Saturday, July 3, 2010

H.T Chữ Nghỉa 19- Người Bạn Phương Xa!

Một khi tâm địa con người muốn phá hôi, thì không thể nào yên ổn được. Cộng đồng dân chúng Việt ở Nam Úc đã và đang bị ở trong tình trạng như thế. Không biết đó là âm mưu của một tổ chức hay là của một cá nhân nào. Mất người nầy đã có người khác thay thế. Khi “mũi nhọn xung kích” vì lý do dứt khoát của “gia đình không muốn ông viết nữa” nên đành “ngưng”, tình hình được lắng dịu hơn. Nhưng không bao lâu lại xuất hiện một nhân vật mới, nhân vật nầy rất hung hãn, coi “khí” phải oai phong lắm lắm! Ông nầy không phải là người địa phương, tức là ông ta chẳng biết “ất giáp” gì chuyện ở địa phương nầy cả. Thế mà ông dám viết “xía” vào công chuyện ở Nam Úc làm cho rối rắm hơn. Ông ta là ai? Người của tổ chức nào? Ông xía vào để làm gì? Ông theo mệnh lệnh của ai? Ông thuộc hạng tay sai hay lãnh đạo?

Tôi muốn nói đến Trương Minh Hòa người phương xa vạn dặm, từ mãi tận bên Tây Úc đã “xía mỏ” vào. Trương Minh Hòa, tôi không biết ông là người thế nào, có “mad dây” không; nhưng ông xía vào với tư cách “oai phong, hùng hỗ”. Ông ta có một tập truyện dài “Tư Ếch di dân” được đăng trên tờ Dân Việt của liên bang và được tờ báo cũ tại địa phương xin đăng. Đây cũng là một nhà thơ có tài làm thơ đọc xuôi rồi đọc ngược (thuận nghịch độc). Ông ta tự cho biết là “sĩ quan trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt” có viết cho báo tiếng Anh, và trước kia điều hành tờ báo gì đó ở bên Tây Úc. Tôi đọc những phần thành tích và sự nghiệp của ông ta mà tôi “nhợn mình”. Tôi và Nguyễn Nhi đang gặp thứ dữ!

Nguyễn Nhi phát pháo phản công, còn tôi thì chưa. Hãy để coi “con khỉ” hay con rối nầy giở trò gì đây, và ý ông ta muốn gì? Tôi đã khinh bỉ “con khỉ” nầy rồi, hắn càng lớn lối, khoe khoang, tôi càng thấy tội nghiệp cho hắn. Một tay trí thức như thế đó, tại sao lại hồ đồ, không biết vị trí của mình ở đâu? Và lại “xía vào” chuyện bên nây như là một “tay sai” không hơn không kém, hay là hắn “chửi mướn” để được chủ báo cũ trả vài chục bạc mỗi bài. Nếu là tôi, tôi dứt khoát không làm! Thế mà hắn ta lại làm và làm trong một khoảng thời gian rất lâu dài. Như vậy, hắn không là một nhà văn hay thơ độc lập, mà hắn phải là “tay sai của một cái gì đó”, cái ấy “sai” hắn làm! Cho nên chuyện “rối rắm” ở đất Nam Úc không là chuyện đơn thuần bằng tranh giành cá nhân, phe nhóm mà là thuộc ở một bậc cao hơn. Để phản ứng lại tình trạng nầy, tôi và Nguyễn Nhi phải dùng đến khả năng sáng tác (dù không hay của mình) để chống chọi lại tình huống mới. Như vậy, chúng tôi, tôi và Nguyễn Nhi, tự dưng phải nỗ lực sáng tác để đáp ứng nhu cầu; cho nên “các bạn đồng môn” đã khám phá ra là tôi có sức sáng tác rất mạnh. Đó chỉ là bị thúc bách và phản ứng tự nhiên mà thôi mà tôi cũng không thể ngờ là mình sáng tác mạnh thiệt!

Sau một thời gian theo dõi, tôi nhất định “xuất chiêu”. Đây là cái dịp để tôi “trình bày” với tất cả những tổ chức, hội đoàn, đoàn thể hiện diện tại đất Nam Úc trong vấn đề nầy, Và tôi phải cho “Trương Minh Hòa” biết rằng “Tôi cũng là một người của đất Nam Úc” mặc dù tôi là một người nông dân thuộc thành phần “dân ngu, cu đen”.

