi khi còn mỉa mai hay phê bình nặng nhẹ với lời lẽ không được khiêm tốn thì huống chi đến những con người bình thường. Cho nên ở cái xã hội loài người, nếu không có những quy luật hay những quy ưc ước lệ thì là một sự náo loạn không ngừng! Đến nay, coi mòi thế giới này cũng bắt đầu đi vào cái thời kỳ man rợ cố hữu của "mạnh hiếp yếu, to hiếp nhỏ, không tuân theo quy luật chung nào cả"!

Người ta bày ra cái tổ chức gọi là Liên Hiệp Quốc gọi là để vận hành một hệ thống quốc tế nhằm giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng nhằm giúp cho thế giới sống được yên ổn hòa bình hơn, do từ những kinh nghiệm kinh hoàng của các trận thế chiến I và II. Nhưng với những trường hợp gọi là diệt chủng của Nam Tư, hay Kampuchia quốc tế đã làm ðược gì? Hay khi các chế đđó đã bị làm sụp đổ thì Liên Hiệp Quốc mới đưa những lãnh tụ ấy ra tòa án quốc tế! Tại sao Liên Hiệp Quốc không lên tiếng từ khi những chế độ ấy làm công việc diệt chủng hoặc tội phạm chiến tranh? Và tại sao Liên Hiệp Quốc không dám đá đng đến những quốc gia làm hậu thuẫn cho những chế độ ấy? Coi vậy mà Liên Hiệp Quốc cũng còn sợ! Thực là chẳng xứng đáng chút nào! Nhưng có còn hơn không? Người ta muốn làm sai trái thì còn có chút e dè vẫn là đỡ hơn!

Từ thời con nít, người ta đã biết tạo thành những tổ chức để thống trị người khác qua các trò chơi chia phe, đánh lộn.., cho nên đến lớn tưởng ấy lại càng phát triển hơn lên với một quy mô tinh vi mà sau nầy khi tìm hiểu vào Đạo Phật, Đồ Ngông tôi mới thấy thật "Cái Ngã" quả là vĩ đại, chiếm hầu hết mọi sinh hoạt của đời sống lẫn tinh thần. Những đế quốc, những Đi Đế trong lịch sử như Cesar, Tần Thủy Hoàng, Constantine, Charlemagne, Thành Cát Tư Hãn hay Hitler…cũng đều nhằm giương cao cá nhân hoặc là Tổ quốc, chủng tộc "của mình". Ngay cả trong tôn giáo cũng có nhiều vị giáo chủ cho "Cái Ta" là lớn, mang sứ mệnh "Thế thiên hành đạo" và muốn tất cả người khác đu dưới sự "thống trị" của tôn giáo mình và vinh danh chỉ mình mà thôi! Cho nên, các chiến tranh khủng khiếp cứ tiếp tục xảy ra. Ngay cả Đức Chúa Trời cũng muốn độc tôn phụng thờ, lẫn Quỷ Sa Tăng cũng thế mà thôi!

Khởi đầu loài người tạo thành bộ lạc, do nhu cầu tổ chức cần người lãnh đạo, thủ lãnh đđiều khiển, điều hành; thế rồi do bản năng sự sống cần đánh chiếm nên chiến tranh giành giật giữa những bộ lạc: Bộ lạc nầy tiêu diệt bộ lạc khác để có vùng đất lớn hơn, rồi qua quá trình lịch sử những quốc gia thành hình với biết bao là chủng tộc và quốc gia nhỏ phải biến mất, nhiều chủng tộc bị "tan chảy" cùng với chủng tộc lớn, và đến nay họ cũng chẳng biết họ đã xuất thân từ đâu! Đôi khi họ cũng chẳng biết họ là con cháu của thành phần đối kháng đã lưu vong, giống như những người theo đạo nào đó chẳng biết mình thuộc hậu duệ của những người đã bị buộc phải theo bằng vũ lực (theo đạo hay chết) mà chỉ thấy mình là một tín đồ ngoan đạo!

Nếu ngày xưa, người ta có nhiều ăn hiếp vì ỷ mình mạnh thì ăn hiếp yếu, ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, ỷ giàu ăn hiếp nghèo…Họ dùng thế, tiền bạc sức mạnh để buộc những người hay những nước, nhỏ yếu hơn phải lệ thuộc, đầu phục hay phải chịu cảnh tiêu vong, rồi từ đó họ áp đặt những luật lệ, những quy định khiến cho kẻ thất thế thành những nô lệ. Họ dùng mọi hình thức để khuất phục kẻ bại trận biến chúng thành là những giọt máu trong cơ thể quốc gia của họ, để chúng không bao giờ còn có ý định khôi phục lại những gì xưa cũ! Sự uy hiếp, áp bức ấy có lẽ chỉ có dân Việt Nam mới thấm thía và hiểu rõ nhất từ trong lịch sử mà thôi, nhất là đối với những đế quốc phong kiến Tàu thì người dân Việt đã không lạ gì!

Đồ Ngông tôi tưởng rằng Chủ Nghĩa Đế Quốc đã cáo chung sau trận Đệ Nhị Thế Chiến đ nhường lai cho một thời đại Văn Minh hơn, loài người biết nhận chân được sự cần thiết của hòa bình. Thế nhưng, mất hình thức đế quốc nầy thì hình thức đế quốc khác lại hiện ra, rồi cũng tranh giành nhau, rồi cũng ăn hiếp đđi đến dùng vũ lực đe dọa, áp bức những con người và những quốc gia yếu thế hơn!



*Có Chi.

