Đồ Ngông tôi mà viết bài nầy chắc chỉ làm trò cười cho anh Đăng Thảo, Phan văn Hưng (hai nhạc sĩ ở Nam Úc- Úc Châu) lẫn các bạn nhạc sĩ khác mà thôi. Nhưng Đồ tôi cũng nghĩ rằng các anh ấy sẵn sàng tha thứ vì một là Đồ Ngông tôi vốn ngông, hai là Đồ tôi chỉ quảng cáo cho các anh ấy, chứ không có ý tranh giành hay giành giựt cho nên Đồ tôi không sợ các anh ấy phiền lòng!
Đồ tôi vốn biết hát chút chút, hát với trẻ con mà Đồ tôi phải cầm thước gõ đầu thì được. Nhưng mỗi lần hát, trẻ con lại bụm miệng cười khúc khích vì tiếng Đồ tôi giống như vịt đẹt kêu lên khi bị người ta đuổi chạy. Thế mà Đồ tôi lại thích các bài hát, thế mới chết! Trong cuộc đời của Quý vị không biết thế nào, chứ Đồ tôi gần như có những kỷ niệm thiết tha và yêu quý không cùng mà dám chắc trẻ con Việt nam trên xứ Úc, hay bất cứ trên xứ nào cũng không thể có được. Vì rằng vào thời các giai đoạn ấy, trên đài phát thanh rất thường hay hát các bài hát ấy. Bây giờ thì có bài Đồ Ngông tôi nhớ tên, có bài chỉ nhớ được vài câu, có bài không biết tựa là gì, nhưng nó vẫn là kỷ niệm của Đồ tôi.
Ngoài bài Quốc ca: "Nầy Công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng, đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sống...", trong lớp học đầu tiên ấy có mấy anh mấy chị; nào là Cờ, Tướng, Tự, Sơn, Chi, Son, Gõ, Năm... Và bên nữ chị Mây, Thay, Tuyết, Mới, Khởi, Băng Tâm... đứng sắp hàng mỗi sáng "nhóng mỏ" ca thật lớn, trong khi đó thì hai bạn đứng kéo cờ lên. Xong tới bài "Suy tôn Ngô Tổng Thống". Ôi! Bây giờ trong lứa bạn có người mất, người còn, những dáng trẻ con ấy không thấy nữa, đầu đã bạc, răng bắt đầu rụng, con cháu đầy đàn. Vào cuối năm lớp nhì cả lớp lại bùi ngùi, lau nước mắt tiển thầy Trọng đi động viên vào quân đội. Và năm sau lần đầu tiên viết chánh tả với cô giáo người Bắc: Vũ thị Hồng Ngọc. Cô đọc tựa bài "Cách định bệnh", có đứa thì viết đúng, có đứa viết "Cách địch bạch", đứa thì viết "Cách định bạch" rồi "địch bệnh" cùng nhau ngơ ngác. Khi bắt lỗi đứa ít nhất cũng là 8 lỗi, đa số đều trên mười lỗi lãnh "dê rô" ốc ngỗng. Tuy nhiên trong các thời gian ấy nào là bài "Khỏe vì nước", rồi "Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết tiến..." hoặc "Dưới ánh ô vàng rầm rầm hùng binh ta tiến.." rất khí thế. Lúc thầy Trọng còn ở trường thầy dạy nhạc nhiều lắm, có lúc thầy đem đàn Măngđôlin đàn đệm nghe dòn dã. Rồi có những ngày, các thầy ở trường khác quy tụ về vừa bắt giọng trò ca, các thầy cũng ca, Ôi! Thật là vui vẻ cả trường!
Những năm sau, đám nầy rả đi. Vì Đồ tôi "quá giỏi" nên thi tuyển vào Đệ Thất Trung học bị làm cái "bịch". May nhờ có tỉnh mới mới thành lập tuyển dụng. Đồ tôi không mất một năm, nhưng phải lên một quận xa xôi gần chiến khu. Ở đó, cứ mỗi đêm nghe đại bác từ quận bắn đi vào vùng chiến khu D của Việt Cộng. Đồ Ngông tôi được thầy cho vài bài nhạc, nhưng kỷ niệm lại là bài "Hoài thu" của Văn Trí. Vốn không nhớ dai, Đồ tôi bây giờ chỉ giữ được vài câu, nhưng vài câu ấy đem lại tất cả những hình ảnh của trường, của lớp, của thầy; nào là tắm sông bến cây da, cây sanh, bến đò... tắm suối bến ông Quận, cây dầu... Đi gạn nước bắt cá khi mùa gặt tới. Đi quơ cũi ở ven đình. Ở đây, Đồ tôi nghe đến nhà văn "Đò dọc" Bình Nguyên Lộc. Đồ tôi cố tìm vóc dáng của ông ta, nhưng chẳng thấy ông đâu. Thôi thì mình đi "Đò ngang" từ bên nây chợ băng ngang qua cù lao sáu xã vậy!
Ôi! bốn năm hàng tuần xa nhà. Cuối cùng lại trở về quê đạp xe đạp. Giai đoạn nầy có bài "Lưu bút ngày xanh" hoặc "Gác lạnh về khuya cơn gió lùa, trăng gầy nghiêng bóng cài song thưa..." ở khu trường Trung học có biệt danh "Trường rừng".
Mãi đến vài năm sau, Đồ tôi lại nhớ đến dáng ông Cõi, bạn tôi ngồi trên cửa sổ đàn Măngđôlin bài "Trăng tàn trên hè phố". Còn tôi ngày cỡi xe đạp bị trời mưa lạnh phải hát bài "Mùa chia tay" hoặc bài gì của Duy Khánh mà quên mất tên rồi: "Có người gặp tôi hỏi sao lâu rồi không về thăm quê miền Trung..." để cho bớt lạnh. Lúc đó, Đồ tôi khá thuộc các bài ấy vì trên Đài phát thanh gần như ngày nào cũng có hát. Và nó cũng lại là những bài hát nhắc Đồ tôi đến Hồng, Niềm lẫn Lịnh.
À! Đồ tôi lại quên trước đó bài "Chuyện tình Lan và Điệp" rất thịnh hành ngày mà thằng bạn thân trong cùng cảnh nghèo của Đồ tôi dẫn xuống trọ ở Sài gòn để đi thi. Nó rớt, nó vào lính, còn tôi năm sau hát bài "Mùa chia tay".
Trong cuộc đời có nhiều biến cố mà người ta không thể ngờ được, biến cố ấy là bước ngoặc có thể thay đổi đời mình giống như chiếc xe chạy đến ngã rẽ bắt buộc mình phải sang đường khác khác với dự định. Đồ tôi tưởng sự học của mình cũng chấm dứt từ đó, nhưng rồi nhờ số trời lại vượt được Vũ Môn như con cá Lý ngư. Cá Lý ngư thì hóa rồng, chứ Đồ tôi lại thành rắn bò ngoằn ngoèo dưới đất, chẳng cắn lấy ai mà lại còn bị đời đá lên đá xuống "mềm xèo" như trái chuối.
Năm ấy, Đồ tôi ngó thấy phong trào hiện sinh, và bài ca "Nỗi lòng người đi" thì phải? "Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu..." cứ hát hoài trên radio. Đồ tôi lại thích nó, thích luôn cả người con gái mình yêu, yêu nhưng mà không dám nói, cho nên đi giữa Sài gòn mà lòng lại thấy "cô đơn", thấy "tâm tư sầu vắng đi trong bùi ngùi...". Rồi tiếp theo lại đến "Xuân nầy con không về", song song với bài "Bông hồng cài áo" của Phạm Thế Mỹ khiến Đồ tôi nhớ những cành hoa phượng vĩ và hai đứa bạn cùng chung chỗ trọ: Thằng Bền, thằng Ánh cùng hai đứa cháu gái của nó. Không biết bây giờ tụi nó đã ra sao?
Năm kế tiếp, Đồ tôi về vùng "ốc đảo" đèo heo hút gió mà đọc hai câu đối của Cao Bá Quát, trong khi phải vận áo dài, khăn đóng, trải giấy đỏ mực Tàu sửa soạn viết:
Trường thì: Một thầy, một cô, một chó cái
Trò thì: Nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.
Thế nhưng cuộc đời vậy mà vui! Ban ngày, ban đêm ngồi nghe Đài phát thanh phát bài "Trên bốn vùng chiến thuật": "Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,.." nghe đến câu "Tây Ninh nắng nung người .." mà lòng mình chơi vơi, bùi ngùi. Đôi lúc Đồ tôi cũng khe khẻ hát, thì thằng bạn Đồ tôi giật mình hỏi: "Tao nghe tiếng dế kêu ở đâu vậy mậy, mầy có nghe không?" làm Đồ tôi phải lặng thinh nín nghe với nó. Nhưng mà... đâu có...! Cuộc đời cứ thế mà bình lặng trôi qua, âm hưởng chỉ còn vang vang của những bài "Thương quá Việt nam", hoặc sau nầy bài "Đất đỏ Miền Đông" hay "Cuộc đời vẫn đẹp sao". Trước khi đi vượt biên Đồ tôi có nghe bài gì cũng hay, khiến Đồ tôi nhớ lại vài kỷ niệm, vì trong đó có câu: "con đường có lá me bay" nhắc Đồ tôi nhớ đến lúc đạp xe đạp trên đường Hồng Thập Tự đến đoạn Trường Lê Quý Đôn, lá me "lăng quăng" rớt xuống, rồi xe hơi chạy qua khiến các lá me khô bay lướt trên mặt đường, rơi tấp vào lề nằm yên ở đó. Cũng như Đồ tôi rớt vào Mã Lai, lên đảo Bidong để còn nghe tiếng nhạc bài "Biển nhớ" (chỉ nhạc không thôi!). Và bây giờ hồi tưởng lại thuở ấy ngồi trên đồi ngó vào đất liền, vào những buổi chiều trời lặn, lòng có nhiều lo lắng, tràn đầy xúc cảm. Khi đến Úc rồi thì lại giống lá me bị văng vô lề, nằm im mà nghe cuộc sống của mình đi qua.
Ôi! Cũng nhờ các bản nhạc mà mình yêu đời thêm chút xíu, nghe từng bài mà nhớ lại vài dĩ vãng xa xưa. Có lúc Đồ tôi nghe bản "Nỗi lòng người đi" mà người ngẩn ngơ, bà xã nguýt một hồi và véo một cái đau điếng! Thế là Đồ tôi đã nhớ lại "Cái nguyên nhân" rồi!...
Đồ Ngông,
7-5-02.
(“Chuyện Tào Lao Thế Sự”).
Sunday, February 28, 2010
H.T Chữ Nghĩa 10: Sự Ra Đời Của “Đồ Ngông”!
Trong khi tôi cố gắng bỏ thời gian và công sức của mình, cùng tận dụng mọi khả năng để làm được một cái gì đó phụ lực với phụ huynh hướng dẫn con cái được tốt hơn và nhằm lôi kéo Thanh Thiếu Niên đi vào sự học, xa lánh những tệ nạn xã hội; thì “đột nhiên” có “một nhóm người lớn” (đều ngoài năm mươi tuổi cả) mở mặt trận trên báo chí, không từ bỏ ngôn từ tục tỉu hay bẩn thỉu. Họ sử dụng chữ nghĩa như những ngọn đao để sát phạt lẫn nhau kể cả “bôi lọ”. Tôi thật là ngỡ ngàng!
Tìm hiểu ra thì cũng là ở chỗ tranh giành với nhau.
Hơn mười mấy năm, một ông đóng vai trò Chủ tịch Cộng Đồng cùng với Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng của ông ta không có ai ứng cử để thay thế. Thế nhưng từ khi Hội Phụ Nữ nọ bị giải tán vì “có vấn đề”, ngân sách tài trợ bên ấy được Tiểu bang chuyển thêm sang cho Cộng Đồng thì có những thay đổi. Có người thay thế, có dư dả tiền bạc. Rồi thì mùa bầu cử Công Đồng kế tiếp có hai liên danh tranh cử với nhau. Ứng cử, tranh cử tất nhiên sẽ có thủ thuật để dành thắng. Nhưng trong cuộc vận động, người của liên danh đương nhiệm đã sử dụng đến tờ báo hiện có để viết bài hạ uy tín của liên danh đối lập. Sau khi thất bại, liên danh đối lập thấy mình cần có một tờ báo để làm hậu thuẫn nếu họ muốn làm chính trị. Đó là nguyên nhân một tờ báo “free” khác được ra đời do ngoài mười người hùn hạp lại với nhau. Trong cuộc vận động thành lập đã có những ý tưởng triệt hạ tờ báo kia trong vòng sáu và sau chỉ còn ba tháng. Người được cho biết ý tưởng đó lại là người của tờ báo kia. Với sự ra đời của tờ báo mới giá quảng cáo, những tin vui buồn giảm bớt đi còn hơn phân nửa. Mất bớt phần và có sự cạnh tranh trong làm ăn, tờ báo trước có những bài viết châm chích, moi móc đời tư của những người trong nhóm kia mà bêu xấu. Những bài viết ấy thể hiện sự bẩn thỉu của những người trí thức biết viết văn và làm thơ. Những bài viết của họ chứng tỏ họ viết rất có khả năng, nếu họ tìm cho mình con đường đúng hướng; những bài thơ rất chỉnh trong phần vần, đối... với những bài Thơ Đường. Còn về những thể thơ khác cũng chứng tỏ khả năng làm thơ của họ. Tuy nhiên, họ viết văn thơ không phải để đem ích lợi đến cho mọi người, cũng không nhằm mục đích văn nghệ, mà là nhằm mục đích chửi người khác để thỏa mãn sự sân hận của mình, của nhóm, cùng phe đảng.
Cuộc tấn công cứ tiếp diễn chậm chạp cho đến số báo Giáng Sinh năm đó. Trong tờ báo có trích đăng câu chuyện mà một ông Linh Mục nào đó gởi đến từ tiểu bang khác, bài “Giấc Mơ Noel” của Linh Mục người Ý Domici (Đỗ Minh Trí) viết bằng tiếng Việt. Trong bài ấy kể đến câu chuyện mười mấy người lính hãm hiếp một người đàn bà. Thế là những người lính cũ phản ứng về bài viết đó, coi như bài đó là mạ lỵ quân đội cũ, họ làm ầm ĩ lên. Một bên đòi xin lỗi, một bên không chịu. Và sau đó những bài viết đầy thù hằn, bêu xấu xuất hiện mạnh mẽ trên tờ báo đầu tiên. Có cơ hội và thiên hạ lấy báo thêm nhiều, tờ báo đầu tiên trở nên là diễn đàn “để chửi”, để những kẻ làm thơ, viết văn dùng nghệ thuật mà “đổ trút” những ấm ức và hận thù”. Kẻ binh, người chống; cộng đồng trở nên nhốn nháo. Lạ một điều, trong Cộng Đồng không một người nào trong Hội Đồng Quản Trị, cũng không một người nào trong các đoàn thể, phe phái chính trị hay Tôn giáo đứng ra giải quyết, kể cả nhóm Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật cũng ngậm câm dù người khác dùng Văn chương chửi nhau. Còn những người Trí thức, khoa bảng cũng không thể xía vào. Họ tấn công hăng lắm! Giống như phải triệt hạ cho được kẻ thù. Nếu có người viết bài khuyên can, hoặc bênh vực, họ “không cần biết” và tấn công luôn. Cho nên cả một cộng đồng rút chui vào những hang để họ tự do tung hoành (điều nầy tôi viết không quá đáng và cũng chẳng ngoa). Tôi yên lặng trong vòng hai tháng để xem tình hình thế nào và ngẫm nghĩ “cũng đáng buồn cười”! Qua văn chương, phong cách của họ chửi; tôi thấy tôi có thể có khả năng để họ giảm bớt được cường độ “hăng máu” của họ.
Tôi nhớ đến một chuyện mà ngày còn nhỏ phải “giữ em”: Có một đứa bạn giữ em của nó, em nó khóc hoài mà dỗ thế nào cũng không nín. Càng dỗ đôi khi em nó lại càng khóc nhiều hơn. Thế rồi nó lại ngồi khóc. Trong khi đó em nó thôi khóc để nhìn chị khóc.
Tôi nhất định phải sử dụng đến “chiêu thức” ấy, nhưng hình thức chửi để họ nín chửi phải thế nào đây, để không đụng chạm đến tự ái của họ, chửi mà họ không chửi mình được. Tôi phải “chửi cuộc đời” mà không thể chửi người; chửi “bông lông” (chửi đổng) chứ không thể chửi một người nào. Tôi đã nghĩ ra hình thức chửi!
Nhưng trước khi nhập cuộc mình thử can họ trước đã! Thế là một ngày nọ (28/04/02) tôi ngồi trước máy vi tính để đánh bài “Uy lực của ngòi viết” như sau:
Uy Lực Của Ngòi Viết.
Hôm nay cầm đến cây viết, Đồ Ngông tôi bỗng giật mình, không ngờ "cây viết" nó dữ tợn đến như thế! Có những lúc cây viết để diễn đạt tình yêu. Ôi! Thật là thơ mộng: Tôi lâng lâng tâm hồn theo dĩ vãng, tình bay bay theo lời thơ, ý văn.. Có những lúc câu văn, câu thơ thúc giục, nung đúc hùng tính của con người...Có những lúc câu văn, câu thơ đem tôi về những kỷ niệm thật là đẹp: Ngày Đồ Ngông tôi còn đi học, cứ hay tưởng tượng đứa bé ôm tập theo mẹ đến trường trong bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh- Hay, ngày tôi đi học xa, khi học thuộc lòng bài "Nhớ Cố hương" của Vita, rồi nhìn về cánh đồng ruộng mới vừa cấy xong, tôi lại thấy dáng con cò mà lòng có một nỗi buồn mang mang...
Rồi đến những ngày, đêm lênh đênh trên biển Đồ tôi cảm thấy chạnh lòng: Mình quả thật đã xa quê hương, xa một thời kỷ niệm dấu yêu, bỏ qua đi những kỷ niệm ngày thơ ấu, và hết rồi những buổi đến trường... Bước lên đất liền, đi vào các trại mình mới thấy mình lang thang... Tình nghĩa đồng hương thuở ấy sao mà đẹp vậy: Mỗi thứ đều chia nhau, giúp đỡ nhau, chỉ có một vài cá nhân hoạnh hoẹ, khác thường mà thôi...
Thời gian mỗi ngày một đi tới... Cho đến bây giờ Đồ tôi mới thấy rõ được "uy lực của ngòi viết". Thực sự mà nói, nếu không có hai tờ báo biếu của địa phương, thì Đồ tôi vẫn chưa khám phá được điều ấy, dù tôi đã xài cây viết từ lúc mới bước chân vào trường học.
Tôi không hiểu vì sao mà có sự "không vừa ý nhau" đến như vậy? Bài "Giấc mơ Noel" là lỗi lầm của Tác giả? Của người có trách nhiệm? Hay chỉ là một cái cớ để nổ lớn từ một ngòi nổ âm ỉ có từ trước, hoặc của hai phe nhóm nào đó?
Đồ Ngông tôi dù là ngông thật, nhưng cũng là một thành viên của Cộng đồng, Cộng đồng xấu tôi cũng "ê mặt" một phần nào với các bạn Tây của tôi. Nếu tôi làm xấu, Cộng đồng cũng buồn không ít. Nhiều lúc tôi nghĩ, không lẽ người Việt chúng ta từ bỏ quê hương,... để mang đến xứ người những nét, những hình ảnh "không hay" ư?
Cũng nhờ các ngòi viết của các vị "Trí thức", "Thức giả" mà Đồ Ngông tôi lại biết được khá nhiều chuyện, mặc dù tôi chỉ thuộc về loại "Dân ngu, cu đen", chỉ biết "tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa, tía em, má em và em là những người nông dân", chỉ biết có cây dưa, cây ớt, cây cà, quấn dưa, hái cà, vô thùng, xịt thuốc, vô phân, tưới nước...
Một ngày đẹp trời sau Giáng sinh, Đồ tôi cầm tờ báo địa phương lên đọc. Tôi giật nẫy mình: Có chuyện gì nữa đây? Có sự ồn ào nữa rồi! Nhưng tờ báo tôi xin ở tiệm thực phẩm về Giáng sinh ấy mất rồi! Sau vài tuần đọc các bài "lộn xộn,... xồn" ấy cũng vui. Có lúc Đồ tôi thấy tình hình có vẻ đi xa hơn mà không biết nguyên nhân thì "dở" thiệt, bèn "ráng lết" tới tòa soạn xin tờ báo cũ về coi. Đồ tôi không có ý kiến gì hết, coi rồi làm thinh, nhìn thiên hạ "hát" coi chơi!
Đùng một cái: Có ngòi bút mở màn tấn công. Đồ tôi bật ngữa, tai nghe ù ù: Chuyện đời tư người nầy, nhóm kia, khui từ đời ông bà, cha mẹ, chửi "xã giàn"... Nhưng cũng may... chỉ là Chuyện Phiếm mà thôi!???
Ôi! Đồ tôi bất tỉnh đến cả mười phút sau. Từ lúc ấy tôi mới ngó lại cây viết của mình mà năn nỉ nó "Viết ơi! Xin mầy đừng làm khổ tao; nếu có, tao mong mày hãy gãy đi trước khi tao viết". Thế là tôi đã "ngộ" được chân lý: Uy lực của ngòi viết.
Từ ngày ấy, tôi lại biết được nhiều chuyện: Từ chuyện cha đi chăn trâu, con bán bánh mì; từ chuyện già gân gần chết đến chuyện làm sui gia..., hoặc đốt tiệm, giựt nợ; hoặc chủ tịch hội "hữu danh vô thực" lâu ngày...
Đồ tôi khoái nhất là vị "Trí thức" nào đó viết về chuyện con trâu, bò "hữi l.. con cái" thật là chính xác, giống như thằng bạn tôi đã kể và làm dáng điệu cho bọn tôi coi gần 40 năm về trước khi nó đi chăn bò ngoài buổi học để giúp gia đình; quả rất tài tình. Tôi đọc mà thán phục vô vàn. Đúng là người có nhận xét tinh tế.
Đồ tôi "khoái" đọc các chuyện ồn ào ấy lắm, và muốn theo dõi coi kết cục tới đâu, giống như mình xem phim kiếm hiệp vậy. Nhiều lúc lại muốn có nhiều tờ báo khác xuất hiện để "có chuyện" mình coi chơi. Nhưng rồi nghĩ lại, nếu như vậy thì cũng tội nghiệp cho nhiều người:
1- Tội cho người trong Cộng đồng phải biết chuyện người khác, rồi phải bàn luận, nói ra nói vào; đôi lúc không ưng ý cãi lộn nhau thì tình nghĩa anh em lại không vui.
2- Biết chuyện tư, chuyện xấu của người "có vai, có vế" thì cũng không phải, mình sẽ đâu còn "nễ" họ, thì làm sao họ làm việc.
3-Tội cho người bỏ công, thiện chí ra gánh vác chuyện Cộng đồng, không có đủ thì giờ làm việc, lấy đâu giải quyết các việc "tào lao". Không giải quyết thì chuyện lớn xảy ra mang tiếng cả Cộng đồng, hoặc bị chỉ trích là "thiên vị".
4- Tội nghiệp cho Hội Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật phải đứng mà nhìn người "cầm bút" sử dụng "thi ca, văn chương" một cách rất ư là "nghệ thuật" (!), và chỉ có "nước" khóc cho nghệ thuật mà thôi!
5- Tội cho những người làm báo, không biết mình làm báo để phục vụ cho Cộng đồng hay "chửi nhau" hoặc "vạch thẹo" cho cộng đồng coi chơi?
6- Tội nghiệp cho ngành báo chí, không biết làm báo để "chửi nhau" hay để phục vụ cho mọi người.
7- Tội nghiệp cho người viết bài "nghệ thuật" kia phải "nặn" óc tìm ra những từ ngữ chính xác, súc tích, nặng nề; "kiếm" các câu văn đúng "tầm mức" để mà sáng tác cho xứng đáng với "công trình nghệ thuật" (!) và hợp với trình độ "trí thức" (?) của mình.
8- Tội nghiệp cho văn học Việt nam, nhất là ở hải ngoại (Úc châu) phải cưu mang thêm một trường phái mới là "Văn Học Chửi Lộn" bên cạnh Trào phúng, Trào lộng và Châm biếm. (Nói thế chứ Đồ Ngông tôi cũng "khoái" trường phái nầy lắm!), cho nên qua thời gian trên, Đồ Ngông tôi cũng:
Bắt chước!
Bắt chước người, ta chửi... (chửi) cuộc đời
Ta nay, hứng chí viết văn chơi
Làm thơ "moi móc", đời nhiều "xấu"
Rồi chửi, rồi la đỡ hận đời!
Ta tiếc xưa kia học lỡ làng
Ngày nay ngu dốt, làm dân gian
Câu thơ, chữ nghĩa không sâu sắc
Chửi chẳng bằng ai,"tức bẽ bàng".
Phải trước ra đời đi "bán cá"
Học đòi sách vở của "hàng tôm"
Ngày nay "võ miệng" tha hồ chửi
Cho đám người gian "tịt" cái mồm.
Đẻ đứa con nào cũng đau đớn. Đẻ đứa con "Tinh thần" lại khó khăn hơn. Đồ Ngông tôi chỉ xin "Lạy Trời! cho tôi đẻ được đứa con ngoan, dễ dạy, có ích cho đời, cho mọi người. Đừng bắt tôi phải đẻ ngang hông, đau đớn lắm!".
Đồ Ngông.
Khi viết bài ấy, lúc đầu tôi dùng đến chữ “tôi” và không có một hình thức nào “tếu” cả, vì từ nhỏ đến lớn tôi không có khiếu về “tiếu lâm” và cũng khó mà “nói chơi” được. Nhưng đây là hình thức mà tôi phải sử dụng đến để “có thể đùa với” những người đó được. Còn bút hiệu thì sao đây? Hàng nửa tiếng đồng hồ tôi phải suy nghĩ về bút hiệu. Nếu lấy là “Nguyên Thảo” thì họ sẽ dìm mình vào đống bùn. Tôi phải lấy một bút hiệu khác để đùa với họ thôi! Nhưng tôi là một kẻ vô danh tiểu tốt chẳng ai biết tôi là ai, mặc dù trong bài Thiền người ta đã để ý, và trong “Những bài viết cho con”, “Những bài viết về mẹ” hay “Vu Lan”, người ta có chú ý nhưng chẳng mấy người biết là tôi. Tôi sống rất khép kín, chỉ biết đi làm, rồi về nhà chẳng tham gia gì cả; đến ngay chuyện cộng đồng tôi cũng chẳng rành.
Tôi lại nghĩ tại sao tôi phải can thiệp vào chuyện nầy? Những người trí thức, vai vế, chức sắc tôn gíáo, hội đoàn không nói tại sao tôi phải nói? Nhưng không là tôi thì ai dám nói bây giờ?
Tại sao tôi lại tự đặt mình trong một vị thế như vậy? Thật sự tôi bị họ chạm phải trên phương hướng. Tôi không thể nào ngờ được, tôi cố gắng bằng mọi hình thức để lôi kéo trẻ con vào con đường tốt, nhưng tại sao những con người lớn tuổi, có vai vế trước kia, có học thức tại sao họ không suy nghĩ để rồi họ làm như họ đang làm. Không một ai dám can thiệp kể cả Hội Đồng Quản Trị của Cộng Đồng và những tổ chức chính trị. Tôi cũng thừa biết những người trí thức có uy tín không dám can thiệp vì họ sợ bị chửi thì danh dự họ chẳng còn. Người trong đoàn thể thì không dám vì sẽ kéo đoàn thể mình vào cuộc nếu mình muốn đơn phương can thiệp với tính cách cá nhân. Còn đối với tôi: Tôi chỉ là một tên tiểu tốt, chẳng ai biết mình; tên nông dân tầm thường, không có uy tín dù ở bất cứ nơi đâu. Tôi can thiệp vào thì họ có chửi tôi thì cũng giống như người ta chửi một thằng dân ngu cu đen, chẳng có gì quan trọng cả! Và nếu không can thiệp thì đến khi nào mới yên! Vì ích lợi chung của cộng đồng, vì muốn mọi người được sống yên ổn trên xứ người tôi nhất quyết phải can thiệp nếu họ có chửi tôi hay dìm tôi xuống bùn. Tôi chỉ nhờ vào nhận định của tất cả đồng hương đã cố công theo dõi sự việc.
Tôi cũng nhận thức rằng “họ cũng sẽ chửi tôi” như đã chửi bao nhiêu người khác khi mà tôi cản bước tiến của họ. Họ được sự hậu thuẫn của một tổ chức khá lớn và có sức mạnh. Tôi vẫn biết như vậy! Tôi làm chỉ vì một tấm lòng đối với chung mọi người!
Tôi làm một việc rất ngông: Đành đánh đổi uy tín viết văn của mình trước kia với một việc không đâu; “như không” mình lại đút đầu ra để cho chúng chửi! Từ hành động “ngông”, tôi đã là thầy giáo thôi thì là “đồ ngông”. Chữ “đồ” mang nhiều nghĩa kể cả nghĩa Bắc. “Đồ” là cái thứ, cái hạng người; “đồ” cũng là ông đồ (ông thầy giáo). Thế là “đồ ngông” biến thành “Đồ Ngông”: Ông thầy giáo có tánh ngông ngông. Tôi đã viết: Tôi ngông nên nói bậy mà chúng còn chửi thì độc giả bênh tôi và sẽ chửi chúng là “đồ khùng”. Đó là cái bút hiệu súc tích ý nghĩa của tôi. Tôi sẽ đặt họ trước cái bẫy mà tôi đã gài ra.
Sau đó tôi ký bút hiệu ấy dưới bài đầu tiên, và giọng văn cũng phải “tếu” đi chút ít để thích hợp với bút hiệu. Đồ Ngông phải năng nỗ can thiệp vào trên bình diện “thơ” lẫn “văn”. Bên cạnh đó là những thời gian nghiên cứu về đạo Phật. Đồ Ngông thật sự chính thức đã ra đời!
Nguyên Thảo,
25/12/2009.
(“Cuộc Hành Trình Của Chữ Nghĩa”)
Tìm hiểu ra thì cũng là ở chỗ tranh giành với nhau.
Hơn mười mấy năm, một ông đóng vai trò Chủ tịch Cộng Đồng cùng với Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng của ông ta không có ai ứng cử để thay thế. Thế nhưng từ khi Hội Phụ Nữ nọ bị giải tán vì “có vấn đề”, ngân sách tài trợ bên ấy được Tiểu bang chuyển thêm sang cho Cộng Đồng thì có những thay đổi. Có người thay thế, có dư dả tiền bạc. Rồi thì mùa bầu cử Công Đồng kế tiếp có hai liên danh tranh cử với nhau. Ứng cử, tranh cử tất nhiên sẽ có thủ thuật để dành thắng. Nhưng trong cuộc vận động, người của liên danh đương nhiệm đã sử dụng đến tờ báo hiện có để viết bài hạ uy tín của liên danh đối lập. Sau khi thất bại, liên danh đối lập thấy mình cần có một tờ báo để làm hậu thuẫn nếu họ muốn làm chính trị. Đó là nguyên nhân một tờ báo “free” khác được ra đời do ngoài mười người hùn hạp lại với nhau. Trong cuộc vận động thành lập đã có những ý tưởng triệt hạ tờ báo kia trong vòng sáu và sau chỉ còn ba tháng. Người được cho biết ý tưởng đó lại là người của tờ báo kia. Với sự ra đời của tờ báo mới giá quảng cáo, những tin vui buồn giảm bớt đi còn hơn phân nửa. Mất bớt phần và có sự cạnh tranh trong làm ăn, tờ báo trước có những bài viết châm chích, moi móc đời tư của những người trong nhóm kia mà bêu xấu. Những bài viết ấy thể hiện sự bẩn thỉu của những người trí thức biết viết văn và làm thơ. Những bài viết của họ chứng tỏ họ viết rất có khả năng, nếu họ tìm cho mình con đường đúng hướng; những bài thơ rất chỉnh trong phần vần, đối... với những bài Thơ Đường. Còn về những thể thơ khác cũng chứng tỏ khả năng làm thơ của họ. Tuy nhiên, họ viết văn thơ không phải để đem ích lợi đến cho mọi người, cũng không nhằm mục đích văn nghệ, mà là nhằm mục đích chửi người khác để thỏa mãn sự sân hận của mình, của nhóm, cùng phe đảng.
Cuộc tấn công cứ tiếp diễn chậm chạp cho đến số báo Giáng Sinh năm đó. Trong tờ báo có trích đăng câu chuyện mà một ông Linh Mục nào đó gởi đến từ tiểu bang khác, bài “Giấc Mơ Noel” của Linh Mục người Ý Domici (Đỗ Minh Trí) viết bằng tiếng Việt. Trong bài ấy kể đến câu chuyện mười mấy người lính hãm hiếp một người đàn bà. Thế là những người lính cũ phản ứng về bài viết đó, coi như bài đó là mạ lỵ quân đội cũ, họ làm ầm ĩ lên. Một bên đòi xin lỗi, một bên không chịu. Và sau đó những bài viết đầy thù hằn, bêu xấu xuất hiện mạnh mẽ trên tờ báo đầu tiên. Có cơ hội và thiên hạ lấy báo thêm nhiều, tờ báo đầu tiên trở nên là diễn đàn “để chửi”, để những kẻ làm thơ, viết văn dùng nghệ thuật mà “đổ trút” những ấm ức và hận thù”. Kẻ binh, người chống; cộng đồng trở nên nhốn nháo. Lạ một điều, trong Cộng Đồng không một người nào trong Hội Đồng Quản Trị, cũng không một người nào trong các đoàn thể, phe phái chính trị hay Tôn giáo đứng ra giải quyết, kể cả nhóm Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật cũng ngậm câm dù người khác dùng Văn chương chửi nhau. Còn những người Trí thức, khoa bảng cũng không thể xía vào. Họ tấn công hăng lắm! Giống như phải triệt hạ cho được kẻ thù. Nếu có người viết bài khuyên can, hoặc bênh vực, họ “không cần biết” và tấn công luôn. Cho nên cả một cộng đồng rút chui vào những hang để họ tự do tung hoành (điều nầy tôi viết không quá đáng và cũng chẳng ngoa). Tôi yên lặng trong vòng hai tháng để xem tình hình thế nào và ngẫm nghĩ “cũng đáng buồn cười”! Qua văn chương, phong cách của họ chửi; tôi thấy tôi có thể có khả năng để họ giảm bớt được cường độ “hăng máu” của họ.
Tôi nhớ đến một chuyện mà ngày còn nhỏ phải “giữ em”: Có một đứa bạn giữ em của nó, em nó khóc hoài mà dỗ thế nào cũng không nín. Càng dỗ đôi khi em nó lại càng khóc nhiều hơn. Thế rồi nó lại ngồi khóc. Trong khi đó em nó thôi khóc để nhìn chị khóc.