Thế rồi tôi muốn “đánh dập” bằng một trận mưa pháo văn và thơ, phối hợp với những bài của Nguyễn Nhi luôn suốt mấy kỳ báo liền. Chúng như sau:


*Những Bài Thơ:
Tặng Bạn Phương Xa. (1)
(Riêng Tặng Ông Anh: Trương Minh Hòa ở Tây Úc)

Lời Thưa Đầu cùng Các Hội Đồng, Tổ Chức, Quý Độc Giả và Đồng Hương:

Khoảng hơn hai năm nay trong Cộng Đồng Nam Úc của chúng ta có rất nhiều chuyện xảy ra, kết quả đưa đến là sự phân hóa trầm trọng đã len lỏi vào nhiều nơi, nhiều tổ chức và làm cho Cộng Đồng thiếu sự yên ổn. Đó là một điều rất đáng buồn! Nhưng gần đây nhất, khoảng năm tháng nay, có một nhân vật gọi là "Trí thức", là "Quan lớn" xuất thân từ trường "Chiến tranh Chính trị" thuộc Học Viện Quân sự Đà Lạt trước kia, am tường về nhiều lãnh vực: Khoa học, Chính trị, Triết Học, Quân sự... Lào thông Kim, Cỗ- Đông, Tây đã can thiệp vào nội tình của Cộng Đồng. Nhưng rất tiếc, không phải là để hòa giải "dùm" mà là "chửi ké", khiến cho Cộng Đồng càng thêm bất ổn!

Đồ Ngông tôi nghĩ rằng Cộng Đồng chúng ta còn có Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng; Hội Đồng Các Nhà Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo; Các Tổ Chức Chính Trị như Mặt Trận và Chính Phủ, nhất là Tổ Chức Mặt Trận vừa có cấp Lãnh Đạo tài giỏi của Thành Bộ và Khu Bộ tại đất Nam Úc nầy; cùng Hội Chuyên Gia là Hội của những người "Trí Thức"; Hội Sinh Viên Học Sinh; Nhóm Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật và nhiều Hội Đoàn, Đoàn Thể khác "thừa sức" làm một công cuộc hòa giải để đem lại "bình an cho người dưới thế". Thế nhưng, chuyện ấy đã không đến mà lại có thêm một người ở phương xa ngàn dặm "xía vào", và Các Tổ chức Cộng Đồng của chúng ta cũng đành "thúc thủ" bó tay. Đồ Ngông tôi thật là buồn! Buồn tình mà "viết đại" mấy vần thơ không đúng vần điệu, lời lóm ngô nghê của một người "dân ngu, cu đen", "chân lấm, tay bùn" để "Kính Gởi Nhà Trí Thức Tài Ba" từng viết cho các báo Liên bang và Anh ngữ. Đồ Ngông tôi không tự liệu sức mình, nhưng "nghĩ đi nghĩ lại" mình lỡ là thứ "đồ ngông" rồi thì đành "ngông" luôn vậy!

Đôi lời kính tạ lỗi đến các Tổ Chức, Hội Đoàn nhất là Hội Đồng Các Tôn Giáo và Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng về việc làm "ngông ngông, khùng khùng" của "đồ ngông" tôi.
Kính xin Quý Vị vui lòng tha thứ!
Xin cảm tạ vô cùng!

Trân trọng kính chào,
Đồ Ngông.


1- Chõ mỏ.


Ông ở từ đâu chõ mỏ vào,
Hay ông phường lủ thuộc rêu rao?
Sơn đông mãi võ làm tôi tớ,
Hát thuật cò mồi phận nối dao.
Gia đạo, ông còn chưa sửa được,
Tu thân, mi chẳng biết ra sao?
Thế mà ông lại hay khua mỏ
Không biết từ đâu chõ mỏ vào?



2- "Thức" Hay "Ngủ" !


Tớ đã nghe ông người có "Trí"
Bằng nầy, chức nọ quả là cao
Sao ông không xứng theo danh phận?
Nẻo xấu, lăm le lại bước vào!


Không biết tĩnh hay còn mớ ngủ?
Ông mê mê trận chiến tung hoành,
Ông nào biết lủ dân chê chán
Lại chẳng đem tài giúp lẫn nhau!


Mong ông nghĩ lại xem sao đã
Công khó học hành của những năm
Mài nát đũng quần, nhầu sách vở
Mà đem vứt bỏ, lại cam đành..!