Có chi trong cõi thế gian này

Bát nháo, lao nhao chút mảy may

Đã khổ thân người, thêm ước muốn

Lại đầy tham vọng, lẫn cuồng say

Tai to, mặt bự, trùm muôn nẻo

Thế khiếp, oai hùng tỏa khắp nơi.

"Cái ngã" vươn cao đầy ngã mạn

Nỗi lòng sân hận ngút lên trời!



ồ Ngông, 19/11/2014).



 

 

Quả là trong thế giới, cũng như của những kiếp con người, chắc không bao giờ thay đổi! Chân lý hẳn là như vậy mãi ngàn năm!



Đồ Ngông,

19/11/2014.

Friday, November 14, 2014

*Ăn!


*Thơ Đồ Ngông!       (tt)




*Ăn!

 

Ta ngồi xúm lại mà ăn

Ăn sao cho sạch, chén tô chẳng còn

Ăn cùng cho cả núi non

Ăn luôn sông nước, mây trời chẳng tha

Ăn trên chẳng thấy là nhà

Làm sao bên dưới, chẳng còn người dân

Ăn cho chẳng có lối vào

Ăn đi…ăn nữa, còn đường…cứ ăn!

 

Đồ Ngông,

12/11/2014.

 

 

 

*Nực Cười!

 

Nực cười chú Cuội leo thang

Ngàn năm tới được một bên chị Hằng

Chị Hằng đẹp thế mà than

Bỡi vì quá đẹp, nên chàng làm thinh

Bao năm khép nép thân mình

Đành ngồi giữ gốc cây đa ôm sầu

Chị Hằng thời sắc còn đâu

Thời gian qua mãi, lâu lâu vẫn buồn!

 

Đồ Ngông,

13/11/2014.

 

 

 

*Cản Đường.

 

Không đi sao lại cản đường

Lơ ngơ, lớ ngớ một bầy không nghe

Sao đâu lại cứ ngẫng đầu

Tưởng rằng ta đã hiểu sâu mọi điều

Mà ra tan cả bầu trời

Đất kia cũng nát, lầm than khốn cùng

Một vùng đất chết mông lung

Bao nhiêu oằn oại, tiếng than tắc ngầm!

 

Đồ Ngông,

13/11/2014.

Wednesday, November 5, 2014

*Phong Cách Của Một Dân Tộc.


*Tào Lao Thế Sự 2.        (tt)



Mỗi một dân tộc thường có phong thái thể hiện nền văn hóa riêng biệt của dân tộc ấy. Phong cách đó được kết tụ nhiều năm qua quá trình tiến triển và sửa đổi, hoặc có thể trong sự giao lưu với những sắc dân khác mà pha trộn ít nhiều, nhưng nó vẫn thể hiện những đặc trưng cái tính của một dân tộc. Điều đó ta có thể nhận biết qua cử chỉ, hành vi, cách ăn mặc, cách hành xử, đối thoại trong đời sống hàng ngày.

Tuỳ theo điều kiện sinh sống, thời tiết của khu vực, địa phương mà người dân ở nơi nào đó có những sinh hoạt khác biệt về giờ giấc, cách kiến trúc thích hợp: Giống như người Eskimo sống trên xứ tuyết nên họ có cách sống, cách kiếm ăn, ở hay trang phục cũng có nhiều khác biệt để thích nghi trong môi trường của họ. Nói chung, tùy theo môi trường mà con người có những cách sống khác nhau và cách sống ấy được biến đổi dần theo từng giai đoạn.

Nếu nói về xã hội Việt Nam ta trong các giai đoạn xưa cũ thì không thể không kể đến cái xã hội nông nghiệp được. Cái giai đoạn mà mọi dân tộc đều phải trải qua để tìm lương thực bảo toàn mạng sống của mình: Đó là trồng trọt hay săn bắn! Theo từng sự phát triển của xã hội loài người: Nông nghiệp từ đôi bàn tay sử dụng những khúc cây khô chết để làm công cụ, vũ khí, hay dùng những hòn đá thiên nhiên ghè đẻo để trở thành những khí cụ giúp ích cho đời sống của mình. Khi phát hiện được kim loại đồng hay sắt thì nền nông nghiệp hoặc sự săn bắn được tiến bộ làm cho đời sống con người được tiến lên một sự phong phú mới và cách làm ăn cũng qui mô và dễ dàng hơn. Xã hội của ta cũng không ngoai lệ! Trong một cái xã hội nông nghiệp làm căn bản cho đến ngày nay, xã hội Việt Nam chưa có nhiều thay đổi, đôi khi những tập tục tốt luôn được giữ khiến cho cuộc sống lại càng có nhiều khó khăn trong một xã hội đầy nhiễu nhương. Thực thế, sự quay quần trong những làng xóm được gọi là “quê cha đất tổ” khiến người ta không muốn bỏ đi xa trong khi cuộc sống tại địa phương có nhiều khó khan cho sự mưu sinh vì người đông hay đất đai hạn hẹp. Tình tương trợ láng giềng vào những lúc “quan hôn”, “hữu sự” khiến người ta có những khoản chi tiêu quá nhiều mà không thể cắt giảm. Lại thêm “quà biếu” nơi đi lẫn nơi về đã làm ngân sách gia đình thêm nhiều chật vật, đó là chưa kể đến quà biếu cho “quan chức, cấp trên” trở thành vấn đề “cần thiết” trong con đường “hoạn lộ” trong mỗi gia đình! Thế là, người dân cứ nghèo, quan chức cứ thêm giàu! Và quan chức lại có dịp để “câu cơm”. Mà, những tiệc tùng trong ngày giỗ, cưới, tân gia, mừng thọ, sinh nhật, mừng lên chức, khai trương càng làm cho người ta phải có nhiều chi tiêu.