Tôi nhất định phải sử dụng đến “chiêu thức” ấy, nhưng hình thức chửi để họ nín chửi phải thế nào đây, để không đụng chạm đến tự ái của họ, chửi mà họ không chửi mình được. Tôi phải “chửi cuộc đời” mà không thể chửi người; chửi “bông lông” (chửi đổng) chứ không thể chửi một người nào. Tôi đã nghĩ ra hình thức chửi!
Nhưng trước khi nhập cuộc mình thử can họ trước đã! Thế là một ngày nọ (28/04/02) tôi ngồi trước máy vi tính để đánh bài “Uy lực của ngòi viết” như sau:
Uy Lực Của Ngòi Viết.
Hôm nay cầm đến cây viết, Đồ Ngông tôi bỗng giật mình, không ngờ "cây viết" nó dữ tợn đến như thế! Có những lúc cây viết để diễn đạt tình yêu. Ôi! Thật là thơ mộng: Tôi lâng lâng tâm hồn theo dĩ vãng, tình bay bay theo lời thơ, ý văn.. Có những lúc câu văn, câu thơ thúc giục, nung đúc hùng tính của con người...Có những lúc câu văn, câu thơ đem tôi về những kỷ niệm thật là đẹp: Ngày Đồ Ngông tôi còn đi học, cứ hay tưởng tượng đứa bé ôm tập theo mẹ đến trường trong bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh- Hay, ngày tôi đi học xa, khi học thuộc lòng bài "Nhớ Cố hương" của Vita, rồi nhìn về cánh đồng ruộng mới vừa cấy xong, tôi lại thấy dáng con cò mà lòng có một nỗi buồn mang mang...
Rồi đến những ngày, đêm lênh đênh trên biển Đồ tôi cảm thấy chạnh lòng: Mình quả thật đã xa quê hương, xa một thời kỷ niệm dấu yêu, bỏ qua đi những kỷ niệm ngày thơ ấu, và hết rồi những buổi đến trường... Bước lên đất liền, đi vào các trại mình mới thấy mình lang thang... Tình nghĩa đồng hương thuở ấy sao mà đẹp vậy: Mỗi thứ đều chia nhau, giúp đỡ nhau, chỉ có một vài cá nhân hoạnh hoẹ, khác thường mà thôi...
Thời gian mỗi ngày một đi tới... Cho đến bây giờ Đồ tôi mới thấy rõ được "uy lực của ngòi viết". Thực sự mà nói, nếu không có hai tờ báo biếu của địa phương, thì Đồ tôi vẫn chưa khám phá được điều ấy, dù tôi đã xài cây viết từ lúc mới bước chân vào trường học.
Tôi không hiểu vì sao mà có sự "không vừa ý nhau" đến như vậy? Bài "Giấc mơ Noel" là lỗi lầm của Tác giả? Của người có trách nhiệm? Hay chỉ là một cái cớ để nổ lớn từ một ngòi nổ âm ỉ có từ trước, hoặc của hai phe nhóm nào đó?
Đồ Ngông tôi dù là ngông thật, nhưng cũng là một thành viên của Cộng đồng, Cộng đồng xấu tôi cũng "ê mặt" một phần nào với các bạn Tây của tôi. Nếu tôi làm xấu, Cộng đồng cũng buồn không ít. Nhiều lúc tôi nghĩ, không lẽ người Việt chúng ta từ bỏ quê hương,... để mang đến xứ người những nét, những hình ảnh "không hay" ư?
Cũng nhờ các ngòi viết của các vị "Trí thức", "Thức giả" mà Đồ Ngông tôi lại biết được khá nhiều chuyện, mặc dù tôi chỉ thuộc về loại "Dân ngu, cu đen", chỉ biết "tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa, tía em, má em và em là những người nông dân", chỉ biết có cây dưa, cây ớt, cây cà, quấn dưa, hái cà, vô thùng, xịt thuốc, vô phân, tưới nước...
Một ngày đẹp trời sau Giáng sinh, Đồ tôi cầm tờ báo địa phương lên đọc. Tôi giật nẫy mình: Có chuyện gì nữa đây? Có sự ồn ào nữa rồi! Nhưng tờ báo tôi xin ở tiệm thực phẩm về Giáng sinh ấy mất rồi! Sau vài tuần đọc các bài "lộn xộn,... xồn" ấy cũng vui. Có lúc Đồ tôi thấy tình hình có vẻ đi xa hơn mà không biết nguyên nhân thì "dở" thiệt, bèn "ráng lết" tới tòa soạn xin tờ báo cũ về coi. Đồ tôi không có ý kiến gì hết, coi rồi làm thinh, nhìn thiên hạ "hát" coi chơi!
Đùng một cái: Có ngòi bút mở màn tấn công. Đồ tôi bật ngữa, tai nghe ù ù: Chuyện đời tư người nầy, nhóm kia, khui từ đời ông bà, cha mẹ, chửi "xã giàn"... Nhưng cũng may... chỉ là Chuyện Phiếm mà thôi!???
Ôi! Đồ tôi bất tỉnh đến cả mười phút sau. Từ lúc ấy tôi mới ngó lại cây viết của mình mà năn nỉ nó "Viết ơi! Xin mầy đừng làm khổ tao; nếu có, tao mong mày hãy gãy đi trước khi tao viết". Thế là tôi đã "ngộ" được chân lý: Uy lực của ngòi viết.
Từ ngày ấy, tôi lại biết được nhiều chuyện: Từ chuyện cha đi chăn trâu, con bán bánh mì; từ chuyện già gân gần chết đến chuyện làm sui gia..., hoặc đốt tiệm, giựt nợ; hoặc chủ tịch hội "hữu danh vô thực" lâu ngày...
Đồ tôi khoái nhất là vị "Trí thức" nào đó viết về chuyện con trâu, bò "hữi l.. con cái" thật là chính xác, giống như thằng bạn tôi đã kể và làm dáng điệu cho bọn tôi coi gần 40 năm về trước khi nó đi chăn bò ngoài buổi học để giúp gia đình; quả rất tài tình. Tôi đọc mà thán phục vô vàn. Đúng là người có nhận xét tinh tế.
Đồ tôi "khoái" đọc các chuyện ồn ào ấy lắm, và muốn theo dõi coi kết cục tới đâu, giống như mình xem phim kiếm hiệp vậy. Nhiều lúc lại muốn có nhiều tờ báo khác xuất hiện để "có chuyện" mình coi chơi. Nhưng rồi nghĩ lại, nếu như vậy thì cũng tội nghiệp cho nhiều người:
1- Tội cho người trong Cộng đồng phải biết chuyện người khác, rồi phải bàn luận, nói ra nói vào; đôi lúc không ưng ý cãi lộn nhau thì tình nghĩa anh em lại không vui.
2- Biết chuyện tư, chuyện xấu của người "có vai, có vế" thì cũng không phải, mình sẽ đâu còn "nễ" họ, thì làm sao họ làm việc.
3-Tội cho người bỏ công, thiện chí ra gánh vác chuyện Cộng đồng, không có đủ thì giờ làm việc, lấy đâu giải quyết các việc "tào lao". Không giải quyết thì chuyện lớn xảy ra mang tiếng cả Cộng đồng, hoặc bị chỉ trích là "thiên vị".
4- Tội nghiệp cho Hội Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật phải đứng mà nhìn người "cầm bút" sử dụng "thi ca, văn chương" một cách rất ư là "nghệ thuật" (!), và chỉ có "nước" khóc cho nghệ thuật mà thôi!
5- Tội cho những người làm báo, không biết mình làm báo để phục vụ cho Cộng đồng hay "chửi nhau" hoặc "vạch thẹo" cho cộng đồng coi chơi?
6- Tội nghiệp cho ngành báo chí, không biết làm báo để "chửi nhau" hay để phục vụ cho mọi người.
7- Tội nghiệp cho người viết bài "nghệ thuật" kia phải "nặn" óc tìm ra những từ ngữ chính xác, súc tích, nặng nề; "kiếm" các câu văn đúng "tầm mức" để mà sáng tác cho xứng đáng với "công trình nghệ thuật" (!) và hợp với trình độ "trí thức" (?) của mình.
8- Tội nghiệp cho văn học Việt nam, nhất là ở hải ngoại (Úc châu) phải cưu mang thêm một trường phái mới là "Văn Học Chửi Lộn" bên cạnh Trào phúng, Trào lộng và Châm biếm. (Nói thế chứ Đồ Ngông tôi cũng "khoái" trường phái nầy lắm!), cho nên qua thời gian trên, Đồ Ngông tôi cũng:
Bắt chước!
Bắt chước người, ta chửi... (chửi) cuộc đời
Ta nay, hứng chí viết văn chơi
Làm thơ "moi móc", đời nhiều "xấu"
Rồi chửi, rồi la đỡ hận đời!
Ta tiếc xưa kia học lỡ làng
Ngày nay ngu dốt, làm dân gian
Câu thơ, chữ nghĩa không sâu sắc
Chửi chẳng bằng ai,"tức bẽ bàng".
Phải trước ra đời đi "bán cá"
Học đòi sách vở của "hàng tôm"
Ngày nay "võ miệng" tha hồ chửi
Cho đám người gian "tịt" cái mồm.
Đẻ đứa con nào cũng đau đớn. Đẻ đứa con "Tinh thần" lại khó khăn hơn. Đồ Ngông tôi chỉ xin "Lạy Trời! cho tôi đẻ được đứa con ngoan, dễ dạy, có ích cho đời, cho mọi người. Đừng bắt tôi phải đẻ ngang hông, đau đớn lắm!".
Đồ Ngông.
Khi viết bài ấy, lúc đầu tôi dùng đến chữ “tôi” và không có một hình thức nào “tếu” cả, vì từ nhỏ đến lớn tôi không có khiếu về “tiếu lâm” và cũng khó mà “nói chơi” được. Nhưng đây là hình thức mà tôi phải sử dụng đến để “có thể đùa với” những người đó được. Còn bút hiệu thì sao đây? Hàng nửa tiếng đồng hồ tôi phải suy nghĩ về bút hiệu. Nếu lấy là “Nguyên Thảo” thì họ sẽ dìm mình vào đống bùn. Tôi phải lấy một bút hiệu khác để đùa với họ thôi! Nhưng tôi là một kẻ vô danh tiểu tốt chẳng ai biết tôi là ai, mặc dù trong bài Thiền người ta đã để ý, và trong “Những bài viết cho con”, “Những bài viết về mẹ” hay “Vu Lan”, người ta có chú ý nhưng chẳng mấy người biết là tôi. Tôi sống rất khép kín, chỉ biết đi làm, rồi về nhà chẳng tham gia gì cả; đến ngay chuyện cộng đồng tôi cũng chẳng rành.
Tôi lại nghĩ tại sao tôi phải can thiệp vào chuyện nầy? Những người trí thức, vai vế, chức sắc tôn gíáo, hội đoàn không nói tại sao tôi phải nói? Nhưng không là tôi thì ai dám nói bây giờ?
Tại sao tôi lại tự đặt mình trong một vị thế như vậy? Thật sự tôi bị họ chạm phải trên phương hướng. Tôi không thể nào ngờ được, tôi cố gắng bằng mọi hình thức để lôi kéo trẻ con vào con đường tốt, nhưng tại sao những con người lớn tuổi, có vai vế trước kia, có học thức tại sao họ không suy nghĩ để rồi họ làm như họ đang làm. Không một ai dám can thiệp kể cả Hội Đồng Quản Trị của Cộng Đồng và những tổ chức chính trị. Tôi cũng thừa biết những người trí thức có uy tín không dám can thiệp vì họ sợ bị chửi thì danh dự họ chẳng còn. Người trong đoàn thể thì không dám vì sẽ kéo đoàn thể mình vào cuộc nếu mình muốn đơn phương can thiệp với tính cách cá nhân. Còn đối với tôi: Tôi chỉ là một tên tiểu tốt, chẳng ai biết mình; tên nông dân tầm thường, không có uy tín dù ở bất cứ nơi đâu. Tôi can thiệp vào thì họ có chửi tôi thì cũng giống như người ta chửi một thằng dân ngu cu đen, chẳng có gì quan trọng cả! Và nếu không can thiệp thì đến khi nào mới yên! Vì ích lợi chung của cộng đồng, vì muốn mọi người được sống yên ổn trên xứ người tôi nhất quyết phải can thiệp nếu họ có chửi tôi hay dìm tôi xuống bùn. Tôi chỉ nhờ vào nhận định của tất cả đồng hương đã cố công theo dõi sự việc.
Tôi cũng nhận thức rằng “họ cũng sẽ chửi tôi” như đã chửi bao nhiêu người khác khi mà tôi cản bước tiến của họ. Họ được sự hậu thuẫn của một tổ chức khá lớn và có sức mạnh. Tôi vẫn biết như vậy! Tôi làm chỉ vì một tấm lòng đối với chung mọi người!
Tôi làm một việc rất ngông: Đành đánh đổi uy tín viết văn của mình trước kia với một việc không đâu; “như không” mình lại đút đầu ra để cho chúng chửi! Từ hành động “ngông”, tôi đã là thầy giáo thôi thì là “đồ ngông”. Chữ “đồ” mang nhiều nghĩa kể cả nghĩa Bắc. “Đồ” là cái thứ, cái hạng người; “đồ” cũng là ông đồ (ông thầy giáo). Thế là “đồ ngông” biến thành “Đồ Ngông”: Ông thầy giáo có tánh ngông ngông. Tôi đã viết: Tôi ngông nên nói bậy mà chúng còn chửi thì độc giả bênh tôi và sẽ chửi chúng là “đồ khùng”. Đó là cái bút hiệu súc tích ý nghĩa của tôi. Tôi sẽ đặt họ trước cái bẫy mà tôi đã gài ra.
Sau đó tôi ký bút hiệu ấy dưới bài đầu tiên, và giọng văn cũng phải “tếu” đi chút ít để thích hợp với bút hiệu. Đồ Ngông phải năng nỗ can thiệp vào trên bình diện “thơ” lẫn “văn”. Bên cạnh đó là những thời gian nghiên cứu về đạo Phật. Đồ Ngông thật sự chính thức đã ra đời!
Nguyên Thảo,
25/12/2009.
(“Cuộc Hành Trình Của Chữ Nghĩa”)
Những Bài Thơ Cho Bé
(Bài 1 đến bài 9 trong bài “Đi Vào Vấn Đề Giáo Dục!”)
10- Công Ơn Cha Mẹ.
Trong trường cô giáo dạy
Con đã được sinh ra
Nhờ có cha có mẹ,
Và mỗi năm mỗi lớn
Cũng lại mẹ với cha!
Công cha nuôi, mẹ đẻ
Chăm sóc con từng ngày;
Những ngày con bị bệnh
Cha mẹ cũng cùng lo.
Con vui cha mẹ mừng
Con buồn cha mẹ buồn!
Cô giáo con cũng nói
Con ráng học, chăm ngoan
Là đền ơn cha mẹ.
Con có học ca dao
Cô giáo con đọc lớn,
Con đọc theo cô giáo:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"!
Nguyên-Thảo,
11-05-03.
11- Nhường Nhịn Lẫn Nhau.
Ngoại con đã bảo rằng:
"Anh, chị, em cùng mẹ
Cùng máu mủ, cùng cha
Nên thương nhau thân thiết!
Chị nói, em nên nghe
Thương em, đừng ăn hiếp
Cùng giúp đỡ lẫn nhau,
Mới thực là quý mến.
Người ta nói:
"Giọt máu đào hơn ao nước lã",
Là anh em đâu phải người xa,
Nhường nhau, nhẫn nhịn gọi là
Yên vui, êm ấm cả nhà hân hoan!
Nguyên Thảo,
18-05-03.
12-Thương Yêu Ông Bà.
Hôm qua vào lớp học,
Cô giáo hỏi các con:
"Em nào có Ông Bà,
Giơ tay lên cô biết?".
Các con đều đưa tay:
"Con quý mến Ông Bà".
Cô con liền nói tiếp:
"Ông Bà sinh cha mẹ,
Cha mẹ mới sinh ta
Nên thương yêu Ông Bà,
Và thương nhiều lắm lắm!
Để Ông Bà vui vui!".
Nguyên Thảo,
20-05-03.
13- Yêu Quý Thầy Cô.
Ngày nao, mẹ có dạy:
"Con vào trong trường học,
Hãy yêu quý Thầy Cô
Như là Ba Mẹ vậy!
Vì Thầy Cô thay thế
Ba Mẹ ở nhà trường
Dạy con học từng chữ,
Giúp con trở nên khôn.
Thầy Cô dạy điều hay,
Dạy con nhiều cái tốt,
Dạy con hiểu trong đời,
Dạy con về kiến thức".
Thầy Cô thương con nữa,
Con cũng thương Thầy Cô
Con ráng ngoan chăm học
Để Thầy Cô vui lòng!
Nguyên Thảo,
23-05-03.
14- Mến Bạn.
Trong lớp học của con,
Con có nhiều đứa bạn
Cùng học, cùng chơi vui
Đùa với nhau vui lắm!
Cô giáo cho đồ chơi,
Cùng nhau chia ra chơi.
Rồi tới giờ sắp chữ,
Chúng con cùng nhau làm.
Cô giáo còn dạy hát,
Lâu lâu cô dạy múa;
Cô còn dạy chào hỏi
Làm sao cho đúng cách
Để thành người lịch sự.
Con với bạn cùng học,
Cùng chơi, cùng hát múa.
Tụi con không giành giựt,
Cô giáo rất vui lòng!
Nguyên Thảo,
23-05-03.
15-Chăm Học.
Nay con còn nho nhỏ
Con nghe lời Mẹ Cha
Cùng lời khuyên của Ngoại
Con ráng học nên người.
Trong trường nghe Cô giáo
Về nhà tập siêng năng
Học hành theo giờ giấc
Tạo thói quen trong ngày.
Mai sau con có lớn,
Cứ thế mà con theo
Đều đều và đều đặn
Con không phải mệt nhiều.
Khi con học được tốt
Con lại càng chăm ngoan.
Rồi con học thêm giỏi
Tương lai con rỡ ràng.
Bà Ngoại thường hay nói:
"Tương lai có huy hoàng.
Hôm nay con phải học
Ngày mai mới vinh sang".
Nguyên Thảo,
24-06-03.
10- Công Ơn Cha Mẹ.
Trong trường cô giáo dạy
Con đã được sinh ra
Nhờ có cha có mẹ,
Và mỗi năm mỗi lớn
Cũng lại mẹ với cha!
Công cha nuôi, mẹ đẻ
Chăm sóc con từng ngày;
Những ngày con bị bệnh
Cha mẹ cũng cùng lo.
Con vui cha mẹ mừng
Con buồn cha mẹ buồn!
Cô giáo con cũng nói
Con ráng học, chăm ngoan
Là đền ơn cha mẹ.
Con có học ca dao
Cô giáo con đọc lớn,
Con đọc theo cô giáo:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"!
Nguyên-Thảo,
11-05-03.
11- Nhường Nhịn Lẫn Nhau.
Ngoại con đã bảo rằng:
"Anh, chị, em cùng mẹ
Cùng máu mủ, cùng cha
Nên thương nhau thân thiết!
Chị nói, em nên nghe
Thương em, đừng ăn hiếp
Cùng giúp đỡ lẫn nhau,
Mới thực là quý mến.
Người ta nói:
"Giọt máu đào hơn ao nước lã",
Là anh em đâu phải người xa,
Nhường nhau, nhẫn nhịn gọi là
Yên vui, êm ấm cả nhà hân hoan!
Nguyên Thảo,
18-05-03.
12-Thương Yêu Ông Bà.
Hôm qua vào lớp học,
Cô giáo hỏi các con:
"Em nào có Ông Bà,
Giơ tay lên cô biết?".
Các con đều đưa tay:
"Con quý mến Ông Bà".
Cô con liền nói tiếp:
"Ông Bà sinh cha mẹ,
Cha mẹ mới sinh ta
Nên thương yêu Ông Bà,
Và thương nhiều lắm lắm!
Để Ông Bà vui vui!".
Nguyên Thảo,
20-05-03.
13- Yêu Quý Thầy Cô.
Ngày nao, mẹ có dạy:
"Con vào trong trường học,
Hãy yêu quý Thầy Cô
Như là Ba Mẹ vậy!
Vì Thầy Cô thay thế
Ba Mẹ ở nhà trường
Dạy con học từng chữ,
Giúp con trở nên khôn.
Thầy Cô dạy điều hay,
Dạy con nhiều cái tốt,
Dạy con hiểu trong đời,
Dạy con về kiến thức".
Thầy Cô thương con nữa,
Con cũng thương Thầy Cô
Con ráng ngoan chăm học
Để Thầy Cô vui lòng!
Nguyên Thảo,
23-05-03.
14- Mến Bạn.
Trong lớp học của con,
Con có nhiều đứa bạn
Cùng học, cùng chơi vui
Đùa với nhau vui lắm!
Cô giáo cho đồ chơi,
Cùng nhau chia ra chơi.
Rồi tới giờ sắp chữ,
Chúng con cùng nhau làm.
Cô giáo còn dạy hát,
Lâu lâu cô dạy múa;
Cô còn dạy chào hỏi
Làm sao cho đúng cách
Để thành người lịch sự.
Con với bạn cùng học,
Cùng chơi, cùng hát múa.
Tụi con không giành giựt,
Cô giáo rất vui lòng!
Nguyên Thảo,
23-05-03.
15-Chăm Học.
Nay con còn nho nhỏ
Con nghe lời Mẹ Cha
Cùng lời khuyên của Ngoại
Con ráng học nên người.
Trong trường nghe Cô giáo
Về nhà tập siêng năng
Học hành theo giờ giấc
Tạo thói quen trong ngày.
Mai sau con có lớn,
Cứ thế mà con theo
Đều đều và đều đặn
Con không phải mệt nhiều.
Khi con học được tốt
Con lại càng chăm ngoan.
Rồi con học thêm giỏi
Tương lai con rỡ ràng.
Bà Ngoại thường hay nói:
"Tương lai có huy hoàng.
Hôm nay con phải học
Ngày mai mới vinh sang".
Nguyên Thảo,
24-06-03.
Thơ Đó, Thơ Đây
Đảo Jeju (Hàn quốc).
Bước tới Jeju đảo đất Hàn
Sương mù hơi lạnh, bước lang thang
Cũng nhìn cũng ngắm bao cái đẹp
So sánh người, ta; khách ngỡ ngàng!
Đồ Ngông.
Đoạn Đường Kỳ Bí! (Jeju, Hàn Quốc).
Một đoạn ngắn thôi, lại lạ kỳ
Mà sao chẳng biết bởi chi chi
Xuống thì hơi nặng, luôn chân đạp
Lên dốc buông chân, xe cứ đi!
Đồ Ngông.
Đá Đầu Rồng (Jeju, Hàn Quốc).
Tại vì cứ tưởng đá đầu rồng
Phiến đá màu đen đứng lông chông
Hơi giống như rồng đang há miệng
Lửa đang sắp sẵn thoát hàm rồng.
Đồ Ngông.
Núi Seongsan Ilchulbong (Jeju, Hàn Quốc).
Vách núi trơ trơ màu đá đen
Sương mù phủ khắp lẫn mây chen
Xanh xanh mờ ảo bên bờ biển
Thảm cỏ trải dài một thảo nguyên!
Đồ Ngông.
Phim trường (Jeju, Hàn Quốc).
Khen ai khéo đặt cảnh phim trường
Len lén bên bờ biển mến thương
Có đá, có nhiều bong bong nước
Nên thơ, ảo ảo một phim trường.
Đồ Ngông.
Bãi Đá Đen (Jeju, Đại Hàn).
Màu đá đen đen lẫn với tro
Lô nhô, lỗ chỗ ổ ong vò
Dung nham tự thuở xa xưa ấy
Đón khách nhàn du thưởng ngoạn chơi.
Đồ Ngông.
Vườn Quít (Jeju, Đại Hàn).
Vườn quít cùng nhau nối tiếp liền
Đã là đặc sản của đảo tiên
Jeju, quít mắc như vàng ấy
Có ngọt làm sao chẳng xứng tiền!
Đồ Ngông.
Làng Dân Tộc (Jeju, Đại Hàn).
Đàn bà dân tộc thật là siêng
Mang nước, nuôi heo lắm việc làm!
Bốn vợ, ông chồng đi lỏng nhỏng
Say sưa, hầu vợ quả là nhàn!
Đồ Ngông.
Đền Kwanumsa (Jeju, Đại Hàn).
Đức Phật ở giữa đi đầu
Năm trăm đệ tử đứng hầu phía sau,
Vòng cung giữa núi trên cao
Đường lên ba cấp xôn xao gọi mời
Hai bên tượng đá lâu đời
Hình dung Đức Phật đáp lời tâm linh.
Cuộc đời sinh tử, tử sinh
Thoát vòng tục lụy là Kinh sau cùng.
Đồ Ngông.
Bước tới Jeju đảo đất Hàn
Sương mù hơi lạnh, bước lang thang
Cũng nhìn cũng ngắm bao cái đẹp
So sánh người, ta; khách ngỡ ngàng!
Đồ Ngông.
Đoạn Đường Kỳ Bí! (Jeju, Hàn Quốc).
Một đoạn ngắn thôi, lại lạ kỳ
Mà sao chẳng biết bởi chi chi
Xuống thì hơi nặng, luôn chân đạp
Lên dốc buông chân, xe cứ đi!
Đồ Ngông.
Đá Đầu Rồng (Jeju, Hàn Quốc).
Tại vì cứ tưởng đá đầu rồng
Phiến đá màu đen đứng lông chông
Hơi giống như rồng đang há miệng
Lửa đang sắp sẵn thoát hàm rồng.
Đồ Ngông.
Núi Seongsan Ilchulbong (Jeju, Hàn Quốc).
Vách núi trơ trơ màu đá đen
Sương mù phủ khắp lẫn mây chen
Xanh xanh mờ ảo bên bờ biển
Thảm cỏ trải dài một thảo nguyên!
Đồ Ngông.
Phim trường (Jeju, Hàn Quốc).
Khen ai khéo đặt cảnh phim trường
Len lén bên bờ biển mến thương
Có đá, có nhiều bong bong nước
Nên thơ, ảo ảo một phim trường.
Đồ Ngông.
Bãi Đá Đen (Jeju, Đại Hàn).
Màu đá đen đen lẫn với tro
Lô nhô, lỗ chỗ ổ ong vò
Dung nham tự thuở xa xưa ấy
Đón khách nhàn du thưởng ngoạn chơi.
Đồ Ngông.
Vườn Quít (Jeju, Đại Hàn).
Vườn quít cùng nhau nối tiếp liền
Đã là đặc sản của đảo tiên
Jeju, quít mắc như vàng ấy
Có ngọt làm sao chẳng xứng tiền!
Đồ Ngông.
Làng Dân Tộc (Jeju, Đại Hàn).
Đàn bà dân tộc thật là siêng
Mang nước, nuôi heo lắm việc làm!
Bốn vợ, ông chồng đi lỏng nhỏng
Say sưa, hầu vợ quả là nhàn!
Đồ Ngông.
Đền Kwanumsa (Jeju, Đại Hàn).
Đức Phật ở giữa đi đầu
Năm trăm đệ tử đứng hầu phía sau,
Vòng cung giữa núi trên cao
Đường lên ba cấp xôn xao gọi mời
Hai bên tượng đá lâu đời
Hình dung Đức Phật đáp lời tâm linh.
Cuộc đời sinh tử, tử sinh
Thoát vòng tục lụy là Kinh sau cùng.
Đồ Ngông.
Thơ Đồ Ngông (tt)
Cảm Hứng! (1)
Tất cả đều vui, ta với nhau
Hả hê sung sướng đứng lên nào
Ra về thoả mãn trong lòng chứ?
Ở lại hài lòng thật xiết bao!
Soạn thảo chưa xong, còn áy náy
Cộng đồng chẳng được, vẫn nôn nao
Vỗ tay chi "lạ"! Hả hê "quái!"
Tất cả đều vui, ta với nhau!....!
Đồ Ngông,
31-03-07.
(1) Cảm hứng khi đọc đến câu sau (ở phần cuối biên bản của phiên họp "Tham vấn kỳ II ngày 25/ 3/ 07" -báo Nam Úc số 587 ngày 30/ 3/ 07, trang 13): "Đồng hương: Vỗ tay vui cười hả hê vang cả hội trường, và đồng loạt đứng dậy ra về"
Dân Chủ?
Dân chủ? Như là,... Ấy,..! Vậy sao?
Thế mà tớ tưởng...! Thật?...Thảo nào,...!
Hèn chi dân có mà không chủ
Chỉ thấy quan cần quan mới giao.
Quan muốn trên cao cho thỏa chí
Dân yên dưới thấp chớ xôn xao!
Trò chơi dân chủ, vui không hỉ?
Thời buổi bây giờ,... Vậy, chớ sao!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Xin Đừng...!
Xin đừng lật tẩy nữa ông ơi!
Ván phé vừa xong thật tuyệt vời!
"Phú lủng" mà ra thành đại thắng
Con bài lả tả... Một ván chơi!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Ông làm...!
Ông làm "biên bản" quả thật hay!
Tớ tưởng không ai qua nổi Ngài
Văn chương chữ nghĩa thì ăn đứt
Ý tưởng ngôn từ chẳng kém ai!
Nếu có mai nầy, hội nghị cao
Ông nên hứng chí nhảy ngay vào
Hai tay tớ sẽ tung cao "với"
Ủng hộ hết mình, ủng hộ cao.
Tớ nghĩ rồi ra tớ với ông
Chúng mình liên kết, chắc như "chông"
Không còn đối thủ chen chân tới
Hỉ hả vui cười tớ với ông!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Uổng Công!
Uổng công tớ lại ngóng, mong, trông
Mà lại còn chi,... Tớ ước mong
Năm ngón bàn tay năm ngón nhỏ
Đếm đi đếm lại chỉ hoài công!
Tớ cứ trông hoài những góp công
Của Ban Soạn Thảo lẫn ngoài công...
chúng đưa nườm nượp mong rồi được
Cái Bản Nội Quy của Cộng đồng.
Tớ tiếc làm sao, thật tiếc là
Công lao hạn mã, sức nhiều mà
Thế ra cái sức:... "Chơi vui thế!"
Có tiếc..., cũng ra... "...mất khôn"... à!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Trái Bi.
Trái bi thụt mạnh bị ra ngoài
Lơ lửng cây dù, quanh quẩn đai
Còn lấy chi đâu mà trúng đích
Tại vì thụt mạnh lỡ cơ tay.
Đồ Ngông,
11-04-07.
Chẳng Biết.
Có biết gì đâu, chẳng biết gì
Ngồi buồn tớ lại viết chi chi
Viết vui, viết phá người đôi chút
Vẽ bậy, vẽ bùa chúng một khi.
Cái thuở "nhì ma" thêm ngứa ngáy
Ở thời "nhất quỷ" lại lầm lì
"Thứ ba" trò học điều ma quái
Đến đỗi già đầu, thật quá đi!
Đồ Ngông,
11-04-07.
Hỏng Rồi!
Ai biểu ngày thơ chẳng học hành
Mấy câu nho nhỏ lại không rành:
Mất ngon chỉ tại vì no quá,
Bỏ trí cũng là bởi giận nhanh.
Thoáng chốc, lòng sân hư đại cuộc,
Thoảng qua, si hận phá tanh bành.
Nay già tớ lại đành tu tĩnh
Còn có là hơn chẳng chịu hành.
Đồ Ngông,
12-04-07.
Viết Mà Chơi!
Buồn buồn viết láo mà chơi
Mua vui thiên hạ, nụ cười ươm môi
Đem hoa cống hiến cho đời
Vài câu ngẫm nghĩ, sự đời đắng cay.
Ngày đi rồi lại qua ngày,
Trăm năm không đủ, học hoài chưa xong!
Đồ Ngông,
11-04-07.
Lạy Quan!
Lạy quan tớ lủ dân đen
Buồn vui cứ mãi xách đèn đi chơi
Chuyện đời cứ mặc cho đời
Đôi khi quên hẳn quan ngồi trên cao
Quan ơi! Quan có dạ nào
Xin đừng đánh "rắm", thúi đầu dân đen.
Nếu quan mắt tỏ hơn đèn
Xin soi vào dạ với lòng của quan!
Đồ Ngông,
12-04-07.
Sự Đời.
Sự đời lắm những trái ngang
Mượn người xây dựng con đàng tiến lên
Lên cao chót vót chênh vênh
Ra thân, ưỡn ngực, kênh kênh, ngó trời.
Khi vào nghịch cảnh chơi vơi
Nương người cứu hộ, cuộc cờ trao tay
Âm mưu sắp sẵn con bài
Không ưng theo ý, dẹp ngay không màng.
Cuộc đời lắm sự lòng lang
Trùng trùng dạ sói, biết đàng nào xa!
Đồ Ngông,
12-04-07.
Tự Chửi Mình!
Quả một thằng ngông, ngông hết biết
Chuyện đời mắc mớ vương chi riết (mãi)
Có ngu thì nhớ còn chừa chỗ
Lỡ ngốc chẳng quên đừng chiếm việc.
Thiên hạ um sùm tiên tổ kệ
Nhân gian náo loạn mẹ sư miết. (mãi miết)
Xía (chen, xen, tham dự) chi nhọn mỏ cùng vô loại
Mắc mớ thứ gì mà chịu thiệt...!
Đồ Ngông,
12-04-07.
Tất cả đều vui, ta với nhau
Hả hê sung sướng đứng lên nào
Ra về thoả mãn trong lòng chứ?
Ở lại hài lòng thật xiết bao!
Soạn thảo chưa xong, còn áy náy
Cộng đồng chẳng được, vẫn nôn nao
Vỗ tay chi "lạ"! Hả hê "quái!"
Tất cả đều vui, ta với nhau!....!
Đồ Ngông,
31-03-07.
(1) Cảm hứng khi đọc đến câu sau (ở phần cuối biên bản của phiên họp "Tham vấn kỳ II ngày 25/ 3/ 07" -báo Nam Úc số 587 ngày 30/ 3/ 07, trang 13): "Đồng hương: Vỗ tay vui cười hả hê vang cả hội trường, và đồng loạt đứng dậy ra về"
Dân Chủ?
Dân chủ? Như là,... Ấy,..! Vậy sao?
Thế mà tớ tưởng...! Thật?...Thảo nào,...!
Hèn chi dân có mà không chủ
Chỉ thấy quan cần quan mới giao.
Quan muốn trên cao cho thỏa chí
Dân yên dưới thấp chớ xôn xao!
Trò chơi dân chủ, vui không hỉ?
Thời buổi bây giờ,... Vậy, chớ sao!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Xin Đừng...!
Xin đừng lật tẩy nữa ông ơi!
Ván phé vừa xong thật tuyệt vời!
"Phú lủng" mà ra thành đại thắng
Con bài lả tả... Một ván chơi!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Ông làm...!
Ông làm "biên bản" quả thật hay!