3- Buồn Cho Ông!


Tớ đọc bài ông tớ thấy buồn
Chiều nay ngồi ngắm đám mưa tuôn,
Bên trời Tây ấy, người ôm hận
Ở cõi Nam nầy, kẻ thấy thương!
Không biết mũi tên xuyên trúng đích
Hay là viên đạn đúng vào tim
Ông luôn lải nhải điều thù hận
Tớ biết rằng: Ông "thấm" thật rồi!



4- Tớ Nghĩ...


Tớ nghĩ rằng: Ông bỏ hết đi...!
Đem tài, đem trí giúp cho đời
Viết điều nhân thế cần lưu ý
Kể chuyện con người phải chú tâm.
Mở rộng tấm lòng ra đại chúng
Vươn cao trí tuệ tới nhân quần.
Đừng đem trói rọ "Tâm" mình nữa
Cống hiến cuộc đời những nỗi vui!


Đồ Ngông.



*Những Bài Thơ:
Tặng Bạn Phương Xa. (2)

(Riêng Tặng Ông Anh: Trương Minh Hòa ở Tây Úc)


1-Tưởng Rằng...!
tặng: Trí thức "dỏm"


Tưởng rằng trong cuộc đời nầy
Đã là trí thức ra tài giúp dân
Tưởng rằng thiên hạ qua phân
Làm thân trí thức trổ tài kinh bang
Tưởng rằng dân chúng hoang mang
Có người trí thức ra an dân lành.
Ai ngờ trí thức khôn lanh
Ra tay giành giựt, làm banh xóm làng.
Ai ngờ học giỏi khôn ngoan,
Bày mưu, vạch kế, móc moi thật tồi.
Ai ngờ trí thức lại hôi,
Còn hơn cái đám suốt đời đi hoang!



2-Bôi Mặt.


Có một thuở, ta là bạn hữu!
Dù không thân, chắc cũng không xa,
Gặp nhau vui vẻ, lòng khoan khoái
Chuyện kể vui cười, "tếu" hả hê!


"Tự phương nao" ấy (!), ta bôi mặt
Giương cựa cùng nhau đá "thả giàn"
Rướm máu, rụng lông chơi "chết bỏ"
Từng ngày, sang tháng lại qua năm!


"Vì ai?", ta là người "bôi mặt"!
Sừng sỏ, nghênh ngang, chẳng kể gì
Cứ đá! Rồi ra cùng bạn hữu,
Tàn rồi! Rách nát chẳng ra chi!



3-20 chữ tặng bạn.


Tôi có mấy ông bạn,
Ông nào cũng chẳng vừa
"Vì người!" mà đấm đá,
Tới giờ chẳng chịu thôi!


Đồ Ngông.




*Những Bài Thơ:
Tặng Bạn Phương Xa. (3)

(Riêng Tặng Ông Anh: Trương Minh Hòa ở Tây Úc)


1-Đùa với Quan Ngài.


Quan Ngài thân trí thức,
Đồ tôi lủ dân đen
Quan Ngài cao chót vót
Đồ tôi mắt đầy ghèn!


Hôm qua Ngài "địt" (đánh rắm) thúi
Đồ tôi chẳng dám than,
Không lẽ khen thơm quá!
Sợ Ngài bảo: "Chơi khăm!"


Đọc thơ văn Ngài chửi
Đồ tôi bỗng giật mình
Lúc nhỏ ai đi học
Cũng phải vậy thế sao?


Học không phải giúp đời
Học không để nên thân
Học mai sau mà chửi
Chửi có văn, có vần...!


Học để làm người giỏi
Được vinh thân phì da
Ai giành, thì mình chửi
Cho họ tỡn tới già!


Học để gây thế lực,
Giữ vững ngôi vị mình
"Bành ra" thêm uy thế
Cho người sợ khiếp kinh!


Đồ tôi thân ngu dốt
Như vịt tắm trong mưa,
Sấm vang cùng biển động
Sá chi thân điếc mù.


Quan Ngài thân trí thức
Đồ tôi lủ dân đen
Quan Ngài thơm như "cức",
Đồ tôi thúi như "phân".


Quan Ngài thơm như "cức",
Đồ tôi thúi như "phân"
Đôi ta chẳng cùng vần
Nhưng đều là một thứ!...