 

Chi!

Sự đời lại lắm cái chi

Cho ta, cho họ, sau khi gia đình

Lương ra rồi lại rung rinh

Không còn biết có lấy gì mà ăn

Bầy con ríu rít lăng xăng

Quà cho sinh nhật,… hóa đơn tới rồi!

                    (Đồ Ngông, 26/10/2014)

 

Nhưng có lẽ, “nhậu” sau những lúc đồng áng mệt nhọc như là để chút vui quên mệt trong ngày, nay đã trở thành vấn đề lớn của xã hội với những tệ nạn càng ngày càng tăng. Đó là những nét thông thường trong một xã hội nông nghiệp mà mọi người cùng làng, xóm nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu găp những lúc thời tiết không thuận lợi, mất mùa vì ngập lụt, sâu rầy thì người nông dân dễ trở nên đói nghèo thì tệ nạn khó mà tránh khỏi. Cho nên sự khó khăn của người lãnh đạo là làm thế nào để cho người dân trở nên giàu có sung túc đầy đủ thì nền tảng xã hội mới được ổn định và tệ nạn sẽ ít xảy ra. Còn giới lãnh đạo mà làm cho dân chúng trở nên đói nghèo tất: “Giàu có sanh lễ nghĩa”, “Bần cùng sanh đạo tặc”! Khi người ta muốn tìm mọi cách để bảo toàn mạng sống thì chuyện gì họ cũng dám làm đến cả giết người chứ đừng nói gì đến trộm cướp không thôi. Và một khi nó đã xảy ra quá nhiều, nghiêm trọng; người dân trở nên lì lợm thì dù cấp chính quyền như thế nào đi nữa cũng phải khoanh tay đứng nhìn để tệ nạn cứ xảy ra và dân chúng cũng chẳng dám can thiệp vào vì sợ họa lây nên trở thành “Vô Cảm!”. Đó là chưa nói đến sự lo lót, hối lộ để mọi sai trái được bỏ qua! Vậy lỗi ấy tại ai?

 

Có ai?

Có ai đi bắt thang cao

Lên mây đi kiếm ông trời mà than

Sanh người sao lắm túi tham

Bao nhiêu vơ vét, chẳng cam vừa lòng

Ăn chi hối lộ, làm tiền

Người dân đói khổ, triền miên cảnh nghèo!

               (Đồ Ngông, 06/11/2014)

 

Con người có những thói quen, hành động gì rồi cũng trở nên như những phản xạ tự nhiên. Tự nhiên đến đỗi người ta không thấy đó là những hành vi phạm pháp, thiếu nhân đức hay tình người; mà thấy đó như một chuyện cần làm để được sung sướng, cuộc sống đầy đủ mà quên đi cái sự đau khổ của người khác.

Do đó, khi đọc đến mẫu chuyện một thằng bé người Nhật đem gói quà tặng riêng cho mình lên bỏ trên thùng quà tặng chung rồi về xếp hàng để tới phiên mình được phân phát hàng cứu trợ trong trận sóng thần năm nào, hay những người Nhật nhặt rác xung quanh chỗ ngồi bỏ vào túi nilông mà họ đã đem theo sau khi xem xong trận bóng đá thế giới ở Brasil khiến cho cả thế giới phải khâm phục. Điều ấy nói lên tinh thần vĩ đại của người Nhật không phải ở những việc lớn lao mà trong những hành vi cỏn con mà người ta không thể ngờ. Cho nên chẳng cần phải ngạc nhiên lắm khi người Nhật là một đất nước không lớn lắm trong lịch sử đã đánh bại được Nga và Trung Hoa ngay cả Hoa Kỳ trên trận Trân Châu Cảng! Trong cuộc sống người Nhật đã đưa những công việc thông thường trở thành nghệ thuật như nghệ thuật xếp giấy thành đồ chơi (Origami), nghệ thuật Bonsai, nghệ thuật Uống trà (Trà đạo), Thiền thành Triết học Zen và thuật Dưỡng Sinh, Võ thuật trở thành Võ Đạo và nhất là tinh thần Võ sĩ Đạo của người Nhật mới là đáng phục,.... Do vậy từ tinh thần và ý thức trong dân chúng, nước Nhật đã vươn lên trở thành một đất nước hùng mạnh dù là trên một mảnh đất thiếu tài nguyên, đầy núi lửa, động đất cùng những tai ương. Chắc đó cũng là do nhờ “Sự giáo dục của một nền giáo dục” lâu dài! Còn ta thì sao? Quả là một sự đau lòng! Biết tỏ nỗi cùng ai!

Ôi! Thương thay cho con vịt đẹt, đã đẹt từ xác lại tới lông!

 

Đồ Ngông,

06/11/2014.

Sunday, October 19, 2014

*Thằng Bé Bất Hạnh!