Tớ tưởng không ai qua nổi Ngài
Văn chương chữ nghĩa thì ăn đứt
Ý tưởng ngôn từ chẳng kém ai!
Nếu có mai nầy, hội nghị cao
Ông nên hứng chí nhảy ngay vào
Hai tay tớ sẽ tung cao "với"
Ủng hộ hết mình, ủng hộ cao.
Tớ nghĩ rồi ra tớ với ông
Chúng mình liên kết, chắc như "chông"
Không còn đối thủ chen chân tới
Hỉ hả vui cười tớ với ông!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Uổng Công!
Uổng công tớ lại ngóng, mong, trông
Mà lại còn chi,... Tớ ước mong
Năm ngón bàn tay năm ngón nhỏ
Đếm đi đếm lại chỉ hoài công!
Tớ cứ trông hoài những góp công
Của Ban Soạn Thảo lẫn ngoài công...
chúng đưa nườm nượp mong rồi được
Cái Bản Nội Quy của Cộng đồng.
Tớ tiếc làm sao, thật tiếc là
Công lao hạn mã, sức nhiều mà
Thế ra cái sức:... "Chơi vui thế!"
Có tiếc..., cũng ra... "...mất khôn"... à!
Đồ Ngông,
10-04-07.
Trái Bi.
Trái bi thụt mạnh bị ra ngoài
Lơ lửng cây dù, quanh quẩn đai
Còn lấy chi đâu mà trúng đích
Tại vì thụt mạnh lỡ cơ tay.
Đồ Ngông,
11-04-07.
Chẳng Biết.
Có biết gì đâu, chẳng biết gì
Ngồi buồn tớ lại viết chi chi
Viết vui, viết phá người đôi chút
Vẽ bậy, vẽ bùa chúng một khi.
Cái thuở "nhì ma" thêm ngứa ngáy
Ở thời "nhất quỷ" lại lầm lì
"Thứ ba" trò học điều ma quái
Đến đỗi già đầu, thật quá đi!
Đồ Ngông,
11-04-07.
Hỏng Rồi!
Ai biểu ngày thơ chẳng học hành
Mấy câu nho nhỏ lại không rành:
Mất ngon chỉ tại vì no quá,
Bỏ trí cũng là bởi giận nhanh.
Thoáng chốc, lòng sân hư đại cuộc,
Thoảng qua, si hận phá tanh bành.
Nay già tớ lại đành tu tĩnh
Còn có là hơn chẳng chịu hành.
Đồ Ngông,
12-04-07.
Viết Mà Chơi!
Buồn buồn viết láo mà chơi
Mua vui thiên hạ, nụ cười ươm môi
Đem hoa cống hiến cho đời
Vài câu ngẫm nghĩ, sự đời đắng cay.
Ngày đi rồi lại qua ngày,
Trăm năm không đủ, học hoài chưa xong!
Đồ Ngông,
11-04-07.
Lạy Quan!
Lạy quan tớ lủ dân đen
Buồn vui cứ mãi xách đèn đi chơi
Chuyện đời cứ mặc cho đời
Đôi khi quên hẳn quan ngồi trên cao
Quan ơi! Quan có dạ nào
Xin đừng đánh "rắm", thúi đầu dân đen.
Nếu quan mắt tỏ hơn đèn
Xin soi vào dạ với lòng của quan!
Đồ Ngông,
12-04-07.
Sự Đời.
Sự đời lắm những trái ngang
Mượn người xây dựng con đàng tiến lên
Lên cao chót vót chênh vênh
Ra thân, ưỡn ngực, kênh kênh, ngó trời.
Khi vào nghịch cảnh chơi vơi
Nương người cứu hộ, cuộc cờ trao tay
Âm mưu sắp sẵn con bài
Không ưng theo ý, dẹp ngay không màng.
Cuộc đời lắm sự lòng lang
Trùng trùng dạ sói, biết đàng nào xa!
Đồ Ngông,
12-04-07.
Tự Chửi Mình!
Quả một thằng ngông, ngông hết biết
Chuyện đời mắc mớ vương chi riết (mãi)
Có ngu thì nhớ còn chừa chỗ
Lỡ ngốc chẳng quên đừng chiếm việc.
Thiên hạ um sùm tiên tổ kệ
Nhân gian náo loạn mẹ sư miết. (mãi miết)
Xía (chen, xen, tham dự) chi nhọn mỏ cùng vô loại
Mắc mớ thứ gì mà chịu thiệt...!
Đồ Ngông,
12-04-07.
Saturday, February 20, 2010
“Vị Nhân Sinh” Hay “Vị Nghệ Thuật”?
Đồ tôi nhớ lại thuở đi học, nhất là thời gian học ở Trung học sao mà nhiều kỹ niệm đẹp thế! Hay là vào thời kỳ đó, Đồ tôi cũng như bao nhiêu người khác lại bước vào thời kỳ "bể tiếng", "nhổ giò"; thời kỳ cơ thể phát triển để trở thành "con gà giò" tập gáy sửa soạn "đá": "đá bóng" lẫn "đá đèn".
Ở vào giai đoạn phát triển ấy thì những năm "Đệ Ngũ, Đệ Tứ" (sau nầy người ta đổi là lớp 8, lớp 9) lại bắt đầu học về văn chương nghị luận: Nghị luận luân lý và văn chương. Ôi! Thanh niên nam nữ ai cũng tập lý luận nhoi lên, kẻ thắng thì "ưởn ngực ta đây", còn đứa thua thì "ấm ức", rồi kiếm các bài phê bình nào hay, tác phẩm nào nổi tiếng để đọc: Vừa học kiến thức, vừa học cách lý luận cho khỏi thua người ta. Riêng Đồ tôi không được suông sẻ, không có nhiều may mắn mà lại bước vào giai đoạn bi đát của đời mình. Tuy nhiên, nhờ bạn bè thương tình, đôi lúc cho chia sẻ một vài vấn đề; và bây giờ Đồ tôi lại viết về vấn đề ấy, tức là "Nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "Nghệ thuật vị nhân sinh".
Nói đến nghệ thuật thì nó rất bao quát, nó bao gồm rất nhiều phương diện của cuộc sống, nhằm tô điểm cho đời tươi đẹp, đáp ứng nhu cầu đẹp cho con người từ vật chất lẫn tinh thần, hoặc trong nhu cầu đó đáp ứng được cả hai, như nghệ thuật cắm hoa chẳng hạn: Nhìn vào một bình hoa hoặc lẳng hoa mình thấy nó mang một vóc dáng đẹp mình thích (vật chất) và thích ngắm mãi để tìm một cảm giác thoải mái, một nhu cầu đáp ứng cái đẹp (tinh thần).
Vì Đồ tôi vốn sanh sau đẻ muộn, nên không được đọc các bài tranh luận trong cuộc bút chiến (không phải chửi lộn) giữa hai nhà văn có tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Khôi và Hải Triều. Về sau, Đồ tôi có đọc được một, hai bài không nhớ rõ ở đâu mà chỉ là tác giả quyển sách ấy trích ra hai bài: Một của Phan Khôi, một của Hải Triều. Khi đọc, Đồ tôi quá thán phục về cách lý luận, cách hành văn và sử dụng từ ngữ của các nhà văn ấy. Nó vừa súc tích ý nghĩa, vừa thanh cao; từ ngữ chính xác, sắc bén và rất là văn chương, chứ không như những bài chửi tầm bậy, hạ thấp giá trị văn chương, giá trị con người của chính mình như một vài người đã làm (chắc họ làm để thoả mãn cái "tức khí", sân hận, ấm ức của mình đối với một hay nhóm người nào đó. Làm thế để làm gì? What for?). Nếu thắng thì được cái gì? Nếu thua thì cũng chẳng được cái gì? Và xét lại trong cuộc đời thì người ấy chỉ là một người "tức khí" mà thôi!
Trong cuộc đời, nghệ thuật vốn là sản phẩm của đời sống con người. Con người đã tạo ra nghệ thuật. Thì với quan niệm "vị nghệ thuật" hay "vị nhân sinh" cũng là hai khía cạnh để phục vụ cho đời sống con người. Tranh luận cho lắm thì cũng thế mà thôi!
Nếu ta suy luận về quá khứ và thử đặt mình vào hoàn cảnh của người tiền sử thì ta cũng có thể hiểu được phần nào. Từ giáo dục, kinh nghiệm sống ở đời, kinh tế, tổ chức xã hội, chính trị lẫn khoa học, văn hoá đều được phát triển từng bước theo sự phát triển của con người. Tất nhiên từ thời kỳ ăn lông, ở lổ chỗ trú chỉ là hang động, sau che sơ sài để trú ẩn, khi lương thực chỗ nầy hết rồi phải du mục sang chỗ khác. Đến khi định cư để canh tác, nhà cửa cũng được cũng cố dần lên; lúc đầu cành lá thân cây che mưa, gió, tuyết... Sau thì vỏ cây, lá, tranh bện lại che mái; cây hoặc đất đá chất lên làm vách; rồi tiến đến gạch, ngói; rồi kiểu nầy kiểu kia để làm đẹp nơi mình trú ngụ. Sự thay đổi dần ấy người ta gọi là tiến bộ. Với từng bước tiến bộ về kinh tế, loài người có cuộc sống khá hơn. Rồi từ đó nghệ thuật tạo tác, nghệ thuật về nhu cầu tinh thần lẫn vật chất cũng được nâng cao.
Nghệ thuật không tự dưng ở trên trời rớt xuống, không một vị thần nào ban xuống cho loài người, mà chỉ có con người từng bước qua cuộc sống, nhận xét, lấy kinh nghiệm tạo nên. Nó nhanh hay chậm tùy theo trí óc của ta suy tư nhiều hoặc ít. Nói chung mọi sự trong đời đều do sự suy tư của trí óc, hay khác đi được khởi phát tự trong "Tâm thức" của ta nhằm đáp ứng các nhu cầu "thấy, nghe, hay, biết". Thấy đẹp, muốn đẹp, rồi làm đẹp. Ghét bỏ cái xấu ta không lấy cái xấu. Nghe âm thanh du dương, rung động đến tình cảm của ta, hay kích động được tinh thần của ta, ta thích dù trong thời gian ngắn nào đó thôi! Những điều ta cảm nhận hay cảm biết đều được phân tích thành tốt xấu để mình thích hay không thích. Những điều thích được tiếp tục phát triển và điều xấu bị loại bỏ. Ngay cả trong kinh tế cũng vậy, ta thích mua đồ tốt, đẹp; đồ xấu, hư sẽ không được mua, cơ sở sản xuất đồ ấy cũng phải bị dẹp đi.
Nếu đứng trên bình diện ngọn mà nhận định thì có vẻ: Nghệ thuật và nhân sinh là hai phần riêng biệt, cũng như đứng trên nhìn xuống dòng nước, cọng rong xanh nghiêng qua nghiêng lại theo dòng nước ta tưởng là nghệ thuật, nếu nhổ gốc thì nghệ thuật, đời sống của rong đều chết hết. Cũng thế, nếu ta nghiêng về cái hay, cái đẹp, cái du dương thoải mái thì điều ấy giống như là "nghệ thuật", nhưng cái đẹp ấy cũng chỉ là đáp ứng cho nhu cầu sống của con người, thế vậy chẳng là cho "nhân sinh" sao?
Chịu khó suy tư và suy luận một chút, thì chúng ta cũng có thể phân biệt được cái nào hư và cái nào thực, đúng hoặc sai. Mà quả đúng vậy, người ta nói "vàng thiệt không sợ lửa" thứ thiệt trải qua bao nhiêu thử thách nó vẫn là thiệt. Và một yếu tố khác cũng để đo lường chân lý, đó là thời gian. Với thời gian lâu dài: Thiệt vẫn là thiệt, giả sẽ hiện rõ ra. Yếu tố thời gian và yếu tố tính chất định đoạt được chân lý hoặc hư thực. Còn nghệ thuật được khởi nguồn từ con người vẫn dính líu tới con người, cho con người thì nghệ thuật cũng không hẵn là nghệ thuật suông. "Nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "Nghệ thuật vị nhân sinh", Bạn thử đoán mà coi!...
Đồ Ngông,
6-5-02.
(Chuyện “Tào Lao Thế Sự”)
Ở vào giai đoạn phát triển ấy thì những năm "Đệ Ngũ, Đệ Tứ" (sau nầy người ta đổi là lớp 8, lớp 9) lại bắt đầu học về văn chương nghị luận: Nghị luận luân lý và văn chương. Ôi! Thanh niên nam nữ ai cũng tập lý luận nhoi lên, kẻ thắng thì "ưởn ngực ta đây", còn đứa thua thì "ấm ức", rồi kiếm các bài phê bình nào hay, tác phẩm nào nổi tiếng để đọc: Vừa học kiến thức, vừa học cách lý luận cho khỏi thua người ta. Riêng Đồ tôi không được suông sẻ, không có nhiều may mắn mà lại bước vào giai đoạn bi đát của đời mình. Tuy nhiên, nhờ bạn bè thương tình, đôi lúc cho chia sẻ một vài vấn đề; và bây giờ Đồ tôi lại viết về vấn đề ấy, tức là "Nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "Nghệ thuật vị nhân sinh".
Nói đến nghệ thuật thì nó rất bao quát, nó bao gồm rất nhiều phương diện của cuộc sống, nhằm tô điểm cho đời tươi đẹp, đáp ứng nhu cầu đẹp cho con người từ vật chất lẫn tinh thần, hoặc trong nhu cầu đó đáp ứng được cả hai, như nghệ thuật cắm hoa chẳng hạn: Nhìn vào một bình hoa hoặc lẳng hoa mình thấy nó mang một vóc dáng đẹp mình thích (vật chất) và thích ngắm mãi để tìm một cảm giác thoải mái, một nhu cầu đáp ứng cái đẹp (tinh thần).
Vì Đồ tôi vốn sanh sau đẻ muộn, nên không được đọc các bài tranh luận trong cuộc bút chiến (không phải chửi lộn) giữa hai nhà văn có tiếng của Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Khôi và Hải Triều. Về sau, Đồ tôi có đọc được một, hai bài không nhớ rõ ở đâu mà chỉ là tác giả quyển sách ấy trích ra hai bài: Một của Phan Khôi, một của Hải Triều. Khi đọc, Đồ tôi quá thán phục về cách lý luận, cách hành văn và sử dụng từ ngữ của các nhà văn ấy. Nó vừa súc tích ý nghĩa, vừa thanh cao; từ ngữ chính xác, sắc bén và rất là văn chương, chứ không như những bài chửi tầm bậy, hạ thấp giá trị văn chương, giá trị con người của chính mình như một vài người đã làm (chắc họ làm để thoả mãn cái "tức khí", sân hận, ấm ức của mình đối với một hay nhóm người nào đó. Làm thế để làm gì? What for?). Nếu thắng thì được cái gì? Nếu thua thì cũng chẳng được cái gì? Và xét lại trong cuộc đời thì người ấy chỉ là một người "tức khí" mà thôi!
Trong cuộc đời, nghệ thuật vốn là sản phẩm của đời sống con người. Con người đã tạo ra nghệ thuật. Thì với quan niệm "vị nghệ thuật" hay "vị nhân sinh" cũng là hai khía cạnh để phục vụ cho đời sống con người. Tranh luận cho lắm thì cũng thế mà thôi!
Nếu ta suy luận về quá khứ và thử đặt mình vào hoàn cảnh của người tiền sử thì ta cũng có thể hiểu được phần nào. Từ giáo dục, kinh nghiệm sống ở đời, kinh tế, tổ chức xã hội, chính trị lẫn khoa học, văn hoá đều được phát triển từng bước theo sự phát triển của con người. Tất nhiên từ thời kỳ ăn lông, ở lổ chỗ trú chỉ là hang động, sau che sơ sài để trú ẩn, khi lương thực chỗ nầy hết rồi phải du mục sang chỗ khác. Đến khi định cư để canh tác, nhà cửa cũng được cũng cố dần lên; lúc đầu cành lá thân cây che mưa, gió, tuyết... Sau thì vỏ cây, lá, tranh bện lại che mái; cây hoặc đất đá chất lên làm vách; rồi tiến đến gạch, ngói; rồi kiểu nầy kiểu kia để làm đẹp nơi mình trú ngụ. Sự thay đổi dần ấy người ta gọi là tiến bộ. Với từng bước tiến bộ về kinh tế, loài người có cuộc sống khá hơn. Rồi từ đó nghệ thuật tạo tác, nghệ thuật về nhu cầu tinh thần lẫn vật chất cũng được nâng cao.
Nghệ thuật không tự dưng ở trên trời rớt xuống, không một vị thần nào ban xuống cho loài người, mà chỉ có con người từng bước qua cuộc sống, nhận xét, lấy kinh nghiệm tạo nên. Nó nhanh hay chậm tùy theo trí óc của ta suy tư nhiều hoặc ít. Nói chung mọi sự trong đời đều do sự suy tư của trí óc, hay khác đi được khởi phát tự trong "Tâm thức" của ta nhằm đáp ứng các nhu cầu "thấy, nghe, hay, biết". Thấy đẹp, muốn đẹp, rồi làm đẹp. Ghét bỏ cái xấu ta không lấy cái xấu. Nghe âm thanh du dương, rung động đến tình cảm của ta, hay kích động được tinh thần của ta, ta thích dù trong thời gian ngắn nào đó thôi! Những điều ta cảm nhận hay cảm biết đều được phân tích thành tốt xấu để mình thích hay không thích. Những điều thích được tiếp tục phát triển và điều xấu bị loại bỏ. Ngay cả trong kinh tế cũng vậy, ta thích mua đồ tốt, đẹp; đồ xấu, hư sẽ không được mua, cơ sở sản xuất đồ ấy cũng phải bị dẹp đi.
Nếu đứng trên bình diện ngọn mà nhận định thì có vẻ: Nghệ thuật và nhân sinh là hai phần riêng biệt, cũng như đứng trên nhìn xuống dòng nước, cọng rong xanh nghiêng qua nghiêng lại theo dòng nước ta tưởng là nghệ thuật, nếu nhổ gốc thì nghệ thuật, đời sống của rong đều chết hết. Cũng thế, nếu ta nghiêng về cái hay, cái đẹp, cái du dương thoải mái thì điều ấy giống như là "nghệ thuật", nhưng cái đẹp ấy cũng chỉ là đáp ứng cho nhu cầu sống của con người, thế vậy chẳng là cho "nhân sinh" sao?
Chịu khó suy tư và suy luận một chút, thì chúng ta cũng có thể phân biệt được cái nào hư và cái nào thực, đúng hoặc sai. Mà quả đúng vậy, người ta nói "vàng thiệt không sợ lửa" thứ thiệt trải qua bao nhiêu thử thách nó vẫn là thiệt. Và một yếu tố khác cũng để đo lường chân lý, đó là thời gian. Với thời gian lâu dài: Thiệt vẫn là thiệt, giả sẽ hiện rõ ra. Yếu tố thời gian và yếu tố tính chất định đoạt được chân lý hoặc hư thực. Còn nghệ thuật được khởi nguồn từ con người vẫn dính líu tới con người, cho con người thì nghệ thuật cũng không hẵn là nghệ thuật suông. "Nghệ thuật vị nghệ thuật" hay "Nghệ thuật vị nhân sinh", Bạn thử đoán mà coi!...
Đồ Ngông,
6-5-02.
(Chuyện “Tào Lao Thế Sự”)
H.T Chữ Nghĩa 9: “Xía” Vào Chuyện Cộng Đồng!
Từ chuyện viết những bài giúp phụ huynh có thêm ý kiến để hướng dẫn con cái được dễ dàng hơn, tôi lại ngứa nghề nhảy đại ra viết “Những bài viết cho con” để “giải tỏa những ấm ức” của mình và của nhiều bậc cha mẹ vì mình nói mà con không chịu nghe. Giống như “phát ngây” tôi lại nhảy vào trong chuyện dạy học như một thuở ngày nào. Rồi một ngày kia nhân đọc trên báo thấy có ý kiến của độc giả nào đó cho rằng với tờ báo lớn như thế đó mà chẳng có một bài nào đề cập đến vấn đề Thanh Thiếu Niên. Nhân cơ hội ấy, tôi nghĩ mình đã có vài nhận xét và ý kiến từ trước, nhưng chưa được dịp; nay tôi ráng hoàn tất một bài cho chung mọi người và cộng đồng. Nhưng chuyện đặt trách nhiệm lên họ chắc họ không thích mấy, không bao nhiêu người tìm cái cực để mà làm. Chuyện “ăn cơm nhà, đi vác ngà voi” thôi thì để hạ hồi phân giải vậy!
Thử Bàn Về Vấn Đề Thanh Thiếu Niên.
(Đã đăng trênViệt Luận số 1941 thứ sáu ngày 21/ 01/ 05)
Có lẽ các bậc phụ huynh chúng ta trên xứ Úc nầy không mấy ai tránh khỏi những vướng mắc về vấn đề con cái. Nó là vấn đề làm nhiều gia đình phải mất ăn, mất ngủ; hoặc đôi khi phải ân hận vì mãi mê chạy theo việc làm, cuộc mưu sinh mà không theo sát con cái được, đành để sự việc "đã lỡ làng" xảy ra. Hôm nay, chúng tôi muốn thử đặt lại vấn đề để chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân "vì sao?", và có cần thiết phải tập trung mọi nỗ lực hầu giúp đỡ con em chúng ta chọn đúng con đường lành mạnh trong thuở còn là thanh thiếu niên hay không?
1-Thanh Thiếu Niên và Cộng đồng Việt nơi hải ngoại:
Trong thời nào cũng vậy, thanh thiếu niên là lực lượng hậu bị của một dân tộc, là thế hệ tương lai để tiếp nối những truyền thống xây dựng, giữ nước. Đất nước có tiến được hay không, phần lớn đều do sự đóng góp của thế hệ nầy. Nói tóm lại, vận hội đất nước ở mai sau là do thế hệ thanh thiếu niên đương thời quyết định. Hiện nay thanh thiếu niên không những đóng vai trò quan trọng trong nước, mà thanh thiếu niên hải ngoại còn giữ vai trò quan trọng cho sắc dân Việt ở mọi nơi nào mà cộng đồng sắc tộc chúng ta có mặt. Chúng ta không cần để ý đến thế hệ già, vì thế hệ già của chúng ta có quá nhiều phức tạp từ lối suy nghĩ, tính tình, lẫn tánh khí cũng như thành phần ra đi. Chúng ta ra đi vừa có người tốt vừa có người xấu, nhất là sự khác biệt về quan điểm chính trị đã là nguyên nhân cộng đồng chúng ta không được ổn định ở nhiều nơi. Đồng thời thế hệ già thường quên rằng ta đang ở trên đất của người mà cứ nghĩ là đang ở trên quê hương của ta, những thái độ ngang nhiên, tự tiện hành động, những hành động bạo động hay quá khích đủ để những sắc tộc hoặc cộng đồng khác nhìn cộng đồng chúng ta với những tình cảm giảm sút rõ rệt so với những thời gian đầu; mặc dù cộng đồng ta đóng góp nhiều thành tích khá đáng kể vào cho đất nước mình được dung chứa.
So sánh với cộng đồng người Trung Hoa thì cộng đồng sắc tộc Việt của chúng ta là một trong những cộng đồng quá mới, quá còn non trẻ. Cộng đồng ta thực thụ thành hình chỉ mới khoảng 30 năm sau ngày “30 tháng 4- 1975”..... Chính vì quá mới mẻ và là thế hệ đầu tiên bỏ nước ra đi, phần đông đều là trắng tay, vì thế trong một nếp sống xa lạ khác hẳn phong tục tập quán trên quê nhà, nên ai cũng phải tập trung lo làm để ổn định đời sống cùng bước đầu gầy dựng cơ nghiệp.
Trong khi cộng đồng người Trung Hoa họ ra đi từ từ, có đem theo tài sản; nên sự gầy dựng của họ dễ dàng hơn. Thế hệ sau được sự giúp đỡ của thế hệ trước qua tình họ hàng, thân nhân hoặc các bang hội đồng hương nên họ nhanh chóng thành công. Vả lại, với cả ngàn năm xa xứ họ đã có kinh nghiệm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nên cộng đồng họ trở thành cộng đồng mạnh ở các quốc gia họ cư trú. Với các trung tâm kinh tế phát triển như Hồng Kông, Đài Loan, Tân Gia Ba,.. Cộng đồng người Trung Hoa dần chiếm lĩnh các thị trường buôn bán ở nhiều nước; đôi khi họ khuynh đảo cả nền kinh tế của các nước sở tại, nhất là tại các quốc gia Đông Nam Á. Với tinh thần hãnh diện của dân tộc, họ đã giữ vững nền văn hóa đặc thù của họ ở bất cứ nơi đâu.
Còn đối với người Do Thái trong lịch sử bị mất nước, họ phải lưu vong trong nhiều thế kỷ, nhưng với tinh thần muốn bảo tồn dân tộc, nòi giống họ cố gắng đoàn kết thành khối với những sắc thái riêng biệt của họ; đôi lúc có vẻ tách rời với đời sống chung của các nước sở tại: Có thể do vì tinh thần đoàn kết, có thể vì sợ sệt điều không hay xảy đến cho sắc tộc nên họ không thể xa rời nhau, nhất là vấn đề tôn giáo vì chỉ có Do Thái Giáo cho người Do Thái. Những điều ấy khiến họ tập trung vào những "ghetto". Với tinh thần dân tộc mạnh mẽ như vậy và với nhu cầu mưu sinh trên đất khách quê người, người Do Thái đã có sức sống mãnh liệt, cho nên người Do Thái nỗi tiếng về trình độ học vấn, kiến thức qua các nhà khoa học, triết gia đã đóng góp vào nền văn hóa hay tiến bộ khoa học chung cho nhân loại. Ngoài ra, nhiều người Do Thái trở thành những nhà tài phiệt có tiếng trên thế giới. Những thành tích ấy không phải một ngày một buổi mà có được.
Nếu chúng ta làm một cuộc so sánh và cũng là để học kinh nghiệm từ những sắc tộc khác thì chúng ta thấy rằng sắc tộc của chúng ta dù thật là non trẻ, nhưng cũng có được nhiều thành tích đáng kể để đóng góp vào thành tích của các nước mình đang sống. Điều ấy có thể được lâu dài hay không? Đó là điều khá quan trọng. Những thành công của thế hệ hôm nay là do đâu? Có phải do từ trong ý thức của con người: Cha mẹ cố làm để vừa ổn định đời sống trên xứ người, vừa tạo điều kiện cho con học hành; con ráng học để có tương lai, có địa vị hay là có việc làm tốt, lương bổng cao được sung sướng tấm thân. Họ ra đi còn mang theo khá nhiều tinh thần hi sinh cho đại gia đình, cầu tiến trong cuộc sống. Nhưng liệu thế hệ sau có được tinh thần ấy hay không? Điều đó là điều mà chúng ta cần nhiều ý kiến đóng góp để mổ xẻ vấn đề.
Thực ra, thế hệ già của chúng ta cũng nên chịu trách nhiệm ít nhiều về ảnh hưởng tinh thần đối với thế hệ trẻ. Không phải bậc cha mẹ vì bận việc không chú ý, săn sóc đầy đủ đến thế hệ con cháu của mình không thôi, mà ngay cả cộng đồng của chúng ta cũng vậy. Đoàn thể có, tổ chức có; từ Hội của người trí thức đến các Gia đình quân đội, thân hữu đều đầy đủ và thật là nhiều, nhưng thử hỏi bao nhiêu Hội đoàn, cộng đồng lưu tâm đến thế hệ thanh thiếu niên. Chúng tôi không phủ nhận nhiều đóng góp của nhiều nơi, nhiều tổ chức với thế hệ thanh thiếu niên ấy; nhưng song song bên cạnh đó, thế hệ già đã có những hành động không được tốt khiến thế hệ trẻ chán chường với ngay sắc tộc của chính mình. Quý vị cứ thử nghĩ: Ở một nơi nọ, người ta tranh giành nắm quyền của một tổ chức, không hiểu là do danh vọng cá nhân, hay ý đồ gì đó của một nhóm. Thế rồi, người ta lợi dụng phương tiện truyền thông sẵn có lôi lên báo chí chửi nhau hàng hai năm trời chưa chịu dứt. Lạ một điều là tất cả các hội đoàn, ngay cả tổ chức chính của sắc tộc hoặc các tổ chức của trí thức, chính trị vẫn phớt lờ để người ta cứ làm như vậy. Người tại nơi chửi nhau chưa đả, lại lôi người ở nơi khác chửi phụ. Quả thật là những chuyện vô duyên, chẳng đem lại ích lợi cho cộng đồng mà khiến cho thế hệ trẻ chán chường ngay chính "bản chất Việt Nam" của mình. Đã thế, lại còn lôi nhau ra tòa. Nếu Quý vị là quan tòa người "Tây" ấy, Quý vị sẽ đánh giá thế nào về cộng đồng nầy. Nghe câu chuyện đó, người ta đặt thành hai vấn đề: Một là chuyện cá nhân hay nhóm thì quả là một chuyện "vô ý thức", tranh giành nhau để mang tiếng cho cộng đồng, tranh giành nhau làm rối ren "để được tiếng", một mai chết đi đem xuống báo cáo thành tích với "Diêm Vương"! Còn nếu tranh giành với lý do chính trị thì quả thật là "Ấu trĩ": "Chính trị là thu phục nhân tâm để lấy công sức, ngay cả xương máu người khác mà phục vụ mục đích của cá nhân, của nhóm, hay tổ chức của mình,....". Nhưng với chuyện ấy thì những người kia gặt hái được những gì, hay chỉ là khiến mọi người trong cộng đồng chán chê, thế hệ trẻ thì khinh bỉ thế hệ già; người địa phương nhìn sắc tộc nầy như "đồ rác rưởi". Ôi! thế hệ già chúng ta cần xét lại để thế hệ trẻ mai sau được nhờ vậy!
Chuyện Thanh thiếu niên hiện nay dẫy đầy những tệ nạn. Trên báo chí từ tiểu bang cho đến liên bang thỉnh thoảng đều có đăng tãi tin tức về người của cộng đồng ta tham dự vào các tệ nạn hay tội phạm. Đó là điều cũng đáng buồn! Nhưng nguyên nhân do đâu?
2- Tâm lý Thanh Thiếu Niên:
Khi chúng tôi lấy tiêu đề nầy thì quả thật là không xứng chút nào, vì chúng tôi không phải là nhà tâm lý học, mà cũng chẳng là người tìm hiểu về tâm lý của thanh thiếu niên. Nhưng vì với tính cách "thử lạm bàn", cho nên chúng tôi cố mạo muội đem những điều hiểu biết kém cỏi của měnh để phân tích vấn đề, xem như là những ý kiến "lạm bàn" cho thêm phần đầy đủ, thế thôi! Kính xin Quý Vị thứ lỗi!
Nói đến tuổi của Thanh thiếu niên là nói đến lứa tuổi đang lớn, đang phát triển về cơ thể, về tâm lý và tinh thần từ giai đoạn mới bắt đầu đến giai đoạn hoàn tất, để bước vào giai đoạn kết hợp thành một gia đình riêng và bận rộn nhiều với con cái.
Giai đoạn đó bắt đầu từ khi nào thì chúng tôi không thể xác quyết được, nhưng nó tùy thuộc vào từng cá nhân, nó có thể đến sớm mà cũng có thể đến trể hơn. Đó là giai đoạn bắt đầu thời kỳ các tuyến sinh dục hoạt động, chúng tạo kích thích tố làm cho các trẻ nhỏ nẩy nở về cơ thể, tăng trưởng về chiều cao một cách nhanh chóng mà trong dân gian người ta gọi "thời kỳ bể tiếng" hay "nhổ giò"; còn trong y khoa, cơ thể học gọi đó là "giai đoạn dậy thì". Trong giai đoạn nầy gái thì phát triển về chiều cao, đồng thời các bộ phận sinh dục cũng phát triển và nẩy nở; còn trai thì bể tiếng, bộ phận sinh dục phát triển, mọc thêm râu, và chiều cao tăng nhanh. Thời kỳ nầy của giới nữ phát triển sớm hơn nam giới. Nếu người nữ e thẹn, mắc cỡ, ngại ngùng thì chàng nam lại muốn tỏ ra ta là người có bản lãnh, do đó chàng thường chứng tỏ ta đã trưởng thành, muốn tự mình quyết định hoặc thay thế cho cha mẹ trong nhiều trường hợp, nhất là trên quê hương chúng ta thái độ ấy được thể hiện một cách rất rõ ràng.
Nơi xứ nhà với phong tục và bản chất người nữ thì khi bắt đầu phát triển về cơ thể để trở thành một thiếu nữ yêu kiều, thì họ có khuynh hướng phụ giúp mẹ để làm các công việc trong nhà, tính tình mềm mỏng hơn trước, chăm sóc cho các em, giúp việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, gọn gàng để chứng tỏ "nhà có con gái". Còn con trai lại "cặp bè cặp bạn" đi chơi, chọc ghẹo các cô nàng, tham gia tiệc tùng, học thêm các thứ khác như võ, đàn hát hay các điều trong xã hội mà đến nay chúng thấy mình cần biết để tham gia vào các hoạt động xã hội, hoặc tập tành làm việc để thay thế cho cha mẹ khi cần thiết v..v...
Cái điều quan trọng của lứa tuổi phát triển nầy lại là vấn đề tâm sinh lý, nhất là ở giới nam. Cơ thể của họ có những đột biến quá nhanh, kích thích tố mạnh như thế nào đó mà đa số các người trong họ ai cũng đều có sự phản kháng và phá phách cả, không ít thì nhiều. Một cái kiếng ở trạm xe buýt bị đập bể, một bức tường bị vẽ sơn lên, hay những hình vẽ trong nhà vệ sinh công cộng.... có thể cho ta nghĩ đến số chàng thanh niên mới lớn nào đó.
Tâm lý muốn biết, muốn học hỏi, ham vui và tham gia vào các hoạt động có nhiều người khiến lứa tuổi nầy hăng hái dự vào. Chính vì thế mà những tổ chức Hướng đạo, các tổ chức phụng sự xã hội được nhiều người trong giới thanh niên ủng hộ một cách nhiệt tình, điều đó được chứng minh từ xưa đến nay. Và ngay cả các băng đảng cũng tập hợp các lứa tuổi nầy nhiều hơn cả. Tùy theo môi trường họ gần gũi mà họ chọn con đường. Nói như vậy không có nghĩa là không có những trường hợp ngoại lệ, nhưng lại là rất hiếm hoi.
Trên xứ Úc nầy với thực phẩm, chế độ ăn uống được đầy đủ thì tuổi dậy thì của thanh thiếu niên lại càng đến nhanh hơn, do đó sự suy nghĩ của họ thiếu chín chắn hơn một chút. Tức là họ dễ có thể tốt hoặc dễ xấu nhanh hơn là tuổi thanh thiếu niên ở quê nhà. Có người đặt vấn đề tại sao trẻ con ở xứ ta dễ dạy hơn trẻ trên xứ Úc nầy?