2-Tỉnh Giấc Đi Anh.


Tỉnh giấc đi anh, mộng đã rồi
Đời vào xế bóng, mãi mơ thôi!
Vầng dương chênh chếch trời tây xuống
Mây thẩm lên cao, bóng ngã rồi!


Còn bao lâu nữa, mơ cùng mộng!
Khổ luống ưu sầu, lại cứ theo
Chẳng được thêm gì? Ôi! Chán nhỉ!
Bạc đầu, tuổi chất cũng còn gieo.


Ô hay! Sao lại hung hăng mãi,
Tuổi trẻ ngày nao chẳng đạt thành!
Sức yếu giờ đây thêm mắt kém
Làm gì? Chi nữa! Mộng cùng mơ!




3-Ai Đã Hơn Ai?


Chắc hẳn rằng ai đã hơn ai
Khoe chi tài giỏi, vội tưởng tài
Chê người, moi móc, luôn khuấy đục
Ai dè, chưa chắc đã hơn ai!


Nhân cách con người mới hơn ai
Học cao chưa hẳn đã là tài
Đức độ hơn người, đời mới quý
Giúp nhân, cứu thế mới là hay!


Học đã bao nhiêu, cứ tưởng tài
Tâm người chưa quá lòng bàn tay
Cứ ngỡ ta là tâm vũ trụ
Ai dè, chưa chắc đã hơn ai!



4-Chán Ngán!


"Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu..." (1)
Người xưa chán ngán từ lâu
Người nay chán ngán, lắc đầu chua cay!
Quê cha sanh bậc anh tài
Ra thân xa xứ, mà hay tranh giành.
Cấp bằng, quan chức, mề đay
Ngôn từ, chữ nghĩa thẳng tay chẳng chùn
Chỉ thương cái đám dân hèn,
Đã "ngu" mà lại "cu đen", thật buồn!


(1) Thơ Cao Bá Quát



5-Đám Nào?


Nực cười hai gã nhập nhằng,
Buồn buồn ra giữa chợ đời mà chơi
Bốn tay mực tủa tơi bời,
Mặt mày, quần áo tả tơi đen xì
Thương thay! Dân chẳng can gì
Họa bay đành vướng, phận mình đành cam.
Chợ đời người hỏi: "Lạ thay!
Đám nào lại tới nơi này hung hăng?"



6-Mối Đã Ăn Rồi...!


Thôi thế là thôi đã kẹt rồi!
Bây giờ mối đục nát tiêu thôi.
Cái nhà thuở trước tanh bành cả
Mối thợ, mối càng ở khắp nơi!


Rui kèo, mè cột lẫn đòn tay
Cũng bởi vì đâu, cũng tại ai!
Nhà lá, nhà tranh, dinh thự đẹp
Mối bò lổn ngổn chẳng kiêng ai.


Rước mối do vì ở những ai
Mối từ chỗ khác cũng qua đây.
Chun qua "ăn có", không chừa chỗ,
Lủ mối tràn lan bởi tại ai?


Không hiểu Trương Minh Hòa có thấm thía không, nhưng ông ta còn tiếp tục trong một thời gian nữa để rồi sau nầy nghe người ta kể lại là ông ta hận tổ chức chính trị nọ lắm! Với bài “Mối đã ăn rồi!” Trương Minh Hòa có hiểu được thâm ý của tôi ám chỉ Trương Minh Hòa cũng là một con mối phá hoại từ nơi khác bò qua Nam Úc nầy “ăn ké” cũng như các con mối ở tại địa phương chăng? Nhưng, sau bài ấy Trương Minh Hòa viết một bài về mối và công ty xịt hóa chất để diệt mối. Trong bài đó tôi không hiểu rõ là Trương Minh Hòa là mối hay nói chúng tôi là mối. Đăng các bài ấy xong, cùng với những bài thơ “trực chiến” dũng mãnh của Nguyễn Nhi, tôi thấy tình hình dịu đi thì các bài sau của tôi trở về “cường điệu” cũ.