*Tào Lao Thế Sự 2.       (tt)



Thằng bé từ khi sinh ra đời đã có nhiều điều không được may mắn đến với nó. Nó không hề biết đến cha hay mẹ, nó cũng chẳng biết đến nguồn gốc nó như thế nào. Nó sống và lớn lên theo thiên nhiên, cùng trời đất. Người ta bảo nó là thằng bất hạnh, nó cũng cảm thấy như thế đó. Nó bị cái thằng lớn đầu, to xác ở phương bắc cứ ăn hiếp nó mãi không thôi: Lúc thì đè đầu cưỡi cổ, lúc thì đè nó ra mà uy hiếp, lúc thì bắt nó phải ăn những thứ thừa thải, hoặc mặc quần áo rách rưới đã thải ra làm như nó là công dân phương bắc hạng hai vậy. Thằng phương bắc lại càng thâm độc hơn nữa, nó tàn phá tất cả những gì mà thằng bé đã có, lại bắt thằng bé phải học, suy nghĩ, sống làm mọi thứ giống như hắn hắn mới chịu; nhưng mà thằng bé thấy không thích hợp nên nó cũng phải thay đổi đi mặc cho thằng phương bắc hành hạ đến đâu. Nó chịu đựng quá nhiều rồi. trong dân gian có câu: “Trời hại mới chết, người ta hại không chết”, nó sống trên cái đất mà trời đã hại gần như không dứt, mùa mưa thì giông tố, bão lụt lại về; lúc nắng thì khô hạn, nóng cháy da. Trời đất đã hun đúc tinh thần cho nó, làm cho nó quen với bão lũ, với mọi sự tàn phá của thiên nhiên, với dịch bệnh từ thay đổi thời tiết đến dịch lan truyền, thế cho nên nó sống đến ngày nay cũng là nó vượt qua được thiên nhiên kể cả những thảm họa do thằng phương bắc tạo nên. Thằng phương bắc là thằng có nhiều tham vọng, lì lợm, hiếu chiến, nó muốn gom cả thiên hạ vào một giang sơn mà nó toàn quyền định đoạt, nó xem nó là đứa con trời, “thế thiên hành đạo” không bằng! Nó đã tiêu diệt không biết bao nhiêu là các dân tộc nhỏ, các dân tộc ấy không bao giờ còn nhớ đến nguồn gốc của họ là ai, xuất xứ từ nơi đâu mà chỉ thấy họ là một dân tộc lớn của cái lớn hiện nay. Ở đời cũng có nhiều ngộ nghĩnh! Điều ấy giống như những con người thuở đầu tiên, ông bà mình, bị người khác bắt theo vào một tôn giáo nào đó, phải chịu sự quy lụy, phép tắc của tôn giáo ấy, để rồi qua nhiều năm, ngày tháng hay nhiều thế hệ, bầy con cháu trở thành là một đám tín đồ thuần thành, chỉ biết đến tôn giáo hay giáo chủ của mình mà quên đi những quyền lợi của dân tộc hay quốc gia đôi khi lại trở thành những lực lượng đi ngược, quay lưng lại với tổ quốc!

Thằng bé èo ọt lây lất sống trong những hoàn cảnh khó khăn như thế đấy từng năm rồi nó cũng quen đi! Nó được hun đúc từ trong trời đất, từ hoàn cảnh láng giềng. Nó chịu đựng được tất! Điều ấy đã tạo cho nó những bản lĩnh không thể ngờ được, một sức sống hùng hồn tiềm ẩn trong con người hay của cả một dân tộc của nó. Nó chịu đựng nỗi với thằng phương bắc bao nhiêu năm, nó tồn tại trong một cộng đồng thế giới dù nó chịu nhiều bão táp phong ba cùng những cuộc xăm lăng vô tiền khoáng hậu. Dù nó chẳng được coi là xuất sắc lắm, nhưng nó cũng đã làm được những kỳ tích mà ít ai làm được. Chỉ tiếc có một điều là nó không chịu vươn cao lên, tự nó xây dựng cho chính nó một bản sắc đặc biệt, một tinh thần cao cả, một sức sống tự lực, một phong cách dân tộc mà khiến cho người khác đáng kính nễ nó. Nó chỉ lẹt đẹt ở những mánh mun vụn vặt, những điều bắt chước thiên hạ, những thói hư tật xấu của những con người bình thường và nhất là những điều hư hại mà thằng phương bắc đã tập tành cho nó từ lâu! Mà ngay cả những người lãnh đạo cũng chẳng có một phương hướng xây dựng một “phong cách dân tộc” nào; họ chỉ biết tự ru ngủ mình với những chiến tích, những cái nhất, hay những cái mà họ cứ mãi mê gọi là ưu việt, thế nhưng họ đã quên đi những kẻ phá hoại đường lối của mình chính là những người của mình đang trên đầu thiên hạ!

Trong thời đại ngày nay, nhất là lúc mà thằng phương bắc nó đang trở nên hùng mạnh, lại với cái đà to lớn của nó, nó muốn khuynh đảo cả toàn thế giới như cái tham vọng mà nó manh nha từ khởi thủy; vả lại, nó cần phải tìm những vùng đất để “bung” người ra ngoài vì nạn “nhân mãn” đang cận kề. Thế nó phải ra tay trước khi những thằng nhỏ bé phương nam đoàn kết lại, nếu không khi tụi nó tập hợp thành một khối hoàn chỉnh thì nó sẽ bị kẹt cứng trong cái vị thế hiện thời! Để phá được tụi “nhóc con” đó, thằng phương bắc phải đâm thọc cho chúng nó mất đoàn kết qua những thủ đoạn khơi căm thù từ lịch sử hay yễm trợ nhuưng phong trào chống đối, đòi tự trị. Thế là thằng phương bắc không từ bỏ cơ hội nào để quấy rối, phá thối cái đám con nít toa rập đoàn kết thành một khối ở phương nam. Nó ra tay trước để chiếm giữ ao hồ ở phía nam, bây giờ nó mạnh rồi, thêm vào sự lớn con nữa thì “đố cha” thằng nào dám xía vào, nó cứ nói cái đó là của nó, nó muốn làm gì thì nó làm, nó làm trên phần của nó. Thế là những thằng bên ngoài dù là to lớn hay mạnh đến đâu cũng khó mà nói nó được, cũng như không dám “xía” vào! Nó sẽ tận dụng mọi hình thức, mọi biện pháp. Nó sẽ kết hợp lực lượng dân sự, bán quân sự trước, khi cần thiết nó sẽ dùng đến quân sự. Nó sẽ cứng rắn. tỏ ra lì lợm trước mọi dư luận, nó coi như “pha” tất cả. Nó làm như không có thế giới trong mắt nó. Như thế đó nó vừa đánh đòn ảo “thế giới chẳng biết thực lực nó như thế nào” và người ta cũng e dè khi can thiệp vào. Nếu như có nước nào xía vào, nó sẽ áp lực, gây khó khăn với những doanh nhân của quốc gia đó đang làm ăn trên đất nước nó. Thế là mọi chuyện cũng sẽ qua đi mà có chiều thuận lợi cho nó! Nó sử dụng đến trí tuệ, chiến thuật cố hữu của dân tộc nó!