Đó chẳng qua phong tục và luân lý của xã hội mỗi nơi mỗi khác.
Nếu chúng ta tinh ý hơn một chút thì chúng ta thấy được những đặc điểm chung của các Thanh thiếu niên ở đây. Do thời tiết hoặc do giờ giấc của địa phương mà giờ học bắt đầu từ 9 giờ sáng, nên thời khóa biểu sinh hoạt của chúng gần như sau:
- Chúng có thể thức dậy từ 7 giờ 30 hoặc 8 giờ làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, sửa soạn đi học.
- từ 9 giờ đến 3 giờ 30 ở trong trường học.
- đến nhà khoảng 4 giờ hay hơn, có thể tắm rửa, ăn uống (hoặc không) rồi đi ngủ.
-6 hay 7 giờ thức dậy, tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi chút ít, sau đó
-vào bàn học học bài hoặc làm homework (bài tập ở nhà)
-đến khuya thì ngủ, để rồi sáng thức dậy tiếp tục chu trình ấy cho đến cuối tuần.
Cuối tuần chúng lại hẹn hò đi chơi, có tiệc (party), hoặc đi Disco, sau khi chúng thức dậy thật trể (có khi ngủ đến giữa trưa). Với một thời khoá biểu như thế đó thì thời gian để trò chuyện với cha mẹ quả thật là khó; hoặc cha mẹ muốn tâm tình với con cái cũng không có thời gian, nhất là những bậc cha mẹ quá bận rộn với công việc của mình.
Điều ấy chúng ta có thể thấy rõ hơn qua những điều đơn giản sau đây:
-Con cái uống nước chúng đem ly vào phòng học rồi không đem ra ngoài để cho cha mẹ rửa, đến khi hết ly thì cha mẹ phải vào phòng của chúng lấy ly đi rửa.
-Quần áo của chúng ít khi được chúng tự sắp xếp lại gọn gàng, nhất là đứa nam; đôi khi ngay cả chỗ ngủ nữa.
-Từ đó, chúng không để ý gì đến việc phụ giúp cha mẹ cắt cỏ, lau nhà, hoặc những việc lặt vặt khác để cha mẹ được rảnh rỗi, nghỉ ngơi để có sức làm việc kiếm tiền chi phí cho gia đình.
Rồi mọi việc cứ diễn tiến như thế từ ngày nầy qua ngày khác, trở thành một thói quen mà cha mẹ phải ráng làm từ công việc kiếm tiền cho đến công việc dọn dẹp nhà cửa; vì nhờ đến chúng thật là khó khăn. Và chúng coi như đó là nhà của cha mẹ cha mẹ phải làm, không là công việc của chúng. Chúng thờ ơ với công việc chung ấy.
Với tinh thần hiếu đễ, vâng lời cha mẹ khiến con cái ở Việt Nam dễ dạy hơn ở trên xứ người; đồng thời dư luận đàm tiếu ngoài xã hội cũng khiến chúng thêm dè dặt khi làm việc không phải, hoặc tỏ ra bất hiếu với cha mẹ. Còn ở trên xứ Úc thì không có được như vậy, chưa chắc bậc cha mẹ nào hơn cha mẹ nào, ai cũng có hoàn cảnh giống nhau: Nay gia đình mình tốt, mai biết đâu con cái làm mình "cũng chẳng khác người ta". Nên chẳng ai dám chê trách ai cả!
Đó là một số tập quán, tập tục ảnh hưởng đến quan niệm tâm tính, đời sống cá nhân của chúng. Còn vấn đề tâm lý trong thời nầy thì sao?
Chắc chúng ta, các bậc phụ huynh, đều trải qua thời kỳ mới lớn hay thanh niên; chúng ta cố nhớ và quay lại với thời kỳ ấy và đặt tâm lý đó vào hoàn cảnh bây giờ của chúng thì chúng ta có thể hiểu được một số vấn đề.
Cái tâm lý trưởng thành và với sự phát triển khiến người thanh niên thấy mình có nhiều khả năng mạnh hơn, thông minh hơn người ngay cả với cha mẹ, và có thể làm được mọi thứ. Do vậy, con trẻ bắt đầu phản ứng khi cha mẹ nói điều mà chúng không thích, hoặc chúng coi đó là điều lạc hậu. Nếu cha mẹ lớn tiếng thì chúng coi như cha mẹ "chửi" hay "rầy la" chúng; để rồi bắt đầu từ đó chúng có thành kiến và xem như cha mẹ không thương mình, hay rầy la mình và dần rời xa cha mẹ đi. Nhất là đối với trẻ con của chúng ta trên xứ Úc nầy, tiếng Việt chúng không hiểu rành ngay cả một số tiếng thông dụng, do đó dễ hiểu sai lầm; và chúng cũng không phân biệt được thế nào là nói, hoặc rầy, la, chửi, mắng, ... Chúng chỉ cần biết nói lớn tiếng có nghĩa là "chửi" thế thôi! Sự lầm lộn ấy khiến tình cảm trong gia đình càng thêm rắc rối.
Đó là chuyện trong nhà, còn ngoài xã hội lại phức tạp hơn thêm.
Với đa số thời gian trong ngày trẻ con thường ở trong trường học, thì tất nhiên với bè bạn chúng sẽ thân thiết nhau hơn, cộng với nền giáo dục "cá nhân chủ nghĩa" trên xứ nầy; con cái chúng ta thấy cá nhân của chúng là quan trọng: Tự do làm, tự do hành động theo ý mình; ai bắt chúng làm khác đi là xâm phạm đến quyền tự do của chúng. Điều ấy đã đưa đến một số trẻ con bỏ nhà ra đi: Ra đi vẫn được cấp tiền nhiều hơn, vẫn được luật pháp bảo vệ. Chính vì điều đó mà khiến bậc cha mẹ phải "nhức đầu"!
Khi thanh thiếu niên lớn lên đã có những biến chuyển tâm lý khá phức tạp, lại gặp môi trường hoàn cảnh như thế mà cha mẹ Việt Nam lại muốn uốn nắn con cái theo lý tưởng của mình thì quả là khó khăn, rất dễ bị gãy đổ. Khi chúng ta học được kinh nghiệm thì cũng đã lỡ làng rồi!
Ngoài ra, còn một số tâm lý khác khiến con cái chúng ta dễ vướng mắc vào con đường hư hỏng, đó là tâm lý học hỏi, sinh hoạt "như" và "làm người lớn".
Trẻ con nào cũng vậy thấy ở tuổi mình không làm được một số việc mà người lớn làm thì thường hay tò mò, thích bắt chước như hút thuốc uống rượu chẳng hạn. Nên trong thời kỳ nầy là dịp để chúng thực hiện ước mơ của mình. Vả lại, nhà trường đã có dạy disco, có những buổi party thì chúng cặp bè cặp bạn lần đến những chỗ vui chơi, những "club" để trước là nhảy disco, nghe nhạc, sau kiếm bạn gái, rồi tập uống bia, rượu mạnh, hút thuốc và sau cùng là "sex". Và đôi khi chúng rủ rê nhau tiến vào con đường "ma túy" vì sự hiếu kỳ để rồi vương vào "sự khổ" cho mình và "làm khổ" cho gia đình lẫn xã hội.
3- Sự khác biệt về sinh hoạt, tập quán, xã hội:
Như ở trên chúng tôi vừa trình bày với chỉ thời tiết khác biệt thôi đã thay đổi phần lớn nếp sinh hoạt của thanh thiếu niên trên xứ Úc so với thanh thiếu niên ở tại quê nhà. Nếu cách kiến tạo của cái nhà ở Việt nam theo thời tiết vùng nhiệt đới không cần nhiều phòng, không có phòng riêng cho từng cá nhân, nên thanh thiếu niên phải biết chăm lo, phụ giúp những người trong nhà mà lo dọn dẹp, quét tước cho sạch sẽ, sắp xếp mùng mền chiếu gối lại cho gọn gàng, tránh khi có khách đến nhà trông thấy cảnh "xô bồ xô bộn" mà người ta đánh giá. Thế nên, nhà là một cái gì có thể gọi là danh dự chung. Nhưng trên xứ Úc vì thời tiết lạnh; mà cũng do là cái kiến trúc có từ trước nên mỗi thanh thiếu niên thường được một căn phòng riêng. Chính vì thế mà sự sinh hoạt của chúng thường không được ngăn nắp, gọn ghẽ. Lâu ngày tạo thành một thói quen, nhất là trong những ngày nghỉ chúng tha hồ ngủ và dậy trưa. Điều đó khiến chúng không có "đủ" thời giờ để nhìn lại, biết phụ giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ, sửa soạn thùng rác vào những ngày đổ rác. Chúng chỉ thức dậy, ăn uống rồi đi chơi. Cha mẹ bận lo công việc kiếm tiền để trang trải mọi chi phí gia đình và phải làm luôn những công việc "lắt nhắt" đó. Thanh thiếu niên của chúng ta trên xứ Úc thật là "dửng dưng" với một tập thể gia đình mà cha mẹ cũng "thật" là khó nói, lại chẳng biết nói thế nào để con cái có thể nghe! Tệ hơn nữa là những ly nước chúng uống xong bỏ tại chỗ cho cha mẹ tha hồ dọn dẹp.
Đã thế, cha mẹ lại không dám "nói nặng nói nhẹ" hay lớn tiếng sợ sau nầy lại càng khó nói chúng hơn. Rủi một khi chúng giận hay có thành kiến thì lúc cha mẹ bắt đầu nói chúng lại vào phòng đóng cửa lại chẳng thèm nghe. Nếu cha mẹ không "dằn" được cơn tức, giận mà quát mắng thì lại sanh ra chuyện lớn nữa rồi! Hoặc là từ đó chúng sẽ tránh xa ra, hoặc là chúng sẽ tránh lúc sum họp gia đình; lúc đông người chúng sẽ ở trong phòng, khi bớt người hay vắng mặt người mà chúng "không thích" chúng mới ra ngoài. Có những trường hợp cha mẹ quá giận dỗi mà sanh ra tình trạng chửi mắng, đánh đập thì phạm vào tội "bạo hành con cái" trong gia đình, phải đối chất với cảnh sát hay với luật pháp. Còn thanh thiếu niên lại bỏ nhà đi ra ngoài sống riêng, được sự giúp đỡ, "tiếp tay" của chế độ, qui chế nhân đạo của xã hội từ các cơ quan chính phủ. Bậc cha mẹ đành "thúc thủ" bó tay. Từ những thiếu thốn nầy đến thiếu thốn khác đó, các thanh thiếu niên ít có người nào vươn lên để tạo được sự nghiệp, mà đa số đều vướng vào các tệ nạn xã hội hay phạm pháp làm cho xã hội càng tệ hại hơn thêm. Không biết đó là do lỗi của cha mẹ hay là do "chính sách" của ông chánh phủ mà đã tạo nên những hoàn cảnh như vậy? Nhiều cha mẹ phải "lỡ khóc lỡ cười" cũng vì con cái trên xứ người.
Thanh thiếu niên nào cũng thích được thoải mái làm theo ý muốn, không bị một ai ngăn trở hoặc người khác để ý đến công việc của mình, cho nên bậc cha mẹ can ngăn vào chúng lại không thích. Còn bậc cha mẹ thấy con mình đi vào con đưòng sai lầm thì không thể chịu nỗi cần phải nói. Do đó sự xung đột cũng có thể xảy ra dễ dàng. Nhất là những cuộc vui ở những "club" disco: Ai chẳng thích nghe nhạc, ai chẳng thích nhảy, vui thì ai cũng thích cả. Tuy nhiên chính vì ham vui sẽ đưa người ta lần đến những thứ khác: Trước thì đi chơi cho biết, sau thì vui quá trở nên ham; đi mãi trở nên ghiền không đi không thể chịu được. Thế là, bắt đầu đi thường xuyên. Cái tâm lý học đòi làm người lớn lúc nầy lần theo thời gian phát triển: Tập uống bia, rồi đến rượu mạnh xem đứa nào "mạnh đô", uống giỏi. Sự thách đố và với lòng háo thắng độ rượu càng ngày càng tăng, tiền chi ra mỗi lúc càng nhiều; song song với rượu là thuốc lá, cuộc vui đầu tiên lần lần đốt cháy tương lai của chúng. Cha mẹ nhìn thấy nói cho chúng biết thì chúng chẳng thèm nghe và xem cha mẹ ghét chúng mà ngăn cấm chúng "vì chúng chưa hề trải qua kinh nghiệm sống ấy". Cuộc vui đó lần được rủ rê trong đám bạn bè hoặc từ những khích bác mà thanh thiếu niên tiến xa hơn bước nữa, nhất là đám "nam nhi" lần đi vào các "động điếm" để mình thật sự trở thành người lớn; và với sự thách thức của đám đi trước, đám sau có nhiều "đứa" lại lâm vào nghiện ma túy; hoặc do những con buôn ngon ngọt dụ dỗ chúng vào con đường ấy để thêm được một khách hàng thường xuyên, góp phần cho sự băng hoại cộng đồng và xã hội. Hoặc đang lúc chúng cần tiền, người ta đã tung tiền ra để giúp đỡ chúng rồi sau đó để giải quyết số nợ chúng phải tiếp tay vào những tội lỗi khác. Điều ấy bậc cha mẹ không hề được hay biết đến. Khi biết thì chuyện đã rồi!
Đó là chưa kể đến những chuyện xung đột từ giành gái đến tự ái, say rượu hay băng đảng sanh ra đánh lộn, đâm chém gây thương tích hoặc chết người.
Còn nhà trường ở Úc chỉ nhằm giáo dục trẻ con về kiến thức, không mấy chú trọng đến giáo dục về đạo đức và những vấn đề giao tế cần có trong xã hội, giống các bộ môn Đức dục và Công dân như ở Việt nam ngày trước. Chúng tôi vì không làm công tác giáo dục cho nên không biết rõ vì sao lại là như vậy. Nhưng theo thiển nghĩ vì để trẻ con phát triển theo năng khiếu của chúng cho nên không có một mẫu đạo đức hay lịch sự chung nào được áp dụng để "uốn nắn" trẻ con trở thành người tốt trong tương lai. Làm như vậy có thể xâm phạm vào sự tự do phát triển của cá nhân. Và ngay cả những trường ngôn ngữ tiếng Việt cũng ít chú trọng đến vấn đề nầy(!) Nếu có chú trọng, thì chắc chắn tình trạng trong con em chúng ta sẽ được tốt hơn khá nhiều rồi!
Có lần, khi chúng tôi còn học Anh văn trong những lớp cho người mới tới, cô giáo đưa một bài báo nói về chuyện một cô gái bỏ gia đình đi ở bên ngoài. Chúng tôi phê phán chuyện đó, nhưng cô giáo bảo rằng như vậy đứa con gái ấy thể hiện tính tự lập của nó đó. Chúng tôi cả bao nhiêu người Việt nam trong lớp đều ngạc nhiên; và về sau chúng tôi mới hiểu được hậu quả của nền giáo dục ấy đã ảnh hưởng đến con cái chúng ta rất nhiều. Và nhiều bậc cha mẹ phải âm thầm đau khổ vì con.
Như trên chúng tôi đã trình bày thế hệ thanh thiếu niên hiện nay là lực lượng hậu bị cũng là những bộ mặt đại diện cho cộng đồng ta trên xứ người: Cộng đồng được tốt hay xấu đều gắn liền theo thế hệ thanh thiếu niên ấy và luôn mãi gắn liền với các thế hệ thanh thiếu niên về sau. Sự chuẩn bị tốt hay không là do chính thế hệ già của chúng ta hiện nay. Đó chính là lý do mà chúng tôi muốn lạm bàn cùng quý phụ huynh và độc giả làm thế nào để chuẩn bị cho một thế hệ tương lai mà thế hệ đó đại diện cho một sắc tộc hay là biểu tượng cho một dân tộc. Sự hãnh diện, vẻ vang hay buồn tủi đều cũng từ những thế hệ trẻ mà nên.
4- Những vấn đề đặt ra:
a)- Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến tinh thần dân tộc là trên hết:
Vì xã hội Úc là một xã hội đa văn hóa, gồm có nhiều chủng tộc mỗi chủng tộc được quyền duy trì sắc thái riêng của mình, đồng thời hội nhập vào những sinh hoạt cộng đồng chung. Chính vì vậy mà chúng ta cố gắng giới hạn những điểm hạn chế của sắc dân mình được chừng nào hay chừng nấy. Những hoạt động của từng cá nhân hay nhóm có những khác biệt đều được xem đó là những thành tích đại diện cho sắc dân: Tốt, xấu tùy thuộc vào lợi ích của nó hay những tác động vào xã hội chung. Nếu chúng ta có những nhận xét về một số người Ý, Hi Lạp, Trung quốc lục địa... để từ đó rút ra một khái niệm chung cho sắc dân đó; thì sắc dân khác cũng có việc làm như chúng ta. Do đó, nếu chúng ta không để tâm đến, chúng ta cứ xử sự "thoải mái" như trên quê hương chúng ta thì tất nhiên chúng ta sẽ có nhiều "sơ hở" để cộng đồng sắc tộc khác đánh giá cộng đồng ta, mặc dù đó là những việc làm của cá nhân hay nhóm. Những năm trước, khi chúng tôi đến đất Úc được chưa đầy năm, lúc đó cộng đồng ta có nhiều sôi động về việc "biểu tình" ở nhiều nơi trên đất Úc. Một ngày nọ, sau khi xem tin tức trên truyền hình về việc biểu tình bạo động đối với một nhà thờ nào đó chiếu phim tuyên truyền; trong cuộc biểu tình có bạo động có súng nổ, có ném đá làm bể kiếng cửa sổ của nhà thờ, miểng kiếng văng trúng tay làm người Úc chảy máu; anh bạn Úc của chúng tôi đã nói: "Từ trước tao rất có cảm tình với người Việt tị nạn của tụi bây, nhưng tao không hiểu người ta chiếu phim thì đâu có gì để tụi bây làm cho người Úc đổ máu; qua chuyện nầy khiến cho tao thay đổi một cái nhìn". Chúng tôi, một số người kém tiếng Anh cố dùng hết ngôn ngữ hiện có của mình để biện minh cho việc làm đó, nhưng liệu trong đầu óc của anh bạn nầy có "thông cảm" được việc làm của cộng đồng chúng ta hay không? Và cũng từ đó, đã cho chúng tôi khái niệm nầy và hôm nay chúng tôi cố gắng trình bày ra đây như là đóng góp một ý kiến đối với cộng đồng chung của chúng ta vậy.
Làm chính trị "là phải biết tranh thủ nhân tâm" để giành lấy sự hậu thuẩn của người khác; ngay cả đến hình thức dùng "thủ đoạn" khôn khéo của mình lừa người khác đi nữa, thì cũng nên khéo che đậy để người ta thấy mình đúng, hợp lý thì người ta mới yểm trợ, ủng hộ. Thế nhưng, có nhiều người sử dụng một cách lộ liễu để giành phần hơn, phần thắng trong cộng đồng chung thì đó chỉ là hình thức chia rẽ trong cộng đồng; đồng thời đem đến sự thiếu thiện cảm của cộng đồng khác đối với cộng đồng ta mà thôi. Từ đó về sau, chúng ta khó mà làm được việc gì, vì người ta đã "chán" chúng ta lắm rồi!
Chúng tôi lớn lên trong vùng có nhiều người Hoa sinh sống và sau lớn lên đi nhiều nơi, chúng tôi ít khi nào thấy người Hoa họ giận dỗi, mặc dù sự buôn bán của họ đôi khi cũng bực mình; hoặc họ bị chọc ghẹo họ vẫn ôn tồn vui vẻ. Thuở ấy, chúng tôi có nhiều thắc mắc và chúng tôi chỉ nghĩ đơn thuần vì "lý do buôn bán" nên họ phải vui vẻ để buôn bán miễn là tiền vô túi thì thôi. Nhưng đến khi mình trở thành người lưu vong xa xứ, thì sự yên lành "để có một nơi để sống" là một điều cần thiết. Không ai ngu dại gì tự mình làm mất đi nơi dung thân của mình. Và cũng không ai muốn phiền phức nhất là trên những đất nước có nhiều "ngấm ngầm kỳ thị"!
Để củng cố một cộng đồng chúng tôi thiết nghĩ nên đặt nặng vấn đề "danh dự, thể diện dân tộc, sắc tộc" trước tiên, để từ đó chúng ta làm "kim chỉ nam" cho mọi hành động chung trong cộng đồng. Từ ý thức ấy cá nhân mới điều chỉnh thái độ của mình sao cho hợp lý có ích cho mình, cho cộng đồng và thế hệ mai sau. Chẳng lẽ, chúng ta lưu vong để đem rao bán danh dự dân tộc cho thế giới hay sao? Hay khiến người khác nhìn dân tộc chúng ta qua "kính mờ vẩn đục" mà chúng ta đem đến. Dân tộc chúng ta đã có tiếng chịu khó, ham học, cần cù, nhẫn nại, tiết kiệm, hiếu khách, lễ nghĩa, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, và còn nhiều ngôn từ đẹp đẽ khác nữa... Vậy thì chúng ta phải làm như thế nào? Quả thật là khó để quyết định được vấn đề!
Mỗi con người thành viên của cộng đồng sắc tộc hiểu biết về vị trí, vai trò của mình là điều cần thiết, và điều ấy cũng phải là mãi mãi từ thế hệ nầy đến thế hệ khác; vì màu da, màu tóc, vóc dáng chúng ta khó mà thay đổi. Phát huy những điều tốt, giảm thiểu những điều xấu thì cũng chẳng thiệt hại gì cho ai cả, mà chỉ đem đến "danh dự, giá trị" cho cá nhân con người, cho sắc tộc hay sự ngưỡng mộ của người khác thì cũng "chẳng chết ai" bao giờ!
Nếu thanh thiếu niên ý thức được điều ấy, thì chúng tôi thiết nghĩ sẽ là động cơ thúc đẩy để chúng có lý tưởng học hành, làm việc sau nầy, đưa chúng đến con đường tốt hơn cho tương lai của cá nhân, gia đình của chúng và cho chính sắc tộc của ta. Rạng danh cho mình và cho dân tộc chắc ai cũng đều thích thú, thì điều nầy vẫn không phải là điều hại. Sự vươn lên của dân tộc, hay sắc tộc của chúng ta là cần thiết để chúng ta hoàn thiện cộng đồng sắc tộc chúng ta trên xứ người, cũng là bảo toàn được cảm tình của mọi người nơi mình đang sống. Thế thì, tại sao chúng ta không làm khi mà chúng ta có thể làm được?
b- Hiện nay chúng ta có các tổ chức của thanh thiếu niên:
Gia đình Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Thanh niên sinh viên Công giáo, Hội quán Trùng Dương, Hội Sinh viên Học sinh, Các võ đường.. thì chúng tôi nghĩ với những sinh hoạt bổ ích, rèn luyện cho các em về nhiều kỹ năng chuyên môn, nếu được cộng thêm vào những ý thức "danh dự dân tộc" thì tốt hơn nhiều. Mỗi khi nhớ mình là "người Việt nam" hay "Úc gốc Việt" thì các em không thể quên mình là người Việt, thì chúng cũng phải làm sao để "xứng đáng" là người Việt; không lẽ chúng làm những điều làm cho sắc dân Việt mang tiếng xấu ư? Sở dĩ từ trước tới nay sắc tộc chúng ta dù chỉ mới khoảng 30 năm thành hình trên xứ người, nhưng cũng có khá nhiều "thành tích" không được mấy tốt đẹp bên cạnh những thành công, vẻ vang khác vì "họ" thiếu đặt nặng vấn đề "danh dự dân tộc". Họ hành động tự tiện, hành động theo ý thích, theo lợi nhuận không cần biết có nhiều sắc tộc khác đang để ý, theo dõi "một số người mới" đang sinh sống cùng chung với họ trên một đất nước nhiều chủng tộc của xứ Úc nầy. Chúng ta cứ ngỡ là chúng ta đang sống thoải mái trên đất nước của chúng ta nên chúng ta đã không hề nhìn lại ở chung quanh và nhận định chúng ta phải làm thế nào để hợp lý hơn. Đó là nhược điểm của chính thế hệ già chúng ta và chúng ta cũng quên những thế hệ Thanh thiếu niên sau lưng của chúng ta rồi.
Vì vậy, chúng tôi muốn nói đến sự hướng dẫn của lớp người đi trước đối với thế hệ đi sau.
c- Sự tiếp tay của những Tổ chức, Hội đoàn, Gia đình quân đội:
Vì đây là sự đầu tư, tái tổ chức nhằm giúp đỡ những thế hệ thanh thiếu niên trong tương lai cho nên nó có tính cách lâu dài và trường kỳ chăm sóc, hướng dẫn. Việc làm nầy không còn là của riêng ai nữa, mà là việc chung vì trong đó có con cháu của chúng ta. Tạo điều kiện thuận lợi về tài chánh cũng như môi trường hoạt động, lẫn khuyến khích thanh thiếu niên tham gia những học tập, công tác lợi ích là điều tốt. Có như thế chúng mới có ý thức đối với tập thể, tâm tính mới mở rộng ra với mọi người, đó là điều hiếm thấy trong môi trường "chủ nghĩa cá nhân" của xã hội Tây phương vật chất đã thể hiện trên xứ Úc nầy. Đó cũng là điều kiện để tách rời thanh thiếu niên không còn có nhiều thì giờ đi vào con đường thiếu lành mạnh để có thể làm khổ cho chính mình và gia đình. dành thì giờ để làm những công việc có ích cho mình, cho xã hội; học hỏi, sinh hoạt trong một môi trường tốt đẹp đầy thiện tâm không tốt hơn sao? Thanh thiếu niên có môi trường tốt thì cha mẹ, cộng đồng cũng đỡ phải nhức đầu phải không Quý Vị?
Với sự lãnh đạo chung của các Ban Quản Trị Cộng Đồng, cộng đồng vẫn có thể động viên những cá nhân, thành viên các Tổ chức có khả năng khác tham gia vào các công tác thiện nguyện khác như dạy võ thuật, nhiếp ảnh, huấn luyện những bộ môn thể thao, dạy đàn, trống, lập ban nhạc, đội múa lân, nhóm văn nghệ.. Nhằm hướng dẫn thanh thiếu niên sinh hoạt, đồng thời tạo được những thế hệ kế tiếp các khả năng của mình thì chúng tôi không nghĩ quý vị ấy "không thích mà chẳng tham gia vào".
d- Đối với nhà trường:
Nền giáo dục của Úc đã khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn đối với việc dạy dỗ con cái, nhưng chúng ta vẫn có nhà trường ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta có thể nghiên cứu đưa vào chương trình những điều giáo dục đức dục, công dân để các em có thể hiểu được nhiệm vụ của mình đối với đất nước dù Tổ quốc Úc hay Việt; đồng thời chúng cũng không quên những điều căn bản của con người đối với gia đình như: Đi thưa về trình, thương mến cha mẹ, yêu quý ông bà, nhường nhịn anh chị em, ăn uống có vệ sinh, gặp người chào hỏi, kính trọng người lớn tuổi, phụ giúp hiếu thảo với cha mẹ.... thì cũng đâu có gì gọi là vi phạm tự do cá nhân của thanh thiếu niên, đôi khi đó lại là điều làm tăng thêm giá trị con người. Quý vị sẽ nghĩ thế nào giữa một đứa trẻ khi mình vào nhà nó nó chỉ đứng "trố mắt" ra nhìn và một đứa khác thì "thưa bác đến chơi ạ!". Hẳn là đứa sau được đánh giá tốt hơn đứa trước chứ! Vậy tại sao nhà trường Việt ngữ chúng ta không thể làm được việc ấy? Hay là chính quyền sẽ thưa ra tòa vì tội "o ép trẻ con" vào con đường "lịch sự, lễ phép" đó chăng?
e- Đối với gia đình:
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nhiều bậc cha mẹ, gia đình vì bận mãi lo làm việc kiếm tiền để ổn định đời sống, nên không có đủ thì giờ chăm sóc đến con cái; vả lại, vì xã hội nầy quá mới và khác biệt với xã hội của chúng ta khá nhiều, nên họ đã "khóc nhiều hơn cười" với vấn đề con cái, thậm chí đến đỗi "héo hon, gầy gò, bạc đầu" với con. Nhưng biết làm thế nào? Đó là chuyện chúng ta cần bàn và hướng đến một cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý trong mọi đoàn thể, mọi người và gia đình để giúp cho chính chúng ta, những thế hệ mai sau, và cộng đồng sắc tộc chúng ta nữa.
Chính vì lý do ấy, mà chúng tôi không ngại ngần trình độ thô thiển, nhận xét kém yếu của mình viết lên bài nầy nhằm trình bày cùng tất cả Quý vị "để thử bàn" và mong tìm được giải pháp chung nhất nào đó ích lợi cho tất cả mọi người trong sự cùng nhau hợp tác và cùng nhau tìm được hạnh phúc cho mình và thế hệ mai sau.
oOo
Song song với những phần nầy, tôi còn bỏ thì giờ ra để nghiên cứu các kinh điển của Đạo Phật, đi tìm những giải thích của những điểm “lạ lùng” mà tôi đã gặp phải trước kia trong các kinh điển ấy. Qua đó với những khám phá ghi nhận được tôi hoàn tất thành 15 bài viết về Đạo Phật ở cấp độ bình dân, thích hợp với trình độ “bắt đầu tìm hiểu” như của tôi. Sau nầy với trình độ khá hơn, tôi viết những bài khác dựa trên căn bản cũ và gởi đến trang nhà Đạo Phật Ngày Nay trong thời gian từ đầu năm 2008 đến năm 2009 cũng được hơn 10 bài. Trong đó quan trọng nhất là phần “Vũ Trụ Quan” và “Nhân Sinh Quan” mà tôi gộp chung chúng lại được gọi là “Tài Liệu Tổng Quan Về Giáo Lý Đạo Phật”.
Nguyên Thảo,
22/12/2009.
(Cuộc Hành Trình Của Chữ Nghĩa).
Thử Bàn Về Vấn Đề Thanh Thiếu Niên.
(Đã đăng trênViệt Luận số 1941 thứ sáu ngày 21/ 01/ 05)
Có lẽ các bậc phụ huynh chúng ta trên xứ Úc nầy không mấy ai tránh khỏi những vướng mắc về vấn đề con cái. Nó là vấn đề làm nhiều gia đình phải mất ăn, mất ngủ; hoặc đôi khi phải ân hận vì mãi mê chạy theo việc làm, cuộc mưu sinh mà không theo sát con cái được, đành để sự việc "đã lỡ làng" xảy ra. Hôm nay, chúng tôi muốn thử đặt lại vấn đề để chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên nhân "vì sao?", và có cần thiết phải tập trung mọi nỗ lực hầu giúp đỡ con em chúng ta chọn đúng con đường lành mạnh trong thuở còn là thanh thiếu niên hay không?
1-Thanh Thiếu Niên và Cộng đồng Việt nơi hải ngoại:
Trong thời nào cũng vậy, thanh thiếu niên là lực lượng hậu bị của một dân tộc, là thế hệ tương lai để tiếp nối những truyền thống xây dựng, giữ nước. Đất nước có tiến được hay không, phần lớn đều do sự đóng góp của thế hệ nầy. Nói tóm lại, vận hội đất nước ở mai sau là do thế hệ thanh thiếu niên đương thời quyết định. Hiện nay thanh thiếu niên không những đóng vai trò quan trọng trong nước, mà thanh thiếu niên hải ngoại còn giữ vai trò quan trọng cho sắc dân Việt ở mọi nơi nào mà cộng đồng sắc tộc chúng ta có mặt. Chúng ta không cần để ý đến thế hệ già, vì thế hệ già của chúng ta có quá nhiều phức tạp từ lối suy nghĩ, tính tình, lẫn tánh khí cũng như thành phần ra đi. Chúng ta ra đi vừa có người tốt vừa có người xấu, nhất là sự khác biệt về quan điểm chính trị đã là nguyên nhân cộng đồng chúng ta không được ổn định ở nhiều nơi. Đồng thời thế hệ già thường quên rằng ta đang ở trên đất của người mà cứ nghĩ là đang ở trên quê hương của ta, những thái độ ngang nhiên, tự tiện hành động, những hành động bạo động hay quá khích đủ để những sắc tộc hoặc cộng đồng khác nhìn cộng đồng chúng ta với những tình cảm giảm sút rõ rệt so với những thời gian đầu; mặc dù cộng đồng ta đóng góp nhiều thành tích khá đáng kể vào cho đất nước mình được dung chứa.
So sánh với cộng đồng người Trung Hoa thì cộng đồng sắc tộc Việt của chúng ta là một trong những cộng đồng quá mới, quá còn non trẻ. Cộng đồng ta thực thụ thành hình chỉ mới khoảng 30 năm sau ngày “30 tháng 4- 1975”..... Chính vì quá mới mẻ và là thế hệ đầu tiên bỏ nước ra đi, phần đông đều là trắng tay, vì thế trong một nếp sống xa lạ khác hẳn phong tục tập quán trên quê nhà, nên ai cũng phải tập trung lo làm để ổn định đời sống cùng bước đầu gầy dựng cơ nghiệp.
Trong khi cộng đồng người Trung Hoa họ ra đi từ từ, có đem theo tài sản; nên sự gầy dựng của họ dễ dàng hơn. Thế hệ sau được sự giúp đỡ của thế hệ trước qua tình họ hàng, thân nhân hoặc các bang hội đồng hương nên họ nhanh chóng thành công. Vả lại, với cả ngàn năm xa xứ họ đã có kinh nghiệm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nên cộng đồng họ trở thành cộng đồng mạnh ở các quốc gia họ cư trú. Với các trung tâm kinh tế phát triển như Hồng Kông, Đài Loan, Tân Gia Ba,.. Cộng đồng người Trung Hoa dần chiếm lĩnh các thị trường buôn bán ở nhiều nước; đôi khi họ khuynh đảo cả nền kinh tế của các nước sở tại, nhất là tại các quốc gia Đông Nam Á. Với tinh thần hãnh diện của dân tộc, họ đã giữ vững nền văn hóa đặc thù của họ ở bất cứ nơi đâu.
Còn đối với người Do Thái trong lịch sử bị mất nước, họ phải lưu vong trong nhiều thế kỷ, nhưng với tinh thần muốn bảo tồn dân tộc, nòi giống họ cố gắng đoàn kết thành khối với những sắc thái riêng biệt của họ; đôi lúc có vẻ tách rời với đời sống chung của các nước sở tại: Có thể do vì tinh thần đoàn kết, có thể vì sợ sệt điều không hay xảy đến cho sắc tộc nên họ không thể xa rời nhau, nhất là vấn đề tôn giáo vì chỉ có Do Thái Giáo cho người Do Thái. Những điều ấy khiến họ tập trung vào những "ghetto". Với tinh thần dân tộc mạnh mẽ như vậy và với nhu cầu mưu sinh trên đất khách quê người, người Do Thái đã có sức sống mãnh liệt, cho nên người Do Thái nỗi tiếng về trình độ học vấn, kiến thức qua các nhà khoa học, triết gia đã đóng góp vào nền văn hóa hay tiến bộ khoa học chung cho nhân loại. Ngoài ra, nhiều người Do Thái trở thành những nhà tài phiệt có tiếng trên thế giới. Những thành tích ấy không phải một ngày một buổi mà có được.