Có lẽ ai cũng thắc mắc: “Tại sao sự việc xảy ra như vậy, mà Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng không đứng ra giải quyết?”. Đó là một thắc mắc hợp lý! Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng với vai trò của mình đúng ra phải làm cho yên ổn, nhưng ở đây gần như Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng nầy muốn cho thêm rối rắm; phớt lờ cho những tên “xung kích” đánh phá cùng với kẻ có đá mài. Chuyện Nguyễn Nhi và tôi can thiệp chấm dứt tình trạng tất nhiên là không dễ, mà thực sự chúng tôi chỉ muốn họ giảm bớt và tự ý thức “bỏ” mà thôi! Nhưng một khi con người ta bị tổn thương về tự ái, lòng sân hận lại nỗi lên, cộng với chỉ thị cùng khích bác... nên sự “náo loạn” trở nên phức tạp hơn. Trường hợp Trương Minh Hòa cũng không ngoài ý đồ đó.

Như trước kia tôi đã viết, sự rắc rối khởi đầu từ sự bầu cử của Hội Đồng Quản Trị Cộng Đồng, khi Hội Đồng Quản Trị đương nhiệm công bố dư được một số tiền để chuẩn bị mua đất cho cơ sở cộng đồng. Điều ấy làm cho người ta ngạc nhiên vì Chính phủ Tiểu bang cấp tiền cho tổ chức đủ sinh hoạt, chứ đâu lại dư, mà tại sao lại dư? Những người gánh vác việc cộng đồng cũ lại càng thắc mắc hơn nữa, vì dân chúng đã đặt vấn đề: Tại sao những người trước làm lâu như vậy mà không dư, tại sao ông nầy mới một hai nhiệm kỳ lại dư một số tiền lớn như vậy? Những người trước có ăn bớt hay không? Từ đó có hai phe bênh và chống. Có sự “vạch lá tìm sâu” trong vấn đề nầy, thật là sôi nỗi. Cộng vào đó tờ báo cũ lúc đó độc quyền đã đăng bài đã kích liên danh tranh cử mới, ủng hộ nhiệt tình với liên danh cũ. Đó là lý do có tờ báo biếu thứ hai.

Thực ra, quỹ sinh hoạt cộng đồng trước kia không được Chính phủ Tiểu bang cấp nhiều, vì những người làm việc cho cộng đồng gần như thiện nguyện, chỉ có một số ít người có lương dù là làm toàn thời hay bán thời. Mà một hội có mức hoạt động phong phú là Hội Phụ Nữ của một Bà Sơ. Theo nhận xét của nhiều người cho biết, Bà mới là người biết cách để xin “fund” ở đâu, cho nên Hội Phụ Nữ của Bà hoạt động mạnh và có Quỹ dồi dào. Nhưng sau vì bị người ta “tố” Hội bị vướng vào Luật pháp và tan rã. Ngân sách ấy được Chính phủ Tiểu Bang chuyển sang cho Cộng Đồng. Cộng Đồng nhận người của Hội Phụ Nữ về làm việc, đồng thời mạnh lên, có thêm đông người. Trong cái “fund” được cấp có một số không bị ảnh hưởng cho tài khóa năm sau từ 15 đến 20% đó là chi phí đi công tác, giấy tờ, linh tinh... Còn có dư cả trăm ngàn đồng đó là cái khéo của người đương nhiệm. Nhưng dù gì nó cũng đã là vấn đề góp phần chia rẽ của một cộng đồng. Thoạt đầu, cuộc vận động và thủ thuật tranh cử chưa hẳn là của những phe phái mà chỉ là làm hậu thuẫn cho mục đích làm chính trị trong chính trường Úc, nhưng sau đó dần dần chuyển về nhiều phe phái của chỉ cộng đồng mình mà thôi.

Tờ báo mới ra đời chia phần với tờ báo cũ; là nơi tập hợp những người bị thế lực trước kia “bức bách”. Sự đối kháng về cả hai mặt danh và lợi đã khiến tình hình càng trở nên phức tạp..

Đến lúc nầy tình hình đi vào “phe phái” đã quá xa. Ta không thể phủ nhận được điều đó. Bằng chứng một con người từ mãi một phương xa, không biết chuyện ở địa phương đã nhào vô ăn có. Vậy ông ta là ai? Là gì? Và tại sao làm việc đó. Tất nhiên không thể loại trừ mục đích chính trị các phe phái với nhau. Tôi và Nguyễn Nhi bị đưa vào một hướng càng phức tạp hơn nữa!


Nguyên Thảo,
10/01/10.
(“Cuộc Hành Trình Của Chữ Nghĩa” 19)

No comments:

Post a Comment