Thằng bé bất hạnh lại bị thằng phương bắc chơi cho một đòn khăm kế tiếp khi thằng phương bắc tạo được sự chia rẽ giữa nó với nước lân bang về phần đất phương nam trong lịch sử. Điều ấy được thằng phương bắc nuôi dưỡng qua đám tay sai địa phương, và có thể từ đó khối liên minh sẽ không được thành hình. Nếu khối ấy không hình thành được thì đó là thành công lớn của thằng phương bắc, và mọi tính toán của nó được xuôi chiều, ngày mà nó gồm thâu thiên hạ sẽ không xa. Còn nếu không, nó cũng đã chiếm được ao hồ phía đông thì vị thế của nó cũng vững vàng, lần lần nó sẽ áp chế “đám con nít”, đám con nít nầy thần phục nó thì thế giới nầy cũng không tránh khỏi được bàn tay của nó. Nó cũng trên vị trí đầu của thiên hạ!

Chỉ tội nghiệp cho thằng bé bất hạnh! Bao nhiêu năm tưởng làm cho một lý tưởng thiên hạ, nay mở mắt ra mới thấy mình bị lợi dụng từ đầu tới cuối. Đất đai nhà cửa tan hoang, người tứ tán, lại cùng nhau chí choé, cùng nhau tranh giành miếng ăn, mạnh ai nấy ăn, ăn không kể gì đất nước hoặc người đời khổ đau. Ôi! Thảm thương thay cho thằng bất hạnh!

 

Đồ Ngông,

20/10/2014.

Monday, October 6, 2014

*Bàn Tay.


*Thơ Đồ Ngông!         (tt)



 
Bàn tay tôi năm ngón

Tuy rằng nó hơi thô

Nhưng nó là của tôi

Tôi cầm được món đồ!

 

Bàn tay người có đẹp

Tôi vẫn thường ước ao

Nếu tôi nhờ hay vả

Chưa chắc đã được nào!

 

Bàn tay này của tôi

Tôi sử dụng toàn quyền

Tôi làm dơ hay sạch

Vẫn thỏa được ước nguyền!

 

Đồ Ngông,

06/10/2014.

*Chủ Nghĩa Nô Lệ!


*Tào Lao Thế Sự 2.         (tt)



Chẳng ai mong muốn mình “được” làm một kẻ nô lệ bao giờ, vì khi làm nô lệ mình đã bị mất tất cả những quyền mà mình muốn làm, muốn thực hiện. Cái gì nhất nhất cũng phải theo chỉ thị hay được phép của cấp trên, nhất là một chính quyền hay nhà nước không phải của chính quốc gia mình. Điều ấy dân tộc Việt Nam biết rõ hơn ai hết, nhất là sau hàng ngàn năm bị phong kiến Tàu ở phương bắc xâm chiếm và cai trị. Lịch sử của Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh, kháng chiến dai dẳng đối với kẻ thù, tốn không biết bao nhiêu xương máu, hi sinh không biết bao nhiêu là triệu người, tàn phá không biết là bao nhiêu tài nguyên của dân chúng và đất nước. Có được sự độc lập là điều đáng quý, nhưng để bảo vệ được độc lập là điều hơi khó, nhất là đối với những nước nhỏ như Việt Nam! Lại càng khó hơn đối với những hệ thống tổ chức có tính cách quốc tế!

Điều ấy không ngoa, những chủ nghĩa được coi là xây dựng một chủ nghĩa đại đồng cho toàn thế giới chắc chắn nó sẽ bị biến thể tùy theo từng quốc gia lãnh đạo phong trào; và nhất là những con người lãnh đạo có đầu óc tinh thần chủ nghĩa dân tộc thì nó lại càng đi xa hơn nữa. Trong Đạo Phật, Đức Phật đã giải thích rõ là bản chất con người được xây dựng căn bản từ trên cái “Bản ngã” đứng về phương diện cá nhân, và đầu óc “dân tộc” đứng về phương diện lớn hơn của tập thể là “Chúng Ta” như: “Dân Tộc của chúng ta” hay “Đất nước của chúng tôi” hoặc “Chúng tôi phải lãnh đạo” vì chúng tôi là “đa số”, vì “chúng tôi thuộc thành phần từ một đất nước lớn” nên “phải được lãnh đạo phong trào”! Thì “Vô hình chung” chủ nghĩa quốc tế ấy lúc đầu có mục đích nhằm để đem lại công bằng, không phân biệt giai cấp, không có người nghèo, người giàu cùng nhau sống chung hòa bình, ai cũng như ai…trong thế giới nầy dễ trở thành ảo tưởng. Sự ảo tưởng ấy nó đã trở thành một thực tế, thì sự ôm ấp lý tưởng đó chỉ khiến mình trở thành một kẻ “nô lệ” mà thôi! Không khéo mình sẽ trở thành một “tay sai” đắc lực cho thế lực được núp dưới danh nghĩa của một tổ chức quốc tế được mệnh danh “vì đại cuộc”. Các bài học thời sự của những lúc gần đây cho ta thấy rõ điều ấy!