Nếu chúng ta làm một cuộc so sánh và cũng là để học kinh nghiệm từ những sắc tộc khác thì chúng ta thấy rằng sắc tộc của chúng ta dù thật là non trẻ, nhưng cũng có được nhiều thành tích đáng kể để đóng góp vào thành tích của các nước mình đang sống. Điều ấy có thể được lâu dài hay không? Đó là điều khá quan trọng. Những thành công của thế hệ hôm nay là do đâu? Có phải do từ trong ý thức của con người: Cha mẹ cố làm để vừa ổn định đời sống trên xứ người, vừa tạo điều kiện cho con học hành; con ráng học để có tương lai, có địa vị hay là có việc làm tốt, lương bổng cao được sung sướng tấm thân. Họ ra đi còn mang theo khá nhiều tinh thần hi sinh cho đại gia đình, cầu tiến trong cuộc sống. Nhưng liệu thế hệ sau có được tinh thần ấy hay không? Điều đó là điều mà chúng ta cần nhiều ý kiến đóng góp để mổ xẻ vấn đề.
Thực ra, thế hệ già của chúng ta cũng nên chịu trách nhiệm ít nhiều về ảnh hưởng tinh thần đối với thế hệ trẻ. Không phải bậc cha mẹ vì bận việc không chú ý, săn sóc đầy đủ đến thế hệ con cháu của mình không thôi, mà ngay cả cộng đồng của chúng ta cũng vậy. Đoàn thể có, tổ chức có; từ Hội của người trí thức đến các Gia đình quân đội, thân hữu đều đầy đủ và thật là nhiều, nhưng thử hỏi bao nhiêu Hội đoàn, cộng đồng lưu tâm đến thế hệ thanh thiếu niên. Chúng tôi không phủ nhận nhiều đóng góp của nhiều nơi, nhiều tổ chức với thế hệ thanh thiếu niên ấy; nhưng song song bên cạnh đó, thế hệ già đã có những hành động không được tốt khiến thế hệ trẻ chán chường với ngay sắc tộc của chính mình. Quý vị cứ thử nghĩ: Ở một nơi nọ, người ta tranh giành nắm quyền của một tổ chức, không hiểu là do danh vọng cá nhân, hay ý đồ gì đó của một nhóm. Thế rồi, người ta lợi dụng phương tiện truyền thông sẵn có lôi lên báo chí chửi nhau hàng hai năm trời chưa chịu dứt. Lạ một điều là tất cả các hội đoàn, ngay cả tổ chức chính của sắc tộc hoặc các tổ chức của trí thức, chính trị vẫn phớt lờ để người ta cứ làm như vậy. Người tại nơi chửi nhau chưa đả, lại lôi người ở nơi khác chửi phụ. Quả thật là những chuyện vô duyên, chẳng đem lại ích lợi cho cộng đồng mà khiến cho thế hệ trẻ chán chường ngay chính "bản chất Việt Nam" của mình. Đã thế, lại còn lôi nhau ra tòa. Nếu Quý vị là quan tòa người "Tây" ấy, Quý vị sẽ đánh giá thế nào về cộng đồng nầy. Nghe câu chuyện đó, người ta đặt thành hai vấn đề: Một là chuyện cá nhân hay nhóm thì quả là một chuyện "vô ý thức", tranh giành nhau để mang tiếng cho cộng đồng, tranh giành nhau làm rối ren "để được tiếng", một mai chết đi đem xuống báo cáo thành tích với "Diêm Vương"! Còn nếu tranh giành với lý do chính trị thì quả thật là "Ấu trĩ": "Chính trị là thu phục nhân tâm để lấy công sức, ngay cả xương máu người khác mà phục vụ mục đích của cá nhân, của nhóm, hay tổ chức của mình,....". Nhưng với chuyện ấy thì những người kia gặt hái được những gì, hay chỉ là khiến mọi người trong cộng đồng chán chê, thế hệ trẻ thì khinh bỉ thế hệ già; người địa phương nhìn sắc tộc nầy như "đồ rác rưởi". Ôi! thế hệ già chúng ta cần xét lại để thế hệ trẻ mai sau được nhờ vậy!
Chuyện Thanh thiếu niên hiện nay dẫy đầy những tệ nạn. Trên báo chí từ tiểu bang cho đến liên bang thỉnh thoảng đều có đăng tãi tin tức về người của cộng đồng ta tham dự vào các tệ nạn hay tội phạm. Đó là điều cũng đáng buồn! Nhưng nguyên nhân do đâu?
2- Tâm lý Thanh Thiếu Niên:
Khi chúng tôi lấy tiêu đề nầy thì quả thật là không xứng chút nào, vì chúng tôi không phải là nhà tâm lý học, mà cũng chẳng là người tìm hiểu về tâm lý của thanh thiếu niên. Nhưng vì với tính cách "thử lạm bàn", cho nên chúng tôi cố mạo muội đem những điều hiểu biết kém cỏi của měnh để phân tích vấn đề, xem như là những ý kiến "lạm bàn" cho thêm phần đầy đủ, thế thôi! Kính xin Quý Vị thứ lỗi!
Nói đến tuổi của Thanh thiếu niên là nói đến lứa tuổi đang lớn, đang phát triển về cơ thể, về tâm lý và tinh thần từ giai đoạn mới bắt đầu đến giai đoạn hoàn tất, để bước vào giai đoạn kết hợp thành một gia đình riêng và bận rộn nhiều với con cái.
Giai đoạn đó bắt đầu từ khi nào thì chúng tôi không thể xác quyết được, nhưng nó tùy thuộc vào từng cá nhân, nó có thể đến sớm mà cũng có thể đến trể hơn. Đó là giai đoạn bắt đầu thời kỳ các tuyến sinh dục hoạt động, chúng tạo kích thích tố làm cho các trẻ nhỏ nẩy nở về cơ thể, tăng trưởng về chiều cao một cách nhanh chóng mà trong dân gian người ta gọi "thời kỳ bể tiếng" hay "nhổ giò"; còn trong y khoa, cơ thể học gọi đó là "giai đoạn dậy thì". Trong giai đoạn nầy gái thì phát triển về chiều cao, đồng thời các bộ phận sinh dục cũng phát triển và nẩy nở; còn trai thì bể tiếng, bộ phận sinh dục phát triển, mọc thêm râu, và chiều cao tăng nhanh. Thời kỳ nầy của giới nữ phát triển sớm hơn nam giới. Nếu người nữ e thẹn, mắc cỡ, ngại ngùng thì chàng nam lại muốn tỏ ra ta là người có bản lãnh, do đó chàng thường chứng tỏ ta đã trưởng thành, muốn tự mình quyết định hoặc thay thế cho cha mẹ trong nhiều trường hợp, nhất là trên quê hương chúng ta thái độ ấy được thể hiện một cách rất rõ ràng.
Nơi xứ nhà với phong tục và bản chất người nữ thì khi bắt đầu phát triển về cơ thể để trở thành một thiếu nữ yêu kiều, thì họ có khuynh hướng phụ giúp mẹ để làm các công việc trong nhà, tính tình mềm mỏng hơn trước, chăm sóc cho các em, giúp việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, gọn gàng để chứng tỏ "nhà có con gái". Còn con trai lại "cặp bè cặp bạn" đi chơi, chọc ghẹo các cô nàng, tham gia tiệc tùng, học thêm các thứ khác như võ, đàn hát hay các điều trong xã hội mà đến nay chúng thấy mình cần biết để tham gia vào các hoạt động xã hội, hoặc tập tành làm việc để thay thế cho cha mẹ khi cần thiết v..v...
Cái điều quan trọng của lứa tuổi phát triển nầy lại là vấn đề tâm sinh lý, nhất là ở giới nam. Cơ thể của họ có những đột biến quá nhanh, kích thích tố mạnh như thế nào đó mà đa số các người trong họ ai cũng đều có sự phản kháng và phá phách cả, không ít thì nhiều. Một cái kiếng ở trạm xe buýt bị đập bể, một bức tường bị vẽ sơn lên, hay những hình vẽ trong nhà vệ sinh công cộng.... có thể cho ta nghĩ đến số chàng thanh niên mới lớn nào đó.
Tâm lý muốn biết, muốn học hỏi, ham vui và tham gia vào các hoạt động có nhiều người khiến lứa tuổi nầy hăng hái dự vào. Chính vì thế mà những tổ chức Hướng đạo, các tổ chức phụng sự xã hội được nhiều người trong giới thanh niên ủng hộ một cách nhiệt tình, điều đó được chứng minh từ xưa đến nay. Và ngay cả các băng đảng cũng tập hợp các lứa tuổi nầy nhiều hơn cả. Tùy theo môi trường họ gần gũi mà họ chọn con đường. Nói như vậy không có nghĩa là không có những trường hợp ngoại lệ, nhưng lại là rất hiếm hoi.
Trên xứ Úc nầy với thực phẩm, chế độ ăn uống được đầy đủ thì tuổi dậy thì của thanh thiếu niên lại càng đến nhanh hơn, do đó sự suy nghĩ của họ thiếu chín chắn hơn một chút. Tức là họ dễ có thể tốt hoặc dễ xấu nhanh hơn là tuổi thanh thiếu niên ở quê nhà. Có người đặt vấn đề tại sao trẻ con ở xứ ta dễ dạy hơn trẻ trên xứ Úc nầy?
Đó chẳng qua phong tục và luân lý của xã hội mỗi nơi mỗi khác.
Nếu chúng ta tinh ý hơn một chút thì chúng ta thấy được những đặc điểm chung của các Thanh thiếu niên ở đây. Do thời tiết hoặc do giờ giấc của địa phương mà giờ học bắt đầu từ 9 giờ sáng, nên thời khóa biểu sinh hoạt của chúng gần như sau:
- Chúng có thể thức dậy từ 7 giờ 30 hoặc 8 giờ làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, sửa soạn đi học.
- từ 9 giờ đến 3 giờ 30 ở trong trường học.
- đến nhà khoảng 4 giờ hay hơn, có thể tắm rửa, ăn uống (hoặc không) rồi đi ngủ.
-6 hay 7 giờ thức dậy, tắm rửa, ăn uống, nghỉ ngơi chút ít, sau đó
-vào bàn học học bài hoặc làm homework (bài tập ở nhà)
-đến khuya thì ngủ, để rồi sáng thức dậy tiếp tục chu trình ấy cho đến cuối tuần.
Cuối tuần chúng lại hẹn hò đi chơi, có tiệc (party), hoặc đi Disco, sau khi chúng thức dậy thật trể (có khi ngủ đến giữa trưa). Với một thời khoá biểu như thế đó thì thời gian để trò chuyện với cha mẹ quả thật là khó; hoặc cha mẹ muốn tâm tình với con cái cũng không có thời gian, nhất là những bậc cha mẹ quá bận rộn với công việc của mình.
Điều ấy chúng ta có thể thấy rõ hơn qua những điều đơn giản sau đây:
-Con cái uống nước chúng đem ly vào phòng học rồi không đem ra ngoài để cho cha mẹ rửa, đến khi hết ly thì cha mẹ phải vào phòng của chúng lấy ly đi rửa.
-Quần áo của chúng ít khi được chúng tự sắp xếp lại gọn gàng, nhất là đứa nam; đôi khi ngay cả chỗ ngủ nữa.
-Từ đó, chúng không để ý gì đến việc phụ giúp cha mẹ cắt cỏ, lau nhà, hoặc những việc lặt vặt khác để cha mẹ được rảnh rỗi, nghỉ ngơi để có sức làm việc kiếm tiền chi phí cho gia đình.
Rồi mọi việc cứ diễn tiến như thế từ ngày nầy qua ngày khác, trở thành một thói quen mà cha mẹ phải ráng làm từ công việc kiếm tiền cho đến công việc dọn dẹp nhà cửa; vì nhờ đến chúng thật là khó khăn. Và chúng coi như đó là nhà của cha mẹ cha mẹ phải làm, không là công việc của chúng. Chúng thờ ơ với công việc chung ấy.
Với tinh thần hiếu đễ, vâng lời cha mẹ khiến con cái ở Việt Nam dễ dạy hơn ở trên xứ người; đồng thời dư luận đàm tiếu ngoài xã hội cũng khiến chúng thêm dè dặt khi làm việc không phải, hoặc tỏ ra bất hiếu với cha mẹ. Còn ở trên xứ Úc thì không có được như vậy, chưa chắc bậc cha mẹ nào hơn cha mẹ nào, ai cũng có hoàn cảnh giống nhau: Nay gia đình mình tốt, mai biết đâu con cái làm mình "cũng chẳng khác người ta". Nên chẳng ai dám chê trách ai cả!
Đó là một số tập quán, tập tục ảnh hưởng đến quan niệm tâm tính, đời sống cá nhân của chúng. Còn vấn đề tâm lý trong thời nầy thì sao?
Chắc chúng ta, các bậc phụ huynh, đều trải qua thời kỳ mới lớn hay thanh niên; chúng ta cố nhớ và quay lại với thời kỳ ấy và đặt tâm lý đó vào hoàn cảnh bây giờ của chúng thì chúng ta có thể hiểu được một số vấn đề.
Cái tâm lý trưởng thành và với sự phát triển khiến người thanh niên thấy mình có nhiều khả năng mạnh hơn, thông minh hơn người ngay cả với cha mẹ, và có thể làm được mọi thứ. Do vậy, con trẻ bắt đầu phản ứng khi cha mẹ nói điều mà chúng không thích, hoặc chúng coi đó là điều lạc hậu. Nếu cha mẹ lớn tiếng thì chúng coi như cha mẹ "chửi" hay "rầy la" chúng; để rồi bắt đầu từ đó chúng có thành kiến và xem như cha mẹ không thương mình, hay rầy la mình và dần rời xa cha mẹ đi. Nhất là đối với trẻ con của chúng ta trên xứ Úc nầy, tiếng Việt chúng không hiểu rành ngay cả một số tiếng thông dụng, do đó dễ hiểu sai lầm; và chúng cũng không phân biệt được thế nào là nói, hoặc rầy, la, chửi, mắng, ... Chúng chỉ cần biết nói lớn tiếng có nghĩa là "chửi" thế thôi! Sự lầm lộn ấy khiến tình cảm trong gia đình càng thêm rắc rối.
Đó là chuyện trong nhà, còn ngoài xã hội lại phức tạp hơn thêm.
Với đa số thời gian trong ngày trẻ con thường ở trong trường học, thì tất nhiên với bè bạn chúng sẽ thân thiết nhau hơn, cộng với nền giáo dục "cá nhân chủ nghĩa" trên xứ nầy; con cái chúng ta thấy cá nhân của chúng là quan trọng: Tự do làm, tự do hành động theo ý mình; ai bắt chúng làm khác đi là xâm phạm đến quyền tự do của chúng. Điều ấy đã đưa đến một số trẻ con bỏ nhà ra đi: Ra đi vẫn được cấp tiền nhiều hơn, vẫn được luật pháp bảo vệ. Chính vì điều đó mà khiến bậc cha mẹ phải "nhức đầu"!
Khi thanh thiếu niên lớn lên đã có những biến chuyển tâm lý khá phức tạp, lại gặp môi trường hoàn cảnh như thế mà cha mẹ Việt Nam lại muốn uốn nắn con cái theo lý tưởng của mình thì quả là khó khăn, rất dễ bị gãy đổ. Khi chúng ta học được kinh nghiệm thì cũng đã lỡ làng rồi!
Ngoài ra, còn một số tâm lý khác khiến con cái chúng ta dễ vướng mắc vào con đường hư hỏng, đó là tâm lý học hỏi, sinh hoạt "như" và "làm người lớn".
Trẻ con nào cũng vậy thấy ở tuổi mình không làm được một số việc mà người lớn làm thì thường hay tò mò, thích bắt chước như hút thuốc uống rượu chẳng hạn. Nên trong thời kỳ nầy là dịp để chúng thực hiện ước mơ của mình. Vả lại, nhà trường đã có dạy disco, có những buổi party thì chúng cặp bè cặp bạn lần đến những chỗ vui chơi, những "club" để trước là nhảy disco, nghe nhạc, sau kiếm bạn gái, rồi tập uống bia, rượu mạnh, hút thuốc và sau cùng là "sex". Và đôi khi chúng rủ rê nhau tiến vào con đường "ma túy" vì sự hiếu kỳ để rồi vương vào "sự khổ" cho mình và "làm khổ" cho gia đình lẫn xã hội.
3- Sự khác biệt về sinh hoạt, tập quán, xã hội:
Như ở trên chúng tôi vừa trình bày với chỉ thời tiết khác biệt thôi đã thay đổi phần lớn nếp sinh hoạt của thanh thiếu niên trên xứ Úc so với thanh thiếu niên ở tại quê nhà. Nếu cách kiến tạo của cái nhà ở Việt nam theo thời tiết vùng nhiệt đới không cần nhiều phòng, không có phòng riêng cho từng cá nhân, nên thanh thiếu niên phải biết chăm lo, phụ giúp những người trong nhà mà lo dọn dẹp, quét tước cho sạch sẽ, sắp xếp mùng mền chiếu gối lại cho gọn gàng, tránh khi có khách đến nhà trông thấy cảnh "xô bồ xô bộn" mà người ta đánh giá. Thế nên, nhà là một cái gì có thể gọi là danh dự chung. Nhưng trên xứ Úc vì thời tiết lạnh; mà cũng do là cái kiến trúc có từ trước nên mỗi thanh thiếu niên thường được một căn phòng riêng. Chính vì thế mà sự sinh hoạt của chúng thường không được ngăn nắp, gọn ghẽ. Lâu ngày tạo thành một thói quen, nhất là trong những ngày nghỉ chúng tha hồ ngủ và dậy trưa. Điều đó khiến chúng không có "đủ" thời giờ để nhìn lại, biết phụ giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ, sửa soạn thùng rác vào những ngày đổ rác. Chúng chỉ thức dậy, ăn uống rồi đi chơi. Cha mẹ bận lo công việc kiếm tiền để trang trải mọi chi phí gia đình và phải làm luôn những công việc "lắt nhắt" đó. Thanh thiếu niên của chúng ta trên xứ Úc thật là "dửng dưng" với một tập thể gia đình mà cha mẹ cũng "thật" là khó nói, lại chẳng biết nói thế nào để con cái có thể nghe! Tệ hơn nữa là những ly nước chúng uống xong bỏ tại chỗ cho cha mẹ tha hồ dọn dẹp.
Đã thế, cha mẹ lại không dám "nói nặng nói nhẹ" hay lớn tiếng sợ sau nầy lại càng khó nói chúng hơn. Rủi một khi chúng giận hay có thành kiến thì lúc cha mẹ bắt đầu nói chúng lại vào phòng đóng cửa lại chẳng thèm nghe. Nếu cha mẹ không "dằn" được cơn tức, giận mà quát mắng thì lại sanh ra chuyện lớn nữa rồi! Hoặc là từ đó chúng sẽ tránh xa ra, hoặc là chúng sẽ tránh lúc sum họp gia đình; lúc đông người chúng sẽ ở trong phòng, khi bớt người hay vắng mặt người mà chúng "không thích" chúng mới ra ngoài. Có những trường hợp cha mẹ quá giận dỗi mà sanh ra tình trạng chửi mắng, đánh đập thì phạm vào tội "bạo hành con cái" trong gia đình, phải đối chất với cảnh sát hay với luật pháp. Còn thanh thiếu niên lại bỏ nhà đi ra ngoài sống riêng, được sự giúp đỡ, "tiếp tay" của chế độ, qui chế nhân đạo của xã hội từ các cơ quan chính phủ. Bậc cha mẹ đành "thúc thủ" bó tay. Từ những thiếu thốn nầy đến thiếu thốn khác đó, các thanh thiếu niên ít có người nào vươn lên để tạo được sự nghiệp, mà đa số đều vướng vào các tệ nạn xã hội hay phạm pháp làm cho xã hội càng tệ hại hơn thêm. Không biết đó là do lỗi của cha mẹ hay là do "chính sách" của ông chánh phủ mà đã tạo nên những hoàn cảnh như vậy? Nhiều cha mẹ phải "lỡ khóc lỡ cười" cũng vì con cái trên xứ người.
Thanh thiếu niên nào cũng thích được thoải mái làm theo ý muốn, không bị một ai ngăn trở hoặc người khác để ý đến công việc của mình, cho nên bậc cha mẹ can ngăn vào chúng lại không thích. Còn bậc cha mẹ thấy con mình đi vào con đưòng sai lầm thì không thể chịu nỗi cần phải nói. Do đó sự xung đột cũng có thể xảy ra dễ dàng. Nhất là những cuộc vui ở những "club" disco: Ai chẳng thích nghe nhạc, ai chẳng thích nhảy, vui thì ai cũng thích cả. Tuy nhiên chính vì ham vui sẽ đưa người ta lần đến những thứ khác: Trước thì đi chơi cho biết, sau thì vui quá trở nên ham; đi mãi trở nên ghiền không đi không thể chịu được. Thế là, bắt đầu đi thường xuyên. Cái tâm lý học đòi làm người lớn lúc nầy lần theo thời gian phát triển: Tập uống bia, rồi đến rượu mạnh xem đứa nào "mạnh đô", uống giỏi. Sự thách đố và với lòng háo thắng độ rượu càng ngày càng tăng, tiền chi ra mỗi lúc càng nhiều; song song với rượu là thuốc lá, cuộc vui đầu tiên lần lần đốt cháy tương lai của chúng. Cha mẹ nhìn thấy nói cho chúng biết thì chúng chẳng thèm nghe và xem cha mẹ ghét chúng mà ngăn cấm chúng "vì chúng chưa hề trải qua kinh nghiệm sống ấy". Cuộc vui đó lần được rủ rê trong đám bạn bè hoặc từ những khích bác mà thanh thiếu niên tiến xa hơn bước nữa, nhất là đám "nam nhi" lần đi vào các "động điếm" để mình thật sự trở thành người lớn; và với sự thách thức của đám đi trước, đám sau có nhiều "đứa" lại lâm vào nghiện ma túy; hoặc do những con buôn ngon ngọt dụ dỗ chúng vào con đường ấy để thêm được một khách hàng thường xuyên, góp phần cho sự băng hoại cộng đồng và xã hội. Hoặc đang lúc chúng cần tiền, người ta đã tung tiền ra để giúp đỡ chúng rồi sau đó để giải quyết số nợ chúng phải tiếp tay vào những tội lỗi khác. Điều ấy bậc cha mẹ không hề được hay biết đến. Khi biết thì chuyện đã rồi!
Đó là chưa kể đến những chuyện xung đột từ giành gái đến tự ái, say rượu hay băng đảng sanh ra đánh lộn, đâm chém gây thương tích hoặc chết người.
Còn nhà trường ở Úc chỉ nhằm giáo dục trẻ con về kiến thức, không mấy chú trọng đến giáo dục về đạo đức và những vấn đề giao tế cần có trong xã hội, giống các bộ môn Đức dục và Công dân như ở Việt nam ngày trước. Chúng tôi vì không làm công tác giáo dục cho nên không biết rõ vì sao lại là như vậy. Nhưng theo thiển nghĩ vì để trẻ con phát triển theo năng khiếu của chúng cho nên không có một mẫu đạo đức hay lịch sự chung nào được áp dụng để "uốn nắn" trẻ con trở thành người tốt trong tương lai. Làm như vậy có thể xâm phạm vào sự tự do phát triển của cá nhân. Và ngay cả những trường ngôn ngữ tiếng Việt cũng ít chú trọng đến vấn đề nầy(!) Nếu có chú trọng, thì chắc chắn tình trạng trong con em chúng ta sẽ được tốt hơn khá nhiều rồi!
Có lần, khi chúng tôi còn học Anh văn trong những lớp cho người mới tới, cô giáo đưa một bài báo nói về chuyện một cô gái bỏ gia đình đi ở bên ngoài. Chúng tôi phê phán chuyện đó, nhưng cô giáo bảo rằng như vậy đứa con gái ấy thể hiện tính tự lập của nó đó. Chúng tôi cả bao nhiêu người Việt nam trong lớp đều ngạc nhiên; và về sau chúng tôi mới hiểu được hậu quả của nền giáo dục ấy đã ảnh hưởng đến con cái chúng ta rất nhiều. Và nhiều bậc cha mẹ phải âm thầm đau khổ vì con.
Như trên chúng tôi đã trình bày thế hệ thanh thiếu niên hiện nay là lực lượng hậu bị cũng là những bộ mặt đại diện cho cộng đồng ta trên xứ người: Cộng đồng được tốt hay xấu đều gắn liền theo thế hệ thanh thiếu niên ấy và luôn mãi gắn liền với các thế hệ thanh thiếu niên về sau. Sự chuẩn bị tốt hay không là do chính thế hệ già của chúng ta hiện nay. Đó chính là lý do mà chúng tôi muốn lạm bàn cùng quý phụ huynh và độc giả làm thế nào để chuẩn bị cho một thế hệ tương lai mà thế hệ đó đại diện cho một sắc tộc hay là biểu tượng cho một dân tộc. Sự hãnh diện, vẻ vang hay buồn tủi đều cũng từ những thế hệ trẻ mà nên.
4- Những vấn đề đặt ra:
a)- Đầu tiên chúng tôi muốn nói đến tinh thần dân tộc là trên hết:
Vì xã hội Úc là một xã hội đa văn hóa, gồm có nhiều chủng tộc mỗi chủng tộc được quyền duy trì sắc thái riêng của mình, đồng thời hội nhập vào những sinh hoạt cộng đồng chung. Chính vì vậy mà chúng ta cố gắng giới hạn những điểm hạn chế của sắc dân mình được chừng nào hay chừng nấy. Những hoạt động của từng cá nhân hay nhóm có những khác biệt đều được xem đó là những thành tích đại diện cho sắc dân: Tốt, xấu tùy thuộc vào lợi ích của nó hay những tác động vào xã hội chung. Nếu chúng ta có những nhận xét về một số người Ý, Hi Lạp, Trung quốc lục địa... để từ đó rút ra một khái niệm chung cho sắc dân đó; thì sắc dân khác cũng có việc làm như chúng ta. Do đó, nếu chúng ta không để tâm đến, chúng ta cứ xử sự "thoải mái" như trên quê hương chúng ta thì tất nhiên chúng ta sẽ có nhiều "sơ hở" để cộng đồng sắc tộc khác đánh giá cộng đồng ta, mặc dù đó là những việc làm của cá nhân hay nhóm. Những năm trước, khi chúng tôi đến đất Úc được chưa đầy năm, lúc đó cộng đồng ta có nhiều sôi động về việc "biểu tình" ở nhiều nơi trên đất Úc. Một ngày nọ, sau khi xem tin tức trên truyền hình về việc biểu tình bạo động đối với một nhà thờ nào đó chiếu phim tuyên truyền; trong cuộc biểu tình có bạo động có súng nổ, có ném đá làm bể kiếng cửa sổ của nhà thờ, miểng kiếng văng trúng tay làm người Úc chảy máu; anh bạn Úc của chúng tôi đã nói: "Từ trước tao rất có cảm tình với người Việt tị nạn của tụi bây, nhưng tao không hiểu người ta chiếu phim thì đâu có gì để tụi bây làm cho người Úc đổ máu; qua chuyện nầy khiến cho tao thay đổi một cái nhìn". Chúng tôi, một số người kém tiếng Anh cố dùng hết ngôn ngữ hiện có của mình để biện minh cho việc làm đó, nhưng liệu trong đầu óc của anh bạn nầy có "thông cảm" được việc làm của cộng đồng chúng ta hay không? Và cũng từ đó, đã cho chúng tôi khái niệm nầy và hôm nay chúng tôi cố gắng trình bày ra đây như là đóng góp một ý kiến đối với cộng đồng chung của chúng ta vậy.
Làm chính trị "là phải biết tranh thủ nhân tâm" để giành lấy sự hậu thuẩn của người khác; ngay cả đến hình thức dùng "thủ đoạn" khôn khéo của mình lừa người khác đi nữa, thì cũng nên khéo che đậy để người ta thấy mình đúng, hợp lý thì người ta mới yểm trợ, ủng hộ. Thế nhưng, có nhiều người sử dụng một cách lộ liễu để giành phần hơn, phần thắng trong cộng đồng chung thì đó chỉ là hình thức chia rẽ trong cộng đồng; đồng thời đem đến sự thiếu thiện cảm của cộng đồng khác đối với cộng đồng ta mà thôi. Từ đó về sau, chúng ta khó mà làm được việc gì, vì người ta đã "chán" chúng ta lắm rồi!
Chúng tôi lớn lên trong vùng có nhiều người Hoa sinh sống và sau lớn lên đi nhiều nơi, chúng tôi ít khi nào thấy người Hoa họ giận dỗi, mặc dù sự buôn bán của họ đôi khi cũng bực mình; hoặc họ bị chọc ghẹo họ vẫn ôn tồn vui vẻ. Thuở ấy, chúng tôi có nhiều thắc mắc và chúng tôi chỉ nghĩ đơn thuần vì "lý do buôn bán" nên họ phải vui vẻ để buôn bán miễn là tiền vô túi thì thôi. Nhưng đến khi mình trở thành người lưu vong xa xứ, thì sự yên lành "để có một nơi để sống" là một điều cần thiết. Không ai ngu dại gì tự mình làm mất đi nơi dung thân của mình. Và cũng không ai muốn phiền phức nhất là trên những đất nước có nhiều "ngấm ngầm kỳ thị"!
Để củng cố một cộng đồng chúng tôi thiết nghĩ nên đặt nặng vấn đề "danh dự, thể diện dân tộc, sắc tộc" trước tiên, để từ đó chúng ta làm "kim chỉ nam" cho mọi hành động chung trong cộng đồng. Từ ý thức ấy cá nhân mới điều chỉnh thái độ của mình sao cho hợp lý có ích cho mình, cho cộng đồng và thế hệ mai sau. Chẳng lẽ, chúng ta lưu vong để đem rao bán danh dự dân tộc cho thế giới hay sao? Hay khiến người khác nhìn dân tộc chúng ta qua "kính mờ vẩn đục" mà chúng ta đem đến. Dân tộc chúng ta đã có tiếng chịu khó, ham học, cần cù, nhẫn nại, tiết kiệm, hiếu khách, lễ nghĩa, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, và còn nhiều ngôn từ đẹp đẽ khác nữa... Vậy thì chúng ta phải làm như thế nào? Quả thật là khó để quyết định được vấn đề!
Mỗi con người thành viên của cộng đồng sắc tộc hiểu biết về vị trí, vai trò của mình là điều cần thiết, và điều ấy cũng phải là mãi mãi từ thế hệ nầy đến thế hệ khác; vì màu da, màu tóc, vóc dáng chúng ta khó mà thay đổi. Phát huy những điều tốt, giảm thiểu những điều xấu thì cũng chẳng thiệt hại gì cho ai cả, mà chỉ đem đến "danh dự, giá trị" cho cá nhân con người, cho sắc tộc hay sự ngưỡng mộ của người khác thì cũng "chẳng chết ai" bao giờ!
Nếu thanh thiếu niên ý thức được điều ấy, thì chúng tôi thiết nghĩ sẽ là động cơ thúc đẩy để chúng có lý tưởng học hành, làm việc sau nầy, đưa chúng đến con đường tốt hơn cho tương lai của cá nhân, gia đình của chúng và cho chính sắc tộc của ta. Rạng danh cho mình và cho dân tộc chắc ai cũng đều thích thú, thì điều nầy vẫn không phải là điều hại. Sự vươn lên của dân tộc, hay sắc tộc của chúng ta là cần thiết để chúng ta hoàn thiện cộng đồng sắc tộc chúng ta trên xứ người, cũng là bảo toàn được cảm tình của mọi người nơi mình đang sống. Thế thì, tại sao chúng ta không làm khi mà chúng ta có thể làm được?
b- Hiện nay chúng ta có các tổ chức của thanh thiếu niên:
Gia đình Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Thanh niên sinh viên Công giáo, Hội quán Trùng Dương, Hội Sinh viên Học sinh, Các võ đường.. thì chúng tôi nghĩ với những sinh hoạt bổ ích, rèn luyện cho các em về nhiều kỹ năng chuyên môn, nếu được cộng thêm vào những ý thức "danh dự dân tộc" thì tốt hơn nhiều. Mỗi khi nhớ mình là "người Việt nam" hay "Úc gốc Việt" thì các em không thể quên mình là người Việt, thì chúng cũng phải làm sao để "xứng đáng" là người Việt; không lẽ chúng làm những điều làm cho sắc dân Việt mang tiếng xấu ư? Sở dĩ từ trước tới nay sắc tộc chúng ta dù chỉ mới khoảng 30 năm thành hình trên xứ người, nhưng cũng có khá nhiều "thành tích" không được mấy tốt đẹp bên cạnh những thành công, vẻ vang khác vì "họ" thiếu đặt nặng vấn đề "danh dự dân tộc". Họ hành động tự tiện, hành động theo ý thích, theo lợi nhuận không cần biết có nhiều sắc tộc khác đang để ý, theo dõi "một số người mới" đang sinh sống cùng chung với họ trên một đất nước nhiều chủng tộc của xứ Úc nầy. Chúng ta cứ ngỡ là chúng ta đang sống thoải mái trên đất nước của chúng ta nên chúng ta đã không hề nhìn lại ở chung quanh và nhận định chúng ta phải làm thế nào để hợp lý hơn. Đó là nhược điểm của chính thế hệ già chúng ta và chúng ta cũng quên những thế hệ Thanh thiếu niên sau lưng của chúng ta rồi.
Vì vậy, chúng tôi muốn nói đến sự hướng dẫn của lớp người đi trước đối với thế hệ đi sau.
c- Sự tiếp tay của những Tổ chức, Hội đoàn, Gia đình quân đội:
Vì đây là sự đầu tư, tái tổ chức nhằm giúp đỡ những thế hệ thanh thiếu niên trong tương lai cho nên nó có tính cách lâu dài và trường kỳ chăm sóc, hướng dẫn. Việc làm nầy không còn là của riêng ai nữa, mà là việc chung vì trong đó có con cháu của chúng ta. Tạo điều kiện thuận lợi về tài chánh cũng như môi trường hoạt động, lẫn khuyến khích thanh thiếu niên tham gia những học tập, công tác lợi ích là điều tốt. Có như thế chúng mới có ý thức đối với tập thể, tâm tính mới mở rộng ra với mọi người, đó là điều hiếm thấy trong môi trường "chủ nghĩa cá nhân" của xã hội Tây phương vật chất đã thể hiện trên xứ Úc nầy. Đó cũng là điều kiện để tách rời thanh thiếu niên không còn có nhiều thì giờ đi vào con đường thiếu lành mạnh để có thể làm khổ cho chính mình và gia đình. dành thì giờ để làm những công việc có ích cho mình, cho xã hội; học hỏi, sinh hoạt trong một môi trường tốt đẹp đầy thiện tâm không tốt hơn sao? Thanh thiếu niên có môi trường tốt thì cha mẹ, cộng đồng cũng đỡ phải nhức đầu phải không Quý Vị?
Với sự lãnh đạo chung của các Ban Quản Trị Cộng Đồng, cộng đồng vẫn có thể động viên những cá nhân, thành viên các Tổ chức có khả năng khác tham gia vào các công tác thiện nguyện khác như dạy võ thuật, nhiếp ảnh, huấn luyện những bộ môn thể thao, dạy đàn, trống, lập ban nhạc, đội múa lân, nhóm văn nghệ.. Nhằm hướng dẫn thanh thiếu niên sinh hoạt, đồng thời tạo được những thế hệ kế tiếp các khả năng của mình thì chúng tôi không nghĩ quý vị ấy "không thích mà chẳng tham gia vào".
d- Đối với nhà trường:
Nền giáo dục của Úc đã khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn đối với việc dạy dỗ con cái, nhưng chúng ta vẫn có nhà trường ngôn ngữ của chúng ta. Chúng ta có thể nghiên cứu đưa vào chương trình những điều giáo dục đức dục, công dân để các em có thể hiểu được nhiệm vụ của mình đối với đất nước dù Tổ quốc Úc hay Việt; đồng thời chúng cũng không quên những điều căn bản của con người đối với gia đình như: Đi thưa về trình, thương mến cha mẹ, yêu quý ông bà, nhường nhịn anh chị em, ăn uống có vệ sinh, gặp người chào hỏi, kính trọng người lớn tuổi, phụ giúp hiếu thảo với cha mẹ.... thì cũng đâu có gì gọi là vi phạm tự do cá nhân của thanh thiếu niên, đôi khi đó lại là điều làm tăng thêm giá trị con người. Quý vị sẽ nghĩ thế nào giữa một đứa trẻ khi mình vào nhà nó nó chỉ đứng "trố mắt" ra nhìn và một đứa khác thì "thưa bác đến chơi ạ!". Hẳn là đứa sau được đánh giá tốt hơn đứa trước chứ! Vậy tại sao nhà trường Việt ngữ chúng ta không thể làm được việc ấy? Hay là chính quyền sẽ thưa ra tòa vì tội "o ép trẻ con" vào con đường "lịch sự, lễ phép" đó chăng?
e- Đối với gia đình:
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nhiều bậc cha mẹ, gia đình vì bận mãi lo làm việc kiếm tiền để ổn định đời sống, nên không có đủ thì giờ chăm sóc đến con cái; vả lại, vì xã hội nầy quá mới và khác biệt với xã hội của chúng ta khá nhiều, nên họ đã "khóc nhiều hơn cười" với vấn đề con cái, thậm chí đến đỗi "héo hon, gầy gò, bạc đầu" với con. Nhưng biết làm thế nào? Đó là chuyện chúng ta cần bàn và hướng đến một cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý trong mọi đoàn thể, mọi người và gia đình để giúp cho chính chúng ta, những thế hệ mai sau, và cộng đồng sắc tộc chúng ta nữa.
Chính vì lý do ấy, mà chúng tôi không ngại ngần trình độ thô thiển, nhận xét kém yếu của mình viết lên bài nầy nhằm trình bày cùng tất cả Quý vị "để thử bàn" và mong tìm được giải pháp chung nhất nào đó ích lợi cho tất cả mọi người trong sự cùng nhau hợp tác và cùng nhau tìm được hạnh phúc cho mình và thế hệ mai sau.
oOo
Song song với những phần nầy, tôi còn bỏ thì giờ ra để nghiên cứu các kinh điển của Đạo Phật, đi tìm những giải thích của những điểm “lạ lùng” mà tôi đã gặp phải trước kia trong các kinh điển ấy. Qua đó với những khám phá ghi nhận được tôi hoàn tất thành 15 bài viết về Đạo Phật ở cấp độ bình dân, thích hợp với trình độ “bắt đầu tìm hiểu” như của tôi. Sau nầy với trình độ khá hơn, tôi viết những bài khác dựa trên căn bản cũ và gởi đến trang nhà Đạo Phật Ngày Nay trong thời gian từ đầu năm 2008 đến năm 2009 cũng được hơn 10 bài. Trong đó quan trọng nhất là phần “Vũ Trụ Quan” và “Nhân Sinh Quan” mà tôi gộp chung chúng lại được gọi là “Tài Liệu Tổng Quan Về Giáo Lý Đạo Phật”.
Nguyên Thảo,
22/12/2009.
(Cuộc Hành Trình Của Chữ Nghĩa).
Trên Đường Xuyên Việt (tt)
Chợ Đồng Xuân.
Đến chợ Đồng Xuân cứ cố tìm
Nơi mà Tú Xuất đến mua chim
Sờ đầu nắn đít giao cô ả
Rồi lại thừa cơ "bóp" cái mềm!
Ẩm Thực!
Ai bày ẩm thực cũng hay hay
Nhà cổ gian gian khéo sắp bày
Bún ốc, bún riêu... đầy các món
Tha hồ thưởng thức vị ngon, cay
Chùa Một Cột.
Cái chùa một cột quả là hay
Khéo khéo khen ai lại nghĩ bày
Một cột chong chong xây vững chắc
Trong hồ sen nở thoảng hương bay!
Văn Miếu.
Vào chỗ nơi này mới thú thay
Mình nay “quen lớn” những nhân tài
Ông này, ông nọ đều quan cả
Bia đó, bia đây mấy dãy dài
Văn sử, con người cho đất nước
Địa danh, nhân kiệt để tương lai.
Chỉ riêng mấy chú rùa hơi nặng
Chậm chạp mà bia phải đội hoài!
Khuê Văn Các.
Sao Khuê lấy xuống mà chơi
Đem vào cái gác, để đời nhìn lên
Tha hồ những kẻ có tên
Đi qua đi lại, ngồi trên lưng rùa
Nay mình bắt chước a dua
Đi qua đi lại, cho vừa kiếp sau.
Bút Tháp.
Ai đem cây bút để cao
Trên đầu ngọn tháp, chỉ nền trời xanh
Đề ba chữ: "Tả thiên thanh"
Thiên thanh đã viết rành rành trên cao
Quê hương ta ở phương này
Nước nam là của con người Việt Nam
Xăm lăng là kẻ lòng tham
Toàn dân ta quyết đánh tan giặc thù
Quyết cho chúng tỡn ngàn thu!
Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, đất Thăng Long
Vừa đến xa xa đã thấy rồng
Đất dậy, rồng lên giương khí thế
Trời yên, điềm báo thịnh non sông.
Mười năm gây nghiệp hoàn thanh kiếm (Lê Lợi)
Mấy bửa xác thù ngập cánh đồng (Quang Trung)
Sông núi hùng thiêng, đầy nhuệ khí
Ngàn năm văn vật, đất Thăng Long.
Đi Qua!
Đi vội, đi vàng lại bước qua
Nhanh nhanh kẽo chẳng kịp chăng là
Ngọc Sơn, Thê Húc đành mà ngó
Cái cảnh hữu tình phải thoáng qua!
Tết Thăng Long.
Lần này ra tận Thăng Long
Anh hùng áo vải đánh tan quân thù
Đống Đa với Ngọc, Hà Hồi
Đã là chiến địa, mồ chôn giặc Tàu.
Vệ Quốc.
Tổ quốc ta đây, khung trời biển cả
Cánh đồng bao la, đời tuy vất vả
Bão lũ lắm lần, nếp sống lầm than
Vẫn đứng hiên ngang, chẳng hề nghiêng ngã.
Tổ quốc ta đây, quê hương hào khí
Giặc dưỡng tinh thần, trời nung ý chí
Thề giết quân thù, vệ quốc an dân
Tư tưởng dấn thân, cho đời tươi đẹp.
Dạo Phố.
Năm cửa ô đâu, ta chẳng thấy
Phố phường ba sáu cũng không hay
Xe qua xe lại người đông đúc
Không khéo lơ mơ gặp nạn tai.
Vịnh Hạ Long.
Con rồng lại xuống biển khơi
Bơi ra biển cả khắp nơi tung hoành
U lưng nổi núi xanh xanh
Dài dài cả vịnh Quảng Ninh đẹp trời
Rồng ta nhúc nhích cái đuôi
Cả bầy giặc cướp phải đành tan hoang.
Động Thiên Cung. (Vịnh Hạ Long)
Động sao đẹp tợ cung trời
Người người nhìn ngắm, những lời xít xoa
Ôi chao! Tạo hóa giao hòa
Núi non, biển cả, động và rừng xanh
Quê hương ta lắm hữu tình!
Hạ Long.
Một nhóm núi non thật lạ kỳ
Buồn buồn ra biển lại nằm chơi
Non non nước nước, non cùng nước
Đẹp quá đi thôi, nước với trời!
Hạ Long Qua Cát Bà.
Thuyền ta đi giữa Hạ Long
Quá giang qua ngõ, len sang Cát Bà
Trời xanh, nước biếc một màu
Mà sao núi cũng đứng cao xanh rờn!
Xanh trời, xanh nước, xanh non
Xanh xanh ngàn cảnh, sắc son hữu tình!
Cát Bà.
Vì sao lại gọi Cát Bà?
Cát to hay lại dành cho các bà
Bà to, thế cát cũng to
To gì cũng tốt, cái to hiếm người
Thì ra thiên hạ hay cười
Ô hô! Cũng tại cái bà, cát to!
Đến chợ Đồng Xuân cứ cố tìm
Nơi mà Tú Xuất đến mua chim
Sờ đầu nắn đít giao cô ả
Rồi lại thừa cơ "bóp" cái mềm!
Ẩm Thực!
Ai bày ẩm thực cũng hay hay
Nhà cổ gian gian khéo sắp bày
Bún ốc, bún riêu... đầy các món
Tha hồ thưởng thức vị ngon, cay
Chùa Một Cột.
Cái chùa một cột quả là hay
Khéo khéo khen ai lại nghĩ bày
Một cột chong chong xây vững chắc
Trong hồ sen nở thoảng hương bay!
Văn Miếu.
Vào chỗ nơi này mới thú thay
Mình nay “quen lớn” những nhân tài
Ông này, ông nọ đều quan cả
Bia đó, bia đây mấy dãy dài
Văn sử, con người cho đất nước
Địa danh, nhân kiệt để tương lai.
Chỉ riêng mấy chú rùa hơi nặng
Chậm chạp mà bia phải đội hoài!
Khuê Văn Các.
Sao Khuê lấy xuống mà chơi
Đem vào cái gác, để đời nhìn lên
Tha hồ những kẻ có tên
Đi qua đi lại, ngồi trên lưng rùa
Nay mình bắt chước a dua
Đi qua đi lại, cho vừa kiếp sau.
Bút Tháp.
Ai đem cây bút để cao
Trên đầu ngọn tháp, chỉ nền trời xanh
Đề ba chữ: "Tả thiên thanh"
Thiên thanh đã viết rành rành trên cao
Quê hương ta ở phương này
Nước nam là của con người Việt Nam
Xăm lăng là kẻ lòng tham
Toàn dân ta quyết đánh tan giặc thù
Quyết cho chúng tỡn ngàn thu!
Thăng Long.
Ngàn năm văn vật, đất Thăng Long
Vừa đến xa xa đã thấy rồng
Đất dậy, rồng lên giương khí thế
Trời yên, điềm báo thịnh non sông.
Mười năm gây nghiệp hoàn thanh kiếm (Lê Lợi)
Mấy bửa xác thù ngập cánh đồng (Quang Trung)
Sông núi hùng thiêng, đầy nhuệ khí
Ngàn năm văn vật, đất Thăng Long.
Đi Qua!
Đi vội, đi vàng lại bước qua
Nhanh nhanh kẽo chẳng kịp chăng là
Ngọc Sơn, Thê Húc đành mà ngó
Cái cảnh hữu tình phải thoáng qua!
Tết Thăng Long.
Lần này ra tận Thăng Long
Anh hùng áo vải đánh tan quân thù
Đống Đa với Ngọc, Hà Hồi
Đã là chiến địa, mồ chôn giặc Tàu.
Vệ Quốc.
Tổ quốc ta đây, khung trời biển cả
Cánh đồng bao la, đời tuy vất vả
Bão lũ lắm lần, nếp sống lầm than
Vẫn đứng hiên ngang, chẳng hề nghiêng ngã.
Tổ quốc ta đây, quê hương hào khí
Giặc dưỡng tinh thần, trời nung ý chí
Thề giết quân thù, vệ quốc an dân
Tư tưởng dấn thân, cho đời tươi đẹp.
Dạo Phố.
Năm cửa ô đâu, ta chẳng thấy
Phố phường ba sáu cũng không hay
Xe qua xe lại người đông đúc
Không khéo lơ mơ gặp nạn tai.
Vịnh Hạ Long.
Con rồng lại xuống biển khơi
Bơi ra biển cả khắp nơi tung hoành
U lưng nổi núi xanh xanh
Dài dài cả vịnh Quảng Ninh đẹp trời
Rồng ta nhúc nhích cái đuôi
Cả bầy giặc cướp phải đành tan hoang.
Động Thiên Cung. (Vịnh Hạ Long)
Động sao đẹp tợ cung trời
Người người nhìn ngắm, những lời xít xoa
Ôi chao! Tạo hóa giao hòa
Núi non, biển cả, động và rừng xanh
Quê hương ta lắm hữu tình!
Hạ Long.
Một nhóm núi non thật lạ kỳ
Buồn buồn ra biển lại nằm chơi
Non non nước nước, non cùng nước
Đẹp quá đi thôi, nước với trời!
Hạ Long Qua Cát Bà.
Thuyền ta đi giữa Hạ Long
Quá giang qua ngõ, len sang Cát Bà
Trời xanh, nước biếc một màu
Mà sao núi cũng đứng cao xanh rờn!
Xanh trời, xanh nước, xanh non
Xanh xanh ngàn cảnh, sắc son hữu tình!
Cát Bà.
Vì sao lại gọi Cát Bà?
Cát to hay lại dành cho các bà
Bà to, thế cát cũng to
To gì cũng tốt, cái to hiếm người
Thì ra thiên hạ hay cười
Ô hô! Cũng tại cái bà, cát to!
Thơ Đồ Ngông
Sao Ông Nhận Là Ông?
Tớ nói là ông, đã chắc ông?
Tớ hay nói đổng, nói lông bông
Cuộc đời lắm kẻ thường chơi xấu
Nhân thế bao người ưa mở lòng?
Hơn cả vạn người đang êm ấm
Ít hơn chục mạng lại cù mông
Cớ sao ông lại: "Là ông" nhỉ?
Không lẽ: "Thì ông cũng một dòng"?
Đồ Ngông,
23-12-06.
Nằm mơ...!
Ô hay! Tớ bảo tớ đàn ông
Họ chẳng thèm nghe, lại bóp mông
Cả nhóm, cả đàn ưa nhốn nháo
Một bầy, một lủ thích sờ lông
Lăng xăng họ chạy như gà đẻ
Quạp quạp chúng băng giống vịt đồng.
Độc bóng, độc hình riêng chỉ tớ
Đành la oai oái: "Tớ đàn ông!"
Đồ Ngông,
23-12-06.
Ông chớ sợ!
Tớ chẳng giành đâu, ông chớ sợ
Tài hèn chữ nghĩa dăm ba mớ
Tớ đeo rủng rỉnh để lòe đời
Nhân thế tưởng rằng: "Y có thớ"!
Tớ chẳng ham đâu ngôi thứ vị
Ngôi dành cho những ai "nhiều" kí
Tớ: "Thân thì ốm nhách gầy còm,
Có chắc gì hơn mà đấu trí!"
Tớ chẳng có mê, cùng chẳng khoái
Tội gì vương vấn chi nhiều cái
Đồ vương, tranh bá để giành phần
Tớ chẳng dám mơ... và mãi mãi!
Đồ Ngông,
20-01-07.
Ngẫm nghĩ...!
Ngẫm nghĩ mà chơi cũng thật buồn!
Đời người sao thảm khổ luôn luôn
Tai trời, ách nước từng năm tới
Họa gởi, tai bay cứ chập chờn.
Không khéo người lường hay đánh lận
Có chừng kẻ tráo lại trâng trâng
Trăm năm, có thiết tha không nhỉ?
Ngẫm nghĩ... mà ra cũng thấy buồn!
Đồ Ngông,
25-01-07.
Tớ đã thấy...!
Tớ đã thấy rằng tớ chẳng ăn
Thua chi đâu lạ: Cái hung hăng
Ai bằng quan lớn, tuồng đại cán
Tớ kém dân thường, phận tiểu nhân.
Tớ biết thân mình: Phường dốt nát
Họ rõ quan nhân: Giới võ văn
Sao chẳng ra tài bình thế sự?
Làm nhân lẫn thế chẳng đâu bằng!
Đồ Ngông,
25-01-07.
Ngày Này Năm Xưa.
(Kỷ niệm 23 năm trên đất Úc)
Lại đến ngày này năm đó, cũ!
Áo quần, đôi dép gọi là đủ
Bước chân thấp thỏm, vào nơi lạ
Ánh mắt ngại ngần, thêm ủ rủ
Cái kiếp long đong... à, chấm dứt!
Vòng tay rộng lượng... ồ, di trú! (1)
Hai mươi năm lẽ, mau ghê nhỉ?
Ngó lại mà nghe... lòng tự nhủ!
Đồ Ngông,
15-03-07.
(1) Chính sách di trú của Chính phủ Úc Đại Lợi
Lại trèo.
Đã leo rồi lại tới hay trèo
Gối mỏi, chân chùn vẫn cứ leo
Thử sức coi mình còn có khoẻ,
Đua hơi xem tớ được bao nhiêu?
Từng năm tuổi tuổi thêm chồng chất
Qua tháng ngày ngày lại quạnh hiu
Chỉ vợ với chồng ôn kỷ niệm,
Thân hom mà lại cứ hay trèo!
Đồ Ngông,
18-03-07.
Đi Tìm.
Đi tìm, tìm mãi chẳng tìm ra
Tớ bước chân xiêu, lại quá đà
Háo hức mà tìm, nhưng chẳng được,
Nôn nao lùng sục, khổ ghê mà!
Đã giương mắt ếch nhìn quanh quất,
Lại ngẫng đầu voi ngó mọi nhà.
Cứ thế mà tìm; ôi, mệt lạ!
Đi tìm lại mãi chẳng tìm ra...!
Đồ Ngông,
27-03-07.
Ông Cứ Ngồi!
Ông muốn ngồi cao, ông cứ ngồi
Bao giờ ông chán thì ông thôi!
Ông ham thì cứ làm cho chán
Đến chết, đến già cũng được thôi!
Tớ chẳng thèm đâu, tớ chẳng giành
Sá gì một chút bả hư danh
Có "thơm" hay "liệt" do danh cả,
Ông muốn bao nhiêu, cứ đến giành!
Tớ mãi vui cùng đứa tuổi thơ
Nên quên "ông lớn" tự bao giờ
Ngẫm ra tớ lại: Ừ, ông nhỉ!
À há! Thì ra cũng "nước cờ".
Đồ Ngông,
23-03-07.
Chỉ Có.
Chỉ tại thời gian mà lắm công
Cản chi cho cực lại phiền lòng
Ai làm cứ kệ "làm cho chán"
Khi chán thì ra họ lại dông.
Ông muốn bao lâu, ông cứ làm
“Làm” thì cho “tốt”, “tốt” ông “làm”
Mai kia chỉ sợ không ngồi được
Thân liệt danh tàn "trốn" chẳng cam!
Con chốt qua sông, cũng chốt hờ
Ra thân chốt thí, cũng con cờ
Cờ tàn cũng lại do quan tướng
Chốt có tung hoành cũng tại mơ!
Đồ Ngông,
28-03-07.
Cũng Khéo Cho Ông.
Cũng khéo cho ông hay tính toán
Tài cao học rộng nhiều suy đoán
Không xong thế cuộc, rút tay về
Chẳng được tình hình, buông một thoáng
Bỏ sức ra công, cho mọi người
Góp tài đem trí, vì công chúng
Chẳng nhân, chẳng nghĩa, chẳng ân tình
Thứ ấy có gì...! Đành tính toán..!
Đồ Ngông,
29-03-07.
Mừng Hụt!
Tớ tưởng rồi đây tớ hết ngông
Nhưng mà, ..Thôi..! Chán..! Lại đi đong!
Té ra yên ổn chưa hề thấy
Chỉ thấy "ùm" ra: Lại cộng đồng!
Cái ban soạn thảo bấy lâu nay
Ra sức góp tài, nếm đắng cay
Không bổng không lương mà bị trách
Vội vàng bỏ cuộc chạy đi ngay.
Có chắc rằng sau tớ hết ngông,
Thiệt tình tớ chẳng "biết" hay "không"
Có còn "lộn xộn" thì "thương" tớ
Dở dở, ương ương lại hóa ngông!
Đồ Ngông,
28-03-07.
Tớ Tính.
Nhất quyết phen này tớ góp tay
Ý thêm, tu chính nội quy này
Mãi lo moi óc tìm cho được
Cứ nhớ trong tim những cái hay
Rồi nhắc, rồi cân mà chửa dám
Thụt lui, thụt tới vẫn im ngay
Nhưng mà đã lỡ! Đâu còn nữa
"Từ nhiệm" đi rồi! Mất dịp may!
Đồ Ngông,
31-03-07.
Nghe Ông.
Tớ lại nghe ông thích "nổi" lòng
Mà sao ông lại trở nên ngông
Đứng lên ngồi xuống, oai ra phết
Hò lớn hét to, dữ tợ "mòng"
Thế sự đa đoan, đâu dễ tính
Chuyện đời lắm nẻo, khó cho lòng
Ông ngông, tớ tưởng ông giành tớ
Tớ đã ngông rồi, lại kém ông!
Đồ Ngông,
31-03-07.
Tớ nói là ông, đã chắc ông?
Tớ hay nói đổng, nói lông bông
Cuộc đời lắm kẻ thường chơi xấu
Nhân thế bao người ưa mở lòng?
Hơn cả vạn người đang êm ấm
Ít hơn chục mạng lại cù mông
Cớ sao ông lại: "Là ông" nhỉ?
Không lẽ: "Thì ông cũng một dòng"?
Đồ Ngông,
23-12-06.
Nằm mơ...!
Ô hay! Tớ bảo tớ đàn ông
Họ chẳng thèm nghe, lại bóp mông
Cả nhóm, cả đàn ưa nhốn nháo
Một bầy, một lủ thích sờ lông
Lăng xăng họ chạy như gà đẻ
Quạp quạp chúng băng giống vịt đồng.
Độc bóng, độc hình riêng chỉ tớ
Đành la oai oái: "Tớ đàn ông!"
Đồ Ngông,
23-12-06.
Ông chớ sợ!
Tớ chẳng giành đâu, ông chớ sợ
Tài hèn chữ nghĩa dăm ba mớ
Tớ đeo rủng rỉnh để lòe đời
Nhân thế tưởng rằng: "Y có thớ"!
Tớ chẳng ham đâu ngôi thứ vị
Ngôi dành cho những ai "nhiều" kí
Tớ: "Thân thì ốm nhách gầy còm,
Có chắc gì hơn mà đấu trí!"
Tớ chẳng có mê, cùng chẳng khoái
Tội gì vương vấn chi nhiều cái
Đồ vương, tranh bá để giành phần
Tớ chẳng dám mơ... và mãi mãi!
Đồ Ngông,
20-01-07.
Ngẫm nghĩ...!
Ngẫm nghĩ mà chơi cũng thật buồn!
Đời người sao thảm khổ luôn luôn
Tai trời, ách nước từng năm tới
Họa gởi, tai bay cứ chập chờn.
Không khéo người lường hay đánh lận
Có chừng kẻ tráo lại trâng trâng
Trăm năm, có thiết tha không nhỉ?
Ngẫm nghĩ... mà ra cũng thấy buồn!
Đồ Ngông,
25-01-07.
Tớ đã thấy...!
Tớ đã thấy rằng tớ chẳng ăn
Thua chi đâu lạ: Cái hung hăng
Ai bằng quan lớn, tuồng đại cán
Tớ kém dân thường, phận tiểu nhân.
Tớ biết thân mình: Phường dốt nát
Họ rõ quan nhân: Giới võ văn
Sao chẳng ra tài bình thế sự?
Làm nhân lẫn thế chẳng đâu bằng!
Đồ Ngông,
25-01-07.
Ngày Này Năm Xưa.
(Kỷ niệm 23 năm trên đất Úc)
Lại đến ngày này năm đó, cũ!
Áo quần, đôi dép gọi là đủ
Bước chân thấp thỏm, vào nơi lạ
Ánh mắt ngại ngần, thêm ủ rủ
Cái kiếp long đong... à, chấm dứt!
Vòng tay rộng lượng... ồ, di trú! (1)
Hai mươi năm lẽ, mau ghê nhỉ?
Ngó lại mà nghe... lòng tự nhủ!
Đồ Ngông,
15-03-07.
(1) Chính sách di trú của Chính phủ Úc Đại Lợi
Lại trèo.
Đã leo rồi lại tới hay trèo
Gối mỏi, chân chùn vẫn cứ leo
Thử sức coi mình còn có khoẻ,
Đua hơi xem tớ được bao nhiêu?
Từng năm tuổi tuổi thêm chồng chất
Qua tháng ngày ngày lại quạnh hiu
Chỉ vợ với chồng ôn kỷ niệm,
Thân hom mà lại cứ hay trèo!
Đồ Ngông,
18-03-07.
Đi Tìm.
Đi tìm, tìm mãi chẳng tìm ra
Tớ bước chân xiêu, lại quá đà
Háo hức mà tìm, nhưng chẳng được,
Nôn nao lùng sục, khổ ghê mà!
Đã giương mắt ếch nhìn quanh quất,
Lại ngẫng đầu voi ngó mọi nhà.
Cứ thế mà tìm; ôi, mệt lạ!
Đi tìm lại mãi chẳng tìm ra...!
Đồ Ngông,
27-03-07.
Ông Cứ Ngồi!
Ông muốn ngồi cao, ông cứ ngồi
Bao giờ ông chán thì ông thôi!
Ông ham thì cứ làm cho chán
Đến chết, đến già cũng được thôi!
Tớ chẳng thèm đâu, tớ chẳng giành
Sá gì một chút bả hư danh
Có "thơm" hay "liệt" do danh cả,
Ông muốn bao nhiêu, cứ đến giành!
Tớ mãi vui cùng đứa tuổi thơ
Nên quên "ông lớn" tự bao giờ
Ngẫm ra tớ lại: Ừ, ông nhỉ!
À há! Thì ra cũng "nước cờ".
Đồ Ngông,
23-03-07.
Chỉ Có.
Chỉ tại thời gian mà lắm công
Cản chi cho cực lại phiền lòng
Ai làm cứ kệ "làm cho chán"
Khi chán thì ra họ lại dông.
Ông muốn bao lâu, ông cứ làm
“Làm” thì cho “tốt”, “tốt” ông “làm”
Mai kia chỉ sợ không ngồi được
Thân liệt danh tàn "trốn" chẳng cam!
Con chốt qua sông, cũng chốt hờ
Ra thân chốt thí, cũng con cờ
Cờ tàn cũng lại do quan tướng
Chốt có tung hoành cũng tại mơ!
Đồ Ngông,
28-03-07.
Cũng Khéo Cho Ông.
Cũng khéo cho ông hay tính toán
Tài cao học rộng nhiều suy đoán
Không xong thế cuộc, rút tay về
Chẳng được tình hình, buông một thoáng
Bỏ sức ra công, cho mọi người
Góp tài đem trí, vì công chúng
Chẳng nhân, chẳng nghĩa, chẳng ân tình
Thứ ấy có gì...! Đành tính toán..!
Đồ Ngông,
29-03-07.
Mừng Hụt!
Tớ tưởng rồi đây tớ hết ngông
Nhưng mà, ..Thôi..! Chán..! Lại đi đong!
Té ra yên ổn chưa hề thấy
Chỉ thấy "ùm" ra: Lại cộng đồng!
Cái ban soạn thảo bấy lâu nay
Ra sức góp tài, nếm đắng cay
Không bổng không lương mà bị trách
Vội vàng bỏ cuộc chạy đi ngay.
Có chắc rằng sau tớ hết ngông,
Thiệt tình tớ chẳng "biết" hay "không"
Có còn "lộn xộn" thì "thương" tớ
Dở dở, ương ương lại hóa ngông!
Đồ Ngông,
28-03-07.
Tớ Tính.
Nhất quyết phen này tớ góp tay
Ý thêm, tu chính nội quy này
Mãi lo moi óc tìm cho được
Cứ nhớ trong tim những cái hay
Rồi nhắc, rồi cân mà chửa dám
Thụt lui, thụt tới vẫn im ngay
Nhưng mà đã lỡ! Đâu còn nữa
"Từ nhiệm" đi rồi! Mất dịp may!
Đồ Ngông,
31-03-07.
Nghe Ông.
Tớ lại nghe ông thích "nổi" lòng
Mà sao ông lại trở nên ngông
Đứng lên ngồi xuống, oai ra phết
Hò lớn hét to, dữ tợ "mòng"
Thế sự đa đoan, đâu dễ tính
Chuyện đời lắm nẻo, khó cho lòng
Ông ngông, tớ tưởng ông giành tớ
Tớ đã ngông rồi, lại kém ông!
Đồ Ngông,
31-03-07.
Sunday, February 7, 2010
H.T Chữ Nghĩa 8: Đi Vào Vấn Đề Giáo Dục!
Như tôi đã viết ở trên là tôi càng ngày càng tham lam để xía vào những phương diện khác, tôi muốn đem một ít kinh nghiệm của mình khi dạy lớp 1 ở trường Sơ Cấp ấp 2 Định Thành để soạn một số bài về cách học vần. Trong lời nói đầu tôi đã thưa trước đó là sử dụng theo lối cũ: i t ti, trên căn bản đó mà triển khai ra để hoàn tất giáo trình khoảng 30 bài với sự phụ lực của vợ tôi. Và tôi cũng ghi nhận rằng giáo trình ấy chỉ giúp đỡ cho những người học thêm ở nhà, nó không hề dính líu gì đến các trường học, vì hiện tại tôi chẳng là một giáo viên. Tôi phổ biến những phần nầy trên tờ Adelaide Tuần Báo. Còn những bài thơ thuộc về Đức Dục được phổ biến trước đó trên tờ Nam Úc Tuần Báo. Trong việc “xía vào” nầy, tôi có hai bài như sau:
*Tiếng Việt Và Con Em Chúng Ta.
Lời Người Viết: Đây chỉ là những ý kiến đóng góp của cá nhân, thế cho nên nó sẽ có những sai lầm và không chính xác. Mong Quý độc giả tha thứ và góp ý. Thành thật cảm tạ vô cùng! Nguyên Thảo.
1-Những câu chuyện bên lề:
Có một lần tôi đã ngồi giữa hai người Tàu, một người đến từ Hồng Kông và một người từ Bắc Kinh tới. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Ngồi ở giữa phải nghe câu chuyện của họ mà tôi ngại ngần nhưng cũng hơi thú vị, lúc đó tôi nghĩ thầm: "Dân tộc mình có nhiều may mắn, dù là Bắc Trung hay Nam vẫn có thể nói chuyện với nhau dễ dàng, cùng một ngôn ngữ, cùng một phong tục dù tiếng địa phương có khác nhau đôi chút, nhưng vẫn hãy còn hiểu và biết lẫn nhau, không cần đến một ngôn ngữ trung gian". Sở dĩ như thế là vì anh bạn Hồng Kông không biết tiếng Phổ Thông và người Bắc Kinh lại không biết tiếng Quảng Đông nên họ phải sử dụng đến tiếng Anh.
Rồi cũng trong khóa học nghề ấy, tôi lại gặp được anh bạn trẻ đã nhiều năm không nói tiếng Việt, nhưng khoảng hai năm trở lại em đã có dịp tập và nói lại tiếng mẹ đẻ, dù đôi lúc có vài khó khăn nhỏ nhưng em vẫn nói được nhuần nhuyễn. Điều ấy khiến tôi thấy lạc quan hơn cho những thế hệ con em chúng ta trong tương lai; chúng không phải ngại ngùng hay cảm thấy xấu hổ, e thẹn để trả lời khi người khác hỏi: "Bạn là người gì?". "Tôi là người Việt Nam". "Bạn nói được tiếng Việt không?". Con em chúng ta có thể hãnh diện trả lời rằng: "Được chứ! Tiếng Quê hương của tôi mà! Tiếng của mẹ tôi để lại cho tôi, tôi không thể quên được!".
Tuy là như vậy, nhưng nếu ngay từ lúc đầu chúng ta không học cũng như không quan tâm đến, tất ta cũng không thể biết và sử dụng được thì mai kia ta vẫn là người "đánh mất" đi ngôn ngữ gốc của chính mình, nếu có người khác hỏi ta.
Ngày tôi còn ở trên đảo tị nạn, tôi cũng có đọc được một vài mẫu chuyện kể chuyện con cái trên xứ người nói tiếng Việt. Có một người đến nhà thăm bạn, gặp đứa con hỏi: "Bố con có nhà không?". "Nó vừa đi ra ngoài!". Quả thật là những câu dịch từ nghĩa tiếng Anh!
Khi đến sống trên xứ người khá lâu với đầy đủ con cái vợ chồng, mỗi ngày tôi lại khám phá thêm chút ít từ chuyện sinh hoạt hàng ngày cho đến những biến đổi tư tưởng để thích hợp theo môi trường, hoàn cảnh sống chung quanh. Những điều kiện "tất yếu" đó đã khiến cho các bậc cha mẹ phải nhức đầu đối phó, cộng thêm tệ nạn xã hội càng ngày càng phát triển có thể lôi cuốn con em chúng ta trong bất cứ lúc nào. Tệ nạn ấy do chính luật pháp dễ dãi của chính phủ lại cũng đồng thời do người của ta tham tiền phụ họa thêm vào. Thật là những vấn đề "khó nói" và khó giải quyết!
Một lần có đứa cháu tâm sự với tôi trên xe buýt trong một dịp tình cờ đón cùng chung chuyến. Cháu đi đến thư viện để mượn truyện tiếng Việt về xem theo lời cha mẹ của cháu. Cháu nói: "Mà Bác à! Sao con đọc truyện tiếng Việt con hiểu khó hơn là con đọc truyện tiếng Anh!". Quả thật là như vậy! Đối với trẻ đã có một số vốn căn bản tiếng Việt khá trước khi đến xứ người thì đở hơn, còn đa số thì đều phải vướng vấp, ngượng nghịu khi có dịp nói tiếng mẹ đẻ, hoặc giả khi nghe nói tiếng Việt quá nhiều thì chúng không thể hiểu hết nghĩa được, rồi chúng chỉ buộc miệng để nói lên một câu vô tội vạ: "Ba mẹ nói nhiều quá!". Chính vì những điều ấy cộng vào sự khác biệt tập quán đã gây nhiều cảnh khó khăn cho các bậc cha mẹ trong mọi gia đình của chúng ta trên xứ người.