Diễn tiến nó đã như vậy, thì rõ ràng chúng ta nằm trong tổ chức quốc tế tất chúng ta phải làm theo những chỉ thị của quốc tế, nhưng thử hỏi ai sẽ được hưởng lợi đây? Dĩ nhiên không phải là chúng ta! Chúng ta chỉ là con cờ, là một “con chốt” tiên phong trên bàn cờ mà người thủ lĩnh bắt chúng ta đi, làm theo cái điều do những người cầm đầu muốn chúng ta làm. Chúng ta làm giống như một con rối không có linh hồn! Lại càng nguy hiểm hơn nữa khi chúng ta làm cho những thế lực có khuynh hướng muốn khuynh đảo cả thế giới nầy. Điều ấy giống như ta làm lưỡi dao bén cho tên “đồ tể” có đủ điều kiện để giết người, cướp của nhằm thâu tóm thiên hạ! Ôi! Vô tình ta lại giết chính ta và ngay cả người khác!

Nếu chúng ta không làm thì những kẻ lãnh đạo cho chúng ta là những kẻ phản lại, không tuân hành tổ chức quốc tế, mà chúng ta làm thì thiệt thòi lại đến cho mình, mình đành “lép vế” trong cái gọi là “chủ nghĩa quốc tế” ấy; do vậy một quốc gia nhỏ không thể “vươn lên” được trong một chủ nghĩa quốc tế bao giờ! Cùng lắm những quốc gia ấy chỉ là một kẻ “thừa hành”, hay đúng hơn là một “kẻ tay sai”, hoặc chính xác hơn là một “kẻ nô lệ tự nguyện” cho một chủ nghĩa cao đẹp xa vời!

 

Đồ Ngông,

06/10/2014.

Saturday, September 27, 2014

*Ai Về!



 
Ai về giở lại sách xưa

Đi tìm dân tộc, khơi mưa chớp nguồn

Trải qua ngàn trận bão tuôn

Cây còn đứng vững, xác xơ cánh gà

Vẫn còn lịch sử diễn ra

Đứng trên sóng gió, lại ta cùng người!

Nhưng dân tộc tính sáng hơn

Đừng đem xấu nết, bôi trên tranh hùng!

 

Đồ Ngông,

28/09/2014.

*Nó!


*Tào Lao Thế Sự 2.     (tt)



Nó là một thằng mang tính chất của một “quân tử Tàu” chánh hiệu. Nó to lớn lắm nhưng cũng nhiều gian xảo không ít; chắc trên thế gian nầy không mấy người biết được sự gian xảo của nó, họa may chỉ có dân tộc đã bị nó đô hộ, đè đầu cuỡi cổ cả ngàn năm mới thấm thía những gì nó toan tính, hành động mà thôi; thế mà nó vẫn dùng nhiều mưu chước qua mặt được và khiến cho dân tộc ấy bị nhiều đòn khốn đốn. Nó cũng giống như những thằng lớn con, đầy đủ sức mạnh, tiền của rồi lớn lối không coi ai ra gì, nó muốn nói gì thì nói, nó muốn giành gì thì giành, nó nói cái nầy là của tao, chỗ nầy là chỗ tao đã “xí”, chỗ nầy tao đã chiếm từ thời xưa, thời xưa mầy đã qui phục tao thì mầy đã là người của tao…Nó muốn quyền lực của nó bao trùm cả thiên hạ, giấc mơ của nó là làm sao để cả thiên hạ ở thế gian nầy phải qui phục với nó, như biểu tượng mà nó đã để: Bốn ngôi sao “quỳ” bên một ngôi sao lớn ở một góc vì nó là “Thiên tử” và “tứ hải giai huynh đệ” hay là bốn phương “nam man, đông di, tây nhung, bắc địch” phải được nó cai trị và lãnh đạo! Nó là ngôi sao Bắc Đẩu để thiên hạ ngắm nhìn tìm con đường, phương hướng để đi. Trên cương vị ấy nó đang thành hình những bước đường để thực hiện giấc mơ ngàn năm của dân tộc nó!

Thực ra nó khởi đầu chẳng là to lớn lắm đâu, nó cũng từng cầm quân đi đánh và tiêu diệt rất nhiều dân tộc và những dân tộc nhỏ đó đã tiêu vong vào nền văn hóa của nó; nếu chúng ta tìm hiểu kỷ một chút về lịch sử thì nó là tổng hợp biết bao là dân tộc bị biến mất theo dòng thời gian và trở thành máu thịt của nó, giống như nó ăn cơm uống nước và những thứ đó biến thành chất nuôi sống cơ thể của nó giúp nó tăng trưởng. Nó càng lớn thì nhu cầu ăn uống lại càng nhiều hơn và tham vọng của nó lại càng muốn to hơn nữa. Điều ấy nó đã làm và đang làm bất cần là xưa hay nay, thời đại văn minh hay là xưa cũ. Nó là con người đầy tham vọng như những chuyện Tàu ngày xưa người ta đã viết ra. Những chiến thuật cổ đang được nó áp dụng trở lại để nhằm thực hiện giấc mơ ngàn năm ấy. Để kích động người dân, nó triển khai thời kỳ đen tối, bị người ta làm nhục, phanh thây nó, và bắt nó chịu nhiều nhượng bộ thiệt thòi; nó bị mất những lãnh thổ vào tay vài đế quốc khác nhằm nuôi dưỡng lòng hận thù và tự ái dân tộc để người dân của nó sôi sục mà luôn nghĩ đến tổ quốc, làm nền tảng cho hướng đối ngoại trong tương lai. Nó chuẩn bị lâu dài theo câu “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” như ông bà ngày trước của nó đã nói. Nó âm thầm chờ ngày phục hận! Có điều nó hãy còn nhiều ấm ức là chuyện gì nó muốn nó điều làm được cả, thế mà thằng Việt lì lợm đã sẩy khỏi tay nó sau hơn ngàn năm nó chiếm đoạt, bây giờ nó phải làm mọi cách để thằng Việt sẽ phải là của nó và “là nó” mãi mãi!