Một câu nói trong câu chuyện kể lại đời sống, sinh hoạt ở nơi đất Mỹ mà tôi đọc đã lâu đáng cho ta nghiền ngẫm: "Đừng sợ con em chúng ta không biết tiếng Anh, mà chỉ sợ con em chúng ta quên tiếng Việt". Thực thế, đến nay tình trạng ấy là những âu lo của nhiều bậc cha mẹ đối với con cái của mình.
2- Tiếng Việt và chữ Nôm:
Thông thường sắc tộc nào cũng có ngôn ngữ thông tin riêng của họ, về chữ viết thì khi có khi không. Với những sắc tộc còn sống trong thời kỳ bộ tộc hay bộ lạc thì hiếm hoi để có chữ viết. Còn đối dân tộc ta cho đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu vết gì về chữ viết riêng vào thời kỳ cổ xưa. Tuy nhiên, điều khiến cho ta suy nghĩ và ngạc nhiên là một dân tộc có thời gian lập quốc và triều đại hơn 2500 năm (Họ Hồng Bàng từ 2879 đến 258 trước Tây lịch) lại không có chữ viết riêng sao? Vả lại, trong thời kỳ Bắc Thuộc bị Tàu cai trị hơn ngàn năm với mục đích nhằm đồng hóa dân tộc ta với người Trung Hoa, họ từng lúc tùy từng vị quan mà truyền bá văn hóa, phong tục, tập quán của người Tàu cho người Việt một cách ôn hòa hay khắc nghiệt. Song song với việc truyền bá ảnh hưởng văn hóa, họ lại gom góp thu lấy hoặc hủy bỏ, tàn phá những gì đặc trưng của dân tộc Việt. Cho nên vấn đề tìm lại các chứng tích hãy là những điều khó khăn.
Dù vậy, lịch sử vẫn ghi lại được sự kiêu hùng của dân tộc trong ngôn ngữ. Dân tộc ta không bị Tàu đồng hóa như Mãn châu, Phước kiến, Lưỡng Quảng hay các sắc tộc khác trong cộng đồng gọi là Trung quốc như hiện nay. Chữ Tàu được người Việt thu nhận với một hình thái khác về âm đọc: Đó là âm Hán Việt. Người Việt đọc chữ Tàu mà người Tàu vẫn không thể hiểu được và người Việt đã lấy tiếng Tàu làm phong phú thêm cho ngôn ngữ của chính mình. Trong tự điển tiếng Việt hiện nay gần như có thể bao gồm cả bộ tự điển của Tàu, cùng với ngôn ngữ riêng của dân tộc.
Ở vào thời xa xưa điều ấy đã manh nha với sự xuất hiện của chữ Nôm. Chữ Nôm là thứ chữ mượn chữ viết của Tàu, được biến chế, ghép lại nhằm phiên âm, diễn tả theo ngôn ngữ Việt. Với sự xuất hiện của chữ Nôm đã thành hình dòng văn học chữ Nôm bên cạnh dòng văn học chữ Hán, hợp cùng với dòng văn chương bình dân kết cấu thành nền văn học của dân tộc Việt.
Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" đã viết:
"Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ để viết tiếng Nam hay không; đó là một vấn đề, hiện nay vì không có di tích và tài liệu, không thể giải quyết được. Duy có một điều chắc là đến khi các bậc học giả trong nước muốn làm thơ văn bằng tiếng Nam, vì không có chữ Việt, phải đặt ra một thứ chữ để viết tiếng ta: tức là chữ Nôm là thứ chữ đã dùng để viết các tác phẩm bằng Việt văn cho đến khi ta biết dùng chữ quốc ngữ. Vậy ta phải xét lịch sử và cách chế các chữ ấy thế nào.
Chữ Nôm là gì? Chữ Nôm là thứ chữ hoặc dùng nguyên hình chữ nho, hay lấy hai ba chữ nho góp lại, để viết tiếng Nam.
Chữ Nôm có tự bao giờ?- A) Chữ Nôm đặt ra tự bao giờ và do ai đặt ra, đó là một vấn đề chưa giải quyết được. Nhiều người thấy sử chép: Hàn Thuyên là người bắt đầu biết làm thơ phú bằng quốc âm, vội cho rằng chữ Nôm cũng đặt ra từ đời ông, nghĩa vào cuối thế kỷ XIII về đời nhà Trần. Đó là một sự sai lầm, vì sử chỉ ghi việc ông làm thơ phú bằng tiếng Nôm, chứ không hề nói ông đã đặt ra chữ Nôm, hoặc chữ Nôm đã đặt ra về đời ông. Đành rằng muốn viết văn Nôm, tất phải dùng đến chữ Nôm; nhưng biết đâu chữ ấy lại chả có tự trước đời Hàn Thuyên rồi ư? Ta chỉ có thể vin vào việc ấy mà nói rằng chữ Nôm đến cuối thế kỷ XIII đã dùng để viết văn Nôm rồi" (VNVHSY trang 113-114).
Như thế, chữ Nôm được sáng chế ra để diễn tả ngôn ngữ Việt. Cái bản sắc của dân tộc cũng hãy còn và càng ngày càng được phát triển; tuy nhiên sự phát triển ấy không được rộng rãi vì chữ Tàu đã khó mà chữ Nôm lại càng khó hơn, cho nên nền văn chương bình dân vẫn là truyền khẩu từ đời nầy cho đến đời kia.
Từ khi Hàn Thuyên đời Trần bắt đầu làm thơ chữ Nôm thì phong trào làm thơ phú bằng quốc âm càng ngày càng được phát triển. Mặc dù trong giai đoạn đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của thi văn Tàu như dùng nhiều chữ Nho; mượn đề mục, thi tứ, cảnh sắc... mà các thi nhân đã làm vào thời kỳ Lê-Mạc (thế kỷ XV và XVI). Đến thời kỳ Nam Bắc phân tranh (thế kỷ XVII-XVIII) văn thơ chữ Nôm được phát đạt "dần dần thoát ly ảnh hưởng của văn Tàu mà có tính cách tự lập" (VNVHSY-Dương Quảng Hàm). Những tác phẩm trong thời kỳ nầy như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Hoài Nam khúc... Sang đến thời kỳ Cận kim: Nhà Nguyễn (thế kỷ thứ XIX) "nhờ công trứ tác của những bậc có biệt tài: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương v.v. nên có những tác phẩm trường thiên (Hoa Tiên, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên.v.v.) và những thơ ca có giá trị xuất hiện khiến cho Việt văn có cơ sở vững vàng, nhờ đó mà nền Quốc văn hiện thời mới thành lập được" (VNVHSY-Dương Quảng Hàm, trang 205)..
Đó là nền Văn chương Bác học dòng Văn thơ chữ Nôm do những người có học thức sáng tác bằng chữ Nôm, bên cạnh dòng văn chương chữ Hán. Còn trong dân chúng những thơ ca, truyện cổ tích hay Văn chương bình dân vẫn lưu truyền bằng miệng (truyền khẩu).
Như vậy, mặc dù trong hơn nghìn năm bị Tàu đô hộ với chính sách nhằm đồng hóa dân tộc ta với dân tộc Tàu; nhưng dân tộc ta vẫn cố gắng ngoi lên dành được độc lập tự chủ trên bình diện chính trị và luôn cả về văn hóa nữa: Cụ thể là chữ Nôm và dòng văn học chữ Nôm.
3- Sự khai sinh, và phát triển chữ Quốc Ngữ:
Trong quyển "Việt Nam Văn Học Sử Yếu", Dương Quảng Hàm đã viết:
"Việc sáng tác chữ Quốc Ngữ- A) Chữ Quốc Ngữ là gì?- Chữ Quốc ngữ là một thứ chữ dùng tự mẫu (chữ cái) La Mã để phiên âm tiếng Annam. Quốc ngữ nghĩa đen là tiếng nói của nước: Vậy cái từ ngữ ấy dùng để gọi thứ chữ mới đặt ra ở đây, kể thì không đúng, vì đó là một thứ chữ chứ không phải là một thứ tiếng; nhưng từ ngữ ấy đã dùng quen rồi, không thể đổi được nữa.
B) Ai đặt ra chữ Quốc Ngữ?- Các Giáo sĩ người Âu, khi đến nước ta truyền giáo về thế kỷ thứ XVII, thấy ở xứ ta chỉ có chữ Nôm là thứ chữ dùng để viết tiếng Nam nhưng chưa có chuẩn đích và học lại mất nhiều công phu, nên mới mượn các tự mẫu La Mã đặt ra chữ quốc ngữ để tiện việc dịch sách, soạn sách cho con chiên xem.
Việc sáng tác chữ quốc ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả các giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây. Nhưng người có công nhất trong việc ấy là Cố Alexandre de Rhodes vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ quốc ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển, khiến cho người sau có tài liệu mà học mà kê cứu (Xem bài đọc thêm số 2). Vậy ta phải xét về cuốn tự điển của ông đã soạn ra" (trang 191).
"Cuốn tự điển của Cố Alexandre de Rhodes không những là một bằng chứng để ta khảo cứu âm vận tiếng ta và hình thể chữ quốc ngữ về tiền bán thế kỷ thứ XVII, mà lại là một cuốn sách gốc để các nhà ngữ học về sau kê cứu mà làm các tự điển khác về tiếng ta.
Kết luận.- Các giáo sĩ người Âu đặt ra chữ quốc ngữ, chủ ý là có được một thứ chữ viết tiếng ta cho tiện và dùng trong việc truyền giáo cho dễ. Không ngờ rằng, vì tình thế lịch sử xui nên, thứ chữ ấy nay thành thứ văn tự phổ thông của cả dân tộc Việt Nam ta. Đành rằng cũng như các công trình do người ta sáng tác ra, thứ chữ ấy cũng còn có một vài khuyết điểm, nhưng ta nên nhận rằng ở trên hoàn cầu này, không có thứ chữ nào tiện lợi và dễ học dễ biết bằng thứ chữ ấy". (VNVHSY, Dương Quảng Hàm, trang 198).
Như vậy, vấn đề "Ai đặt ra chữ Quốc ngữ?" ta cũng không thể biết đích xác là ai? Có thể là những giáo sĩ mà cũng có thể là những nhà thương buôn phương Tây. Khi họ đến nước ta, tiếp xúc với người của ta và để tiện việc làm ăn họ cần học ngôn ngữ Việt; đồng thời họ cũng dạy một số người Việt về ngôn ngữ của họ. Thế cho nên họ dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm cho việc học ngôn ngữ ta, và sử dụng đến các dấu hiệu cho các giọng trầm bổng. Các dấu hiệu ấy đã trở thành dấu giọng như ngày nay.
Trong số những người phương Tây ấy có giáo sĩ Alexandre de Rhodes ông được cử sang Giáo đoàn Đàng trong ở nước ta, cuối năm 1624. Trong sáu tháng, ông học và nói tiếng Việt rất sõi. Ba năm sau (1627) Ông được cử ra Đàng ngoài để lập Giáo đoàn mới. Ông chỉ ở nước ta hơn bảy năm, nhưng ông đã nghiên cứu phong tục, tính tình, lịch sử của người Nam rất am tường và Ông đã viết nhiều sách có giá trị, trong đó có tự điển tiếng Việt dịch ra tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La Tinh cùng sách giảng đạo "Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn (muốn) chịu phép rửa toi (rửa tội) ma beào (vào) đạo thánh đức Chúa blời (trời)".
Dương Quảng Hàm cũng viết:
"Cứ theo bộ tự điển của cố Alexandre de Rhodes soạn và in năm 1651 thì chữ quốc ngữ về hạ bán thế kỷ thứ XVII còn có nhiều cách phiên âm khác bây giờ và chưa được hoàn toàn tiện lợi. theo cố Cadière trong một bài thông cáo đọc ở Hội đồng khảo cổ Đông Pháp ở Paris (Commission archéologique de L'Indochine) năm 1912 thì các hình thức hiện thời của chữ quốc ngữ là chính là do Đức cha Bá Đa Lộc đã sửa đổi lại mà thành nhất định. Đức cha có soạn cuốn Tự điển An nam La tinh, tuy chưa xong hẳn, nhưng cố Taberd đã kế tiếp công cuộc ấy mà soạn ra cuốn Nam việt Dương hiệp tự vựng (Dictionarium-annamitico-latinum), in năm 1838. Trong cuốn này, cách viết chữ quốc ngữ giống hệt như bây giờ; mỗi tiếng Nam đều có chua kèm chữ nôm: cuốn ấy sẽ là một cuốn sách làm gốc cho các tự điển tiếng Nam sau này.
Sự bành trướng của chữ quốc ngữ và sự phát đạt của nghề in.- Tự thế kỷ XVII, sau khi đặt ra chữ quốc ngữ, các giáo sĩ dịch các Kinh Thánh và soạn các sách truyền giáo cho tín đồ xem, mà số tín đồ cũng mỗi ngày một đông, nhờ thế mà số người biết đọc biết viết chữ quốc ngữ càng ngày càng nhiều lên.
Số sách viết bằng chữ quốc ngữ càng nhiều thì nghề in hoạt bản dùng thứ chữ ấy theo đấy mà mở mang ra. Về hạ bán thế kỷ thứ XVII, cố Alexandre de Rhodes phải đem cuốn tự điển của ông về La Mã mới in được. Đến đời cố Taberd thì ở thành Serampur (thuộc tỉnh Bengale bên Ấn độ) đã có một nhà in đúc đủ cả chữ quốc ngữ và chữ nôm, nên năm 1838, cuốn tự điển của ông in ngay ở đấy, không phải đem về Âu châu nữa. Kế đấy, ngay cạnh nước Nam ở thành Vọng các (Bangkok) là kinh đô nước Xiêm, lại có một nhà in của Nhà Chung lập nên in được sách quốc ngữ. Nhà in này xuất bản rất nhiều sách quốc ngữ về đạo như Tân ước, Cựu ước, v.v." (VNVHSY, trang 337-338).
Thế là từ vấn đề dùng mẫu tự cùng các dấu hiệu của La Tinh để phiên âm, ghi chú học tiếng Việt, hoặc dùng phương tiện đó để giáo dục tín đồ của các giáo sĩ dần dần được củng cố và trở thành phổ biến trong dân gian: "Tiếng Việt hiện nay đã thành hình".
Với phương tiện diễn tả ngôn ngữ tiện lợi đó, sự học tiếng Việt không còn khó khăn. Nhiều người học giỏi xuất hiện, họ nghiên cứu các nền văn học của Tây phương, Trung hoa rồi dịch sách, truyện của các nước nầy bằng tiếng quốc ngữ để phổ biến trong dân chúng. Nhất là sự xuất hiện của các sách giáo khoa và báo chí, chữ quốc ngữ lại càng được phổ biến rộng rải hơn nữa. Những học giả như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, các nhà thơ, nhà văn, viết kịch, làm báo, nhóm Tự Lực Văn Đàn đã đóng góp không nhỏ vào sự phổ biến, phát triển thứ chữ nầy. Nhưng vai trò quan trọng nhất vẫn là các sách giáo khoa trong nhà trường, các thầy cô và những người làm nhiệm vụ giáo dục; trong đó có sự đóng góp của "Phong trào học chữ Quốc Ngữ", và Bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận.
4- Vấn đề học Tiếng Việt:
a)- Tiếng Việt: Tiếng Việt là một ngôn ngữ tương đối dễ học vì nó có những nguyên tắc nhất định, cứ theo những nguyên tắc đó người học sẽ đạt được những mức độ căn bản có thể đọc được, hiểu được phần lớn tiếng Việt nhanh chóng. Tuy nhiên để thành thạo, hiểu khá chính xác thì có thể đòi hỏi thời gian lâu dài, vì rằng trong ngôn ngữ tiếng Việt còn sử dụng đến tiếng Hán Việt khá nhiều, chính điều nầy khiến người học tiếng Việt phải hiểu thêm tiếng Hán mới có thể hiểu và sử dụng chính xác các từ ngữ ấy trong câu nói hoặc là câu văn.
Con em chúng ta hiện nay gặp phải vấn đề nầy đối với chúng ta. Trong câu nói của chúng ta có một số từ ngữ mà chúng ta sử dụng khiến chúng không thể hiểu, hoặc là hiểu loáng thoáng thì chúng đã không thể hiểu ý của chúng ta, thế cho nên chúng trở nên ngập ngừng vâng dạ, hay là tìm cách tránh né bỏ đi. Vì vậy tiếng Anh đối với chúng lại trở nên dễ hơn tiếng Việt.
Trong tiếng Việt có tất cả là 12 nguyên âm: "i, u, ư - o, ô, ơ - a, ă, â - e, ê, y"; 17 phụ âm đơn: "b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x"; và 11 phụ âm kép gồm hai hay ba phụ âm đơn hợp lại mà thành như: "ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr" hay một phụ âm hợp với một nguyên âm như "gi, qu". Như vậy tính chung tiếng Việt có tất cả là 12 nguyên âm và 28 phụ âm cùng với các dấu giọng: "không dấu, sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã".
b)- Kết cấu: Trong tiếng Việt cũng không đến đỗi phức tạp làm trở ngại cho việc học chữ Việt. Phần chính là "Vần", Vần là gì? Vần là sự kết hợp giữa các nguyên âm với phụ âm như "u + n = un"; cũng tương tự ta có "on, ông, ơp, ut, ic, iêc, uyên, iêng..." hay chúng được kết hợp từ hai nguyên âm như: "ui, ưu, ơi, ua...". Những vần chỉ có một âm ta gọi là "vần đơn" như "ui, ưa, oi..", còn những vần như "u-yên (uyên)" hay "i-êc (iêc), ư-ơi (ươi)..." thì gọi là vần kép.
Từ "vần" người ta chỉ cần thêm phụ âm vào ở đầu ta có được "Chữ". Chẳng hạn như:
Với vần "ôi" ta thêm các phụ âm vào ta sẽ có: b-ôi (bôi); c-ôi (côi); d-ôi (dôi); đ-ôi (đôi); hôi; môi; nôi; tôi; xôi...Hoặc với vần "uyên" ta có: d-uyên, kh-uyên, ng-uyên, t-uyên...Rồi thêm nữa, nếu ta thêm dấu giọng vào mỗi chữ ta sẽ có nhiều chữ, đọc lên ta được nhiều tiếng khác nhau, chẳng hạn như: "tôi"; "tôi" được coi là không dấu, thêm dấu sắc ta có "tối", thêm dấu huyền là "tồi", dấu nặng là "tội", dấu hỏi là "tổi", dấu ngã là "tỗi". Tuy nhiên có nhiều chữ ta thêm dấu vẫn có thể đọc được, nhưng vì không có nghĩa gì cả (vô nghĩa) nên không có xài đến. Cũng có nhiều vần chỉ có thể thêm một vài dấu giọng được mà thôi như "ic" không thể thêm dấu hỏi hay ngã.
c)- Ráp và Đánh vần: Ráp vần là đem phụ âm đặt trước các vần để tạo thành chữ, còn đánh vần là phương pháp đọc chữ theo cách ráp vần đó. Đó là cách căn bản khi bắt đầu học tiếng Việt. Trước tiên, người học cần học đến một số nguyên âm, phụ âm rồi đến học vần và học chữ; sau đó tăng tiến từ từ đến khi học hết các nguyên âm và phụ âm hay nói chung là các mẫu tự. Song song với điều nầy là "ráp các nguyên âm với phụ âm hay với nguyên âm để thành lập vần, từ vần thêm phụ âm vào phía trước để tạo thành chữ; từ chữ thêm dấu giọng thành những chữ hay tiếng khác".
Đánh vần là điều thích thú cho trẻ con, nhất là đọc chung trong lớp: Vừa có tính cách tập thể, vừa vui miệng, lại vừa học tập nữa; đồng thời cũng tạo một thói quen cần thiết, căn bản trong giai đoạn khởi đầu của việc học tiếng Việt.
Đánh vần không có nghĩa là chỉ đọc "vần" mà là đọc một chữ, trong cách đọc đó phân tích chữ thành những âm cấu tạo nên chữ đó, khiến cho trẻ nhắc đi nhắc lại thường xuyên các điều mình đã học, như "đ-i đi, ch-ơ chơ-nặng chợ, đi chợ" chẳng hạn.
Đánh vần có đánh vần xuôi và đánh vần ngược, đánh vần xuôi là đọc chữ từ phía trước tới sau như trường hợp "đi chợ" ở trên, còn đánh vần ngược thì đọc phía sau (vần) trước rồi mới đến phụ âm như "nguyên" sẽ đọc là "u-y-ê-n uyên, ngờ + uyên "nguyên".
Có khi trong một câu người ta phối hợp cả hai cách đánh vần xuôi và ngược cho học sinh như trong câu: "Tôi đi đến trường" sẽ đọc là: "ô-i (ôi) t-(ôi) tôi; đ-i đi; ê-n (ên) đ-(ên) đên-sắc đến, ư-ơ-ng (ương) tr-ương trương-huyền trường - tôi đi đến trường".
Thường khi các em học sinh nhỏ đã đánh vần xuôi và ngược thông thạo rồi thì thầy cô giáo cho các em đọc chữ thẳng từ bài viết, chỉ trừ khi nào các em "khựng" lại thì phải đánh vần "thầm" trong "bụng" (tức là trong trí nhớ) hoặc cần thiết nữa thì đánh vần ra tiếng để thầy cô giáo kiểm soát lại chữ ấy, nhắc nhỡ cho em.
Đó là những nguyên tắc "bước đầu vỡ lòng tiếng Việt" cho các em.
d)- Những sự khác biệt: Cho đến nay vì nước ta chưa có được "Hàn Lâm Viện" do đó sự thống nhất trong cách sử dụng ngôn ngữ, cách viết, chính tả, cách đánh vần... hãy còn có nhiều khác biệt mặc dù không là lớn lắm; nhưng cũng khiến cho nhiều người đặt vấn đề "như thế nào cho nó đúng?" chẳng hạn như "châu Mỹ" hay "châu Mĩ"; "kách" hay "cách"; "nguiễn" hay "nguyễn". Tiện lợi, cải cách, lập dị, không cần thiết đến sự cân đối, thẩm mỹ của chữ viết, hoặc chỉ cần ghi đúng theo phát âm ... Điều ấy chưa có thể xác định được. Trong thời gian chờ đợi những "Viện sĩ Viện Hàn Lâm" quyết định thì thiết nghĩ cứ theo "thói quen" từ trước mà tiếp tục vậy.
Còn trong trường học thì việc đánh vần trước kia cũng có vài khác biệt: Có người bỏ dấu trước trong phần vần rồi mới ráp chữ như trong chữ "tối" thì đánh vần là "ô-i ôi sắc ối, t-ối tối tối" chữ tối sẽ được lập lại như một cái "nhún nhẩy" nghe hơi là lạ; còn có người đánh vần theo cách bỏ dấu sau khi ráp vần "ô-i ôi, t-ôi tôi sắc tối" nghe nó đơn giản và gọn gàng hơn.
Và trong các vần kép như vần "uyên" gồm có nguyên âm "u" và "yên" có người đọc "u-yên uyên", cách đọc nầy khiến có nhiều trở ngại khi đọc các vần khác như "oong, iêng" chẳng hạn. Vì thế, có người đọc cách gọn hơn mà lại tránh được khó khăn đó giống như phần trên tôi đã trình bày là "u-y-ê-n uyên" và "o-o-ng oong" hay "i-ê-ng iêng".....
Còn trong phần các mẫu tự cách đọc đôi lúc cũng khác nhau: b ("bơ" hay "bờ"), c ("cơ" hay "cờ"), d ("dơ" hay "dờ").....TV ("tơ vơ" hay "tờ vờ"; "tê vê" hay "ti vi")
Trong thời gian chiến tranh vài học giả viết đôi lần trong các bài có đề cập: Đến lúc hòa bình chính phủ có đủ điều kiện tập hợp người tài giỏi để thành lập Hàn Lâm Viện hầu quyết định, giải quyết nhiều vấn đề căn bản. Nhưng sau chiến tranh cả gần 30 năm, chẳng thấy gì cả, khiến cho ta suy gẫm đến câu danh ngôn: "Làm thầy thuốc sai lầm chỉ chết có một người. Làm chính trị sai lầm hại cho cả một nước. Làm giáo dục sai lầm hại cả muôn đời".
*Và sau đây là một số bài thơ cho bé:
1-Nhõng Nhẽo.
Năm xưa con còn nhỏ
Con thường hay nhõng nhẽo,
Ông Ngoại con làm thơ
Tặng cho con một bài.
"Mặt con thì nhăn nhăn,
Miệng con thì toang hoác,
Tiếng lại la oe oe
Dỗ hoài mà không nín!"
Năm nay con lớn rồi,
Con không thèm nhõng nhẽo
Ông Ngoại hết làm thơ,
Không còn trêu con nữa.
2- Đi Thưa,
Sáng nay con đi học,
Con nhớ lời cô giáo
"Đi thì nhớ phải thưa,
Về thì nhớ phải trình"
Con lại thưa Ông Ngoại
"Thưa Ngoại con đi học!
Thưa Bà con đi học!
Ba, Mẹ con đi học!"
Cả nhà đều ngạc nhiên,
Nay con ngoan quá!
Chỉ mới ngày hôm qua
Hôm nay con đã khác!
"Thế mới là xứng đáng
Đứa học trò đi học
Biết điều phải, lẽ hay
Biết thực hành điều học".
3- Về Trình.
Đi học về tới nhà,
Con vào trình ông Ngoại:
"Thưa Ngoại con học về".
Ông, Bà vỗ đầu con
"Ngoan, ngoan, con ngoan lắm!"
Con lại trình Ba, Mẹ
Ba và Mẹ đều vui:
"Thế mới là học trò
Đứa học trò thật ngoan!
Vừa ngoan, vừa chăm học
Mai sau làm việc lớn
Để giúp ích cho đời!"
4- Lễ Phép Chào Hỏi.
Con khoanh tay tròn tròn,
Nghiêng đầu và cúi chào
Gọi là con kính trọng.
Con kính trọng Ông, Bà,
Con kính trọng Mẹ, Cha
Con kính trọng Cô, Thầy
Và những người lớn tuổi.
Thế là con lễ phép!
Mọi người đều vui vẻ
Con cũng được hân hoan,
Chỉ bằng cử chỉ nhỏ.
Thực hành đâu có khó
Con nhất định sẽ làm!
5- Phụ Giúp Cha Mẹ.
Năm nay con có lớn
Dù chưa được lớn nhiều,
Nhưng mà con làm được
Ít việc phụ mẹ cha.
Con giúp mẹ lặt rau,
Lấy cái thau, ly nước
Đem rác bỏ vô thùng
Giúp cha làm việc nhỏ.
Con tập làm cho quen,
Mai kia khi con lớn
Con phải làm một mình
Con trở thành người lớn.
6- Nghe Lời Cha Mẹ Dạy.
Ông Ngoại con bảo rằng:
"Con thì còn bé nhỏ,
Con chưa biết việc gì,
Đầu óc còn non dại.
Vì thế, con cần phải
Vâng lời theo Mẹ, Cha!
Cha mẹ dạy điều hay
Dạy những điều thật đúng,
Để dần con lớn lên
Con sẽ được nên người
Và trở thành người tốt.
Cha mẹ thương con nhiều
Yêu con bằng tất cả
Không dạy con điều xấu
Nên tin tưởng, vâng lời".
7- Gọi "Dạ", Bảo "Vâng"!
Hôm rồi, cô giáo dạy
Gọi "Dạ", bảo thì "Vâng".
Nhưng mà con chưa biết
Con về thưa Ông Ngoại.
Ông Ngoại dặn con rằng:
"Mai kia con không hiểu,
Con hỏi ngay Cô giáo
Cô giáo giảng con nghe
Thế mới là:
"Học với Hỏi"
Rồi Ông Ngoại hỏi con:
"Ba, Mẹ khi gọi con
Con trả lời thế nào?
Con thưa: "Con nói Dạ!"
Ông Ngoại lại mỉm cười:
"Ừ! Là như thế đó!"
"Khi Ba bảo con làm
Hay Mẹ nói con nghe
Con vâng lời đồng ý
Con trả lời "Vâng ạ!"
Nhưng thông thường người Nam
Cũng vẫn dùng tiếng "Dạ"!
Bây giờ con hiểu chưa?
Hôn Ông Ngoại một cái
Hai Ông cháu cười vui
"Ngoại à! con đã biết!".
8-Kính Chào!
Khách đến nhà chơi
Con liền khoanh tay hỏi:
"Con kính chào Ông,
Con kính chào Bà"
Nếu Ông Già, Bà Lão.
Con sẽ thưa:
"Thưa Bác mới đến"
Hoặc: "Thưa Chú, thưa Cô
Thưa Cậu, thưa Dì đến chơi"
Con sẽ chào hỏi
Để thành người lễ phép!
Con không đứng nhìn
Như mấy đứa bạn của con.
Con còn nhỏ,
Nên con chưa rót nước
Để mời Ông hay mời Chú
Như anh chị của con.
Nhưng mai mốt khi con lớn
Con sẽ làm, vì là lịch sự
Ông Ngoại con bảo
"Lịch sự chẳng mất tiền mua,
Nhưng lịch sự
Làm cho con thêm giá trị,
Cái quý nhất là giá trị con người!"
Nghe lời Ông Ngoại,
Con sẽ ráng...,
Ráng "Làm người lịch sự"!
9- Yêu Mến Mẹ Cha.
Một hôm con học về,
Con thấy mẹ ngồi võng
Sau khi thưa mẹ xong
Con ngồi vào lòng mẹ:
"Mẹ! Mẹ à!
Mẹ thương con nhiều không?
Con thương mẹ nhiều lắm!
Con cũng thương ba nữa.
Con thương để trên đầu.
Nhưng cô giáo bảo con,
Thương để dành trong tim
Mỗi khi nào xa vắng,
Mở lòng ra mà nhớ!"
"Ừ"! Mẹ cười và bảo:
"Thương cứ để đáy lòng
Ngày nào con có nhớ
Cứ lấy ra mà xem"!
10- Công Ơn Cha Mẹ.
Trong trường cô giáo dạy
Con đã được sinh ra
Nhờ có cha có mẹ,
Và mỗi năm mỗi lớn
Cũng lại mẹ với cha!
Công cha nuôi, mẹ đẻ
Chăm sóc con từng ngày;
Những ngày con bị bệnh
Cha mẹ cũng cùng lo.
Con vui cha mẹ mừng
Con buồn cha mẹ buồn!
Cô giáo con cũng nói
Con ráng học, chăm ngoan
Là đền ơn cha mẹ.
Con có học ca dao
Cô giáo con đọc lớn,
Con đọc theo cô giáo:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
11- Nhường Nhịn Lẫn Nhau.
Ngoại con đã bảo rằng:
"Anh, chị, em cùng mẹ
Cùng máu mủ, cùng cha
Nên thương nhau thân thiết!
Chị nói, em nên nghe
Thương em, đừng ăn hiếp
Cùng giúp đỡ lẫn nhau,
Mới thực là quý mến.
Người ta nói:
"Giọt máu đào hơn ao nước lã",
Là anh em đâu phải người xa,
Nhường nhau, nhẫn nhịn gọi là
Yên vui, êm ấm cả nhà hân hoan!
12-Thương Yêu Ông Bà.
Hôm qua vào lớp học,
Cô giáo hỏi các con:
"Em nào có Ông Bà,
Giơ tay lên cô biết?".
Các con đều đưa tay:
"Con quý mến Ông Bà".
Cô con liền nói tiếp:
"Ông Bà sinh cha mẹ,
Cha mẹ mới sinh ta
Nên thương yêu Ông Bà,
Và thương nhiều lắm lắm!
Để Ông Bà vui vui!".
Tôi cố gắng làm khoảng non 40 bài thơ dành cho bé để giúp cha mẹ tóm tắt những điều căn bản của Đức Dục, đồng thời với những bài đề cập đến lớp trường, thầy cô bạn bè thân yêu gọi là thêm mắm thêm muối cho vị ngọt của tuổi thơ càng đậm đà hơn. Và cũng là phụ lực với chương trình ở nơi xứ lạ quê người không có môn Đức Dục. Tôi đưa ra những bài ấy để tùy ý thích của mọi người. Nhưng chung quy cũng muốn con em chúng ta được hướng dẫn theo những cái hay của nền văn hóa, phong tục của Việt Nam!
Nguyên Thảo,
22/12/2009.
*Tiếng Việt Và Con Em Chúng Ta.
Lời Người Viết: Đây chỉ là những ý kiến đóng góp của cá nhân, thế cho nên nó sẽ có những sai lầm và không chính xác. Mong Quý độc giả tha thứ và góp ý. Thành thật cảm tạ vô cùng! Nguyên Thảo.
1-Những câu chuyện bên lề:
Có một lần tôi đã ngồi giữa hai người Tàu, một người đến từ Hồng Kông và một người từ Bắc Kinh tới. Hai người nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Ngồi ở giữa phải nghe câu chuyện của họ mà tôi ngại ngần nhưng cũng hơi thú vị, lúc đó tôi nghĩ thầm: "Dân tộc mình có nhiều may mắn, dù là Bắc Trung hay Nam vẫn có thể nói chuyện với nhau dễ dàng, cùng một ngôn ngữ, cùng một phong tục dù tiếng địa phương có khác nhau đôi chút, nhưng vẫn hãy còn hiểu và biết lẫn nhau, không cần đến một ngôn ngữ trung gian". Sở dĩ như thế là vì anh bạn Hồng Kông không biết tiếng Phổ Thông và người Bắc Kinh lại không biết tiếng Quảng Đông nên họ phải sử dụng đến tiếng Anh.
Rồi cũng trong khóa học nghề ấy, tôi lại gặp được anh bạn trẻ đã nhiều năm không nói tiếng Việt, nhưng khoảng hai năm trở lại em đã có dịp tập và nói lại tiếng mẹ đẻ, dù đôi lúc có vài khó khăn nhỏ nhưng em vẫn nói được nhuần nhuyễn. Điều ấy khiến tôi thấy lạc quan hơn cho những thế hệ con em chúng ta trong tương lai; chúng không phải ngại ngùng hay cảm thấy xấu hổ, e thẹn để trả lời khi người khác hỏi: "Bạn là người gì?". "Tôi là người Việt Nam". "Bạn nói được tiếng Việt không?". Con em chúng ta có thể hãnh diện trả lời rằng: "Được chứ! Tiếng Quê hương của tôi mà! Tiếng của mẹ tôi để lại cho tôi, tôi không thể quên được!".
Tuy là như vậy, nhưng nếu ngay từ lúc đầu chúng ta không học cũng như không quan tâm đến, tất ta cũng không thể biết và sử dụng được thì mai kia ta vẫn là người "đánh mất" đi ngôn ngữ gốc của chính mình, nếu có người khác hỏi ta.
Ngày tôi còn ở trên đảo tị nạn, tôi cũng có đọc được một vài mẫu chuyện kể chuyện con cái trên xứ người nói tiếng Việt. Có một người đến nhà thăm bạn, gặp đứa con hỏi: "Bố con có nhà không?". "Nó vừa đi ra ngoài!". Quả thật là những câu dịch từ nghĩa tiếng Anh!
Khi đến sống trên xứ người khá lâu với đầy đủ con cái vợ chồng, mỗi ngày tôi lại khám phá thêm chút ít từ chuyện sinh hoạt hàng ngày cho đến những biến đổi tư tưởng để thích hợp theo môi trường, hoàn cảnh sống chung quanh. Những điều kiện "tất yếu" đó đã khiến cho các bậc cha mẹ phải nhức đầu đối phó, cộng thêm tệ nạn xã hội càng ngày càng phát triển có thể lôi cuốn con em chúng ta trong bất cứ lúc nào. Tệ nạn ấy do chính luật pháp dễ dãi của chính phủ lại cũng đồng thời do người của ta tham tiền phụ họa thêm vào. Thật là những vấn đề "khó nói" và khó giải quyết!
Một lần có đứa cháu tâm sự với tôi trên xe buýt trong một dịp tình cờ đón cùng chung chuyến. Cháu đi đến thư viện để mượn truyện tiếng Việt về xem theo lời cha mẹ của cháu. Cháu nói: "Mà Bác à! Sao con đọc truyện tiếng Việt con hiểu khó hơn là con đọc truyện tiếng Anh!". Quả thật là như vậy! Đối với trẻ đã có một số vốn căn bản tiếng Việt khá trước khi đến xứ người thì đở hơn, còn đa số thì đều phải vướng vấp, ngượng nghịu khi có dịp nói tiếng mẹ đẻ, hoặc giả khi nghe nói tiếng Việt quá nhiều thì chúng không thể hiểu hết nghĩa được, rồi chúng chỉ buộc miệng để nói lên một câu vô tội vạ: "Ba mẹ nói nhiều quá!". Chính vì những điều ấy cộng vào sự khác biệt tập quán đã gây nhiều cảnh khó khăn cho các bậc cha mẹ trong mọi gia đình của chúng ta trên xứ người.
Một câu nói trong câu chuyện kể lại đời sống, sinh hoạt ở nơi đất Mỹ mà tôi đọc đã lâu đáng cho ta nghiền ngẫm: "Đừng sợ con em chúng ta không biết tiếng Anh, mà chỉ sợ con em chúng ta quên tiếng Việt". Thực thế, đến nay tình trạng ấy là những âu lo của nhiều bậc cha mẹ đối với con cái của mình.
2- Tiếng Việt và chữ Nôm:
Thông thường sắc tộc nào cũng có ngôn ngữ thông tin riêng của họ, về chữ viết thì khi có khi không. Với những sắc tộc còn sống trong thời kỳ bộ tộc hay bộ lạc thì hiếm hoi để có chữ viết. Còn đối dân tộc ta cho đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu vết gì về chữ viết riêng vào thời kỳ cổ xưa. Tuy nhiên, điều khiến cho ta suy nghĩ và ngạc nhiên là một dân tộc có thời gian lập quốc và triều đại hơn 2500 năm (Họ Hồng Bàng từ 2879 đến 258 trước Tây lịch) lại không có chữ viết riêng sao? Vả lại, trong thời kỳ Bắc Thuộc bị Tàu cai trị hơn ngàn năm với mục đích nhằm đồng hóa dân tộc ta với người Trung Hoa, họ từng lúc tùy từng vị quan mà truyền bá văn hóa, phong tục, tập quán của người Tàu cho người Việt một cách ôn hòa hay khắc nghiệt. Song song với việc truyền bá ảnh hưởng văn hóa, họ lại gom góp thu lấy hoặc hủy bỏ, tàn phá những gì đặc trưng của dân tộc Việt. Cho nên vấn đề tìm lại các chứng tích hãy là những điều khó khăn.
Dù vậy, lịch sử vẫn ghi lại được sự kiêu hùng của dân tộc trong ngôn ngữ. Dân tộc ta không bị Tàu đồng hóa như Mãn châu, Phước kiến, Lưỡng Quảng hay các sắc tộc khác trong cộng đồng gọi là Trung quốc như hiện nay. Chữ Tàu được người Việt thu nhận với một hình thái khác về âm đọc: Đó là âm Hán Việt. Người Việt đọc chữ Tàu mà người Tàu vẫn không thể hiểu được và người Việt đã lấy tiếng Tàu làm phong phú thêm cho ngôn ngữ của chính mình. Trong tự điển tiếng Việt hiện nay gần như có thể bao gồm cả bộ tự điển của Tàu, cùng với ngôn ngữ riêng của dân tộc.
Ở vào thời xa xưa điều ấy đã manh nha với sự xuất hiện của chữ Nôm. Chữ Nôm là thứ chữ mượn chữ viết của Tàu, được biến chế, ghép lại nhằm phiên âm, diễn tả theo ngôn ngữ Việt. Với sự xuất hiện của chữ Nôm đã thành hình dòng văn học chữ Nôm bên cạnh dòng văn học chữ Hán, hợp cùng với dòng văn chương bình dân kết cấu thành nền văn học của dân tộc Việt.
Dương Quảng Hàm trong "Việt Nam Văn Học Sử Yếu" đã viết:
"Dân tộc ta trước khi nội thuộc nước Tàu, có thứ chữ để viết tiếng Nam hay không; đó là một vấn đề, hiện nay vì không có di tích và tài liệu, không thể giải quyết được. Duy có một điều chắc là đến khi các bậc học giả trong nước muốn làm thơ văn bằng tiếng Nam, vì không có chữ Việt, phải đặt ra một thứ chữ để viết tiếng ta: tức là chữ Nôm là thứ chữ đã dùng để viết các tác phẩm bằng Việt văn cho đến khi ta biết dùng chữ quốc ngữ. Vậy ta phải xét lịch sử và cách chế các chữ ấy thế nào.
Chữ Nôm là gì? Chữ Nôm là thứ chữ hoặc dùng nguyên hình chữ nho, hay lấy hai ba chữ nho góp lại, để viết tiếng Nam.
Chữ Nôm có tự bao giờ?- A) Chữ Nôm đặt ra tự bao giờ và do ai đặt ra, đó là một vấn đề chưa giải quyết được. Nhiều người thấy sử chép: Hàn Thuyên là người bắt đầu biết làm thơ phú bằng quốc âm, vội cho rằng chữ Nôm cũng đặt ra từ đời ông, nghĩa vào cuối thế kỷ XIII về đời nhà Trần. Đó là một sự sai lầm, vì sử chỉ ghi việc ông làm thơ phú bằng tiếng Nôm, chứ không hề nói ông đã đặt ra chữ Nôm, hoặc chữ Nôm đã đặt ra về đời ông. Đành rằng muốn viết văn Nôm, tất phải dùng đến chữ Nôm; nhưng biết đâu chữ ấy lại chả có tự trước đời Hàn Thuyên rồi ư? Ta chỉ có thể vin vào việc ấy mà nói rằng chữ Nôm đến cuối thế kỷ XIII đã dùng để viết văn Nôm rồi" (VNVHSY trang 113-114).
Như thế, chữ Nôm được sáng chế ra để diễn tả ngôn ngữ Việt. Cái bản sắc của dân tộc cũng hãy còn và càng ngày càng được phát triển; tuy nhiên sự phát triển ấy không được rộng rãi vì chữ Tàu đã khó mà chữ Nôm lại càng khó hơn, cho nên nền văn chương bình dân vẫn là truyền khẩu từ đời nầy cho đến đời kia.
Từ khi Hàn Thuyên đời Trần bắt đầu làm thơ chữ Nôm thì phong trào làm thơ phú bằng quốc âm càng ngày càng được phát triển. Mặc dù trong giai đoạn đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của thi văn Tàu như dùng nhiều chữ Nho; mượn đề mục, thi tứ, cảnh sắc... mà các thi nhân đã làm vào thời kỳ Lê-Mạc (thế kỷ XV và XVI). Đến thời kỳ Nam Bắc phân tranh (thế kỷ XVII-XVIII) văn thơ chữ Nôm được phát đạt "dần dần thoát ly ảnh hưởng của văn Tàu mà có tính cách tự lập" (VNVHSY-Dương Quảng Hàm). Những tác phẩm trong thời kỳ nầy như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Hoài Nam khúc... Sang đến thời kỳ Cận kim: Nhà Nguyễn (thế kỷ thứ XIX) "nhờ công trứ tác của những bậc có biệt tài: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương v.v. nên có những tác phẩm trường thiên (Hoa Tiên, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên.v.v.) và những thơ ca có giá trị xuất hiện khiến cho Việt văn có cơ sở vững vàng, nhờ đó mà nền Quốc văn hiện thời mới thành lập được" (VNVHSY-Dương Quảng Hàm, trang 205)..
Đó là nền Văn chương Bác học dòng Văn thơ chữ Nôm do những người có học thức sáng tác bằng chữ Nôm, bên cạnh dòng văn chương chữ Hán. Còn trong dân chúng những thơ ca, truyện cổ tích hay Văn chương bình dân vẫn lưu truyền bằng miệng (truyền khẩu).
Như vậy, mặc dù trong hơn nghìn năm bị Tàu đô hộ với chính sách nhằm đồng hóa dân tộc ta với dân tộc Tàu; nhưng dân tộc ta vẫn cố gắng ngoi lên dành được độc lập tự chủ trên bình diện chính trị và luôn cả về văn hóa nữa: Cụ thể là chữ Nôm và dòng văn học chữ Nôm.
3- Sự khai sinh, và phát triển chữ Quốc Ngữ:
Trong quyển "Việt Nam Văn Học Sử Yếu", Dương Quảng Hàm đã viết:
"Việc sáng tác chữ Quốc Ngữ- A) Chữ Quốc Ngữ là gì?- Chữ Quốc ngữ là một thứ chữ dùng tự mẫu (chữ cái) La Mã để phiên âm tiếng Annam. Quốc ngữ nghĩa đen là tiếng nói của nước: Vậy cái từ ngữ ấy dùng để gọi thứ chữ mới đặt ra ở đây, kể thì không đúng, vì đó là một thứ chữ chứ không phải là một thứ tiếng; nhưng từ ngữ ấy đã dùng quen rồi, không thể đổi được nữa.
B) Ai đặt ra chữ Quốc Ngữ?- Các Giáo sĩ người Âu, khi đến nước ta truyền giáo về thế kỷ thứ XVII, thấy ở xứ ta chỉ có chữ Nôm là thứ chữ dùng để viết tiếng Nam nhưng chưa có chuẩn đích và học lại mất nhiều công phu, nên mới mượn các tự mẫu La Mã đặt ra chữ quốc ngữ để tiện việc dịch sách, soạn sách cho con chiên xem.
Việc sáng tác chữ quốc ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả các giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây. Nhưng người có công nhất trong việc ấy là Cố Alexandre de Rhodes vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ quốc ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển, khiến cho người sau có tài liệu mà học mà kê cứu (Xem bài đọc thêm số 2). Vậy ta phải xét về cuốn tự điển của ông đã soạn ra" (trang 191).
"Cuốn tự điển của Cố Alexandre de Rhodes không những là một bằng chứng để ta khảo cứu âm vận tiếng ta và hình thể chữ quốc ngữ về tiền bán thế kỷ thứ XVII, mà lại là một cuốn sách gốc để các nhà ngữ học về sau kê cứu mà làm các tự điển khác về tiếng ta.
Kết luận.- Các giáo sĩ người Âu đặt ra chữ quốc ngữ, chủ ý là có được một thứ chữ viết tiếng ta cho tiện và dùng trong việc truyền giáo cho dễ. Không ngờ rằng, vì tình thế lịch sử xui nên, thứ chữ ấy nay thành thứ văn tự phổ thông của cả dân tộc Việt Nam ta. Đành rằng cũng như các công trình do người ta sáng tác ra, thứ chữ ấy cũng còn có một vài khuyết điểm, nhưng ta nên nhận rằng ở trên hoàn cầu này, không có thứ chữ nào tiện lợi và dễ học dễ biết bằng thứ chữ ấy". (VNVHSY, Dương Quảng Hàm, trang 198).
Như vậy, vấn đề "Ai đặt ra chữ Quốc ngữ?" ta cũng không thể biết đích xác là ai? Có thể là những giáo sĩ mà cũng có thể là những nhà thương buôn phương Tây. Khi họ đến nước ta, tiếp xúc với người của ta và để tiện việc làm ăn họ cần học ngôn ngữ Việt; đồng thời họ cũng dạy một số người Việt về ngôn ngữ của họ. Thế cho nên họ dùng mẫu tự La Tinh để phiên âm cho việc học ngôn ngữ ta, và sử dụng đến các dấu hiệu cho các giọng trầm bổng. Các dấu hiệu ấy đã trở thành dấu giọng như ngày nay.
Trong số những người phương Tây ấy có giáo sĩ Alexandre de Rhodes ông được cử sang Giáo đoàn Đàng trong ở nước ta, cuối năm 1624. Trong sáu tháng, ông học và nói tiếng Việt rất sõi. Ba năm sau (1627) Ông được cử ra Đàng ngoài để lập Giáo đoàn mới. Ông chỉ ở nước ta hơn bảy năm, nhưng ông đã nghiên cứu phong tục, tính tình, lịch sử của người Nam rất am tường và Ông đã viết nhiều sách có giá trị, trong đó có tự điển tiếng Việt dịch ra tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La Tinh cùng sách giảng đạo "Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn (muốn) chịu phép rửa toi (rửa tội) ma beào (vào) đạo thánh đức Chúa blời (trời)".
Dương Quảng Hàm cũng viết:
"Cứ theo bộ tự điển của cố Alexandre de Rhodes soạn và in năm 1651 thì chữ quốc ngữ về hạ bán thế kỷ thứ XVII còn có nhiều cách phiên âm khác bây giờ và chưa được hoàn toàn tiện lợi. theo cố Cadière trong một bài thông cáo đọc ở Hội đồng khảo cổ Đông Pháp ở Paris (Commission archéologique de L'Indochine) năm 1912 thì các hình thức hiện thời của chữ quốc ngữ là chính là do Đức cha Bá Đa Lộc đã sửa đổi lại mà thành nhất định. Đức cha có soạn cuốn Tự điển An nam La tinh, tuy chưa xong hẳn, nhưng cố Taberd đã kế tiếp công cuộc ấy mà soạn ra cuốn Nam việt Dương hiệp tự vựng (Dictionarium-annamitico-latinum), in năm 1838. Trong cuốn này, cách viết chữ quốc ngữ giống hệt như bây giờ; mỗi tiếng Nam đều có chua kèm chữ nôm: cuốn ấy sẽ là một cuốn sách làm gốc cho các tự điển tiếng Nam sau này.
Sự bành trướng của chữ quốc ngữ và sự phát đạt của nghề in.- Tự thế kỷ XVII, sau khi đặt ra chữ quốc ngữ, các giáo sĩ dịch các Kinh Thánh và soạn các sách truyền giáo cho tín đồ xem, mà số tín đồ cũng mỗi ngày một đông, nhờ thế mà số người biết đọc biết viết chữ quốc ngữ càng ngày càng nhiều lên.
Số sách viết bằng chữ quốc ngữ càng nhiều thì nghề in hoạt bản dùng thứ chữ ấy theo đấy mà mở mang ra. Về hạ bán thế kỷ thứ XVII, cố Alexandre de Rhodes phải đem cuốn tự điển của ông về La Mã mới in được. Đến đời cố Taberd thì ở thành Serampur (thuộc tỉnh Bengale bên Ấn độ) đã có một nhà in đúc đủ cả chữ quốc ngữ và chữ nôm, nên năm 1838, cuốn tự điển của ông in ngay ở đấy, không phải đem về Âu châu nữa. Kế đấy, ngay cạnh nước Nam ở thành Vọng các (Bangkok) là kinh đô nước Xiêm, lại có một nhà in của Nhà Chung lập nên in được sách quốc ngữ. Nhà in này xuất bản rất nhiều sách quốc ngữ về đạo như Tân ước, Cựu ước, v.v." (VNVHSY, trang 337-338).
Thế là từ vấn đề dùng mẫu tự cùng các dấu hiệu của La Tinh để phiên âm, ghi chú học tiếng Việt, hoặc dùng phương tiện đó để giáo dục tín đồ của các giáo sĩ dần dần được củng cố và trở thành phổ biến trong dân gian: "Tiếng Việt hiện nay đã thành hình".
Với phương tiện diễn tả ngôn ngữ tiện lợi đó, sự học tiếng Việt không còn khó khăn. Nhiều người học giỏi xuất hiện, họ nghiên cứu các nền văn học của Tây phương, Trung hoa rồi dịch sách, truyện của các nước nầy bằng tiếng quốc ngữ để phổ biến trong dân chúng. Nhất là sự xuất hiện của các sách giáo khoa và báo chí, chữ quốc ngữ lại càng được phổ biến rộng rải hơn nữa. Những học giả như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, các nhà thơ, nhà văn, viết kịch, làm báo, nhóm Tự Lực Văn Đàn đã đóng góp không nhỏ vào sự phổ biến, phát triển thứ chữ nầy. Nhưng vai trò quan trọng nhất vẫn là các sách giáo khoa trong nhà trường, các thầy cô và những người làm nhiệm vụ giáo dục; trong đó có sự đóng góp của "Phong trào học chữ Quốc Ngữ", và Bộ sách "Quốc Văn Giáo Khoa Thư" của các tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận.
4- Vấn đề học Tiếng Việt:
a)- Tiếng Việt: Tiếng Việt là một ngôn ngữ tương đối dễ học vì nó có những nguyên tắc nhất định, cứ theo những nguyên tắc đó người học sẽ đạt được những mức độ căn bản có thể đọc được, hiểu được phần lớn tiếng Việt nhanh chóng. Tuy nhiên để thành thạo, hiểu khá chính xác thì có thể đòi hỏi thời gian lâu dài, vì rằng trong ngôn ngữ tiếng Việt còn sử dụng đến tiếng Hán Việt khá nhiều, chính điều nầy khiến người học tiếng Việt phải hiểu thêm tiếng Hán mới có thể hiểu và sử dụng chính xác các từ ngữ ấy trong câu nói hoặc là câu văn.
Con em chúng ta hiện nay gặp phải vấn đề nầy đối với chúng ta. Trong câu nói của chúng ta có một số từ ngữ mà chúng ta sử dụng khiến chúng không thể hiểu, hoặc là hiểu loáng thoáng thì chúng đã không thể hiểu ý của chúng ta, thế cho nên chúng trở nên ngập ngừng vâng dạ, hay là tìm cách tránh né bỏ đi. Vì vậy tiếng Anh đối với chúng lại trở nên dễ hơn tiếng Việt.
Trong tiếng Việt có tất cả là 12 nguyên âm: "i, u, ư - o, ô, ơ - a, ă, â - e, ê, y"; 17 phụ âm đơn: "b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x"; và 11 phụ âm kép gồm hai hay ba phụ âm đơn hợp lại mà thành như: "ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr" hay một phụ âm hợp với một nguyên âm như "gi, qu". Như vậy tính chung tiếng Việt có tất cả là 12 nguyên âm và 28 phụ âm cùng với các dấu giọng: "không dấu, sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã".
b)- Kết cấu: Trong tiếng Việt cũng không đến đỗi phức tạp làm trở ngại cho việc học chữ Việt. Phần chính là "Vần", Vần là gì? Vần là sự kết hợp giữa các nguyên âm với phụ âm như "u + n = un"; cũng tương tự ta có "on, ông, ơp, ut, ic, iêc, uyên, iêng..." hay chúng được kết hợp từ hai nguyên âm như: "ui, ưu, ơi, ua...". Những vần chỉ có một âm ta gọi là "vần đơn" như "ui, ưa, oi..", còn những vần như "u-yên (uyên)" hay "i-êc (iêc), ư-ơi (ươi)..." thì gọi là vần kép.
Từ "vần" người ta chỉ cần thêm phụ âm vào ở đầu ta có được "Chữ". Chẳng hạn như:
Với vần "ôi" ta thêm các phụ âm vào ta sẽ có: b-ôi (bôi); c-ôi (côi); d-ôi (dôi); đ-ôi (đôi); hôi; môi; nôi; tôi; xôi...Hoặc với vần "uyên" ta có: d-uyên, kh-uyên, ng-uyên, t-uyên...Rồi thêm nữa, nếu ta thêm dấu giọng vào mỗi chữ ta sẽ có nhiều chữ, đọc lên ta được nhiều tiếng khác nhau, chẳng hạn như: "tôi"; "tôi" được coi là không dấu, thêm dấu sắc ta có "tối", thêm dấu huyền là "tồi", dấu nặng là "tội", dấu hỏi là "tổi", dấu ngã là "tỗi". Tuy nhiên có nhiều chữ ta thêm dấu vẫn có thể đọc được, nhưng vì không có nghĩa gì cả (vô nghĩa) nên không có xài đến. Cũng có nhiều vần chỉ có thể thêm một vài dấu giọng được mà thôi như "ic" không thể thêm dấu hỏi hay ngã.
c)- Ráp và Đánh vần: Ráp vần là đem phụ âm đặt trước các vần để tạo thành chữ, còn đánh vần là phương pháp đọc chữ theo cách ráp vần đó. Đó là cách căn bản khi bắt đầu học tiếng Việt. Trước tiên, người học cần học đến một số nguyên âm, phụ âm rồi đến học vần và học chữ; sau đó tăng tiến từ từ đến khi học hết các nguyên âm và phụ âm hay nói chung là các mẫu tự. Song song với điều nầy là "ráp các nguyên âm với phụ âm hay với nguyên âm để thành lập vần, từ vần thêm phụ âm vào phía trước để tạo thành chữ; từ chữ thêm dấu giọng thành những chữ hay tiếng khác".
Đánh vần là điều thích thú cho trẻ con, nhất là đọc chung trong lớp: Vừa có tính cách tập thể, vừa vui miệng, lại vừa học tập nữa; đồng thời cũng tạo một thói quen cần thiết, căn bản trong giai đoạn khởi đầu của việc học tiếng Việt.
Đánh vần không có nghĩa là chỉ đọc "vần" mà là đọc một chữ, trong cách đọc đó phân tích chữ thành những âm cấu tạo nên chữ đó, khiến cho trẻ nhắc đi nhắc lại thường xuyên các điều mình đã học, như "đ-i đi, ch-ơ chơ-nặng chợ, đi chợ" chẳng hạn.
Đánh vần có đánh vần xuôi và đánh vần ngược, đánh vần xuôi là đọc chữ từ phía trước tới sau như trường hợp "đi chợ" ở trên, còn đánh vần ngược thì đọc phía sau (vần) trước rồi mới đến phụ âm như "nguyên" sẽ đọc là "u-y-ê-n uyên, ngờ + uyên "nguyên".
Có khi trong một câu người ta phối hợp cả hai cách đánh vần xuôi và ngược cho học sinh như trong câu: "Tôi đi đến trường" sẽ đọc là: "ô-i (ôi) t-(ôi) tôi; đ-i đi; ê-n (ên) đ-(ên) đên-sắc đến, ư-ơ-ng (ương) tr-ương trương-huyền trường - tôi đi đến trường".
Thường khi các em học sinh nhỏ đã đánh vần xuôi và ngược thông thạo rồi thì thầy cô giáo cho các em đọc chữ thẳng từ bài viết, chỉ trừ khi nào các em "khựng" lại thì phải đánh vần "thầm" trong "bụng" (tức là trong trí nhớ) hoặc cần thiết nữa thì đánh vần ra tiếng để thầy cô giáo kiểm soát lại chữ ấy, nhắc nhỡ cho em.
Đó là những nguyên tắc "bước đầu vỡ lòng tiếng Việt" cho các em.
d)- Những sự khác biệt: Cho đến nay vì nước ta chưa có được "Hàn Lâm Viện" do đó sự thống nhất trong cách sử dụng ngôn ngữ, cách viết, chính tả, cách đánh vần... hãy còn có nhiều khác biệt mặc dù không là lớn lắm; nhưng cũng khiến cho nhiều người đặt vấn đề "như thế nào cho nó đúng?" chẳng hạn như "châu Mỹ" hay "châu Mĩ"; "kách" hay "cách"; "nguiễn" hay "nguyễn". Tiện lợi, cải cách, lập dị, không cần thiết đến sự cân đối, thẩm mỹ của chữ viết, hoặc chỉ cần ghi đúng theo phát âm ... Điều ấy chưa có thể xác định được. Trong thời gian chờ đợi những "Viện sĩ Viện Hàn Lâm" quyết định thì thiết nghĩ cứ theo "thói quen" từ trước mà tiếp tục vậy.
Còn trong trường học thì việc đánh vần trước kia cũng có vài khác biệt: Có người bỏ dấu trước trong phần vần rồi mới ráp chữ như trong chữ "tối" thì đánh vần là "ô-i ôi sắc ối, t-ối tối tối" chữ tối sẽ được lập lại như một cái "nhún nhẩy" nghe hơi là lạ; còn có người đánh vần theo cách bỏ dấu sau khi ráp vần "ô-i ôi, t-ôi tôi sắc tối" nghe nó đơn giản và gọn gàng hơn.
Và trong các vần kép như vần "uyên" gồm có nguyên âm "u" và "yên" có người đọc "u-yên uyên", cách đọc nầy khiến có nhiều trở ngại khi đọc các vần khác như "oong, iêng" chẳng hạn. Vì thế, có người đọc cách gọn hơn mà lại tránh được khó khăn đó giống như phần trên tôi đã trình bày là "u-y-ê-n uyên" và "o-o-ng oong" hay "i-ê-ng iêng".....
Còn trong phần các mẫu tự cách đọc đôi lúc cũng khác nhau: b ("bơ" hay "bờ"), c ("cơ" hay "cờ"), d ("dơ" hay "dờ").....TV ("tơ vơ" hay "tờ vờ"; "tê vê" hay "ti vi")
Trong thời gian chiến tranh vài học giả viết đôi lần trong các bài có đề cập: Đến lúc hòa bình chính phủ có đủ điều kiện tập hợp người tài giỏi để thành lập Hàn Lâm Viện hầu quyết định, giải quyết nhiều vấn đề căn bản. Nhưng sau chiến tranh cả gần 30 năm, chẳng thấy gì cả, khiến cho ta suy gẫm đến câu danh ngôn: "Làm thầy thuốc sai lầm chỉ chết có một người. Làm chính trị sai lầm hại cho cả một nước. Làm giáo dục sai lầm hại cả muôn đời".
*Và sau đây là một số bài thơ cho bé:
1-Nhõng Nhẽo.
Năm xưa con còn nhỏ
Con thường hay nhõng nhẽo,
Ông Ngoại con làm thơ
Tặng cho con một bài.
"Mặt con thì nhăn nhăn,
Miệng con thì toang hoác,
Tiếng lại la oe oe
Dỗ hoài mà không nín!"
Năm nay con lớn rồi,
Con không thèm nhõng nhẽo
Ông Ngoại hết làm thơ,
Không còn trêu con nữa.
2- Đi Thưa,
Sáng nay con đi học,
Con nhớ lời cô giáo
"Đi thì nhớ phải thưa,
Về thì nhớ phải trình"
Con lại thưa Ông Ngoại
"Thưa Ngoại con đi học!
Thưa Bà con đi học!
Ba, Mẹ con đi học!"
Cả nhà đều ngạc nhiên,
Nay con ngoan quá!
Chỉ mới ngày hôm qua
Hôm nay con đã khác!
"Thế mới là xứng đáng
Đứa học trò đi học
Biết điều phải, lẽ hay
Biết thực hành điều học".
3- Về Trình.
Đi học về tới nhà,
Con vào trình ông Ngoại:
"Thưa Ngoại con học về".
Ông, Bà vỗ đầu con
"Ngoan, ngoan, con ngoan lắm!"
Con lại trình Ba, Mẹ
Ba và Mẹ đều vui:
"Thế mới là học trò
Đứa học trò thật ngoan!
Vừa ngoan, vừa chăm học
Mai sau làm việc lớn
Để giúp ích cho đời!"
4- Lễ Phép Chào Hỏi.
Con khoanh tay tròn tròn,
Nghiêng đầu và cúi chào
Gọi là con kính trọng.
Con kính trọng Ông, Bà,
Con kính trọng Mẹ, Cha
Con kính trọng Cô, Thầy
Và những người lớn tuổi.
Thế là con lễ phép!
Mọi người đều vui vẻ
Con cũng được hân hoan,
Chỉ bằng cử chỉ nhỏ.
Thực hành đâu có khó
Con nhất định sẽ làm!
5- Phụ Giúp Cha Mẹ.
Năm nay con có lớn
Dù chưa được lớn nhiều,
Nhưng mà con làm được
Ít việc phụ mẹ cha.
Con giúp mẹ lặt rau,
Lấy cái thau, ly nước
Đem rác bỏ vô thùng
Giúp cha làm việc nhỏ.
Con tập làm cho quen,
Mai kia khi con lớn
Con phải làm một mình
Con trở thành người lớn.
6- Nghe Lời Cha Mẹ Dạy.
Ông Ngoại con bảo rằng:
"Con thì còn bé nhỏ,
Con chưa biết việc gì,
Đầu óc còn non dại.
Vì thế, con cần phải
Vâng lời theo Mẹ, Cha!
Cha mẹ dạy điều hay
Dạy những điều thật đúng,
Để dần con lớn lên
Con sẽ được nên người
Và trở thành người tốt.
Cha mẹ thương con nhiều
Yêu con bằng tất cả
Không dạy con điều xấu
Nên tin tưởng, vâng lời".
7- Gọi "Dạ", Bảo "Vâng"!
Hôm rồi, cô giáo dạy
Gọi "Dạ", bảo thì "Vâng".
Nhưng mà con chưa biết
Con về thưa Ông Ngoại.
Ông Ngoại dặn con rằng:
"Mai kia con không hiểu,
Con hỏi ngay Cô giáo
Cô giáo giảng con nghe
Thế mới là:
"Học với Hỏi"
Rồi Ông Ngoại hỏi con:
"Ba, Mẹ khi gọi con
Con trả lời thế nào?
Con thưa: "Con nói Dạ!"
Ông Ngoại lại mỉm cười:
"Ừ! Là như thế đó!"
"Khi Ba bảo con làm
Hay Mẹ nói con nghe
Con vâng lời đồng ý
Con trả lời "Vâng ạ!"
Nhưng thông thường người Nam
Cũng vẫn dùng tiếng "Dạ"!
Bây giờ con hiểu chưa?
Hôn Ông Ngoại một cái
Hai Ông cháu cười vui
"Ngoại à! con đã biết!".
8-Kính Chào!
Khách đến nhà chơi
Con liền khoanh tay hỏi:
"Con kính chào Ông,
Con kính chào Bà"
Nếu Ông Già, Bà Lão.
Con sẽ thưa:
"Thưa Bác mới đến"
Hoặc: "Thưa Chú, thưa Cô
Thưa Cậu, thưa Dì đến chơi"
Con sẽ chào hỏi
Để thành người lễ phép!
Con không đứng nhìn
Như mấy đứa bạn của con.
Con còn nhỏ,
Nên con chưa rót nước
Để mời Ông hay mời Chú
Như anh chị của con.
Nhưng mai mốt khi con lớn
Con sẽ làm, vì là lịch sự
Ông Ngoại con bảo
"Lịch sự chẳng mất tiền mua,
Nhưng lịch sự
Làm cho con thêm giá trị,
Cái quý nhất là giá trị con người!"
Nghe lời Ông Ngoại,
Con sẽ ráng...,
Ráng "Làm người lịch sự"!
9- Yêu Mến Mẹ Cha.
Một hôm con học về,
Con thấy mẹ ngồi võng
Sau khi thưa mẹ xong
Con ngồi vào lòng mẹ:
"Mẹ! Mẹ à!
Mẹ thương con nhiều không?
Con thương mẹ nhiều lắm!
Con cũng thương ba nữa.
Con thương để trên đầu.
Nhưng cô giáo bảo con,
Thương để dành trong tim
Mỗi khi nào xa vắng,
Mở lòng ra mà nhớ!"
"Ừ"! Mẹ cười và bảo:
"Thương cứ để đáy lòng
Ngày nào con có nhớ
Cứ lấy ra mà xem"!
10- Công Ơn Cha Mẹ.
Trong trường cô giáo dạy
Con đã được sinh ra
Nhờ có cha có mẹ,
Và mỗi năm mỗi lớn
Cũng lại mẹ với cha!
Công cha nuôi, mẹ đẻ
Chăm sóc con từng ngày;
Những ngày con bị bệnh
Cha mẹ cũng cùng lo.
Con vui cha mẹ mừng
Con buồn cha mẹ buồn!
Cô giáo con cũng nói
Con ráng học, chăm ngoan
Là đền ơn cha mẹ.
Con có học ca dao
Cô giáo con đọc lớn,
Con đọc theo cô giáo:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
11- Nhường Nhịn Lẫn Nhau.
Ngoại con đã bảo rằng:
"Anh, chị, em cùng mẹ
Cùng máu mủ, cùng cha
Nên thương nhau thân thiết!
Chị nói, em nên nghe
Thương em, đừng ăn hiếp
Cùng giúp đỡ lẫn nhau,
Mới thực là quý mến.
Người ta nói:
"Giọt máu đào hơn ao nước lã",
Là anh em đâu phải người xa,
Nhường nhau, nhẫn nhịn gọi là
Yên vui, êm ấm cả nhà hân hoan!
12-Thương Yêu Ông Bà.
Hôm qua vào lớp học,
Cô giáo hỏi các con:
"Em nào có Ông Bà,
Giơ tay lên cô biết?".
Các con đều đưa tay:
"Con quý mến Ông Bà".
Cô con liền nói tiếp:
"Ông Bà sinh cha mẹ,
Cha mẹ mới sinh ta
Nên thương yêu Ông Bà,
Và thương nhiều lắm lắm!
Để Ông Bà vui vui!".
Tôi cố gắng làm khoảng non 40 bài thơ dành cho bé để giúp cha mẹ tóm tắt những điều căn bản của Đức Dục, đồng thời với những bài đề cập đến lớp trường, thầy cô bạn bè thân yêu gọi là thêm mắm thêm muối cho vị ngọt của tuổi thơ càng đậm đà hơn. Và cũng là phụ lực với chương trình ở nơi xứ lạ quê người không có môn Đức Dục. Tôi đưa ra những bài ấy để tùy ý thích của mọi người. Nhưng chung quy cũng muốn con em chúng ta được hướng dẫn theo những cái hay của nền văn hóa, phong tục của Việt Nam!
Nguyên Thảo,
22/12/2009.
Subscribe to:
Posts (Atom)