Tâm địa của nó đã như thế mà trời cũng thương lại giúp cho nó nữa: Những thằng mạnh mẽ, ngang tàng đã ngang dọc và xâm chiếm, cai trị được nó đến khi yếu thế bại vong lại biến thành một phần của nó, cho nên nó lại càng phách lối, ngang ngược không ai bằng! So ra trên thế gian nầy không mấy người to như nó, chỉ có thằng Ấn là có thể so sánh với nó thôi! Thằng Ấn trước kia to hơn nó lắm chứ, nhưng xã hội thằng Ấn bề bộn và không thực tế vì tôn giáo của nó ảnh hưởng vào đời sống quá mạnh cho nên thằng Ấn phải bị xé lẽ ra vài mảnh nhỏ, trong khi nó tìm cách khống chế lại những lãnh thổ ngày xa xưa đã qui phục nó để trở thành lớn. Lớn đã là có ưu thế mà được mạnh nữa thì địa vị “Bá chủ võ lâm” không còn xa vời! Nó càng lớn thì càng phách lối, không coi ai ra gì, người ta nói gì thì nói, nó muốn làm gì thì làm, nó dùng những thế, cách để buộc người ta phải làm theo ý nó chẳng hạn như thằng Pháp muốn tiếp nhà tu lừng danh, nó không đồng ý, thằng Pháp vẫn muốn tiếp, nó liền dùng áp lực với những nhà đầu tư của thằng Pháp trên quê hương nó, khiến thằng Pháp phải đổi ý. Còn đối với thằng Nhựt, nó luôn khơi hận thù từ trong dân chúng và nó cứ bảo đảo đó là của nó, nó khiêu khích đủ thứ để thằng Nhựt kiềm chế không nỗi, khi xảy ra chuyện nó sẽ đổ trút nguyên nhân cho thằng Nhựt. Cũng như đối với những thằng yếu hơn nó cứ ăn hiếp, nó vẽ vòng lãnh thổ đến sát nách người ta rồi nó nói đó là lãnh thổ của nó, nó ngang ngược xâm chiếm, lấn dần một cách từ từ khiến cho thiên hạ nhìn thấy mà không thể lên án nó được. Nó đang thực hiện chiến lược “Tầm ăn dâu”. Nó dùng dàn khoan để đánh một trận mặt nổi, khiến thế giới ồn ào, khiến cho đối thủ hao công đối mặt, nhưng thực tế nó lại âm thầm tiến nhanh việc xây dựng những căn cứ, hoàn tất những khu vực, những cứ điểm quan trọng mà nó chiếm của người ta, ai có nói gì thì nó nói đó là lãnh thổ của nó, thì thiên hạ cũng phải im miệng! Nó “lấy nổi để dụng chìm”, nó “dương tây để kích đông”! Âm mưu của nó là gì? Nó muốn vươn sức mạnh ra thế giới thì con đường độc nhất trong hiên tại phải đi về phía nam, vì vành đai phía đông nó đều đụng với những nước mạnh hoặc đụng tới quyền lợi có thỏa ước an ninh với nước mạnh nhất, chỉ có con đường phía nam là dễ thôi vì thằng Việt vốn là đàn em của nó, đôi khi nó xem thằng Việt như là “đứa con hoang đàng” của nó, nên nó phải dạy cho đứa con ấy phải biết vì ý nghĩa của “đại cuộc” của một chủ nghĩa quốc tế. Nó nương vào chủ nghĩa ấy để thực hiện giấc mộng “Bá chủ” của nó, thằng Việt là con cờ của nó đã bao nhiêu năm. Nó được như bây giờ cũng nhờ vào sự lợi dụng xương máu của thằng Việt. Thằng Việt tan hoang nhà cửa đất nước chỉ để xây dựng vị thế và thực hiện ý đồ thoát khỏi sự bao vây của nó đối với thiên hạ và tiến bước lên một chỗ đứng như ngày nay. Bây giờ nó phải ức chế thằng Việt, để thằng Việt phải trở thành xương máu của nó và từ đó nó mới khống chế được một vùng rộng lớn ở phía nam. Có thế thì vị thế của nó đối với thế giới sẽ thành quan trọng nhất thiên hạ, đồng thời nó mới có thể giản dân của nó ra những nơi có dân chúng ít hơn. Lúc ấy thì thằng Ân, thằng Nga, thằng Mỹ chẳng ăn nhằm gì với nó cả! Và rồi thế giới nầy sẽ là của nó, nó sẽ thực hiện được “giấc mộng” ôm cả thế giới vào vòng tay. Lúc đó thằng Nhựt, thằng Âu sẽ biết tay nó, nó sẽ trả thù được những mối hận ngày xưa! Nó đúng là một “Quân tử Tàu” trả thù mười năm chưa muộn, chỉ tội nghiệp thằng Việt khi thằng Việt vẫn chưa được sáng mắt ra!

 

Đồ Ngông,

28/09/2014.

Saturday, August 30, 2014

*Làm Nổi!


*Chuyện Tào Lao 2        (tt)



Nói đến “làm nổi” ở đây không có nghĩa là làm được cái công việc khó khăn nào đó mà mình có thể làm được, mà làm nổi có nghĩa là làm cho mình vượt trội lên trên những cái bình thường. “Làm nổi” là chuyện bình thường của những con người trên thế gian này; nói theo tiếng của nhà Phật, tức là cái “tôi” phải được vinh danh trước thiên hạ, cái “ta” là nhứt, là cái cần được mọi người ngắm nghía, chiêm ngưỡng và thán phục, thế cho nên người ta thường hay làm nổi cũng không có gì là lạ. Đặc biệt làm nổi không bao giờ đến từ những con người nghèo khổ hay vất vả trong cuộc sống mưu sinh; mà thường từ những con người giàu có. Họ là những người có dư ăn, của để, họ không biết để làm gì cho nên phải làm những điều kỳ lạ để đánh bóng tên tuổi của mình hay làm cho mình vượt trội bằng những công việc, hành động không giống ai để chứng tỏ ta là kẻ giàu có, trội hơn mọi người; vì vậy ta cũng không lấy làm ngạc nhiên cho lắm khi những người giàu có, có tiếng tăm thích làm những chuyện “lạ lùng” để mình được nổi trội, chứng tỏ ta có nhiều tiền của, chơi sang không ai dám làm; giống như chuyện của những đại gia được nhiều báo chí đề cập đến từ bấy lâu nay.

Thực là không có sự “tối tính” nào hơn bằng những hành động như thế! Theo người làm thì điều ấy là hành động vượt trội của mình hơn những người khác, nhất là những đối thủ thuộc hàng đại gia như mình, vì người ta không làm được mà mình làm được. Nhưng đối với xã hội thì có nhiều mặt nhận xét, người thì khen, nễ phục; người thì chê, coi đó là những việc làm bất thường của những con người có cá tính không được bình thường cho lắm. Nhưng nghĩ lại trên thế giới này không thiếu gì những người giàu hơn họ, nhất là Bill Gates thì ai cũng biết. Bill Gates được coi là một trong những người giàu nhất thế giới hiện nay, nhưng ông ta không ích kỷ như những đại gia chơi sang của nhà mình. Những đại gia nhà mình là những người có tài năng thật và “gặp thời phất cờ” để rồi tưởng mình “ngon” hơn thiên hạ và làm những chuyện khác thường cho thiên hạ biết rằng “ta đây” giàu có và biết chơi sang; chứ Bill Gates không như thế, ông ta dám bỏ ra gần phân nửa tài sản của mình để làm một “Quỹ Từ Thiện” mang tên mình, nhằm mang số tiền ấy giúp cho thiên hạ toàn thế giới, vậy thì ai hơn ai? Điều ấy những đại gia của ta chắc cũng hiểu được kết quả đơn giản là như thế nào? Tiếng tăm của Bill Gates sẽ sống mãi theo cái quỹ từ thiện ấy và trong lòng những người đã chịu ơn từ quỹ từ thiện của ông, nếu một mai vị thế của ông hiện tại có người khác thay vào hay là ông có chết đi. Và cũng vậy, tên ông Nobel vẫn còn mãi theo cái giải thưởng Nobel về nhiều khía cạnh hàng năm trên thế giới!

Điều ấy có lẽ “bổ ích” hơn cho những đại gia ở cái xứ nghèo đói còn lạc hậu, nơi có nhiều trẻ mồ côi; nhiều đứa bé cùng khổ không được đến trường đến nơi đến chốn; nhiều học sinh học giỏi nhưng phải dừng bước nửa chừng; có những người không có nghề nghiệp, lang thang; có những người già không nơi nương tựa…Thế mà những đại gia không nhịn một chiếc máy bay, một xe hơi hạng sang, những cơ sở trưng bày “tào lao” của mình để biến thành những nơi huấn nghệ cho những người cùng khổ coi như là một sự san sẻ hạnh phúc đến với những con người bất hạnh, những đồng bào của mình. Đó có lẽ chẳng phải là một sự vĩ đại của mình trong những việc nhỏ đó ư? Tại sao mà mình lại đốt cháy “tấm lòng vĩ đại” của mình trong những hành động ngông cuồng như một “Công tử Bạc Liêu” ngày nào! Sự trưng bày cơ sở của Công tử Bạc Liêu ngày nay nó không có một ý nghĩa tốt đẹp nào mà chỉ là kỷ niệm của một con người chơi ngông và du khách hiếu kỳ muốn tìm đến để thỏa mãn sự hiếu kỳ của họ mà thôi! Nhiều lúc tôi nghĩ ngông: “Không biết những ông bà nhà giàu ấy muốn chứng tỏ điều gì đối với xã hội về cái gia sản giàu có hay tấm lòng hoặc sự ngông cuồng của ông bà ấy hơn Đồ Ngông tôi chăng?”. Có lẽ đất nước ta còn nghèo, dân trí ta chưa được cao, nhu cầu của đất nước mình không cần đến những sự giúp đỡ của họ trên bất cứ vấn đề nào, nên họ vẫn ung dung với sự “hoang đàng” trên đống của của mình! Thế mới biết lòng dạ con người sống trên thế gian này là thế đấy!

 

Đồ Ngông,

20/07/2014.